Xu Hướng 3/2023 # Truyện “Ông Năm Chèo” Trong Đời Sống Dân Gian Nam Bộ # Top 3 View | Englishhouse.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Truyện “Ông Năm Chèo” Trong Đời Sống Dân Gian Nam Bộ # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Truyện “Ông Năm Chèo” Trong Đời Sống Dân Gian Nam Bộ được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trần Kiều Quang

“Ông Năm Chèo” là chuyện kể dân gian phát sinh tại vùng Thất Sơn, thuộc tỉnh An Giang. Mặc dù ra đời đã lâu nhưng chuyện kể đến nay hãy còn phổ biến trong đời sống người dân quanh vùng. Đây không chỉ là câu chuyện dùng kể cho vui trong những lúc nông nhàn, mà còn ẩn chứa nhiều giá trị tiền nhân muốn gửi gắm cho hậu thế.

Truyện kể rằng, khi Phật Thầy Tây An còn tại thế, ông Đình Tây là người thường hầu hạ bên ngài. Một hôm Phật Thầy vì lòng hiếu sinh, đã kêu ông Đình xuống Láng để đỡ đẻ cho một sản phụ trong khi người ấy chỉ ở một mình trong căn chòi giữa đồng. Chồng của sản phụ, tên là Xinh, sống bằng nghề săn rùa, bắt rắn, biết ông Đình giúp đỡ cho gia đình mình như vậy thì lạy tạ ơn, đồng thời biếu ông Đình một con sấu con vừa bắt được trong đêm tối. Ông Đình thấy con sấu dị thường, có năm chân, toàn thân một màu đỏ với những lốm đốm bông hoa, nên nhận và quyết định trả tiền cho Xinh để đem về nuôi chơi.

Bàn thờ vợ chồng ông Đình Tây.

Phật Thầy xem qua con sấu, bảo là quái vật, phải trừ đi kẻo về sau gây họa lớn. Nhưng thương con sấu quá, ông Đình nghĩ cách giấu Thầy để đem về trại ruộng Xuân Sơn nuôi chơi. Sấu có sức lớn phi thường, chỉ trong ba năm mà nó có thể quật ngã được người. Và sau một đêm dông mưa lớn, con sấu năm chân bứt gãy xích sắt mà đi.

Ông Đình nhớ lại lời Thầy mấy năm trước, sợ hãi về trách nhiệm, nên đến chịu tội với Thầy. Ngài tỏ ý buồn bã và sau đó trao cho ông Đình một cây mun, một lưỡi câu và hai cây lao, tất cả đều làm bằng sắt và dặn ông Đình cất giữ để dành trừ con quái vật một khi nó làm hại sinh linh.

Thời gian trôi qua, Phật Thầy viên tịch, bỗng một mùa lụt, sấu trườn lên tại Láng Linh, rượt bắt thiên hạ làm náo động cả vùng. Người ta đến báo với ông Đình. Ông Đình mang bửu bối tới. Nhưng sấu dường như nghe được hơi ông Đình. Nên đã biến mất dạng.

Từ đó như cút bắt vậy, hễ ông Đình vắng thì sấu hiện ra, mà khi ông tới, nó không dám hành động. Biết như vậy, nên mỗi khi sấu làm sóng dậy miền Láng Linh, người ta đồng rập la lên: “Bớ ông Đình ơi! Ông Năm Chèo dậy!”. Hễ cứ nghe câu đó thì sấu chạy ngay đuôi, dẫu gặp mồi ngon trước mặt cũng không dám ở!

Đã nhiều phen lui tới vùng Láng Linh để chực bắt quái vật mà không lần nào gặp nó, ông Đình lần sau chót, kêu nói giữa hư không rằng: “Nếu sấu chưa tới số, thì từ nay nên yên lặng, đừng nổi lên phá hoại xóm làng. Còn như mạng căn đã hết, thì hãy sớm chịu oai trời, đừng để phải phiền ta!”.

