Mùa hè đang đến gần và đây là cũng là thời điểm mà các bạn nhỏ có thời gian để được vui chơi thỏa thích, đồng thời tham gia nhiều các hoạt động ngoài trời. Rất nhiều em được bố mẹ cho tham gia hoạt động bơi lội để nâng cao sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao, cũng như bảo vệ bản thân tránh khỏi tình trạng đuối nước khi đi biển tham quan cùng gia đình…
Cách học bơi nhanh nhất. 1. Thực hiện các bài tập trên cạn khi bắt đầu học bơi.
Để bắt đầu học bơi, trước tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ gồm quần áo bơi, kính bơi, mũ bơi, dụng cụ bịt tai và phao bơi. Các dụng cụ này rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn trong quá trình tập bơi. Và trước khi xuống nước tập bơi, bạn cần tập trước các động tác mô phỏng quá trình bơi lội trên cạn như động tác đập chân, động tác chuồi tay, quay tay… Việc thực hiện các động tác mô phỏng này trên cạn trước sẽ giúp cơ thể bạn làm quen dần các động tác, hình thành phản xạ tự nhiên để giúp bạn khi xuống nước sẽ tiếp thu kiến thức bơi lội nhanh và nhanh biết bơi hơn.
2. Bài tập nín thở dưới nước.
Cách học bơi nhanh dành cho người mới học bơi chính là học cách nín thở và hít thở đúng cách khi ở dưới nước. Thực hiện đúng cách nín thở sẽ giúp cơ thể bạn có thể nổi trên mặt nước và dễ dàng thực hiện các động tác bơi lội tốt nhất. Nếu bạn không biết nín thở ở dưới nước, sẽ gây ra tình trạng sặc nước và bạn không thể bơi được.
Cách tập nín thở dưới nước không quá khó khăn khi bạn có được sự bình tĩnh và tự tin khi ở dưới nước. Hãy gạt nỗi lo sợ sang 1 bên, thả lỏng người. Bạn đứng dưới nước, hít 1 hơi thật sâu, rồi nín thở và hụp xuống nước. Khi không chịu đựng được nữa thì ngoi đầu lên. Tập luyện liên tục bài tập này cho thật thành thạo, để cơ thể quen với việc nín thở sâu dưới nước. Khi bạn đã biết nín thở lâu dưới nước tức là bạn có thể bơi được dưới nước lâu mà không sợ bị sặc nước.
3. Bài tập hít thở dưới nước.
Khi đã tập nín thở thành thục ở dưới nước, bạn cần học cách hít thở dưới nước để cơ thể được cung cấp đầy đủ oxy ở dưới nước và có thể bơi lội được lâu hơn, mà không lo lắng bị ngạt, bị thiếu không khí.
Cách tập hít thở dưới nước được thực hiện như sau: Bạn đứng ở gần thành bể bơi, dùng 2 tay bám vào thành bể và sau đó, bạn há miệng lấy hơi rồi ngụp đầu xuống nước. Sau khi ngụp xuống nước, bạn vẫn nín thở và sau đó dần thả lỏng người, duỗi thẳng chân ngang với mặt nước. Lúc này, cơ thể của bạn sẽ nổi lên trên mặt nước. Vào thời điểm này, bạn cần thở hết khí ra bằng mũi, sau đó ngoi lên mặt nước và tiếp tục lấy hơi bằng miệng.
Phương pháp lấy hơi bằng miệng và thở ra bằng mũi sẽ giúp cơ thể bạn lấy được nhiều hơi hơn, giúp bạn bơi được lâu hơn mà không bị thiếu oxy hay khó thở ở dưới nước.
4. Tập nổi trên mặt nước.
Sau khi đã học được cách hít thở dưới nước thì chúng ta sẽ chuyển sang tập nổi trên mặt nước. Thực tế, nổi được thì bạn mới có thể bơi được và chính vì thế mà trước đây ông cha chúng ta thường sử dụng cây chuối hoặc phao với mục đích để cho cơ thể nổi trên mặt nước khi tập bơi. Khi tham gia tập bơi tại các hồ bơi thì bạn có thể tập động tác nổi trên mặt nước này như sau: Đưa 2 tay bạn bám vào thành bể, 2 chân duỗi thẳng ra phía sau và sau đó lấy 1 hơi sâu rồi hụp xuống nước, nín thở. Lúc này bạn cần thả lỏng toàn bộ cơ thể, bạn sẽ cảm nhận được cơ thể mình nổi trên mặt nước. Tiếp theo, bạn thở ra bằng mũi dưới nước rồi ngoi lên mặt nước chuẩn bị thực hiện lại cho đến khi thuần thục.
