Bạn đang xem bài viết Ts. Nguyễn Đức Luận: “Học Giỏi Môn Triết Học Sẽ Dễ Dàng Học Tốt Các Môn Học Khác” được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Triết học là một môn khoa học mang tính khái quát, trừu tượng cao, được nhiều sinh viên đánh giá là “khó nhằn”, ít người được điểm cao. Ai điểm cao môn này thường rất được ngưỡng mộ, tôn làm “sư phụ”. Thực ra, học tốt môn Triết học không phải khó, theo TS. Nguyễn Đức Luận, chỉ cần có phương pháp học đúng đắn thì học Triết sẽ trở nên dễ dàng và có khả năng đạt điểm cao.
TS. Nguyễn Đức Luận- Phó trưởng khoa Triết học cho rằng: chỉ cần có phương pháp học đúng đắn thì học Triết sẽ trở nên dễ dàng và có khả năng đạt điểm cao.
PV: TS cho biết những lợi ích của việc học Triết là gì?
TS. Nguyễn Đức Luận: Nhìn chung, Triết học (Mác – Lênin) trang bị cho con người thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đối với sinh viên còn học trong trường, môn Triết học tạo cho các em một khả năng tư duy rất tốt, có chiều sâu, giúp cho các em hình thành những phương pháp học tập hợp lý, khoa học. Nếu học giỏi môn này, các em sẽ dễ dàng tiếp cận và học tốt các môn học khác, ngành khoa học khác. Sau khi ra trường, các em càng cần đến Triết học, bởi nó giúp các em có khả năng bao quát rộng, tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học; khả năng nhìn nhận, đánh giá, giải quyết vấn đề nhạy bén, sâu sắc.
TS. Nguyễn Đức Luận: Theo tôi, để học tốt môn này phải có một sự hiểu biết, một nền tảng kiến thức nhất định, mọi sinh viên đều có thể học tốt môn này, bởi sự hiểu biết của họ đã được kiểm chứng bằng việc vượt qua được kỳ thi đại học, vấn đề còn lại là mục đích và phương pháp học tập có đúng đắn hay không.
Phương pháp học một môn học thường do bản chất của môn học và động cơ, mục đích của người học quy định. Nếu việc học tập mang tính đối phó, chỉ nhằm mục đích đạt điểm trên trung bình thì thường dẫn đến cách học vẹt, học thuộc lòng; Còn nến là mục đích học tập là để hiểu, để phục vụ cho công việc sau này, học để đạt điểm cao trong các kỳ thi thì nhất thiết phải lựa chọn phương pháp khoa học, đúng đắn.
Để học tốt môn Triết học, theo tôi, trước hết sinh viên phải chú ý nghe giảng và ghi chép được nội dung cơ bản của bài giảng. Sau buổi học trên lớp, sinh viên cần xem lại bài giảng, kết hợp với việc đọc lại nội dung bài học trong giáo trình, trên cơ sở đó xây dựng đề cương môn học.
Về thực chất, đề cương môn học là sự hệ thống, khái quát một cách cô đọng nội dung môn học. Việc này cần phải thực hiện ngay sau khi nghe giảng trên lớp, không nên chờ đến kỳ thi mới làm đề cương vì đến lúc đó sẽ không đủ thời gian cho một công việc quan trọng như vậy. Việc làm đề cương môn học buộc chúng ta phải nghiền ngẫm, suy nghĩ để rút ra những nội dung cơ bản nhất, sắp xếp và chia thành ý lớn, ý nhỏ một cách hợp lý, lôgic. Chính vì vậy, việc làm đề cương môn học không chỉ giúp chúng ta hiểu bài mà còn giúp chúng ta nhớ những nội dung cơ bản của bài học.
Việc liên hệ thực tiễn, lấy ví dụ thực tiễn đối với mỗi bài học cũng rất cần thiết. Nó giúp các em hiểu sâu sắc hơn về bài học, môn học. Đối với sinh viên chuyên triết thì cần phải chú ý đọc các tác phẩm kinh điển và nhiều tài liệu tham khảo khác để hiểu sâu sắc hơn nội dung môn học.