Sau ngày ấy, sấu đi đâu mất! Có người nói khi Tây bố binh Gia Nghị, nghĩa quân rút lui nhưng vì lúa dày quá thuyền chống không đi, ông Năm Chèo xuất hiện làm lúa rạp một luồng cho thuyền theo đó mà chống.(1)

***

Truyện tuy là truyền thuyết dân gian, nhưng qua đó, người sau hình dung khung cảnh khẩn hoang của người dân Nam bộ. Lúc bấy giờ, Nam bộ là vùng đất hoang, khi các lưu dân đặt bước chân đầu tiên đến đây, đã phải đối diện với nhiều khó khăn, hiểm trở bởi mọi thứ đều lạ lẫm, từ cảnh vật, thổ ngơi cho đến thời tiết khí hậu. Đặc biệt là cảnh đất đai hoang hóa, rừng rậm hoang vu. Đối với lưu dân, cảnh tượng đó phủ một màn bí mật mà bản thân họ chưa khám phá hết được. Cho nên có thể nói, quá trình khai hoang mở cõi về phía Nam Tổ quốc của những lưu dân cũng là quá trình đương đầu với bao hiểm nguy, bất trắc; trong đó con người phải thường trực đương đầu với bất an về tâm lý. Sự lo sợ này còn in dấu trong các truyện kể dân gian Nam bộ.

Trong các loài ác thú mà những lưu dân thời khẩn hoang phải đương đầu và chống chọi nhiều nhất có lẽ là cọp và sấu. Đây là hai loài nguy hiểm nhất và được dân gian truyền miệng nhau qua những câu chuyện ly kỳ nhiều nhất. Và chuyện “Ông Năm Chèo” cũng nằm trong dòng chảy văn hóa dân gian này. Đó là giá trị đầu tiên của truyện – giá trị lịch sử.

Thứ hai là giá trị văn hóa, truyện “Ông Năm Chèo” phản ánh tập quán cư trú và sinh hoạt của người dân Nam bộ luôn gắn liền với sông nước. Nam bộ có một hệ thống sông rạch chằng chịt, vì vậy việc cư trú ven sông đã tạo thuận lợi cho việc di chuyển bằng đường thủy, phù sa sông rạch bồi đắp quanh năm thuận lợi cho việc dẫn thủy nhập điền, tưới tiêu ruộng đồng, hoa màu, nơi ở thoáng mát cùng bao tiện ích của cuộc sống sinh hoạt thường nhật: tắm giặt, đánh bắt thủy hải sản, giao lưu trao đổi hàng hóa, bán buôn…

Ngoài ra, truyện “Ông Năm Chèo” còn phản ánh tâm lý thờ phụng các bậc tiền nhân của người Nam bộ trong buổi đầu khai phá đất đai, diệt trừ thú dữ để đem lại cuộc sống an lành cho người dân, mà cụ thể ở đây là ông Đình Tây. Khi ông chế ngự được con sấu hung hãn, trừ được tai họa cho dân làng, người dân nhớ ơn và lưu truyền.

Thứ ba là giá trị xã hội, truyện phản ánh tinh thần đoàn kết của người dân Nam bộ trong buổi đầu khẩn hoang, lập ấp. Khi thiên nhiên buổi đầu còn nhiều trắc trở, họ đã biết chung lưng đấu cật cùng nhau khai phá, hợp sức đánh đuổi thú dữ để tạo lập cuộc sống thanh bình trên vùng đất mới. Đồng thời qua đó, truyện còn có chức năng khuyến thiện trừ ác. “Ông Năm Chèo” tuy là nghiệt súc nhưng do biết lỗi không hại người nữa nên không bị trừng phạt. Do đó, để được bình an trong cuộc sống, con người phải biết làm lành lánh dữ, lỡ như trước đây đã từng phạm lỗi thì phải biết ăn năn mới mong có được cuộc sống an lành.

Bức vẽ lại sự tích Ông Năm Chèo.

