Xem Cách Vẽ Tranh / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Xem Nghệ Sĩ Vẽ Tranh Chỉ Bằng 1 Nét Vẽ

– Một họa sĩ người Singapore đã có cách thức rất độc đáo để vẽ lại những bức tranh nghệ thuật nổi tiếng: chỉ sử dụng một đường xoắn ốc liền nét.

Phải mất hàng ngàn nét vẽ để có thể tạo nên những bức ảnh ấn tượng và đẹp mắt, đặc biệt là những kiệt tác thế giới. Nhưng Chan Hwe Chong, một họa sĩ người Singapore, chỉ cần 1 đường vẽ liền nét theo kiểu xoắn ốc để hoàn thiện một bức vẽ.

Chan Hwe Chong thường lấy cảm hứng từ những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trong lịch sử để vẽ nên những tác phẩm theo cách độc đáo của mình, như bức tranh Mona Lisa của Leconardo da Vinci, hay bức tranh tự họa của Van Gogh…

Bức tranh Mona Lisa nổi tiếng được Chong vẽ chỉ bằng 1 nét xoắn ốc

Người nghệ sĩ 33 tuổi này nói: “Về cơ bản, để mô tả ngắn gọn cách thức vẽ của tôi là kiểm soát ngoài bút và hiển thị chính xác từng nét vẽ. Mang lại sức mạnh cho một nét vẽ đơn giản”

“Ngay khi bắt đầu, chúng ta phải tự hỏi làm thế nào để kiểm soát chính xác đường bút để có thể trình diễn ý tưởng của mình chỉ bằng một đường bút”.

Chong thực hiện điều tương tự với bức chân dung tự họa của Van Gogh

Chong đã liên hệ những đường vẽ ấn tượng của mình với một con nhện đang giăng tơ: “Nó không đơn giản như chúng ta nghĩ. Tôi đã phải trải qua nhiều lần thử và thất bại rất nhiều, phải luyện tập rất nhiều để có thể làm chủ được nét vẽ”.

Cận cảnh 1 bức vẽ bằng cách thức đặc biệt của Chong

Chong cho biết chỉ cần 1 nét vẽ sai cũng khiến cho tác phẩm bị hư và phải vẽ lại từ đầu. Một bức vẽ không chỉ yêu cầu kỹ năng khéo léo mà còn đòi hỏi rất nhiều ở sự tập trung và tính kiên nhẫn. Một bức tranh có thể mất nhiều tháng liền để hoàn tất.

Một bức tranh nổi tiếng của Johannes Vermeer được Chong vẽ lại theo phong cách của mình

Ngoài khả năng vẽ ấn tượng, trong những lúc rảnh rỗi, Chong có sở thích tạo hình nghệ thuật sắp đặt và thiết kế đồ họa.

Cách Vẽ Tranh Dê Và Tranh Vẽ Dê

Cách vẽ tranh dê và tranh vẽ dê. Con dê là loài vật ăn cỏ, đáng yêu và thường được nhắc đến trong nhiều truyện ngụ ngôn. Vậy mẹ và bé hãy sẵn sàng để vẽ con dê đáng yêu nhé!

Cùng bé yêu vẽ hình những con vật xung quanh là một trải nghiệm thú vị và hạnh phúc với nhiều ba mẹ nhưng nhiều khi bé muốn vẽ hình con vật mà bé yêu thích khiến ba mẹ cũng “vất vả” để vẽ con vật đó.

Với những động vật hiền lành mà bé nhìn nhiều nhất chính là những con vật mà bé ấn tượng.

Cách vẽ tranh dê và tranh vẽ dê: Cách 1:

Bước 1:

Vẽ một hình tròn dẹt giống quả trứng gà nằm ngang để làm thân con dê.

Bước 2:

Ở thân dê, vẽ một hình bầu dục đứng để làm đầu dê.

Bước 3:

Đầu dê sẽ có hai cái tai hai bên và có thêm hai cái sừng hiên ngang hướng lên trên nữa. Vẽ mắt dê bằng hai hạt đậu bé và ở giữa là mũi dê giống chữ “Y”.