TS. Nguyễn Đức Luận: Như tôi đã nói trên, các em nên lập đề cương và liên hệ với thực tiễn ngay trong quá trình học thì việc ôn thi môn này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Đừng để đến gần lúc thi mới làm sẽ không kịp.
Ngoài ra, các em có thể hình thành các nhóm học tập để trao đổi, tranh luận với nhau, nói cho nhau nghe. Những người hiểu rõ vấn đề nên chủ động giảng cho người khác nghe, như vậy tốt cả cho người nghe lẫn người nói, bởi khi nói cho người khác nghe, hoặc giảng cho người khác thì chắc chắn sẽ nhớ được nội dung sâu sắc và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, một việc quan trọng đối với người nghiên cứu triết học.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu nếu có điều gì không hiểu các em nên trao đổi trực tiếp với giảng viên trong các buổi học.
TS. Nguyễn Đức Luận: Nhiều em thuộc bài nhưng đọc đề chưa kỹ, không hiểu rõ đề dẫn đến không xác định được trọng tâm của đề, thường đi lan man, dành thời gian quá nhiều cho những phần phụ mà bỏ quên phần chính. Bên cạnh đó, nhiều em tuy hiểu bài nhưng trình bày không khoa học, không lôgic thì cũng rất khó đạt điểm cao.
TS. Nguyễn Đức Luận: Đầu tiên cần đọc kỹ đề, xác định đúng trọng tâm của đề. Cách trình bày bài thi cần khoa học. Thông thường khi làm một bài thi môn triết học thường có cấu trúc như sau:
– Trình bày, phân tích nội dung lý luận về vấn đề mà đề thi yêu cầu (trọng tâm của vấn đề)
– Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề
– Liên hệ với thực tiễn
Ví dụ đề bài: “Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất – ý thức và rút ra ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ đó”. Các em cần phải trình bày, làm rõ khái niệm vật chất, ý thức. Sau đó mới đi vào vấn đề trọng tâm là phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức (vật chất quyết định ý thức như thế nào, ý thức tác động trở lại vật chất như thế nào), từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này và liên hệ với thực tiễn.
Mai Nghiêm
Ts Vũ Thế Khanh Hướng Dẫn Cách Tính Ngày Giờ Mất Phạm Trùng Tang
– Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến: năm dừng đếm tiếp đến tháng, tháng dừng đếm tiếp đến ngày, ngày dừng đếm tiếp đến giờ. Sau cùng, tra bảng:
– Gặp Tý – Ngọ – Mão – Dậu: vào cung Thiên di.
– Gặp Dần – Thân – Tỵ – Hợi: vào cung Trùng tang.
– Gặp Thìn – Tuất – Sửu – Mùi: vào cung Nhập mộ. Tuổi từ 1 đến 9 (gọi là số tiểu nhi) không tính Trùng tang.
– Nam: Bắt đầu khởi là 10, đếm chẵn chục từ Dần, rồi đếm thuận kim đồng hồ: Mão 20, thìn 30…đến chẵn chục của năm thì dừng lại. Số lẻ của năm thì đếm các cung tiếp theo cho đến khi tuổi của người mất thì dừng lại để tính tháng.
+ Coi ô tiếp theo sẽ là tháng 1 (tháng giêng) và đếm tiếp cho đến khi tháng mất là dừng lại để tính ngày.
+ Coi ô tiếp theo sẽ là ngày 1, và đếm cho đến ngày mất thì dừng lại để tính giờ.
+ Coi ô tiếp theo là giờ Tý, và đếm tiếp cho đến giờ mất thì dừng lại và tra bảng 1.
– Nữ: Bắt đầu khởi là 10, đếm từ Thân, rồi đếm nghịch kim dồng hồ: Mùi 20, Ngọ 30… quy trình làm cũng giống như Nam, nhưng đếm ngược kim đồng hồ.
– Tra bảng 1 xem cái cung dừng lại sau cùng là cung màu gì: Xanh là Thiên Di (Tý Ngọ Mão Dậu) , Đen là Trùng Tang (Dần Thân Tỵ Hợi) , Hồng là Nhập Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi).
– Cách luận (phổ cập) về trùng tang Dựa vào tuổi của người mất và ngày, tháng, giờ mất của họ để tính xem: người đó có được “Nhập Mộ” hay gặp “Thiên Di”, “Trùng Tang”.