Nói theo cách nói của dân gian, nghĩ theo cách nghĩ của dân gian thì: “Nghiệt súc đã ăn năn hối lỗi và đang nằm yên ở một nơi nào đó dưới đáy sông cái, để… tu! Ổng cứ nằm yên một chỗ, chỉ cần há mồm ra hứng, thì giống như một miệng đáy to giữa sông, vô số cá tôm sẽ lội tọt vào, no nê. Do đó rất mau lớn. Hiện ông Năm đã dài đến mấy chục cây số, cái đầu giữa ngã ba sông chỗ nầy chớ cái đuôi mỵ mỵ ở miệt dưới. Nằm chết bộ mãi như thế, lâu ngày, phù sa bồi lấp thành cồn (nổi giữa sông), lâu lâu do tê mỏi, ổng không thể không nhẹ trở mình, cục cựa… vậy là đất lở, nhà sụp! Rồi một ngày nào đó, khi đời tới nó sẽ trừng lên, chừng ấy những kẻ hung hăng, gian ác kể cả máy bay, tàu chiến của giặc…, trời khiến kéo nhau tới nạp mạng – bị ông Năm Chèo nuốt trộng ráo hết. Còn những người có căn tu, ăn hiền ở lành thì được ổng rước, cho đi trên lưng về bên kia bờ an nhàn, cực lạc. Cho nên người tu trong vùng thường nói ai tu tâm dưỡng tánh, hiền lành thì chừng nữa được coi tiên thánh, còn hung dữ, không hiếu thảo với cha mẹ thì phải vô họng ông Năm Chèo!”.(2)

Hiện nay, mộ ông Đình Tây nằm ở xã Thới Sơn, huyện Tinh Biên, tỉnh An Giang – nơi đây, ngoài mộ phần, bàn thờ của vợ chồng ông, còn có bộ đồ nghề mà Phật Thầy Tây An đưa cho ông để thu phục ông Năm Chèo. Trên vách bên hông bàn thờ còn có bức họa vẽ lại sự tích ông Năm Chèo như là một bằng chứng về lịch sử khẩn hoang của người Nam bộ. 

(1) Nguyễn Văn Hầu (2006), Nửa tháng trong miền Thất Sơn, Nxb Trẻ, tr.134-136.

(2) Nguyễn Hữu Hiệp (2007), An Giang đôi nét văn hóa đặc trưng vùng đất bán sơn địa, Nxb Phương Đông, tr.85.86.

Vẽ Tranh Minh Họa Truyện Cổ Tính Đẹp Nhất Với 11++ Truyện

“Truyện cổ tích” là những câu truyện được dân gian được kể lại từ đời này qua đời khác, hẳn trong chúng ta mỗi con người Việt Nam đều biết đến những câu chuyện cổ tích: thánh gióng, cây tre trăm đốt, tấm cám….

Thời Hùng Vương thứ 6, nước Tàu sang sâm chiếm nước ta, Vua Hùng sai người đi khắp nước mời hiền tài chống giặc ngoại sâm.

Ở Làng Phù Đổng, Sóc Sơn, một bà lão đã lớn tuổi nhưng chưa có con, một hôm bà ra ruộng thấy có vết chân rất to lớn, bã lão thấy lạ nên ướm thử chân mình vào vết chân lớn đó. Về đến nhà bà lão có thai và sinh ra một cậu bé đặt tên là Gióng, Gióng lên ba không biết nói.

Mội hôm sứ giả đi chiêu mộ hiền tài, tự nhiên Gióng nói với mẹ mời sứ giả đến để đi đánh giặc, Gióng bảo với sứ giả về đúc cho 1 áo giáp sắt, con ngựa sắt, thanh gươm sắt đưa đến cho chàng để đánh giặc. Bấy giờ Gióng lớn nhanh như thổi cơm ăn không biết no.