Bước 4:

Chân dê được vẽ bằng những nét cong và nét thẳng, lưu ý khi vẽ chân dê sẽ có những chiếc móng, vậy hãy vẽ móng dê ở chân bằng hai nét xiên.

Bước 5:

Bằng những nét cong điệu đà để vẽ đuôi dê.

Bước 6:

Cách vẽ tranh dê và tranh vẽ dê

Cũng là bước cuối cùng, hoàn thiện bức vẽ và tô màu theo sở thích cho chú dê.

Lưu ý: để con dê của bạn trông đẹp hơn, đáng yêu hơn có thể vẽ khung cảnh xung quanh bằng những bãi cỏ và đám mây xanh mướt, sẽ giúp cho bức tranh chú dê con trở nên sinh động.

Cách vẽ tranh dê và tranh vẽ dê: Cách 2:

Bước 1:

Dùng những nét cong để vẽ đầu dê trước nhé! Vẽ một hình giống quả lê hướng xuống để đầu dê nằm ngang.

Bước 2:

Vẽ sừng dê và cái tai ở trên đầu dê. Vẽ một vòng tròn nhỏ ngay dưới sừng để làm mắt dê và bên trong mắt là hình tròn bé xíu như hạt đậu để trông dê đáng yêu, dễ thương hơn.

Cách vẽ tranh dê và tranh vẽ dê

Bước 3:

Thân dê hãy vẽ giống với hình bầu dục nằm ngang.

Bước 4:

Từ thân dê vẽ cái đuôi ngắn cũn xinh yêu.

Bước 5:

Dê có 4 chiếc chân nên từ thân kéo xuống những đường thẳng để làm chân dê và móng dê nữa nhé!

Bước 6:

Cách vẽ tranh dê và tranh vẽ dê

Ở đầu dê, đừng quên vẽ râu dê nữa nhé! Hãy tạo râu dê bằng những nét cong hoàn hảo.

Bước 7:

Tô màu cho chú dê của mình bằng những màu sắc mình yêu thích. Để chú dê nhìn không trống hãy tạo thêm khung cảnh cho chú. Hãy vẽ những đám cỏ xanh mướt xung quanh để tạo điểm đứng và đám mây xanh, mặt trời ló rạng để trông giống chú dê đang ăn cỏ tren một cánh đồng buổi sớm.

Vẽ Tranh Phong Cảnh Biển Lớp 7 Chỉ Cần 3 Bước Click Xem Ngay

Để giúp các em học sinh vượt qua thật đơn giản môn Mỹ thuật ở trường. Hôm nay Amia sẽ hướng dẫn vẽ tranh phong cảnh biển lớp 7 chỉ cần 3 bước cực nhanh chóng. Xin mời các em tham khảo và vẽ theo. Vẽ tranh phong cảnh biển không phải là đề tài mới lạ và quá khó cho các bé.

Tuy nhiên để có một bức tranh phong cảnh biển hoàn chỉnh và đầy sự sáng tạo đối với các bé là điều không hề đơn giản. Đối với các bé nhà ở vùng biển sẽ dễ hơn đối với các bé không gần biển. Bởi vậy để vẽ tranh phong cảnh biển với các bé vô cùng khó.

Vẽ tranh phong cảnh biển lớp 7 chỉ qua 3 bước cực đơn giản.

Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 1: Vẽ những đường gợn sóng bằng màu sáp trắng trên giấy Bước 2: Pha các màu xanh biển với những sắc độ sáng khác nhau và quét lên giấy vẽ màu nước bất kì màu nào mà bạn cảm thấy thích thú. Bước 3: Trước khi màu khô, rắc một chút muối lên bề mặt bức tranh. Khi màu khô, những họa tiết lạ mắt sẽ xuất hiện trong bức tranh của bạn.

Với trí tưởng tượng và những nét vẽ không điêu luyện nhưng lại đem đến cho người xem một cái nhìn chân thực. Đề tài vẽ tranh phong cảnh biển lớp 7 mang lại sự hồn nhiên, trong sáng và rất chân thật. Đó chính là những gì mà người xem quan tâm.

