Tự Học Võ Vịnh Xuân Quyền / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Môn Võ Đặc Trưng Thế Giới Vịnh Xuân Quyền

Hẳn những ai yêu thích phim võ thuật sẽ đều cực kỳ ấn tượng với những màn công phu tuyệt đỉnh của Lý Tiểu Long hay Chân Tử Đan đã từng thi triển trên màn ảnh. Đó chính là những tinh hoa của Vịnh xuân quyền.

Ít tranh đấu hơn thua, nhưng hễ động thủ thì bất khả chiến bại!

Nếu nhìn bên ngoài, Vịnh xuân quyền (hoặc Vĩnh xuân quyền) không có những chiêu thức cầu kỳ và đẹp mắt. Tuy nhiên đây lại chính là môn võ nhu quyền cận chiến, có tính sát thương trong thực tế rất cao. Thậm chí rất nhiều người coi Vịnh xuân là đỉnh cao của chiến đấu.

Nguyên tắc của môn phái này là “dĩ nhu chế cương”, nhưng không phải là không có “cương” như nhiều người nhầm tưởng mà là “cương nhu phối triển” nghĩa là kết hợp nhuần nguyễn cương – nhu sao cho đạt hiệu quả triệt để nhất.

Theo nhiều nhà nghiên cứu về võ thuật, Vịnh xuân quyền không phải môn võ được phát triển theo hướng thể thao mà để tự vệ hoặc tu thân. Các đệ tử Vịnh Xuân ít tham gia thi đấu tranh hơn thua, nhưng hễ đã động thủ thì bất khả chiến bại!

Vịnh xuân quyền được cho là có thể đem lại khả năng tái tạo cơ thể và nguồn sinh lực rất lớn. Mặc dù khó tập và khi đã tập đòi hỏi độ kiên trì cao nhưng ở một góc độ nào đó thì Vịnh Xuân lại đơn giản và thực dụng nhất.

Nguyên lý của môn võ này là “bát môn pháp” bắt nguồn từ ba hình thái của đôi tay: Tán thủ, Phục thủ và Bàng thủ (ngửa bàn tay, úp bàn tay và đưa khuỷu tay). Ba tay quyền căn bản này bao quát cả ngàn thế tinh hoa biến hóa của quyền Vịnh xuân.

Chỗ tuyệt diệu của quyền pháp Vịnh xuân đó là: “Nếu đối phương dùng quyền tay hay dùng đòn chân đánh hoặc đá ta, thì người của Vịnh xuân ngay tức khắc chỉ dùng một tay hay một chân đánh lại”.

Vì quyền Vịnh xuân làm tiêu tan các thế công bằng một kỹ thuật đặc biệt, và đó cũng là đòn phản công tức khắc.

Trong chiến đấu, cách mà Vịnh xuân đánh là hạn chế tối đa những động tác dư thừa và hao mòn thể lực.

Ví dụ, nguyên tắc đấm của Vịnh xuân cũng được áp dụng theo phương châm: Một tay đấm thẳng bao giờ cũng nhanh và tiết kiệm sức lực hơn 1 tay đấm vòng.

Hay đá cũng vậy thay vì đá cao vừa mất nhiều sức lại dễ mất thăng bằng, Vịnh xuân lựa chọn giải pháp đá tầm thấp.

Thông thường các võ sĩ Vịnh xuân luôn tập tay với Mộc nhân, nhằm giúp cho đôi tay vừa cứng cáp vừa mềm dẻo và quan trọng hơn là sự linh hoạt.

Nhiều nhà nghiên cứu võ thuật cũng thừa nhận nếu một môn võ khác để Vịnh xuân áp sát thì sẽ gặp rất nhiều bất lợi bởi khi đó các cao thủ Vịnh xuân sử dụng rất nhiều đòn tay một cách biến ảo.

Vô cùng khó để đối phương có thể đoán trước họ sẽ ra đòn như thế nào.

