Túi Tự Hủy Sinh Học Là Gì?

Túi tự hủy sinh học (tiếng Anh là biodegradable) là loại túi sử dụng một lần nhưng được cho là “phân hủy” nhanh hơn túi nylon bình thường, nên tốt hơn cho môi trường.

Túi tự hủy sinh học (tiếng Anh là biodegradable) là loại túi sử dụng một lần nhưng được cho là “phân hủy” nhanh hơn túi nylon bình thường, nên tốt hơn cho môi trường.

Túi tự hủy sinh học được sản xuất bằng cách tận dụng từ nguồn phế liệu bã mía, xơ dừa… hay dùng nguyên liệu bột bắp. Túi phân hủy sinh học (thường có xuất xứ từ Đức, Hà Lan, Nhật…) khi có tác dụng của vi sinh vật có trong môi trường (đặc biệt là ở môi trường có mật độ vi sinh vật cao) sẽ chuyển hóa thành CO 2 và H 2 O (nước) hoặc tạo thành chất hữu cơ đơn giản và hòa tan trong môi trường.

Một số loại túi phân hủy sinh học của Đức, Hà Lan, Nhật Bản… có giá cao hơn từ 50 – 60 nghìn so với sản phẩm trong nước.

Khi chọn mua túi phân hủy sinh học, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm có dán nhãn xanh của các đơn vị uy tín. Chỉ cần nhìn thấy trên sản phẩm đó có gắn một trong số mác sau là bạn có thể yên tâm:

Biogradable Product institute (BPI): Sản phẩm sẽ phân hủy an toàn trong điều kiện ủ công nghiệp riêng.

European Bioplastic: Sản phẩm sẽ phân hủy an toàn trong điều kiện ủ công nghiệp riêng.

Vincotte OK bio based: Sản phẩm làm từ thực vật, không có nghĩa là sản phẩm này sẽ phân hủy.

Vincotte OK compost: Sản phẩm phân hủy an toàn trong điều kiện ủ công nghiệp riêng.

Vincotte OK compost HOME: Sản phẩm sẽ phân hủy trong điều kiện tự ủ tại nhà.

Vincotte OK biodegradable SOIL: Sản phẩm sẽ phân hủy chỉ cần chôn dưới đất.

Vincotte OK biodegradable WATER: Sản phẩm sẽ phân hủy trong nước.

Túi phân hủy sinh học khi sờ vào trơn mượt, thường có màu trắng hoặc trong suốt, không phong phú về màu sắc. Ngoài ra, bạn có thể xác định sản phẩm phân hủy sinh học được mua về có độc hay không bằng cách đốt cháy. Nếu thấy sản phẩm dễ cháy, không bốc khói thì tính độc hạn chế, ngược lại nếu sản phẩm khó cháy, cháy không sùi bọt nhưng bốc khói, có mùi lạ… thì tính độc càng cao.

Túi Tự Hủy Sinh Học Là Gì? Chọn Sao Cho Đúng Chuẩn

Ngày nay việc lựa chọn ” túi tự hủy sinh học” để bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa ngày càng được nhiều người hưởng ứng. Việc thay thế túi nilon bằng túi thân thiện với môi trường đang là biện pháp rất thiết thực để bảo vệ trái đất xanh.

1. Túi tự hủy sinh học là gì?

KHÔNG có vật liệu nào có khả năng tự phân hủy

Phần 1 này sẽ làm rõ cho bạn khái niệm: “Túi tự hủy là gì?” “Túi tự hủy sinh học là gì?”

Nhưng sự thật là…

…KHÔNG có loại túi nào có thể tự hủy được và KHÔNG phải cứ là túi có chứa từ “sinh học” thì có nghĩa là sẽ tốt cho môi trường.

Về bản chất không có vật liệu nào có khả năng tự mình phân huỷ. Để phân hủy được chúng buộc phải có sự tác động từ vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, xúc tác…

Các yếu tố này sẽ làm thay đổi cấu trúc bền vững của vật liệu và khiến chúng bị phân huỷ. Do đó nếu dùng từ “tự huỷ” để đặt tên cho sản phẩm là không chính xác, đây có thể coi là một dạng đánh tráo khái niệm.