– “Nhập Mộ”: là người mất “ra đi” đã đến số, không có oan khuất gì, uyên trần đã mãn, không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên ổn. Chỉ cần được một “Nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày, giờ là được coi là tốt, không cần phải làm lễ trấn trùng tang.
– “Thiên Di”: là dấu hiệu ra đi do “trời định”, người mất lúc đó được “trời đưa đi”. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời. khi gặp Thiên Di thì thường mất ở nơi xa nhà.
– “Trùng Tang”: là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, không dứt khoát, có nhiều ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải Trùng Tang mà không có “Nhập Mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn Trùng Tang”.
– Ví dụ về cách tính: cụ ông 99 tuổi mất tháng 10 ngày 11 lúc 12 giờ (giờ Ngọ)
+ Khởi từ Dần là 10, đếm đến 90 là dừng tại cung Tuất.
+ Hợi là ô tiếp theo, coi là 91, đếm đến 99 là cung Mùi thì dừng lại (Năm Nhập Mộ).
+ Ô tiếp theo là Thân, coi là tháng 1, đếm đến tháng 10 dừng lại là cung Tỵ (Tháng Trùng tang)
+ Ô tiếp theo là Ngọ, coi là ngày 1, đếm đến ngày 11 thì dừng lại là cung Thìn. (Ngày Thiên Di)
+ Ô tiếp theo là Tỵ, coi là giờ Tý, đếm đến giờ Ngọ là cung Hợi:
+ Kết luận là: (Giời Trùng tang).
Thường thì ngày, tháng, năm, giờ có cung khác nhau, hễ càng có nhiều cung Trùng Tang thì việc Trùng càng bị nặng nề. Theo cách tính dân gian từ xưa cho rằng trùng ngày là nặng nhất- (Trùng thất xa). Trùng tháng nặng nhì- (Trùng tam xa.) Trùng giờ nặng 3- (Trùng nhị xa) Trùng năm nhẹ nhất – (Trùng nhất xa.) Ngoài ra, cứ chết vào năm tháng ngày giờ Dần, Thân, Tỵ, Hợi – thì cũng bị trùng tang theo phương đồ trên. Năm tính năm, ngày tính ngày…
Chú ý khi chôn cất, nếu chôn cất vào các ngày, tháng sau:
-Tháng giêng: ngày 7-19
-Tháng 2, tháng ba: ngày 6-18-30.
-Tháng tư: ngày 4-16-28.
-Tháng năm, tháng sáu: ngày 3-15-27.
-Tháng bảy: ngày 1-12-25.
-Tháng tám, tháng chín: ngày 12-24.
-Tháng mười : ngày 10-22.
-Tháng 11 ( tháng chạp): ngày 9-21.
Nếu người chết mà chôn vào các ngày trên thì trong vòng ba tháng hoặc là ba năm sẽ có cha mẹ, con cháu, anh em ruột chết theo nữa. Khi thấy bị phạm những điều trên rồi, gia chủ nên tìm thầy giải hạn ngay, nên tìm các thầy tu, cao tăng (thực tế ngoài đời thường rất hiếm các bậc Cao Tăng).
1. Địa Chi trùng: Trong 12 tuổi con giáp chết bất kỳ năm tháng nào cũng kỵ 4 ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Mức độ “Trùng” nhẹ hay còn gọi “trùng phục” theo dân gian. Khi chôn cất hay cải táng cũng phải cữ ngày giờ trên.
2. Trùng tang liên táng: 2.1 Tuổi Thân Tý Thìn chết năm, tháng, ngày, giờ, Tỵ. 2.2 Tuổi Dần Ngọ Tuất chết năm, tháng, ngày, giờ, Hợi. 2.3 Tuổi Tỵ Dậu Sửu chết năm, tháng, ngày, giờ, Dần. 2.4 Tuổi Hợi Mão Mùi chết năm, tháng, ngày, giờ, Thân. Chết năm tháng ngày giờ trên gọi là trùng tang liên táng. Khi khâm liệm, chôn người trong thân tộc cũng phải tránh những năm, tháng, ngày, giờ trên ứng theo tuổi. Chết ngày giờ trên gọi là ngày giờ kiếp sát (theo Tứ trụ). Dân gian gọi là Cướp Sát. Nếu thân tộc bị phạm vào trường hợp trên thì thường rất hoang mang. Cần phải “giải hạn” gấp. Nếu chậm trễ thì sẽ gây biến cố khôn lường.
