Những cách giải rượu nhanh và giải rượu tốt nhất. Bia rượu là loại thức uống không thể thiếu được của đấng mày râu sử dụng trong các buổi liên hoan, tết, vui chơi,…Trong những…
Những cách giải rượu nhanh và giải rượu tốt nhất. Bia rượu là loại thức uống không thể thiếu được của đấng mày râu sử dụng trong các buổi liên hoan, tết, vui chơi,…Trong những cuộc vui ,đôi khi quá chén khiến cơ thể rơi vào trạng thái say! Những cách giải rượu nhanh và dễ sau đây sẽ giúp bạn không phải lo lắng mỗi khi quá chén.
Ðậu đen là loại thực phẩm rất được ưa dùng trong đời sống thường nhật vì giá trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Bộ phận dùng làm thuốc là hạt có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh (đậu đen xanh lòng).
Theo Y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận; giải phóng nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu. Ðậu đen có công năng chữa bệnh nhiệt đối với người ở xứ nhiệt đới, nhất là khi trời nắng nóng.
Những cách giải rượu nhanh và giải rượu tốt nhất: Giải rượu với đậu đen như sau: Đậu đen 1 thang (1.000g) sắc lấy nước chia ra uống nhiều lần cho nôn ra thì khỏi
Vào mùa hè, chè đậu đen là đồ giải khát được ưa thích, khi nấu chè cho thêm vài hạt muối sẽ giúp cơ thể cân bằng điện giải do ra mồ hôi nhiều mất nước…
Giải rượu với đậu đen như sau: Đậu đen 1 thang (1.000g) sắc lấy nước chia ra uống nhiều lần cho nôn ra thì khỏi.
Nước đậu xanh nấu lên cũng rất hiệu quả cho những người say rượu.
Trước khi đi uống rượu, bạn nên nấu một nồi đậu xanh để sẵn ở đó. Sau khi đi uống về, bạn cố gắng ăn một bát đậu xanh sẽ giải hết rượu ngay và sẽ không còn cảm giác mệt mỏi nữa vào buổi sáng hôm sau.
Uống nước ép rau muống cũng trị được ngộ độc rượu. Cách làm: rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.
Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
Uống cà phê là cách giải rượu đơn giản nhưng hiệu quả. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.
Chúng ta đều biết cafein có nhiều tác động lên hệ thần kinh của chúng ta, làm cho chúng ta hưng phấn và tỉnh táo hơn khi sử dụng chất kích thích này. Cafe có nhiều công dụng bất ngờ mà ta chưa khám phá hết, theo các nhà nghiên cứu cafe, aspirin và các loại thuốc giảm đau khác có tác dụng trong việc giảm các cơn đau đầu do việc uống bia rượu gây ra.
Trong cafe có chứa các hợp chất cafein thành phần chống viêm trong aspirin cùng với các thuốc giảm đau khác sẽ phản ứng chống lại các hợp chất hóa học của ethanol ( rượu nguyên chất ). Khi uống rượu thì Ethanol sẽ tiết ra chất axetat mà chỉ một lượng nhỏ có thể khiến người uống bị đau đầu và không tỉnh táo.
Giáo sư Michael Oshinsky, tại trường Đại học Thomas Jefferson, Philadelphia, Mĩ đã tiến hành thí nghiệm thành công tác dụng của cafe và các chất giảm đau khác nhằm ngăn ngừa tác dụng của ethanol trên chuột bạch. Nghiên cứu đồng thời phản bác lại lập luận trước đây cho rằng không nên dùng cà phê để giải rượu bởi nó chỉ gây mất nước.
Uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu. Đặc biệt một ly trà atiso sẽ vô cùng tốt vì đây là một loại thảo dược có khả năng giải rượu rất tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say.
Cho người say rượu uống một bát nước cháo nóng, nấu loãng sẽ hết say, vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa, là cách giải rượu bia hay đúng không nào?
Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
Tuy nhiên, những cách thức trên chỉ giúp người say tỉnh táo nhanh chóng chứ không làm giảm đi tác hại của rượu với cơ thể. Vì vậy, mỗi người nên tự biết “tửu lượng” của mình và uống rượu ở một chừng mực nhất định, không nên để say, làm mất tự chủ. Bên cạnh đó, sau khi uống rượu, bia, người uống không nên tự điều khiển ô tô hoặc xe máy, tốt nhất là nhờ bạn bè, người thân đưa về hoặc đi taxi về nhà.
Đây là những cách giải rượu và chống ngộ độc rượu tuy nhiên lời khuyên cho các đấng mày râu vẫn là nên kiểm soát bản thân, biết uống có chừng mực để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Lá dong (dùng để gói bánh chưng)
100-200 g lá dong, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.
Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
Rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường, uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu sau khi tỉnh.
Nguyên liệu: 3 củ cải trắng, một ít đường.
Thực hiện: Củ cải trắng rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha thêm chút đường uống.
Vỏ quất tươi hoặc một ít vỏ chanh, rửa vỏ thật sạch trước khi đun.
Nguyên liệu: 1 quả chanh, một chút muối, 1 thìa nhỏ đường, 1 tách nước nóng.
Thực hiện: Cắt đôi quả chanh, lấy một lát mỏng ở giữa, phần còn lại vắt lấy nước cốt, cho vào tách nước nóng.
– Thêm đường, chút muối và lát chanh vào tách, khuấy đều.
– Cho người say dùng nóng. Muối sẽ làm đằm vị chua, thức uống sẽ đậm đà hơn. Vị chua và mùi thơm của tinh chất chanh sẽ giúp người say tỉnh táo, dễ chịu hơn.
1 quả chanh tươi, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.
Do trong dịch quýt có nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nên quýt được nhân dân nhiều nước dùng làm thức ăn cho người bệnh, người yếu mệt, làm thuốc chữa khát, chữa bệnh thiếu vitamin C và giải say rượu.
Ngoài giá trị ăn uống, nhiều bộ phận của quả quýt còn được Đông y dùng làm thuốc như hạt quýt và vỏ quýt. Vị thuốc được nhân dân ta dùng phổ biến nhất là trần bì. Đây là vỏ quýt chín phơi khô, càng để lâu năm càng tốt.
Để có trần bì làm thuốc, đến mùa quýt chín người ta hái quả về, khía vỏ quả làm 3 – 4 mảnh sát đến cuống, ăn múi rồi xâu vỏ vào dây lạt, phơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ cho khô. Không nên treo gác bếp làm trần bì bị mất tinh dầu và dễ bẩn.
Theo Đông y, trần bì vị đắng cay, tính ấm, vào hai kinh tỳ, phế, có tác dụng điều hòa khí, tiêu đờm, ráo thấp, tiêu chất bị ứ đọng, làm mạnh tỳ, được dùng chữa các chứng tức ngực, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, ho có nhiều đờm. Liều dùng 3 – 10g mỗi ngày, dùng sống hoặc sao sắc lấy nước uống.
Trong 100g múi quýt có 88,5g nước, 0,8g protit, 1g axit hữu cơ, 8,6g gluxit, 0,6g xenluloza, 35mg canxi, 17mg photpho, 4mg sắt, 0,6mg caroten, các vitamin B1, B2, PP… và đặc biệt có tới 55mg vitamin C, nghĩa là nhiều hơn cả cam (trong 100g cam có 40mg vitamin C).
Sữa chua có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thụ rượu. Hơn nữa, hàm lượng canxi phong phú trong sữa chua còn rất tốt cho việc giải tỏa khó chịu sau khi uống rượu say.
Dưa hấu là hoa quả giải khát quen thuộc với nhiều người. Bài thuốc từ dưa hấu cũng rất hiệu quả, đặc biệt với các bệnh như: say rượu, viêm họng, viêm phế quản…
Chữa viêm khí quản mạn tính: Lấy một quả dưa hấu rồi khoét 1 lỗ nhỏ cho vào trong đó 50g đường phèn và 30g gừng tươi, đậy kín lại. Đặt lên trên rổ, rá hấp khoảng 2 giờ sau đó lấy ra uống nước cốt và ăn dưa. Mỗi ngày ăn 1 quả nhỏ, mỗi đợt điều trị 10 ngày, khoảng 3 – 4 đợt, giữa mỗi đợt nghỉ 3 – 5 ngày.