Sứ giả về nói với vua làm theo yêu cầu và mang áo giáp sắt, ngựa sắt, gươm sắt cho Gióng. Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và đeo gươm ra trận, Gióng đi đến đâu đánh tan đến đấy khi gẫy gươm Gióng nhổ 1 búi tre đánh giặc.

Sau khi đánh tan giặc, Gióng lên núi Sóc, trút bỏ quần áo bay về trời. Ngày nay còn có đền thờ Thánh Gióng tại Sóc Sơn

(Tóm tắt truyện cổ tích Thánh Gióng)

Tóm tắt câu chuyện: Câu chuyện kể về một anh nông dân làm thuê cho một lão Phú Ông nhưng tính tình keo kiệt, anh nông dân chăm chỉ thật thà làm việc mang lại rất nhiều của cải cho lão, nhưng tính tình lão keo kiệt nên không trả tiền công cho anh nên bèn lừa anh nông dân đi tìm cây tre trăm đốt về sẽ cho cưới con gái lão.

Anh nông dân thật thà vào rừng tìm, tuy nhiên là không có cây tre nào trăm đốt, anh buồn bã ngồi khóc. Bụt hiện ra hỏi anh liền kể lại câu chuyện và bụt đã dặn anh chặt 100 đốt tre và 2 câu thần chú

Về đến nhà anh nông dân thấy lão Phú Ông đang tổ chức tiệc gả con gái cho một gã nhà giàu khác. Biết mình bị lừa, anh liền để 100 đốt tre và đọc thần chú “khắc nhập, khắc nhập” lập tức các đốt tre nối lại với nhau thành cây tre trăm đốt, lão Phú Ông và mọi người lại gần sờ vào cây tre, anh nông dân liên đọc thần chú “khắc nhập, khắc nhập” tất cả đều bị dính vào cây tre. Lão Phú Ông đã phải khóc lóc van xin và hứa gả con gái cho anh nông dân, anh nông dân đọc thần chú “khắc xuất, khắc xuất” tất cả mọi người và cây tre liền trở lại như bình thường. Và từ đó anh nông dân sống hạnh phúc với con gái Lão.

Cùng xem tranh vẽ minh hóa truyện cổ tích cây tre trăm đốt

Truyện cổ tích Cây Khế

Truyện bó đũa là một bài học thâm thúy của người cha dạy cho các con mình về sức mạnh sự đoàn kết và tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Câu truyện Mai An Tiêm kể về Chàng trai cùng tên Mai An Tiêm đã trồng được một loại dưa lạ quý thời bấy giờ là Dứa Hấu hay câu truyện này có thể gọi sự tích dưa Hấu, các bạn cùng xem những tranh vẽ minh họa truyện cổ tích Mai An Tiêm đẹp nhất.

Truyện cổ tích sọ dừa

Truyện cổ tích chú cuội tranh vẽ

Đây là sự tích về chú cuội ngồi gốc cây đa khi mà vào ngày rằm trăng sáng rõ bạn nhìn lên mặt trăng sẽ thấy có vệt đen khá rõ hình chú cuội ngồi dưới gốc đa cổ thụ. Xem tranh vẽ minh họa truyện cổ tích Chú Cuội

Truyện Thạch Sanh cũng giống các câu truyện cổ tích dân gian Việt Nam đều muốn gửi gắm thông điệp ở hiện gặp lành, những kẻ tham lam, ích kỉ hay lợi dụng người khác chắc chắn sẽ phải gặp quả báo hay nói cách khác gánh chịu hậu quả

Vẽ tranh truyện rùa và thỏ

Môi câu chuyện cổ tích là một bài học khác nhau tuy nhiên đều giúp tâm hồn trẻ hướng đến cái thiện, chăm chỉ, thật thà và lên án những thói xấu xa như ích kỷ, tham lam và lợi dụng lòng tốt của người khác.