Hướng dẫ vẽ tranh phong cảnh biển là điều cần thiết và giúp ích về mọi mặt. Giúp cho các em có thêm cơ hội, củng cố nền tảng về kiến thức chung, về tình quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, các đề tài vẽ tranh phong cảnh quê hương lớp 7 còn có thể nâng cao và tăng cường năng khiếu, sáng tạo và phát triển khả năng nghệ thuật, hội họa cho thế hệ trẻ hơn.

Vẽ tranh phong cảnh biển là đề tài quan trọng mang tính giáo dục cao

Hiện nay, trong chương trình học môn mỹ thuật lớp 7. Bên cạnh các đề tài vẽ tranh phong cảnh quê hương lớp 7. Thì vẽ tranh phong cảnh biển lớp 7 cũng được chú tâm hơn và đưa vào chương trình đào tạo chính thức. Các đề tài vẽ tranh phong cảnh biển là một trong những điểm quan trọng mà người học và người dạy cần lưu ý.

Xin mời ngắm thêm: 50 mẫu tranh phong cảnh biển đẹp

Một số mẫu tranh phong cảnh biển các em học sinh nên tham khảo để vẽ theo

Ngoài các bức vẽ tranh phong cảnh biển lớp 7 cần tham khảo ở trên. Các em có thể tham khảo nhiều hơn tại đường link: Tranh phong cảnh biển

Mọi chi tiết liên hệ [ Xem phần chân trang] gồm:

Hướng dẫn mua hàng

Chính sách vận chuyển

Chính sách thanh toán

Bảo hành – Đổi trả

Xin cảm ơn!

Cách Vẽ Tranh Sơn Mài

Việc tìm hiểu quy trình vẽ Tranh sơn mài của một chất liệu, và chất liệu ở đây là sơn mài, thì ngoài việc biết các công đoạn từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc có thể giúp người thưởng thức hình dung ra sự tác động của một chất liệu có ảnh hưởng như thế nào đến phong cách tạo hình.

Chất liệu trong hội họa cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nội dung của tranh, đó có thể là ý trong tranh, phong cách hay hình thức thể hiện.

Thao tác thực hiện một bức tranh sơn mài truyền thống sẽ phải tuân thủ những bước cơ bản như sau :

* Phác thảo bố cục tranh, * Phóng lớn phác thảo bằng kích thước tranh thật, * Lên vóc- hay vẽ trên vóc, * Mài-vẽ * Toát sơn và đánh bóng tranh.

Bước 1- phác thảo bố cục

Đưa ra ý tưởng và xác định hình dạng của sản phẩm lên giấy- đưa ra các giải pháp bố cục (xắp sếp) khác nhau về hình và màu bằng kích thước nhỏ để dễ điều chỉnh và từ đó tìm ra những giải pháp bố cục tốt nhất, đây là một công việc bắt buộc cho loại tranh có ý rõ ràng, cụ thể. Việc làm phác thảo kỹ lưỡng là một bước giúp cho công việc sau này được trôi chảy. Kèm theo những tính toán làm sao giảm chi phí mà đem lại hiệu quả cao nhất Hình thành phác thảo trắng đen và phác thảo màu (thường được vẽ bằng màu bột) dựa theo ý và đề tài. Với một nhà chuyên nghiệp, việc làm phác thảo trắng đen sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn cho những bước sau này, bởi họ biết rằng hình và sắc độ là tối quan trọng. Các họa sỹ giàu kinh nghiệm có thể thực hiện bước này ở trong tâm trí.

Bước 2- phóng lớn phác thảo

Phóng lớn phác thảo là bước chuyển từ phác thảo nhỏ thành bức vẽ có kích thước tranh dự kiến (kích thước của vóc), người ta thường vẽ bằng than để dễ chỉnh sửa các chi tiết cho tranh thêm tinh tế. Phần này cũng rất quan trọng bởi khi vẽ trực tiếp lên vóc, chi tiết được vẽ trước, hay những gì cần rõ ràng, mạch lạc nhất sẽ được vẽ ở lớp đầu tiên. Người vẽ tranh cái khó nhất là phải vẽ đủ các chi tiết mà hơn cả phải truyền tải được tinh thần từ phác thảo lên tranh thuận với ý của mình.

