Bạn đang xem bài viết Tự Học Tiếng Trung Quốc Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Tự học tiếng Trung Quốc như thế nào?” là câu hỏi bất kỳ ai cũng bật ra khi bắt đầu tiếp cận với thứ ngôn ngữ này. Vậy làm thế nào để tự học tiếng Trung hiệu quả?
Trong blog nhỏ Review Trung Quốc mà chủ nhân của nó không phảilà chuyên gia về ngôn ngữ hay có kiến thức khủng bố về tiếng Trung chắc chắn sẽ không thể cho bạn cách để học bài bản được. Nhưng là một người đã học qua tiếng Hán mình xin chia sẻ cho các bạn một vài mẹo nhỏ để tự học tiếng Trung hiệu quả thông qua 1 số câu hỏi mình thường xuyên được hỏi như sau:
1. Tự học tiếng Trung phải bắt đầu từ đâu?
Tất nhiên là phải học từ… đầu rồi J)
Nhưng từ đầu là từ đâu giữa ma trận kiến thức khổng lồ ấy?
Các bạn có để ý khi nói về 4 kỹ năng trong việc học ngoại ngữ người ta thường nhắc đến thứ tự: “nghe – nói – đọc – viết” không? Đúng vậy, đây chính là lộ trình tiêu chuẩn bạn nên dùng để tự học tiếng Trung.
2. Tự học tiếng Trung thế nào cho hiệu quả?
Vẫn theo nguyên tắc “nghe – nói – đọc – viết”. Khi muốn tự học hiệu quả, bạn hãy bắt đầu từ “nghe” để nói theo. Cụ thể:
Nếu không có người dạy bạn hãy rèn cho mình thói quen “nghe phim”, nghe radio thay vì xem phim hoặc “xem radio”.
Nhưng bạn lại có vấn đề, không hiểu tiếng nghe làm sao đúng không?
Đừng vội! Chúng ta thay vì xem phim, xem radio – tức là tập trung nhiều vào cốt truyện, đọc sub thì khi tự học tiếng Trung chúng ta hãy chú ý nhiều hơn đến việc họ phát âm, họ nói. Cách làm này sẽ giúp bạn làm quen và bắt nhịp với tiết tấu, ngữ điệu tiêu chuẩn của tiếng Trung phổ thông đấy.
Tiếp đó, sau khi đã làm quen bạn hãy chuyển sang luyện đọc. Nếu bạn có điều kiện đến trung tâm là tốt nhất vì ở đó thầy cô giáo sẽ đọc và chỉnh phát âm trực tiếp cho các bạn, các bạn sẽ không bị sai nhiều. Trước đây mình cũng học theo cách này và phát hiện cũng như khổ cực sửa một số lỗi cực kỳ nghiêm trọng do tính vùng miền (mình ở Hải Dương nên hay bị nhầm lẫn giữa n và l; mình cũng bị yếu, mỏng hơi nên khi đọc âm p thường đọc thành b; thanh 4 của mình cũng nhẹ và hay bị thầy sửa, bắt “đanh đá lên” nữa. Những cái này tự học thường không để ý, dễ bị sai). Với trường hợp các bạn không có điều kiện đến lớp/ trung tâm thì có thể học trên các kênh youtube miễn phí, kênh dạy tiếng Trung phổ thông CCTV hay tải app Hello Chinese, Learn Chinese,… Mình thấy đây cũng là cách học hiệu quả.
Sau khi đã nghe – nói theo – đọc bài khóa thì bạn hãy viết. Khi viết bạn phải nắm chắc quy tắc viết tiếng Trung để viết cho đúng, cho chuẩn. Bên cạnh đó bạn có thể tải thêm app luyện viết như Learn Chinese Writing hay các nhóm luyện viết để rèn chữ.
Đó chính là lộ trình đơn giản nhưng thực tế nhất để việc tự học tiếng Trung của bạn trở nên hiệu quả đó.
3. Tự học tiếng Trung có cần học 214 bộ thủ thông dụng nhất trong tiếng Trung không?
Nếu bạn nghe ai đó nói rằng “bắt buộc” phải học 214 bộ thủ tiếng Trung thì chia buồn vì nó không hề chính xác.
