Trên 90% lượng rượu bia sẽ được chuyển hóa qua gan, tuy nhiên với số lượng lớn gan không kịp sản xuất đủ lượng men giải độc, khiến cho rượu bia ứ lại, gây độc cho cơ thể bạn, và làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan. Chính vì vậy bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu một số Cách giải độc rượu an toàn và hiệu quả.
Rượu, bia cho dù là rượu vang, rượu trắng hoặc rượu thuốc… đều có chứa cồn, hay còn gọi là etanol, và chất này rất độc hại cho cơ thể. Khi dùng quá nhiều etanol sẽ gây ra các bệnh như rối loạn tâm thần, nhiễm độc, bệnh dạ dày, bệnh tim mạch và đặc biệt là các loại bệnh về gan.
Ngay sau khi rượu bia được hấp thụ qua đường uống vào máu, cơ thể sẽ bắt đầu đào thải rượu bia ra ngoài. Một phần nhỏ rượu bia sẽ được thải ra ngoài qua tuyến mồ hôi, qua nước tiểu, qua hơi thở, và 85% còn lại sẽ được chuyển hóa ở gan. Đây chính là khả năng giải độc rượu bia của gan.
Do đó nếu uống rượu bia với số lượng nhiều, thì gan sẽ không kịp sản xuất đủ số lượng men gan để chuyển hóa và giải độc lượng rượu bia này nữa. Rượu bia sẽ bị ứ lại trong cơ thể bạn và gây độc cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt lá gan của bạn là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Và điều này lâu ngày sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.
Tác hại tức thì của rượu bia cần được giải độc ngay:
Nếu uống quá nhiều rượu sẽ gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt và các hiện tượng mất cân bằng khác dẫn đến mát kiểm soát hành động sai lầm và những hậu quả nguy hiểm nếu sử dụng rượu bia và tham gia giao thông.
Cảnh báo ngộ độc methanol trong rượu bia
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm rượu lậu, rượu giả và rượu pha còn mà người tiêu dùng không thể phân biệt được.
Rượu ngâm không đúng cách có hại cho sức khỏe
Việc sử dụng các loại rễ cây, thảo dược, các loại động vật ngâm vào rượu mà không rõ thành phần hay công dụng, vẫn có nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể.
Nếu uống các loại rượu ngâm quá nhiều thì vẫn có thể bị nghiện rượu, ngộ độc rượu và các tác hại tương tự rượu bia thông thường.
Cách đơn giản giúp hạn chế bị say và giảm tác hại của rượu là:
Nên ăn no trước khi uống rượu, nên dùng bánh mỳ – rất tốt cho dạ dầy. Vì khi bụng đói thì rượu bia dễ hấp thu vào cơ thể dẫn đến say.
Nên uống nhiều nước trong và sau khi uống rượu bia vì cơ thể dễ bị mất nước khi uống rượu bia.
Tùy theo cơ địa từng người, việc chuyển hóa bia rượu tốt hơn, ít bị say hơn so với người có ít men chuyển hóa. Chính vì vậy, uống rượu bia cần điều độ, chừng mực, khi cảm thấy vừa sức thì nên dừng lại.
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc, TPCN giải độc gan để hỗ trợ giải độc rượu và các tác hại của rượu
Cách xử lý khi có dấu hiệu ngộ độc rượu
Khi thấy biểu hiện ngộ độc rượu, cần kê gối thấp cho bệnh nhân nằm nhằm làm nôn hết rượu ra. Sau đó, để bệnh nhân ngủ, cứ vài tiếng phải đánh thức bệnh nhân dậy cho ăn cháo loãng.
Tránh trường hợp để bệnh nhân đói sẽ bị hạ đường huyết nguy hiểm. Nếu bệnh nhân lâu không tỉnh hoặc không ăn uống được gì hoặc cứ ăn vào là nôn thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Không nên cho nạn nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. Không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic, paracetamon, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
Khi say rượu, không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc.
Không nên uống mật ong hoặc đường, vì nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với mật ong sẽ dễ lên men, gây say hơn.
Nên uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh.
Nước chè xanh đậm giúp khử độc cồn cấp tính, hoặc uống sữa nóng, nước gừng tươi (thái lát đun sôi kỹ) để máu lưu thông, hóa giải nhanh chất cồn.
Các loại nước mía, nước chanh, cam vắt, nước cà chua, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ… uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.
Có thể dùng 3 lát gừng tươi giã nát, trộn với một ít giấm và đường, ép lấy nước để uống. Hoặc 1 nắm đậu xanh giã nát, ít trà mạn và 1 chén nước, đun lên để uống. Nếu bị say kèm đau đầu, hãy giã rau cần tươi hoặc lá dong rồi vắt lấy nước cốt để uống sẽ rất hiệu quả.
Người ngộ độc rượu không tắm ngay vì dễ bị hạ đường huyết, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.
Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành để cung cấp vitamin và chất chống ôxy hóa, hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.