Trị ho ra nhiều đờm: Nếu bị ho mà đau ngực, đau cổ họng và ra nhiều đờm thì lấy khoảng 20 – 25 hạt dưa hấu sắc với 2 bát nước, sắc cạn còn nửa bát, uống 2 lần trong ngày, sau vài ngày là khỏi.
Trị ho gà: Hạt dưa hấu giã nát 15g, nhân hạt lạc 15g, hồng hao (vị thuốc Bắc), đường phèn 30g, tất cả cho vào sắc uống, ăn nhân hạt lạc.
Trị viêm họng: Lấy vỏ dưa hấu 30g, sắc với 500ml nước, sắc nước còn 300ml thì lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Trị sốt, co giật: Nếu bị sốt kèm theo co giật nhẹ thì lấy nước ép dưa hấu trộn thêm đường và dùng uống nhiều lần trong ngày.
Trị chứng cao huyết áp: Dùng 15g vỏ dưa hấu khô, phơi nắng, 9g hạt muồng đun sôi để nguội uống thay nước hằng ngày.
Trị tiêu chảy: Lấy 1 quả dưa hấu khoét 1 lỗ to bằng quả cam, lấy 1 củ tỏi bóc vỏ giã nát cho vào rồi khuấy nát nhừ, sau khoảng 30 phút bỏ hạt, lấy dưa ăn dần trong ngày.
Giải say rượu: Ăn dưa hấu hoặc ép lấy nước uống.
Hãy uống một ly sinh tố. Trong nước ép trái cây có chứa nhiều đường fructose có tác dụng giải rượu nhanh chóng. Đặc biệt là sinh tố chuối xay chung mật ong thì càng tốt vì chuối là nguồn bổ sung các khoáng chất và chất dinh dưỡng cho cơ thể rất tốt bên cạnh đó mật ong bổ sung đường fructose cho cơ thể.
Lê gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc xay ép thành nước để uống.
Một cách giải rượu nhanh khác đó là sử dụng khoai lang xay nhuyễn, có thể cho thêm chút đường, trộn đều lên ăn.
Người say rượu có thể ăn nước cơm đặc hoặc cháo để giải rượu, trong nước cơm đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ tốt hơn.
Trà Hibiscus có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vị chua tự nhiên là cách giải rượu nhanh nhất. Axit trong trà Hibiscus giúp trung hòa lượng cồn trong rượu. Bạn nên cho thêm chút đường cho dễ uống hoặc có thể uống chua thì có thể sử dụng trà không đường để giải rượu.
Cà chua dùng để làm đẹp thì ai cũng biết đến nhưng ít ai biết được rằng loại quả này cũng có tác dụng giải rượu rất hiệu quả. Với việc ép hoặc xay sinh tố cà chua vừa là một loại nước giải khát bổ sung nhiều vitamin E tăng năng lượng cho cơ thể vừa giải rượu rất tốt. Khi dùng bạn nên cho chút muối để giảm độ chua hoặc thêm chút đường nếu bạn thích ngọt.
Cà chua cũng là cách giải rượu. Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố cali, canxi, natri… Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.
Nguyên liệu: 2 quả cóc, một ít muối, 1/2 cốc nước lọc.
Thực hiện: Cóc rửa sạch, gọt vỏ, cho vào tủ lạnh khoảng 20-30 phút để cóc thật lạnh.
– Cho cóc vào máy ép hoa quả, ép lấy nước.
– Pha thêm 1/2 tách nước lọc hoặc ít hơn nếu bạn muốn uống nguyên chất. Thêm chút muối để giảm độ chua, khuấy đều.
– Bạn cũng có thể ép cóc lấy nước rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Cóc chứa nhiều vitamin C, giúp giải rượu rất hiệu quả.
Dược liệu quí hiếm giúp giải độc rượu bảo vệ gan, ngăn chặn các bệnh về gan do dùng nhiều bia rượu như: Men gan cao, viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu.
Cách sử dụng: Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g.