Thực tế, việc học 214 bộ thủ cơ bản trong tiếng Trung chỉ “bắt buộc” khi bạn sử dụng từ điển giấy để tra từ, học tập mà thôi. Còn ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các app từ điển 4.0 ra đời thì việc học bộ thủ không phải là điều “buộc phải làm nữa”.
Tuy nhiên, nếu bạn dành thời gian để học 214 bộ thủ tiếng Trung thì vẫn vô cùng có lợi. Vì thuộc bộ thì khi viết chữ, ghép chữ bạn có thể sẽ ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn vì trong đầu có vết hằn về ký tự.
Góc nhỏ Review Trung Quốc
Tất cả bài viết trên blog đều là kết quả của tìm kiếm, tổng hợp từ nhiều nguồn, thông qua phân tích của bản thân nên mang quan điểm – hiểu biết riêng của cá nhân. Rất mong nhận được phản hồi/ tương tác từ những bạn có chung niềm hứng thú.
Không hy vọng bị bê nguồn không được dẫn link. Mãi yêu ❤
Tôi Tự Học Tiếng Anh Như Thế Nào?
Chúng ta phải thừa nhận rằng dân khối A là “chúa lười.” Tôi cũng không ngoại lệ, phải nói là lười “chảy thây” ra đấy. Lười như thế thì học Tiếng Anh cái nỗi gì? Đến bao giờ mới giỏi được? Liệu dân khối A có thể giỏi Tiếng Anh được không? Tại sao dân khối A phải thua dân khối D môn Tiếng Anh? Liệu dân khối A có “qua mặt” dân khối D về môn Tiếng Anh không? Đó là những câu hỏi luôn “lai vãng” trong đầu khi Tôi còn là sinh viên năm 1, thời mà trình độ Tiếng Anh của Tôi chỉ đang ở mức “siêu gà” nếu không muốn nói là “mù.” Bài viết sau là kinh nghiệm học Tiếng Anh của Tôi không những giúp ích cho các bạn mất căn bản mà nó còn mở ra hướng đi tích cực cho những ai mới bắt đầu học Tiếng Anh trong việc trau dồi kỹ năng Tiếng Anh của mình. Nếu muốn nhận lời tư vấn học Tiếng Anh hiệu quả, vui lòng để lại email bên dưới.
1. Bài giải chi tiết môn Anh thi TN THPT 2014.2. Bài giải chi tiết môn Anh thi TSĐH Khối A1-2014.3. Bài giải chi tiết môn Anh thi TSĐH Khối D-2014.4. Bài giải chi tiết môn Anh thi Cao Đẳng Khối A1&D-2014.5. Bài giải chi tiết môn Anh thi HSGQG 2014.6. Bài giải chi tiết môn Anh thi HSGQG 2013.7. Tổng hợp chuyên đề luyện thi đại học & HSG.
Thời gian đầu học 2 lớp ở trung tâm Đại Học Sư Phạm chúng tôi (học 2 lớp Tôi trốn học phí được 1 lớp, vì nghèo quá nên làm liều :)) nhưng Tôi thấy không hiệu quả, trình độ Tiếng Anh của Tôi vẫn dậm chân tại chỗ. Không phải do giáo viên dạy không tốt, mà lỗi là do chính Tôi bởi bản chất lười nó luôn đeo bám khó mà dứt được. Đi học thì chép bài đầy đủ nhưng về nhà chẳng bao giờ nhìn lại, bài tập “Nghe” thầy cô giao cũng không hoàn thành, vô lớp thì mượn vở bạn chép để đối phó. Nhận ra không những mình đang tự lừa dối bản thân mà còn lãng phí tiền bạc vô