Để làm rõ được vấn đề này ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu 3 khái niệm sau:

Sự phân huỷ sinh học: Là quá trình chuyển hoá các phân tử thành các chất vô cơ như CO2, H2O và sinh khối dưới tác động của vi sinh vật.

Túi sinh học: Là túi được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như: bột ngô, khoai, sắn… . Loại túi này có thể phân huỷ sinh học hoặc không. Các loại túi sinh học không phân hủy sinh học về bản chất không hề khác với túi nilon truyền thống.

Túi phân huỷ sinh học: Là loại túi được làm từ nguyên liệu gốc tự nhiên như PLA, PHA hoặc gốc dầu mỏ như PBS, PCL, PBAT… Tuy nhiên chúng có khả năng phân huỷ sinh học thành CO2, H2O và sinh khối chỉ trong thời gian ngắn.

Về bản chất cụm từ “túi tự hủy sinh học” đang được dùng không chính xác. Không có loại túi nào có thể tự hủy nếu không có tác động và không phải túi sinh học nào cũng tốt cho môi trường.

Vì thế, từ nay để gọi được tên đúng loại túi thân thiện với môi trường bạn hãy sử dụng cụm từ “túi phân hủy sinh học” hoặc “túi sinh học phân hủy hoàn toàn”.

Tìm hiểu thêm:

2. Nguyên liệu làm ra túi sinh học

Khác với túi nilon truyền thống, túi sinh học được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như tinh bột ngô, khoai, sắn… Nguồn nguyên liệu này có khả năng tái tạo nên sẽ giảm bớt việc phụ thuộc vào nguồn hóa thạch đang cạn kiệt dần.

Và dựa vào khả năng phân hủy sinh học của túi mà người ta chia túi sinh học thành 2 loại:

Túi sinh học có khả năng phân hủy sinh học: Túi làm từ PLA, PHA…

Túi sinh học không có khả năng phân hủy sinh học: Túi làm từ biobased PE (HDPLE, LDPE), PET, PP…

Như vậy, để thật sự tốt cho môi trường bạn hãy chú ý tìm mua những sản phẩm túi sinh học có khả năng phân hủy sinh học.

3. Ưu điểm của túi sinh học phân hủy sinh học

Túi sinh học được đánh giá là có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với túi nilon truyền thống. Cụ thể:

An toàn cho sức khoẻ: Túi được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên giúp con người giảm thiểu được nguy cơ bị phơi nhiễm các chất độc hại như: BPA, phthalates. Ngoài để xử lý túi tự nhiên phân hủy sinh học hoàn toàn sẽ không cần đốt, chỉ cần chôn ủ nên không tạo ra các khí độc hại gây ung thư và dị tật bẩm sinh như dioxin, furan.

Các loại túi sinh học phân huỷ hoàn toàn của AnEco được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe người sử dụng

Thân thiện với môi trường: Túi sinh học phân huỷ hoàn toàn có thể phân huỷ hoàn toàn thành các chất vô cơ và sinh khối mà không tồn dư chất độc hại nào trong môi trường. Hơn nữa, lượng sinh khối tạo ra có thể dùng để sản xuất phân sinh học bón cho cây trồng giúp tái tạo lại hệ sinh thái xanh.

Thời gian phân huỷ nhanh chóng: Các loại túi này có thời gian phân huỷ rất ngắn, chỉ khoảng vài tháng đến một, vài năm. So với thời gian 100 – 500 năm của các loại túi nilon truyền thống thì thời gian này ngắn hơn nhiều.

Có thể nói, túi sinh học phân hủy sinh học vừa an toàn cho sức khỏe vừa tốt cho môi trường. Sử dụng loại túi này thay thế túi nilon sẽ góp phần giảm đáng kể lượng rác thải nhựa đang gia tăng không ngừng ở các bãi tập kết rác, kênh rạch, sông ngòi và đại dương.