3. Việc giải hạn:
Trong dân gian, có nhiều biện pháp giải hạn trùng tang và trùng tang liên táng. Tuy nhiên, có những cách “giải hạn” thiếu cơ sở khoa học, bày vẽ tốn kém, sa đà vào mê tín dị đoan.
Cách “giải hạn” khoa học nhất là nương theo hiệu ứng của luật Nhân Quả, phải tìm rõ nguyên nhân gốc, rồi tiến hành “chặt gốc ngọn tự ngả.”
Phần tiếp theo sẽ giới thiệu các phương thức “Giải hạn trùng tang” theo lý nhân quả.
TS. Vũ Thế Khanh
Nghị Luận Văn Học: Cách Học Tốt Văn Nghị Luận
Nghị luận văn học: Cách học tốt văn nghị luận
– Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa.
– Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
– Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…
– Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:
+ Củng cố cho học sinh nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…
+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
+ Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn
* Cách làm một bài văn nghị luận văn học:
I. Tìm hiểu đề
– Cần khắc sâu cho học sinh tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây:
1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy.
Có 2 dạng đề:
– Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
– Bình giảng một đoạn thơ
– Phân tích một bài thơ.
– Phân tích một đoạn thơ.
– Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi.
– Phân tích nhân vật.
– Phân tích một hình tượng
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…
3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?
4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
II. Tìm ý và lập dàn ý
1. Tìm ý:
– Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến.
– Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
2. Lập dàn ý:
Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp.
* Mở bài:
– Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.
– Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.
– Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).
* Thân bài:
– Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy).
Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
– Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
– Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).
* Kết bài:
Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.
3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:
* Dựng đoạn:
Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa)
Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:
– Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.
– Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.
* Liên kết đoạn:
Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
– Liên kết nội dung:
+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.
– Liên kết hình thức:
+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, giáo viên cần chỉ ra cho các em cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.
Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…)
* Một só dạng đề nghị luận văn học:
I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Thường có các nội dung sau:
– Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
– Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ.
– Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
1. Yêu cầu.
– Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,…
– Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.
– Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?
2. Các bước tiến hành
a. Tìm hiểu đề:
– Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
– Thao tác lập luận.
– Phạm vi dẫn chứng.
b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:
* Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?
* Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,…
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
– Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
* Thân bài:
– Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý).
* Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
II. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
1. Yêu cầu.
– Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.
– Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.
– Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
– Thành thạo các thao tác nghị luận.
2. Các bước tiến hành:
a. Tìm hiểu đề:
– Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định.
– Xác định thao tác.
– Phạm vi tư liệu.
b. Tìm ý.
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
– Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…
– Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
* Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.
* Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
III. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
1. Yêu cầu:
– Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
– Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích.
– Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
2. Các bước tiến hành
a. Tìm hiểu đề:
– Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.
– Các thao tác nghị luận.
– Phạm vi dẫn chứng.
b. Tìm ý:
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)
– Dẫn nội dung nghị luận.
* Thân bài:
– Ý khái quát: tóm tắt tác phẩm
– Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề
– Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
* Kết bài:
Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)
1. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
– Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
– Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
– Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1….ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2…ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm……
c. Kết bài:
– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
– Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
2. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
– Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
– Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
– Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật…)
– Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
c. Kết bài:
– Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
– Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó
3. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
– Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
– Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
– Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
– Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kêt bài:
– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
– Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
3.2. Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu về giá trị hiện thực
– Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
– Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
– Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
– Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
– Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
– Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
Minh Nguyệt
Bài Luận Tiếng Anh, Bài Luận Tiếng Việt, Suy Nghĩ, Cảm Nhận
Ôn lại thì Hiện Tại Đơn cùng bản đồ tư duy Mind Map
Như các bạn đã biết, thì hiện tai đơn là một trong những thì cơ bản nhất trong tiếng Anh. Hầu như ai khi cũng biết tới thì này. Tuy nhiên, đôi khi việc nhớ và học các thì trong tiếng Anh vẫn gặp phải khó khăn do đi vào lối mòn nhàm chán với chi chít chữ và công thứ thật hoa mắt chóng mặt.
