Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Hoạt động tạo hình
Đề tài: Vẽ các con vật bằng bàn tay
Người thực hiện: Nguyễn Thị Chiến
– Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật, biết chăm sóc và bảo vệ các con vật, biết tránh xa những con vật nguy hiểm
– Giáo dục trẻ các ý thức nề nếp trong giờ học, biết yêu quý sản phẩm mình tạo ra
– Trẻ biết vẽ các con vật được tạo hình từ bàn tay mà bé thích bằng các nét cong, nét thẳng, biết vẽ thêm các chi tiết phụ cho con vật mà bé vừa tạo ra, biết thể hiện sự sáng tạo trong bức tranh của mình
– Dạy trẻ kỷ năng vẽ các nét thẳng, nét cong nối liền nhau
– Rèn kỷ năng vẽ xiên, nét thẳng, kỷ năng tô màu, kỷ năng bố cục trong bức tranh
– Tranh vẽ mẩu của cô 3 tranh: (Tranh vẽ về đàn cá, tranh vẽ con sao biển, tranh vẽ con ốc sên)
– Băng nhạc có bài hát ” Cá vàng bơi ”
– Nhạc không lời bài hát: Gà trống mèo con cún con, đố bạn, cá vàng bơi….
– Mổi trẻ một tờ giấy a4, bút chì, bút màu
– Bàn ghế sắp xếp theo nhóm ( 4 nhóm)
– Bảng treo tranh mẩu của cô
– Giấy A4 có ngày tháng thực hiện và tên đề tài, tên trẻ ( 24 tờ)
– Bút sắp màu mổi trẻ một hộp ( 24 hộp)
– Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi học, sắp xếp hợp lý ( Ngồi theo nhóm)
– Trò chuyện với trẻ: Vừa rồi các con vừa hát và múa để tạo dáng con gì đang bơi nhỉ? Cá sống ở đâu? Cá có lợi ích gì? ( Cá sông rất nhiều ở sông hồ ao, kênh rạch biển và chúng vùa làm cảnh là nguồn dinh dưỡng quý giá của con người ….)
+ Các con có nhận xét gì về bức tranh? Bằng cách nào để cô vẽ được con cá? ( Cô đặt bàn tay lên giấy dùng bút vẽ con cá theo hình bàn tay bằng những nét cong nối liền nhau, vẽ mắt cá bằng nét cong tròn, vẽ mang cá bằng nét cong, vẽ miệng cá bằng hai nét cong nhỏ…)
– Cô khái quát lại: Để vẽ được con cá từ bàn tay, các con đặt bàn tay của mình lên mặt tờ giấy, dùng bút vẽ từ bên trái theo hình bàn tay bằng những nét cong liền nhau, sau đó các con vẽ thêm các chi tiết như mắt, mang, miệng cho cá, vẽ thêm các hình ảnh phụ cho bức tranh thêm sinh động hơn
– Cô gợi ý thêm cho trẻ một số cách tạo hình con cá từ bàn tay ( Cá bơi ngang, bơi lên, bơi xuống… )
+ Để vẽ được con sao biển cô đã tạo hình bàn tay và vẽ như thế nào?
(Cô đặt bàn tay lên giấy , xoè rộng các ngón tay dùng bút vẽ theo hình bàn tay bằng những nét cong nối liền nhau, tạo thành hình con sao biển)
+ Các có nhận xét gì về bức tranh ? ( Bức tranh có nhiều màu sắc, tô đều màu, có nhiều cây hoa rất đẹp)
+ Gọi 1 -2 trẻ nhắc lại kỷ năng vẽ
– Cô khái quát lại: (Cô đặt bàn tay lên giấy, xoè rộng các ngón tay dùng bút vẽ theo hình bàn tay bằng những nét cong nối liền nhau, tạo thành hình con sao biển)
+ Bằng cách nào cô được con ốc sên?
( Cô đưa ngón cái ra làm đầu con ốc và nắm các ngón tay còn lại để tạo thành vỏ ốc
Sau đó cô vẽ con ốc sên bằng nét cong tròn theo hình bàn tay)
* Cô hỏi ý tưởng của trẻ: Con định vẽ con gì ? Để vẽ được con vật đó thì con tạo hình bàn tay như thế nào? Con sẽ vẽ bằng nào?
– Cô định hướng thêm cho trẻ về cách tạo hình bằng bàn tay, cách cầm bút để vẽ theo hình đó bằng những nét cong nối liền nhau, nét cong tròn, nét thẳng và được bắt đầu từ bên trái, từ trên xuống dưới.
+ Gợi ý thêm về cách tô màu và vẽ thêm các chi tiết phụ trong bức tranh, cách bố cục tranh hợp lý
* Cho trẻ đọc bài đồng dao ” vè con vật” và về bàn để thực hiện
– Trẻ về 4 nhóm thực hiện, trong quá trình trẻ vẽ cô mở nhạc nhẹ nhàng cho trẻ nghe
– Cô bao quát các nhóm và động viên, gợi ý định hướng thêm cho trẻ về cách vẽ, cách tô màu và bố cục bức tranh
* Trong quá trình trẻ thực hiện cô mở nhạc không lời các bài hát: ( Cá vàng bơi, gà trống mèo con cún con, đố bạn ) nhẹ nhàng cho trẻ nghe để tạo cho trẻ sự thoải mái trong khi thực hiện
– Cô cho trẻ quan sát sản phẩm và nhận xét một số bức tranh trẻ thích
+ Tại sao con thích? Con có nhận xét gì về bức tranh này?…
( Cô hướng cho trẻ nhận xét về cách tạo hình các con vật, cách vẽ và tô màu, bố cục và các hình ảnh trong bức tranh)
+ Cô nhận xét những sản phẩm đẹp, sản phẩm có sự sáng tạo, sản phẩm có tiến bộ hơn trước. Nhận xét một số sản phẩm chưa được hoàn thiện ( vẽ, tô màu chưa xong..)
+ Động viên khuyến khích trẻ và chuyển hoạt động