ích. Tôi quyết định nghỉ học ở trung tâm để ra kế hoạch tự học nhằm “đánh bại” tật lười của mình. Ý thức được việc tự học làm cho bản thân mình rất thoải mái, không áp lực, và cũng không bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố khác như: giáo viên, thời gian, không gian…, mà đôi khi còn mang lại kết quả thưc tế nữa bởi mình có thể học mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào hứng mà không phải lo lắng gì cả. Là dân khối A, tôi tâm niệm việc học Tiếng Anh chỉ để phòng khi sử dụng đến; tuy nhiên, Tôi cũng ý thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong thời kì hội nhập, nhất là ở cái thời “Nhất Thân, Nhì Thế, Tam Tiền” đang thống trị mối quan hệ xã hội thì chỉ có con đường học vấn mới giúp Tôi thoát nghèo và có chỗ đứng trong xã hội mà thôi bởi “Thân, Thế, và Tiền” Tôi đều không có. Ý thức được điều đó, Tôi bắt đầu vạch ra cho mình một kế hoạch tự học Tiếng Anh với mục tiêu phải giỏi bằng được, tất nhiên đây là “kế hoạch lười.” Tại sao Tôi lại gọi nó là “kế hoạch lười?” Bởi Tôi biết bản chất mình đã lười sẵn rồi, mà đa phần dân khối A ai cũng giống ai, lười là “căn bệnh” chung và là “căn bệnh” kinh niên khó mà “chữa” được. Bởi nếu Tôi siêng thì Tôi đã là dân khối D hay C rồi. Vì thế “kế hoạch lười” của Tôi là học Tiếng Anh theo kiểu “tùy hứng”, tức lúc nào thấy hứng lên thì vác sách ra học mà không có thời gian cụ thể, không hứng thì vứt xó; tuy nhiên, “một khi học thì phải học nghiêm túc và chắc rằng phải hiệu quả.” Tôi tâm niệm như thế.
Tôi bắt đầu lang thang lên mạng, nướng phần lớn thời gian của mình vào chát chít, nhưng Tôi lại vào những forums nước ngoài để tập nói Tiếng Anh. Ở đây, Tôi học được rất nhiều từ bạn chat, từ cách nói chuyện đến cách viết Tiếng Anh của những người ở những quốc gia khác nhau, chẳng hạn như: ASL plz là Age, Sex, Location please, cái mà trước đây Tôi không bao giờ biết được. Tôi chỉ tận dụng thời gian rãnh của mình để nói chuyện với người nước ngoài nhằm trau dồi vốn Tiếng Anh vốn rất khiêm tốn của mình. Tôi chỉ tham gia chat thôi chứ voice chat thì Tôi chịu, bởi có nói được đâu mà voice chat.
Thấy người ta nói Tiếng Anh lưu loát mà Tôi thấy ức chế, vì thế, kế hoạch của Tôi là phải tìm cho được một môi trường luyện nói Tiếng Anh để tập phản xạ, còn vấn đề Nghe, Đọc, Viết thì tự luyện ở nhà cũng được, và tất nhiên những việc này cũng nằm trong “kế hoạch lười” của Tôi bởi cách học của Tôi chẳng giống ai, Tôi học tùy hứng nhưng luôn có mục tiêu cuối cùng là phải sử dụng được Tiếng Anh chứ không phải học để lấy bằng này bằng kia treo trong nhà nhằm “lòe” người khác.