4. Kinh nghiệm chọn mua túi sinh học phân hủy hoàn toàn

Để chọn mua được đúng loại túi thân thiện với môi trường – túi sinh học phân hủy hoàn toàn, hãy dựa trên 1 số tiêu chí sau:

4.1. Cảm nhận trực quan sản phẩm

Sờ, ngửi: Túi sinh học phân huỷ sinh học thường sẽ mịn, xốp, lớp màng mỏng và không được phong phú về màu sắc. Nếu ngửi kỹ sẽ thấy có mùi của tinh bột.

Đốt: Trong trường hợp bạn đã mua về nhà cũng có thể thử túi bằng cách đốt cháy. Nếu thấy sản phẩm dễ cháy và không có mùi lạ thì là túi sinh học phân huỷ hoàn toàn. Ngược lại, nếu thấy túi bị sun lại và có mùi khét thì đó là túi không phân huỷ sinh học hoàn toàn.

Cảm nhận trực quan là kinh nghiệm đầu tiên bạn có thể lưu ý làm theo:

4.2. ĐỌC KỸ thành phần trên bao bì túi

Không nên: Không nên mua những loại túi mà trong bảng thành phần vẫn có chứa các loại nhựa không phân huỷ sinh học được như PP, PE, HDPE, LDPE…

Nên: Trong bảng thành phần có chứa các ký hiệu như PLA, PBAT, PHA, PCL…

4.3. Kiểm tra các CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ về khả năng phân hủy sinh học

TUV OK compost INDUSTRIAL: Sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện tự ủ công nghiệp.

TUV OK compost HOME: Sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện tự ủ tại nhà

(BPI) Biodegradable Product Institute Compostable: Sản phẩm có thể phân hủy an toàn trong điều kiện ủ công nghiệp riêng.

DIN CERTCO compostable: Sản phẩm thể phân hủy sinh học trong điều kiện công nghiệp

TUV OK biodegradable SOIL: Sản phẩm sẽ phân hủy chỉ cần chôn dưới đất.

TUV OK biodegradable WATER: Sản phẩm sẽ phân hủy trong nước.

Nếu sản phẩm có các chứng chỉ sau đây bạn có thể yên tâm lựa chọn:

5. Túi sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco

Tại Việt Nam hiện nay, loại túi đang được rất nhiều người dùng và doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn đó chính là túi phân hủy sinh học AnEco.

Thời gian phân hủy nhanh chóng: chỉ sau 6 – 12 tháng trong điều kiện chôn ủ tại nhà, túi AnEco sẽ phân hủy hoàn toàn thành CO2, nước và mùn hữu cơ, rất thân thiện với môi trường.

Được làm từ nguyên liệu an toàn: Túi AnEco đều được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc tái tạo là tinh bột ngô cùng với các vật liệu sinh học phân hủy hoàn toàn AnBio nhập khẩu châu Âu. Vì thế hoàn toàn an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.

Đạt tiêu chuẩn chất lượng cao: Túi AnEco đã đạt được chứng chỉ TUV OK compost HOME. Đây là tiêu chuẩn cao và khắt khe nhất chứng nhận khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm. Ngoài ra, AnEco còn đạt các chứng nhận khác về khả năng phân hủy hoàn toàn như Seedling (Áo), BPI (Mỹ), DIN CERTCO (Đức).

Túi AnEco tự hào là sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho người dùng khi:

Túi đựng rác: Rất tiện dụng trong việc đựng rác hữu cơ, rác vô cơ ở nhà và văn phòng. Chất liệu túi mềm dai, chắc chắn, không làm rò rỉ nước ra ngoài. Kích thước phù hợp với nhiều thùng rác trên thị trường. Giá bán: 145.000đ/1kg/cuộn và 62.000đ/1 hộp.

Túi shopping: sản phẩm được dùng để đựng thực phẩm và các đồ dùng sinh hoạt có kích thước vừa và nhỏ khi đi mua sắm. Chất liệu túi mềm dai, co giãn tốt, giúp đựng được nhiều đồ. Đặc biệt, túi được thiết kế có hai quai cầm rất tiện lợi. Giá bán: 42.000đ/hộp.

Túi đựng thực phẩm: Rất tiện lợi trong việc đựng thực phẩm như rau củ quả, bánh, cá thịt. Túi được thiết kế giữ nhiệt và ngăn chặn sự xâm nhập của không khí trong thời gian dài nên giúp thực phẩm tươi ngon lâu hơn. Giá bán: 60.000đ/hộp.