Truyện: Yêu Giả Vi Vương

Nữ hài tử thích dưỡng dung nhan, muốn có chiếc vòng ngọc này là chuyện rất bình thường. Nhưng chỉ là một bình rượu lại đột nhiên kêu giá cao như vậy, điều này rõ ràng rất không bình thường. Nữ tử nghiện rượu như mạng không chỉ có hạ thấp sở thích của bản thân, còn có thể để lại cho người ta ấn tượng không tốt. Điều này đối với đệ nhất mỹ nhân Thiên Châu mà nói, rõ ràng không phải là một hành động thông minh.

Cho nên phản ứng đầu tiên của rất nhiều người, chính là giữa Lãnh Tinh Nhi và Tiêu Lãng có thù oán!

Trên thực tế, chuyện Tiêu Lãng đã từng đại náo Hỏa Long đảo, rất nhiều đại gia tộc đều biết, cho nên rất nhiều người cũng sẽ chỉ nở nụ cười, xem là trò vui đùa. Có thể làm cho Tiêu Lãng luôn luôn vô cùng tùy tiện kiêu ngạo phải ăn quả đắng, chuyện này cũng là một chuyện đáng vui mừng.

Tiêu Lãng quả nhiên kinh sợ, giọng nói có chút tức giận truyền đến:

– Đệ nhất mỹ nhân Thiên Châu quả nhiên danh bất hư truyền. Tiêu mỗ từ bỏ!

Không chút bất ngờ, tiếng cười thản nhiên của Lãnh Tinh Nhi cũng truyền đến:

– Thật có lỗi. Tiêu công tử, nhà ta có một người hầu thích uống rượu, ta vừa vặn đưa cho hắn chơi đùa một chút!

Hai người đối thoại, cũng làm cho vô số người phía dưới hiểu được rõ ràng, hai người quả nhiên có thù có oán. Lãnh Tinh Nhi này rõ ràng đang ép Tiêu Lãng, trút cơn giận.

Quả nhiên, những đồ tiếp theo, chỉ cần Tiêu Lãng ra tay gọi giá, Lãnh Tinh Nhi lập tức gọi giá. Hơn nữa mỗi lần đều trực tiếp tăng giá trăm vạn trở lên. Giọng Tiêu Lãng càng ngày càng khó chịu. Chỉ có điều dường như hôm nay hắn không mang đủ huyền thạch, mỗi lần đều không dám tiếp tục tăng giá.

Qua mấy lượt, Lãnh Tinh Nhi mua được bốn bảo vật hoàn toàn không có tác dụng thực tế, huyền thạch đã tốn hơn một ngàn vạn, nhưng nàng lại không cảm thấy gì.

Nàng là con gái rơi Lãnh Đế, nàng là thiên chi linh thể, nàng là thiên tài số một Thiên Châu mới mười chín tuổi đã đạt được Nhân Hoàng đỉnh phong. Nàng từ nhỏ được Lãnh Đế Lãnh gia sủng ái. Từ nhỏ nàng chưa bao giờ thiếu huyền thạch. nàng chưa từng tức giận. Chỉ có duy nhất một lần bị Tiêu Lãng sỉ nhục, còn suýt nữa giết chết. Cho nên hôm nay nàng nhất định phải trút cơn giận. Cho nên sau khi Tiêu Lãng ra giá đồ vật nào, nàng liền quyết định, khiến Tiêu Lãng hôm nay không thể mua về được một món đồ nào.

Nàng đắc chí, lần lượt đắm chìm trong sự thắng lợi. Nhưng trong sân không thiếu những nhân vật khôn ngoan. Một đám hộ vệ Nhân Hoàng đỉnh phong của Thiên đế Lãnh Diệp thu liễm khí tức ẩn thân ở bên trong cũng cảm giác không đúng!

Tiêu Lãng tính khí quật cường nổi tiếng tại Thiên Châu. Ở trong phòng đấu giá này, hắn đã từng không tiếc bán đi chiến xa chí tôn, cũng muốn mua Hỏa Vân Vũ Y. Vì sao hôm nay gọi giá mấy lần đều lập tức nhận thua như vậy? Hơn nữa nhìn những thứ Tiêu Lãng gọi giá, có thứ nào là đồ tốt? Vật nào cũng chỉ đẹp mà không có thực. Hắn đang thừa rất nhiều huyền thạch sao? Hắn mua những thứ này làm gì?