3 kỹ năng này Tôi gộp lại học một lần. Tài liệu của Tôi đơn giản chỉ là 3 trang web:
Còn đọc và viết thì Tôi chọn cho mình một quyển sổ khác để ghi chép. Khi nghe chán thì Tôi chuyển sang đọc báo bằng Tiếng Anh (cái này Tôi cực kì thích). Tôi thường đọc to chứ không đọc thầm bởi đọc to nó giúp cho Tôi cải thiện kỹ năng nói và phát âm. Trong quá trình đọc, Tôi luôn chú ý văn phong viết của họ (Anh lẫn Mỹ). Nhiều câu họ viết rất hay (điều này chắc chắn bạn không thể học được ở trường hay trung tâm). Với những cấu trúc hay đó cộng với vốn ngữ pháp đã được tích lũy của mình, Tôi cẩn thận ghi chép lại và tự đặt thêm vài câu tương tự để nhớ cách dùng. Trong quá trình đọc, có từ nào không hiểu, Tôi highlight từ đó và đọc cho hết bài báo (chú ý: đừng dừng lại để tra từ điển nhá, vì nó sẽ làm cho bạn mất hứng và giảm kỹ năng đọc.) Sau đó Tôi quay lại , dùng từ điển Oxford Advanced Learner Dictionary (cũng đơn ngữ nhá) để tra cứu những từ mà mình highlight trước đó. Tôi dùng Flashcards để ghi chép từ mới ở mặt trước kèm “họ hàng nhà nó” tức nếu Tôi có động từ là “authorize” thì Tôi tìm danh từ, tính từ, trạng từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa của nó. Còn mặt sau thì Tôi ghi nghĩa bằng Tiếng Anh. Học như thế, khả năng Tiếng Anh của Tôi lên nhanh như “diều gặp gió.” Tôi muốn nhấn mạnh với bạn đọc về lợi ích của việc đọc báo bằng Tiếng Anh rằng nó giúp cải thiện vốn từ vựng của bạn một cách đáng kể ở tất cả các lĩnh vực như: Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa, Giáo Dục, Khoa Học, Giải Trí, Tôn Giáo… điều mà chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có được khi bạn chỉ học ở nhà trường, trung tâm, hay chỉ chăm chăm vào một quyển sách Tiếng Anh nào đó. Từ vốn từ vựng đa dạng đó, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc cải thiện kỹ năng nói và viết của mình. Ngoài việc đọc báo bằng Tiếng Anh, bạn đọc cũng có thể chọn cho mình một quyển tiểu thuyết Tiếng Anh nào đó để “gối đầu giường”, hi vọng một ngày nào đó, kỹ năng đọc và viết của bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng.
Cũng nói thêm, trong quá trình học Tiếng Anh ở trường ĐH Sư Phạm chúng tôi tình cờ lang thang sang khoa Anh, Tôi thấy bảng thông báo thời khóa biểu lớp Sư Phạm Anh năm 3, môn nói – môn này do một giáo viên người Úc đảm nhiệm. Tôi nghĩ đây chính là cơ hội vàng để mình luyện nói rồi. Tôi theo chỉ dẫn của thời khóa biểu vào đúng lớp 3h chiều ngày hôm đó. Điều đầu tiên làm Tôi ngạc nhiên nhất là 1 lớp Tiếng Anh chỉ có vỏn vẹn 30 sinh viên, không giống như mấy trường ĐH khác, một lớp có thể lên đến 200 sinh viên. Ban đầu, Tôi cũng hơi lo, nhưng Tôi vẫn đánh bạo vào học thử xem sao. Vào lớp lúc sinh viên còn đang lao nhao, giảng viên chưa có mặt, Tôi chọn một góc cuối lớp ngồi cho an toàn. 5 phút sau, một bà giáo người Úc với “thân hình đồ sộ” tiến vào, cả lớp đứng dậy chào. Sau màn chào cô, cô bắt đầu đưa mắt quan sát cả lớp như muốn điểm danh. Khi mắt cô dừng lại ngay chỗ Tôi ngồi, Tôi cảm nhận có điều chẳng lành xảy ra. Cô gọi Tôi đứng dậy và hỏi tên Tôi, học lớp nào? Bảo, lớp Toán – Tôi đáp. Sau đó cô nói chuyên với lớp trưởng bla bla… mà Tôi chẳng hiểu gì cả (trình độ Tiếng Anh của Tôi đang ở mức “siêu gà” mà :D). Sau khi nói chuyện với lớp trưởng xong, mắt cô hướng về phía Tôi và phán: “you may get out now.” Tôi nghe đúng như in câu đó nhưng vẫn đứng như trời tròng bởi Tôi chẳng hiểu cô đang nói gì? Hiểu được việc gì đang xảy ra, lớp trưởng tiến lại gần và giải thích rằng cô không đồng ý cho Tôi ngồi trong lớp học này. Thế là Tôi lẳng lặng chào cô và ra khỏi lớp. Tôi biết Tôi thích Tiếng Anh nhưng không ai giúp Tôi, còn đi học trung tâm thì không có khả năng. Hơi tủi thân, nhưng đó cũng là lý do khiến Tôi phải hạ quyết tâm tự học Tiếng Anh cho bằng được.