Để đáp ứng được tối đa nhu cầu sử dụng, AnEco đã cho ra đời rất nhiều các dòng túi sinh học khác nhau, bao gồm:

Như vậy, có thể thấy các khái niệm như túi tự huỷ, túi tự huỷ sinh học, túi tự phân huỷ… thường dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã biết được đâu là loại túi thật sự thân thiện với môi trường và có sự lựa chọn đúng đắn nhất!

Túi Tự Hủy Sinh Học Là Gì? Ưu Điểm, Cách Chọn Mua Chuẩn

Túi tự hủy sinh học là gì?

Túi tự hủy sinh học là gì? Có thể hiểu túi tự hủy sinh học (tiếng anh: Biodegradable) là loại túi thân thiện với môi trường, được sử dụng trong một lần và phân hủy nhanh hơn túi nilon thông thường.

Túi tự hủy sinh học có thành phần chính là nguồn phế liệu tự nhiên như xơ dừa, bã mía, bột bắp hay nguyên liệu có gốc tự nhiên như PLA,PHA cũng có thể là gốc dầu mỏ như PCL, PBS,… Nguyên lý phân hủy của túi này đơn giản nhờ tác dụng của vi sinh vật trong môi trường sẽ chuyển hóa túi thành chất hữu cơ hòa tan hoặc CO2 và H2O.

Đặc điểm của túi tự phân hủy sinh học như sau:

Bề mặt trơn, mềm mượt, dày dặn

Thường có màu trong suốt

Giá cả nhỉnh hơn so với loại túi truyền thống

Ưu điểm của túi tự phân hủy sinh học 

An toàn cho sức khỏe con người

Vì được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, nên túi tự hủy sinh học dễ dàng giúp chúng ta tránh được các chất độc hại thường xuất hiện trong bì bóng như BPA, phthalates. 

Mặt khác, túi không cần xử lý bằng cách đốt mà bạn chỉ cần ủ đúng môi trường nên hạn chế được các khí độc (dioxin, furan) có thể được tạo ra trong quá trình đốt rác gây ung thư hoặc dị tật.

Bảo vệ môi trường sống

Chắc hẳn bạn cũng biết tác động đánh báo động của túi ni lông gây ra cho môi trường, chứng vì thế việc sử dụng túi tự hủy không độc hại, khi ủ có thể tạo thành  chất vô cơ hoặc sinh khối để sản xuất phân bón giúp tái tạo hệ sinh thái của hành tinh.

Thời gian phân hủy nhanh chóng

Túi ni lông truyền thống chúng ta hay dùng hàng ngày phải mất từ 100-500 năm mới có thể phân hủy hoàn toàn. Ngược lại, túi tự hủy sinh học có thời gian phân hủy ngắn, dễ dàng phân hủy sau vài tháng hoặc 1-2 năm.

Cách chọn mua túi tự hủy sinh học trên thị trường

Không phải loại túi tự hủy sinh học nào cũng có thể phân biệt bằng màu sắc. Hầu hết khách hàng sẽ chọn sản phẩm có nhãn xanh của đơn vị. Vậy nếu bạn không biết nhiều đơn vị chuyên sản xuất túi tự hủy thì có thể lựa chọn các loại bao bì có gán các mác sau đây:

European Bioplastic

là nhãn dành cho loại bao bì sẽ phân hủy an toàn khi ủ công nghiệp riêng.

 Biogradable Product institute

có nghĩa sản phẩm sẽ phân hủy an toàn ở điều kiện ủ công nghiệp riêng.

Vincotte OK compost HOME

: tức bao bì có thể tự phân hủy trong điều kiện ủ tại nhà.

Vincotte OK biodegradable SOIL

là nhãn đánh dấu các bao bì có thể tự phân hủy trong đất (được chôn dưới đất).

Vincotte OK compost

: là sản phẩm bao bì tự phân hủy trong môi trường ủ công nghiệp riêng

Vincotte OK biodegradable WATER

: Bao bì sẽ tự phân hủy khi ở môi trường nước.