Đây là một cái bẫy!

Tiêu Lãng đang kích động Lãnh Tinh Nhi, đang lãng phí huyền thạch của nàng! Mục đích thực sự của Tiêu Lãng là muốn mua một trong ba vật chí bảo kia.

Rất nhiều người đều hiểu rõ ràng, chỉ có điều loại chuyện này lại không tiện âm thầm nhắc nhở. Ví dụ như Âu Dương Tà nhìn ra, hắn không thể nào phái người truyền tin cho Lãnh Tinh Nhi chứ? Đây không phải là nói Lãnh Tinh Nhi là một kẻ ngốc sao?

Về phần Thiên đế Lãnh Diệp càng không tiện nhiều lời. Hắn hiểu quá rõ tính tình của tiểu thư này. Nói nhiều sợ là nàng sẽ càng nổi giận, tiếp tục tăng giá không ngừng. Đến lúc đó nói không chừng còn có thể gọi ra một giá trên trời, ầm ĩ gây ra một ô long.

– Tiểu thư, chúng ta chỉ mang theo có hai ngàn vạn huyền thạch. Chúng ta còn phải mua hoạt tham trăm vạn năm kia, cho tiểu thư tu luyện!

Cho nên Thiên đế Lãnh Diệp lặng lẽ truyền âm nhắc nhở một câu. Lãnh Tinh Nhi kẹt ở Nhân Hoàng đỉnh phong đã hơn một năm. Lần này Lãnh Đế bảo Lãnh Tinh Nhi đi ra ngoài thư giãn một chút, thuận tiện mua hoạt tham chính là hi vọng nàng có thể sớm ngày đột phá Thiên Đế.

– Ồ, ta biết rồi!

Lãnh Tinh Nhi cũng đã thỏa mãn. Đè ép Tiêu Lãng bốn lần, nghe thấy sự tức giận trong giọng nói của Tiêu Lãng, trong lòng nàng đã cảm thấy sảng khoái hơn nhiều. Nàng cũng âm thầm quyết định không xuất thủ nữa.

– Tốt, bây giờ là thời gian bán đấu giá chí bảo then chốt. Chư vị hào khách đại nhân công tử tiểu thư có thể sẽ phải mở to con mắt, không nên bỏ mất cơ hội tốt!

Cầm Phi cười rất ngọt ngào. Nàng vẫn muốn tỏ ra thân thiết với Tiêu Lãng ở trên nhã các. Bởi vì lần đấu giá này, Tiêu Lãng đã khiến sàn đấu giá lãi mấy trăm vạn huyền thạch. Số hoa hồng nàng được chia cũng không ít. Đôi mắt nóng bỏng của nàng lướt qua nhã các của Tiêu Lãng, nở nụ cười dịu dàng nói:

– Hiện tại bán đấu giá chính là chí bảo thứ nhất, bức vẽ gió thu lá rơi! Nói vậy rất nhiều người ở chỗ này đều đã nghe nói qua! Không sai. Đây chính là một bức tranh tuyệt nhất của Đại đế Luyến Ca năm đó. Bởi vì bức tranh này, mấy chục ngàn năm sau đó, Luyến gia đã xuất hiện ba Thiên Đế Chí Tôn. Bên trong ẩn chứa ấn ký thiên đạo cực sâu do Đại đế Luyến Ca cảm ngộ được! Hiện tại giá ban đầu quy định là ba trăm vạn huyền thạch, mỗi lần nâng giá không thể ít hơn năm mươi vạn huyền thạch!

Cầm Phi vừa dứt lời, tất cả mọi người ở đó đều trở nên náo nhiệt. Chỉ có điều mọi người phía dưới rõ ràng không có tư cách đấu giá, chỉ chăm chú nhìn lên phía trên.