Còn bây giờ thì sao? Bây giờ thì đã khác xưa rồi, Tôi có thể xem truyền hình Mỹ, xem phim Mỹ không cần phụ đề, đọc báo bằng Tiếng Anh như Tiếng Việt, viết Essay như làm “Tập làm văn,” nói chuyện với người bản xứ một cách tự nhiên, tự tin thuyết trình bằng Tiếng Anh. Tất cả những điều mà Tôi có được hoàn toàn là nhờ tự học mà không phải trải qua trung tâm này trung tâm nọ, và tất nhiên không tốn triệu này, triệu nọ. Phải nói, số tiến mà Tôi bỏ ra học Tiếng Anh chỉ bằng số tiền bạn uống café 1 tháng nhưng vẫn mang lại kết quả thiết thực. Bạn có muốn vậy không? Tất cả những gì bạn cần là:
Một xấp Flashcards để học từ vựng. (tầm 50K)
2 quyển sổ nhỏ (1 cho Ngữ Pháp, 1 cho Viết) (tầm 20K)
Vài websites sau, bạn thích trang nào thì chọn trang ấy:
Have a good one!
Người Hàn Quốc Học Tập Như Thế Nào?
Hàn Quốc 1,363 Lượt xem
Từ bậc mẫu giáo trẻ em đã được đào tạo một cách bài bản
Cũng giống như ở Việt Nam, trẻ em Hàn Quốc sẽ bắt đầu đi học từ khi 3 – 4 tuổi. Lúc này, trẻ em sẽ được đưa đến các trường mẫu giáo để quen dần việc học tập và được rèn giũa bởi các cô giáo.
Phương châm giảng dạy ở bậc mẫu giáo của người Hàn Quốc là “vừa học vừa chơi”. Các bé sẽ bắt đầu được học tiếng Hàn, những điều cơ bản nhất về thế giới xung quanh, khoa học, xã hội, ngoại ngữ, âm nhạc, hội họa và còn được làm quen với nhạc thính phòng.
Môi trường học tập của các bé trong chỉ ở trong 4 bức tường mà còn được tiếp xúc với cả thiên nhiên bên ngoài. Các trường học thường xuyên tổ chức những chuyến đi dã ngoại mà không có bố mẹ đi cùng.
Chính vì phương pháp giáo dục hiện đại nên trẻ em Hàn Quốc biết cách sống tự lập, có thể tự ăn, làm những việc cá nhân hàng ngày và đặc biệt chúng rất biết các nghe lời cha mẹ.
Trẻ em Hàn Quốc được học tiếng anh ngay từ khi còn nhỏ nên nhiều khi nói chuyện với chúng bạn sẽ phải vò đầu bứt tai vì không hiểu được những câu nói đa ngôn ngữ.
Người Hàn Quốc luôn đề cao việc thi đậu và học tập tại các trường đại học
Sinh viên Hàn Quốc có tính tự học rất cao
Người Hàn Quốc luôn đề cao việc thi đậu và học tập tại các trường đại học. Do đó, khi đã trở thành một sinh viên đại học thì việc tự học đối với các bạn trẻ Hàn Quốc là điều tất yếu vì đây chính là giai đoạn cần thiết để trau dồi kiến thức cũng như học tập thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm mới mẻ cho tương lai sau này.
Hầu hết sinh viên Hàn Quốc đều học tập rất chăm chỉ và vất vả. Họ sẽ phải học tập rất nhiều môn, từ những môn lý luận chung, môn chuyên ngành cho tới ngoại ngữ. Về điểm này thì sinh viên Hàn Quốc rất giống với sinh viên Việt Nam. Nhưng điều đáng nói nhất ở đây chính là khả năng tự học của họ rất cao. Nếu bạn đang học tập tại bất cứ trường đại học nào tại Hàn Quốc thì rất thường xuyên bắt gặp những phòng tự học có đèn sáng thâu đêm hoặc không còn chỗ trống cho sinh viên.
Vào mùa thi cử, vì sợ không có chỗ ngồi nên nhiều sinh viên đã phải giữ chỗ bằng cách đặt sách vở và tài liệu của mình tại bàn học. Nhiều bạn sinh viên còn mang theo đồ ăn và chăn cùng với những chồng sách dày cộp để có thể tiết kiệm thời gian học tập.