Vincotte Ok bio based:

Là bao bì được làm từ thực vật nhưng không đảm bảo sẽ phân hủy.

Bạn Đã Thực Sự Hiểu Về Túi Tự Phân Hủy Sinh Học

Hiện nay, túi tự phân hủy sinh học được biết đến và sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn chính xác về loại túi thân thiện với môi trường này. Túi tự phân hủy trong tiếng anh có tên là Bio-degradable bag.

Nhựa hay túi phân hủy sinh học được tạo ra từ 3 khả năng: Khả năng 1: Thực vật như bột ngũ cốc + phụ gia.

Khả năng 2: Nhựa truyền thống như PE/PP + thực vật + phụ gia.

Khả năng 3: Nhựa truyền thống PE/PP + phụ gia.

Phụ gia có thể rất đa dạng như Alta, Chitosan hay D2W, để định hình kết cấu hoặc để phân hủy/ phân rã nhanh hơn. Về các chất phụ gia, ví dụ như Alta, Chitosan, và D2W, đã chính thức đưa vào sản xuất mặt hàng túi ni long phân hủy sinh học để phục vụ nhu cầu xuất khẩu trong nước cách đây vài năm. Nhưng cũng có thông báo cho thấy rằng các sản xuất trên chỉ là những thử nghiệm bước đầu, vẫn chưa có sản xuất thành thương phẩm đại trà với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó giá cả chưa hợp lý thường cao hơn khoảng 15~20% so với túi thông thường, thị trường chưa chấp nhận là nguyên nhân chủ yếu. D2W thuộc nhóm tự hủy sinh học Oxo-biodegradable được sản xuất đầu tiên bởi công ty Symphony Environmental Technologies tại Anh Quốc, khi sản xuất túi phân hủy chỉ cần trộn 1% tỉ lệ D2W tuy nhiên giá thành túi vẫn thường cao hơn 10~15%. Chitosan trước đây giá thành rất cao vì khó chiết xuất dưới dạng công nghiệp bởi đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và công nghệ chiết xuất tốt.

Túi  phân hủy sinh học đang bán trên thị trường, ngoài các hạt vi nhựa (chiếm khoảng 40 – 50%) còn có thêm thành phần khác như chất phụ gia phân hủy, hay một số thành phần tự nhiên như bột ngô, bột sắn, bột mì…. Do vậy, dù thành phần nhựa ít hơn túi ni lông thường, nhưng về bản chất, các loại túi nylon phân hủy sinh học vẫn là túi ni lông, được cho thêm chất phụ gia để đẩy nhanh quá trình phân rã.

Số Thứ Tự Tiếng Anh Là Gì

Số thứ tự tiếng Anh là gì – Số thứ tự trong tiếng Anh là gì

Nếu số đếm dùng để đếm số lượng, chỉ độ tuổi, năm sinh… như 1 (one), 2 (two)…thì số thứ tự trong tiếng anh dùng để chỉ xếp hạng, ngày sinh nhật… như 1st (first), 2nd (second)…

Nhìn chung số thứ tự sẽ có cách viết theo cấu trúc sau: số thứ tự = số đếm + th. Cụ thể như sau:

+ Số 4 = Four +th = Fourth.

+ Số 6 = Six + th = Sixth.

+ Số 10 = Ten + th = Tenth.

Tuy nhiên cần chú ý một vài trường hợp đặc biệt sau

Đối với những con số kết thúc bằng số 1 thì thêm 2 ký tự ” st ” sau mỗi con số như 1st, 21st, 31st, 41st… và riêng số 11 được viết là 11th

+ Số 1st được viết là First.

+ Số 21st được viết là Twenty – first.

+ Số 31st được viết là Thirty – firrst.

Các số 41st, 51st, 61st, 71st… được viết tương tự như trên, trừ số 11th được viết là Eleventh theo cấu trúc số thứ tự = số đếm + th

Đối với những con số kết thúc bằng số 2 thì thêm 2 ký tự ” nd ” sau mỗi con số như 2nd, 22nd, 32nd, 42nd… và riêng số 12 là 12th.

+ Số 2nd được viết là Second.

+ Số 22nd được viết là Twenty – second.

+ Số 32nd được biết là Thirty – second.