Bài này là bài mình mày mò tự viết lại khi ở Wow English để học tiếng Anh giao tiếp. Bài viết cũng khá lâu rồi, tuy không được chọn nhưng cũng là 1 lần ôn bài. Hoc tieng Anh giao tiep quả là chặng đường gian nan mà. 🙂 Nếu thấy bài viết hay bạn có thể down mindmap về in tự ngắm hoặc vẽ theo. Mình google tìm hiểu nên tìm được tranh này trên mạng đó.
Sẽ rất thú vị đấy!
Thì Hiện Tại Đơn
Như các bạn đã biết, thì hiện tại đơn giản trong tiếng Anh có tên là Present Simple, vì vậy để vẽ được bản đồ tư duy mang tất cả những kiến thức về thì này thì trước tiên bạn phải viết thật to, rõ và nổi bật tên của thì. (hoặc nội dung chính cần tổng kết vào giữa trang giấy.)
Cấu trúc Hiện Tại Đơn
Câu khẳng định
– S + V + (O)
* Ghi chú:
S: Chủ ngữ
V: động từ
O: tân ngữ
* Chú ý:
Nếu chủ ngữ của của câu thuộc ngôi thứ 3 số ít thì chúng ta thêm ‘s’ hay ‘es’ vào sau động từ.
Ví dụ: với động từ “sing”, mình sẽ sử dụng tất cả các dạng chủ ngữ thường gặp và đặt 1 câu tương ứng rồi vẽ vò hình.
S + (sing)
Câu phủ định
– S + do not/don’t + V + (O)
– S + does not/doen’t + V + (O)
Ví dụ: Tiếp tục lấy ví dụ với động từ “sing”, bạn sẽ có các câu phủ định như trong hình
Câu nghi vấn
– (Từ để hỏi +) Do/does + S + V + (O)?
– (Từ để hỏi +) Don’t/doesn’t + S + V + (O)?
– (Từ để hỏi +) Do/does S + not + V + (O)?
Ở phần ví dụ này, bạn hãy thử đặt một câu hỏi có từ để hỏi và một câu hỏi không dùng từ để hỏi để ôn lại.
Cuối cùng, bạn viết lại các động từ “tobe” sử dụng theo từng chủ ngữ.
Cách dùng: Bạn sẽ sử dụng thì Hiện Tại Đơn trong các trường hợp sau
Sự việc hay
sự thật hiển nhiên
như nhiệt độ sôi của nước hoặc hướng mọc của Mặt Trời, v.v….
Mặt Trời mọc ở hướng Đông: The sun rises in the East
Sở thích, khả năng của bản thân, thói quen
hằng ngày như uống cafe, nghe nhạc, đi học, chơi bóng, v.v…
Sự việc
sẽ xảy ra trong tương lai theo thời gian biểu hay lịch trình
như giờ tàu xe, thời kháo biểu, v.v…
Suy nghĩ và cảm xúc tại thời điểm nói
như vui, buồn, hạnh phúc, v.v…
Tuy những suy nghĩ và cảm xúc này có thể chỉ mang tính nhất thời và không kéo dài nhưng chúng ta vẫn dùng thì hiện tại đơn chứ không dùng hiện tại tiếp diễn vì cảm xúc mà bạn đang nói cũng như một “chân lí” mà bạn muốn khẳng định cho người nghe.
Cứ như vậy, bạn sẽ vẽ các kiến thức này thành các nhánh cho biểu đồ.
Ở phần cách sử dụng, các bạn cũng có thể thêm vào dấu hiệu nhận biết của thì. Trong thì Hiện Tại Đơn, bạn sẽ hay thường sử dụng các trạng từ tần suất như: everday, sometimes, v.v… Vì vậy để ghi nhớ, bạn hãy vẽ vào bản đồ của mình.
Sau khi hoàn thành được bức tranh như thế này chắc chắn các bạn đã rất vui và nhớ được kha khá kiến thức rồi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ts. Nguyễn Đức Luận: “Học Giỏi Môn Triết Học Sẽ Dễ Dàng Học Tốt Các Môn Học Khác” trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!