Lòng tự trọng và tính tự giác trong học tập của người Hàn Quốc còn được thể hiện qua cách mà họ thực hiện những bài thi. Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, sinh viên Hàn Quốc cũng sẽ phải trải qua các kỳ thi với những bài thi tự luận, trắc nghiệm và vấn đáp. Nếu không làm được bài, họ sẵn sàng nộp giấy trắng chứ không ngồi câu giờ, quay cóp hoặc trao đổi bài với người khác.
Tất nhiên vẫn sẽ có một số các nhân gian lận trong những kỳ thi nhưng con số này tại Hàn Quốc rất ít vì những bài thi ở bậc đại học sẽ được chấm và đánh giá rất cẩn thận. Đối với sinh viên đại học tại Hàn Quốc thì việc tiếp nhận kiến thức là điều vô cùng quan trọng.
Việc xét tốt nghiệp thạc sĩ hay tiến sĩ của bạn nhanh hay chậm sẽ dựa vào những đánh giá thực tế
Sự khắc nghiệt của hệ đào tạo sau đại học tại Hàn Quốc
Tại hệ đào tạo này, kết quả học tập sẽ không còn quá đề cao đến những kiến thức bạn tiếp thu được mà chủ yếu dựa vào những kết quả nghiên cứu khoa học. Chính vì thế việc học các môn ở hệ sau đại học rất nhẹ nhàng. Thay vào đó, bạn sẽ phải khẳng định khả năng của bản thân bằng sự nỗ lực trong nghiên cứu khoa học và những bài báo khoa học quốc tế.
Việc xét tốt nghiệp thạc sĩ hay tiến sĩ của bạn nhanh hay chậm sẽ dựa vào những đánh giá thực tế. Có những người có năng lực tốt sẽ chỉ mất từ 3 đến 5 năm để tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ nhưng cũng có người mất đến 8 năm mới tốt nghiệp thạc sĩ.
Với sự đánh giá rất khắc nghiệt như vậy nên sẽ không lạ với những hình ảnh các phòng nghiên cứu trong các trường của Hàn Quốc hoạt động 24/24. Thậm chí có nhiều nghiên cứu sinh còn ăn ngủ ngay trong phòng thí nghiệm.
Với những chia sẻ phía trên của công ty du học HFC, chắc các bạn có thể thấy được hệ thống giáo dục của Hàn Quốc có định hướng rất rõ ràng cho từng bậc học. Và học tập tại Hàn Quốc không phải là một chuyện đơn giản. Nhưng khi được học tập trong môi trường khắc nghiệt đó thì các bạn sẽ có đầy đủ kiến thức, bản lĩnh để làm những công việc trong một môi trường chuyên nghiệp mang tầm cỡ quốc tế và nhanh chóng trưởng thành hơn. Hãy đừng ngần ngại mà hãy nhanh chóng thực hiện ước mơ đi du học Hàn Quốc của bản thân.
Học Tiếng Trung Giao Tiếp Như Thế Nào Mới Hiệu Quả?
Học tiếng Trung giao tiếp như thế nào mới hiệu quả? Là câu hỏi bạn đang đặt ra. Học tiếng Trung giao tiếp không chỉ đơn thuần dừng lại ở mức độ biết về tiếng Trung mà bạn phải nghe được và nói được. Bạn phải nhuần nhuyễn cả hai kỹ năng nghe và nói, có thể giao tiếp thành thạo với người bản xứ.
Học tiếng Trung giao tiếp
Mục đích cuối cùng của việc học tiếng Trung giao tiếp là hình thành kỹ năng nghe và nói, đặc biệt là giao tiếp, sử dụng thành thạo như người bản xứ.
Khóa học giao tiếp tiếng Trung đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng nói.
Luyện Kỹ năng nghe tiếng Trung
Để bắt đầu quá trình luyện nghe tiếng Trung bạn nên kiên trì luyện tập với các bài nghe cơ bản.
Bạn nên tìm cho mình một giáo trình luyện nghe tiếng Trung cơ bản và học tập. Đồng thời kết hợp với việc tập khẩu hình, cách phát âm, ngữ điệu trong tiếng Trung.