Các số 42nd, 52nd, 62nd, 72nd… được viết tương tự như trên. Trừ số 12th được viết là Twelveth theo cấu trúc số thứ tự = số đếm + th.

Đối với những con số kết thúc bằng số 3 thì thêm 2 ký tự ” rd ” sau mỗi con số như 3rd, 23rd, 33 rd, 43rd… và riêng số 13 được viết là 13th.

+ Số 3rd được viết là Third.

+ Số 23rd được viết là Twenty – third.

+ Số 33rd được viết là Thirty – third.

Các số 43rd, 53rd, 63rd, 73rd… được viết tương tự như trên, trừ số 13th được viết là Thirteenth theo cấu trúc số thứ tự = số đếm + th.

Đối với những con số còn lại thì được thêm 2 ký tự ” th ” sau mỗi con số. Tuy nhiên những con số kết thúc bằng số 5 và số 9 khá đặc biệt hơn và cụ thể như sau:

Số 5th, 25th, 35th, 45th… KHÔNG được viết như cấu trúc số thứ tự = số đếm + th mà được viết khác đi như: 5th là Fifth, 25th là Twenty – fifth, 35th là Thirty – fifth. Và riêng số 15 vẫn được viết theo đúng cấu trúc số thứ tự = số đếm + th là Fifteenth

Số 9th, 29th, 39th, 49th… cũng KHÔNG được viết như cấu trúc số thứ tự = số đếm + th mà được viết khác đi như: 9th là Ninth, 29th là Twenty-ninth, 39th là Thirty-ninth và riêng số 19 vẫn được viết theo đúng cấu trúc số thứ tự = số đếm + th là Nineteenth

Đối với những số tròn chục được kết thúc bằng 2 ký tự “ty” như twenty (20), thirty (30)…thì khi chuyển sang số thứ tự sẽ bỏ ký tự “y” và thay vào đó bằng 2 ký tự “ie” rồi thêm 2 ký tự “th”. Cụ thể như sau:

+ Số 20th được viết là Twentieth

+ Số 30th được viết là Thirtieth

Đối với những con nhiều chữ số (trên 3 chữ số) KHÔNG kể các con số 100, 1000, 1 triệu, 1 tỷ… (được viết theo cấu trúc chung số thứ tự = số đếm + th) thì chỉ cần thêm “th” ở con số cuối cùng. Tuy nhiên, nếu số cuối cùng có rơi vào danh sách đặc biệt bên trên thì dùng đúng theo danh sách đó. Cụ thể như sau:

Số 111 được viết là One hundred and eleventh.

Số 121 được viết là One hundred and twenty – first.

Ví dụ: Hôm nay là sinh nhật lần thứ 23 của tôi.

Today was my Twenty – third (23rd) birthday.

Ví dụ: Văn phòng của tôi nằm ở tầng 12 của toà nhà.

My office is on twelveth the floor.

Ví dụ: Lớp tôi đứng thứ 2 trong cuộc thi thể thao.

My class comes second in the sports competition.

Đối với tử số luôn dùng số đếm. Còn mẫu số có 2 trường hợp như sau:

Nếu tử số có một chữ số, mẫu số có 2 chữ số trở xuống thì mẫu số dùng số thứ tự. Tuy nhiên, nếu tử số lớn hơn 1 thì mẫu số phải thêm ký tự “s”. Ví dụ:

1/4: a quarter hoặc a fourth

1/20: a twentieth

1/100: a hundredth 1/1000: a thousandth

3/4: three quarters hoặc three fourths 5/6: five sixths

Nếu tử số có hai chữ số trở lên, mẫu số có ba chữ số trở lên thì mẫu số sẽ được viết từng chữ một và lúc này dùng số đếm. Ngoài ra, giữa tử số và mẫu số có chữ “over”. Ví dụ:

21/16: Twenty one over one six

Viết số nguyên trước bằng số đếm rồi thêm chữ “and” tiếp đến viết theo quy tắc phân số. Ví dụ:

2 3/5: Two and three fifths

5 3/4: Five and three quarters

Cách gọi số đếm trong tiếng Anh Cách đọc số thứ tự trong tiếng Anh