Tâm thần Tiêu Lãng cũng bị bức tranh dài đến hai mét kia thu hút. Bức tranh này không cần giám định, người sáng suốt vừa nhìn cũng biết là đồ thật. Bởi vì mọi người tùy tiện quét qua, đều cảm giác bản thân chìm đắm trong bức tranh. Giờ phút này Tiêu Lãng cũng cảm giác mình đang ở trong một nơi hoang dã, bốn phía đều những cây cổ thụ tiêu điều. Vô số những chiếc lá rơi xuống, bị gió thu hiu hắt thổi bay xuống. Cảnh tượng cực kỳ hoang vu và cô tịch.

– Ba trăm năm mươi vạn!

Lăng Phi Tiên thiếu gia Lăng gia ra giá trước, kéo tâm thần mọi người trở lại. Mà sàn đấu giá cũng sợ bức tranh này ảnh hưởng tới việc bán đấu giá, nên cuộn bức vẽ lại. Vô số người bắt đầu đưa ánh mắt dừng lại ở trong nhã các phía trên, chuẩn bị lại một lần nữa chứng kiến bàn tay lớn của cả thế gia siêu cấp rầm rộ hét ra số lượng huyền thạch.

– Bốn trăm vạn!

Âu Dương Tà ra tay. Bảo vật như vậy bất kỳ gia tộc nào cũng muốn có. Dù sao thứ này để ở trong gia tộc, có thể khiến vô số con cháu cảm ngộ đượcthiên đạo.

– Năm trăm vạn!

Giá tiền một đường tăng vọt, mà Lãnh Tinh Nhi không mở miệng. Hiển nhiên mục tiêu của nàng cũng không phải là bức tranh gió thu lá rụng này. Tiêu Lãng thản nhiên uống nước trà, nhìn mọi người sống mái với nhau, cũng không mở miệng.

Cuối cùng giá cả tăng vọt đến tám trăm vạn huyền thạch. Hào khách cũng giảm bớt chỉ còn ba gia tộc, công tử Dật Hiên, Âu Dương Tà và Lăng Phi Tiên đang tiếp tục sống mái với nhau.

– Một ngàn vạn!

Tiêu Lãng ra tay. Tiếng cười thản nhiên của hắn cũng vang vọng sàn đấu giá: Chư vị, Tiêu mỗ vẫn chưa cảm ngộ thiên đạo. Bức tranh gió thu lá rụng này vô cùng quan trọng đối với Tiêu mỗ. Mong chư vị giơ cao đánh khẽ, Tiêu mỗ vô cùng cảm kích! Sau này nhất định sẽ tạ ơn!

Lời nói của Tiêu Lãng rất thành khẩn. Hơn nữa chuyện hắn cảm ngộ thiên đạo vô tình còn chưa được truyền ra ngoài. Rất nhiều người nghe vậy, lập tức cho rằng mục tiêu thực sự của Tiêu Lãng chính là bức tranh cổ này. Dù sao cảm ngộ thiên đạo là điều quan trọng nhất đối với một người.

– Được, Âu Dương Tà nể mặt Tiêu phủ chủ, ta từ bỏ! Sau này, Tiêu phủ chủ nhất định phải mời ta uống rượu!

Quan hệ giữa Âu Dương gia và Tiêu Lãng không tệ. Âu Dương Tà là người đầu tiên tỏ thái độ!

Công tử Dật Hiên là người thứ hai mở miệng:

– Tiêu phủ chủ cảm ngộ thiên đạo là quan trọng nhất. Dật Hiên sao lại đoạt đi vật tốt của người? Ta cũng từ bỏ! Sau này, Tiêu phủ chủ mời rượu, coi như ta cũng có một phần!