Nghe chủ động và nghe thụ động là 2 cách bạn có thể áp dụng.
Nghe chủ động là hình thức học tập nghiêm túc. Bạn chú ý và tập trung vào bài học, bạn chủ động ghi chép, suy nghĩ, suy luận vấn đề. Thông qua hình thức này bạn có thể phân biệt cách đọc, cách nói và nghe hiểu sự việc đang được đề cập.
Ngược lại, nghe thụ động bạn không chú tâm hoàn toàn vào việc nghe. Bạn vừa nghe vừa có thể làm việc, bạn đi dạo… bạn rất ít khi tập trung vào nội dung bài nghe. Nhưng để nghe thụ động một cách hiệu quả, bạn nên tìm hiểu nội dung bài nghe trước khi bắt đầu quá trình học thụ động nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.
Luyện nghe tiếng Trung bằng cách nghe nhạc Trung.
Với các giai điệu du dương, êm tai thì đây là một trong những cách luyện nghe hứng thú mà lại hiệu quả. Nhưng để nghe như thế nào cho hiệu quả? Bạn nên nghe và hát theo để luyện tập cách phát âm, tốt nhất bạn nên dịch nghĩa bài hát để hiểu nội dung thì càng tuyệt vời hơn.
Luyện nói tiếng Trung
Trong tiếng Việt có khoảng 60% là từ Hán Việt nên việc học tiếng Trung là một lợi thế với người Việt, có rất nhiều từ trong tiếng Trung đồng nghĩa và cách phát âm tương tự với tiếng Việt.
Phát âm trong tiếng Trung gồm 2 phần: nguyên âm và phụ âm. Phát âm nguyên âm tiếng Trung đơn giản hơn phụ âm. Bạn nên chú trọng nhiều vào phần luyện tập phát âm phụ âm. Hãy chú ý đến cách đặt lưỡi, phát âm với những vị trí lưỡi khác nhau, ban đầu bạn sẽ cảm thấy việc này vô cùng khó khăn, nhưng khi quen dần nó sẽ trở thành phản xạ và tiếng Trung của bạn cũng được cải thiện theo.
Ghép vần là phần tiếp theo bạn phải dành nhiều thời gian để luyện tập, đây là phần khiến người học dễ nản nhất. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắn vượt qua được giai đoạn này thì việc luyện nói tiếng Trung của bạn sau này sẽ trở nên rất đơn giản.
Luyện nghe và luyện nói tiếng Trung
Việc dành nhiều thời gian để luyện nghe, luyện nói tiếng Trung là điều cơ bản để bạn chuẩn bị nền tảng để giao tiếp được tiếng Trung, nó hỗ trợ rất lớn trong quá trình học tiếng Trung giao tiếp sau này của bạn. Học tiếng Trung giao tiếp không khó, chủ yếu là do bạn có kiên trì luyện tập hay không mà thôi.
Học tiếng Trung giao tiếp như thế nào mới hiệu quả?
Việc học tiếng Trung giao tiếp hiệu quả ngoài những kiến thức nền tảng mà bạn chuẩn bị, bạn còn phải trang bị cho mình những yếu tốt khác.
Bạn cần phải nghe nhiều, nói nhiều, đọc nhiều và viết nhiều. Kỹ năng đọc và viết giúp bạn tăng vốn từ vựng cho chính mình, nghe nhiều và nói nhiều giúp bạn tự tin hơn.
Bên cạnh đó bạn cũng cần tìm cho mình những môi trường phù hợp để rèn luyện kỹ năng nói, tốt nhất bạn nên tìm cho mình những giáo viên bản xứ để hướng dẫn và giúp bạn khắc phục những khuyết điểm.
Bạn đang mơ hồ không biết bắt đầu học tiếng Trung từ đâu? Vì bạn chưa có phương pháp học tập hiệu quả.
Vậy còn chần chừ gì nữa. Chúng tôi sẽ giúp bạn có những phương pháp học tập tiếng Trung hiệu quả. Học tiếng Trung giao tiếp ở đâu hiệu quả?
Cập nhật thông tin chi tiết về Tự Học Tiếng Trung Quốc Như Thế Nào? trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!