5. Cách học bơi nhanh với bài tập lướt nước.
Để có thể bơi nhanh, bạn cần nắm được kỹ thuật lướt nước thành thục nhất. Bài tập lướt nước sẽ giúp bạn biết cách di chuyển người về phía trước dễ dàng hơn, việc bơi lội sẽ đơn giản hơn và không hề khó khăn như bạn nghĩ.
Bài tập lướt nước này sẽ thực hiện như sau: Bạn tựa lưng vào thành bể bơi, hít hơi sâu bằng miệng cho thật đầy hơi ở bụng và lồng ngực, sau đó nín thở. Hai tay bạn để duỗi thẳng và ép chặt vào thân người, khép 2 vai lại và ngả người về phía trước. Sau đó, mặt úp xuống nước, chân đạp mạnh vào thành bể nhằm tạo lực đẩy cơ thể lướt trên mặt bể. Khi thân người đã được đẩy đi xa, bạn cố gắng đạp chân, đồng thời, lấy tay quạt nước liên tục và đều đặn, nhằm để cơ thể di chuyển đi xa nhất có thể.
Như vậy, khi bạn thực hiện thành thạo bài tập lướt nước này là bạn đã có thể bơi được rồi. Khi đã nắm được cách học bơi chính xác thì việc nhanh chóng bơi được không còn là vấn đề nữa.
6. Học đứng dưới nước.
Đứng dưới nước là một kỹ thuật quan trọng trong quá trình bơi, để bạn có thể đứng lại hít thở nghỉ ngơi khi đang bơi. Bạn hãy co hai chân về phía trước ngực, kéo hai tay về phía sau và quạt nước từ trước ra sau bằng cả hai tay. Sau đó, lấy thăng bằng và đứng thẳng lên, tay và chân bạn vẫn thực hiện động tác quạt nước nhẹ nhàng.
7. Lựa chọn kiểu bơi dễ trước.
Trong bộ môn bơi lội, chúng ta có các kiểu bơi cơ bản là bơi ếch, bơi sản, bơi ngửa và bơi bướm. Trong đó, bơi ếch và bơi sải được đánh giá là 2 kỹ thuật cơ bản nhất. Đối với người mới tập bơi, bạn nên chọn 2 hình thức bơi ếch và bơi sải để tập luyện trước. Sau khi đã thành thạo 2 kiểu bơi đơn giản này thì bạn mới bắt đầu học 2 kiểu bơi ngửa và bơi bướm. Đây là cách học bơi nhanh hiệu quả và an toàn nhất.
Đối với các em học sinh, các thầy cô giáo chỉ cần dạy các em cách bơi ếch và bơi sải để các em rèn luyện sức khỏe và có khả năng bảo vệ bản thân khi mùa mưa lũ tới.
Lưu ý để học bơi nhanh cho người mới.
– Trước khi xuống nước để thực hiện các bài tập dưới nước, bạn cần khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, nhằm tránh bị chuột rút khi ở dưới nước.
– Khi tập bơi, bạn cần luôn giữ sự bình tĩnh, không được nóng vội hay lo lắng, sợ sệt. Những ảnh hưởng này sẽ khiến bạn lâu biết bơi hơn. Tâm lý căng thẳng, lo sợ càng khiến bạn nản chí và chùn bước trong quá trình tập luyện.
– Khi tập bơi, luôn phải có người bên cạnh, tránh tình trạng đuối nước, không có ai ở đó xử lý kịp thời. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ tập bơi, luôn phải có sự sát sao của người lớn.
– Khi mới tập bơi, bạn có thể mặc áo phao để hỗ trợ khả năng nổi trên mặt nước, dễ dàng học bơi nhanh hơn.
Lời kết.