Nhưng công tử Lăng gia bá chủ tây bắc dường như rất để ý tới bức tranh cổ này. Hắn lại gọi giá nói:

– Một ngàn một trăm vạn. Tiêu phủ chủ, không phải Lăng Phi Tiên không nể mặt ngài. Bức tranh cổ này cũng rất quan trọng đối với Phi Tiên. Chỉ có điều bất luận cuối cùng bức tranh này rơi vào nhà nào, ta nhất định sẽ mời rượu Tiêu phủ chủ để bồi tội!

Lăng Phi Tiên nói rất khách khí, cũng coi như cho Tiêu Lãng mặt mũi.

Nhưng một giây sau, lại một giọng nói êm tai vang lên, nhưng hoàn toàn không cho Tiêu Lãng một phần mặt mũi nào:

– Một ngàn hai trăm vạn! Tiêu phủ chủ thật có lỗi, bản tiểu thư rất thích bức tranh này. Bản tiểu thư chắc chắn phải có được bức tranh này. Đương nhiên… sau này sẽ không có tiệc rượu bồi tội với ngươi!

Soạn Bài Truyện Kiều Lớp 9

Soạn bài truyện Kiều lớp 9

I. Kiến thức cơ bản

– Nguyễn Du là đại thi hào dân tôc, thiên bài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.

– “Truyện Kiều” là kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác “Truyện Kiều”.

– Thời đại và gia đình

+ Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

+ Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.

+ Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

+ Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).

+ Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.

– Sự nghiệp văn học:

+ Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.

+ Thơ chữ Hán gồm 3 tập: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm 243 bài.

+ Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều).

Đánh giá: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Câu 2: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều.

a. Giá trị nội dung:

– Giá trị hiện thực

+ Là bức tranh về xã hội bất công và tàn bạo

+ Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.

+ Là sự lên án những thế lực xấu xa

– Giá trị nhân đạo:

+ Khẳng định tài năng, đề cao nhân phẩm của con người.

+ Đề cao khát vọng chân chính của con người về quyền sống, tình yêu, tự do, hạnh phúc, công lý…

b. Giá trị nghệ thuật: Với truyện Kiều

– Ngôn ngữ văn học dân tộc đạt đến đỉnh cao rực rỡ

– Thể thơ lục bát đạt tới sự tinh luyện nhất.

– Nghệ thuật tự sự đã có sự phát triển vượt bật, từ nghệ thuật dẫn truyền đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

Soạn Văn 10: Truyện Kiều

Soạn văn 10: Truyện Kiều – Nỗi thương mình.Câu 2: Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần

Câu 1: Bố cục gồm 3 đoạn

– Đoạn 1 (từ đầu đến ” Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh“): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.

– Đoạn 2 (tiếp đến ” Những mình nào biết có xuân là gì“: thể hiện tâm trạng cô đơn, chán ngán của Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh cay đắng nhơ nhuốc ở lầu xanh.

– Đoạn 3 (còn lại): Nguyễn Du dùng cảnh vật để diễn tả tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều.

Câu 2:

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm).

Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).

Câu 3: Các dạng thức đối xứng:

– Đối xứng giữa 2 câu lục bát: tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật.

+ Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường: đối lập gay gắt giữa quá khứ êm đềm và hiện tại đầy nghiệt ngã.

+ Mặt sao …/ … ong chường bấy thân: nhấn mạnh có ý so sánh: nỗi đau về sự nhuốc nhơ của thân thể còn đau khỏ hơn là sự bẽ bang chua chat trên vẻ mặt.

+ Mặc người mây Sở, mưa Tần / Những mình nào biết có xuân là gì: đối lập mang nghĩa so sánh giữa người và chính mình.

Câu 4:

– Đoạn trích góp vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại (thơ ca trung đại thường nói về cái “ta” nhiều hơn cái “tôi”).

Câu 5:

Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ ” trinh” của nàng. Vì chữ ” hiếu“, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng ” bụi nào cho đục được mình ấy vay?“, tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích ” Nỗi thương mình” là một đoạn tiêu biểu.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện “Ông Năm Chèo” Trong Đời Sống Dân Gian Nam Bộ trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!