Bước 3- lên vóc

Sau khi đã có bản vẽ phóng lớn với đầy đủ chi tiết bằng đúng với kích thước tranh, người ta vẽ sẽ vẽ tranh lên vóc. Và vì với sơn mài, các chi tiết cụ thể nhất, đúng nhất, đẹp nhất sẽ được vẽ ở những lớp đầu tiên và đây là điều làm nên sự khác biệt giữa cách vẽ sơn mài với các chất liệu khác, cũng có thể xem là một quy trình ngược- là điều mà chủ yếu dẫn đến những hạn chế, cản trở chính trong việc phổ biến chất liệu này. Thao tác trên vóc gồm các bước tuần tự sau đây: * Đầu tiên- cẩn vỏ trứng, ốc, xà cừ…: Còn gọi chung là công đoạn cẩn trứng. * Tiếp theo là vẽ nét: là công đoạn tiếp theo- Các đường nét, các chi tiết cụ thể nhất thường được vẽ bằng sơn đen. * Cuối cùng là vẽ màu: sơn ta trộn với son hoặc phẩm màu (bao gồn cả việc xử lý bạc) được vẽ trực tiếp và vẽ phủ lên những lớp cẩn trứng hay nét đen đã vẽ trước đó. Bước tiếp theo là vẽ nét: Người ta can nét bằng phấn từ bản phác thảo phóng lớn để lọc lấy bộ công – tua của hình đưa lên vóc. Vẽ nét là một trong những bước góp phần tạo nên sự thành công của một bức tranh sơn mài. Nét trong sơn mài là để giữ hình, hỗ trợ tối đa cho hình trong trường hợp màu và sắc độ có sự chênh lệch không lớn giữa các mảng hình.

Bước 4 – Đây là công đoạn mài – vẽ:

Đây là công đoạn bắt buộc đối với sơn mài truyền thống, mài tranh bằng nước với giấy nhán, độ nhán của giấy ngày càng giảm theo quá trình hoàn tất một sản phẩm sơn mài. Bức tranh, sau khi đã được vẽ đủ tối thiểu là ba lớp màu còn xử lý bạc và một lớp màu phủ cuối cùng, chờ khô, sẽ đem mài với giấy nhám và nước, các lớp màu và hình sẽ dần hiện ra cùng với các chi tiết. Kỹ thuật của người mài tranh cũng là người tìm ra tương quan của tranh nên đến đâu là vừa, việc dừng lại hay mài tiếp biết thổi hồn vào bức tranh tùy thuộc vào con mắt ngắm của người mài nên công đoạn này có tên “mài – vẽ” là vì thế.

Bước 5- Bước cuối cùng của công đoạn tạo nên bức tranh sơn mài.

Toát sơn: Là từ chuyên môm chỉ việc phủ thật đều một lớp sơn chín (pha loãng với dầu hỏa) lên toàn bộ mặt tranh, tỉ lệ pha tùy theo kinh nghiệm vẽ, nên pha thật loãng nếu tranh đã có tương quan tốt- độ sáng tối vừa đủ, sau đó ủ chờ khô để đánh bóng. Đánh bóng: là công đoạn cuối của việc vẽ tranh- với tranh có kích thước nhỏ có thể dùng lòng bàn tay (với tranh lớn dùng vải bằng sợi coton mềm hoặc bông gòn) miết nhanh và mạnh lên mặt tranh.

Tuy nhiên, cách đánh bóng cụ thể tùy theo sở thích và kinh nghiệm. Đánh bóng không đơn thuần chỉ để cho tranh có độ bóng mà chính là nhằm tạo một lượng nhiệt nhỏ thông qua ma xát giúp cho các lớp màu tan chảy và hòa quyện, như vậy, sẽ cho tranh trong mặt (tranh có độ sáng, trong trẻo) và sâu màu.

Nói cho cùng, người nào đã thân thiết với sơn ta, biết quý vẻ đẹp đặc trưng của nó thì sẽ không bao giờ có thể làm khác đi được. Đó là vẽ và mài, điều này chỉ có người trực tiếp vẽ và vẽ đủ nhiều mới cảm nhận được.