Bên cạnh đó, môn Vịnh xuân cũng rất coi trọng kỹ thuật né tránh. Theo bộ pháp Vịnh xuân, đỡ một đòn chi bằng hãy tránh né nó. Chính vì thế trong thực chiến, để có thể đấm hoặc đá trúng một cao thủ Vịnh xuân thì đó cũng không phải là điều đơn giản!

Sự lợi hại của nguyên lý hóa giải và triệt tiêu

Nguyên lý này cũng có thể hiểu là các kỹ thuật quấn dính và xoay vòng.

Nói đến xoay vòng thì Vịnh xuân giống với Akido (môn võ thuần nhu rất thực dụng của Nhật Bản) ở chỗ: Dùng các kỹ thuật xoay, trượt và xoay vòng.

Trong chiến đấu thực tế, Vịnh xuân hay Akido hoàn toàn có thể vừa triệt tiêu được sức mạnh của địch mà lại còn dùng sức địch đánh địch.

Gặp một cao thủ Vịnh xuân hay Akido, đối phương dù mạnh đến mấy, nhưng hễ lao vào tấn công là cứ bị… trôi tuột đi, xoay vòng và … ngã lăn quay đủ mọi cách trong khi đối phương dường như chỉ đứng yên một chỗ.

Một đặc trưng khác của Vịnh Xuân mà không môn phái nào có được, đó là quấn dính.

Nghĩa là nếu gặp một cao thủ Vịnh xuân, đối thủ rất dễ bị khống chế và hóa giải trong trạng thái quấn dính và không cách nào phản công lại.

Ngoài kỹ thụật xoay vòng, cương nhu phối triển để hoá giải đòn thế đối phương, Vịnh xuân sử dụng kỹ thụật quấn dính để bám sát đối phương đến mức đối phương hoàn toàn bất lực không thể ra đòn, phản đòn.

Và mọi đòn đánh cương, trường và cường cực mạnh đều trở nên vô dụng.

Vì thế có thể nói thủ pháp của Vịnh xuân cực kỳ lợi hại vì theo triết lý lấy vô chiêu diệt hữu chiêu, bất chiến tự nhiên thành.

Thông thường, Vịnh xuân không chủ trương tấn công trước mà chỉ dùng thủ để công, hoá giải được đối phương mà không cần đánh.

Bằng các đòn thế, động tác quấn dính, du đẩy, tì, trôi trượt, kéo, lăng… Vịnh xuân dùng sức địch đánh địch theo nguyên tắc gọi là “phản lực”.

Nếu những môn võ thuần cương như Muay Thái, Karate, Taekwondo… mà gặp phải đối phương… “mềm như bún” và sẵn sàng áp sát phản đòn thì các đòn thế cương gần như vô dụng.

Chưa kể nếu bị bám dính như hình với bóng thì thậm chí không xuất được chiêu nào, nhất là các đòn cước dài và mạnh, sở trường như của Karate hay Taekwondo.

Do hướng đến sự mềm dẻo, linh hoạt nên trong các bài tập của Vĩnh xuân ngay từ thời kỳ đầu đã rèn luyện cảm giác bằng việc liên tục tập quấn dính tay, chân và sau là toàn thân, để giữ cho cơ khớp hoàn toàn mềm, lỏng, dẻo, tự nhiên và nâng cao nhạy cảm của xúc giác.

Sau đó, các võ sĩ Vịnh xuân sẽ luyện cả linh giác để phán đoán và xử lý tình huống. Vì thế đối với Vĩnh xuân người ta hay nói “tay có mắt” để chỉ việc rèn luyện kỹ năng “nhìn bằng tay” nghĩa là bằng xúc giác và dĩ nhiên là “nhìn bằng tai” nữa!

Sẽ sai lầm nếu coi thường cước pháp Vịnh xuân

Vịnh xuân ít tung các đòn kết liễu bằng chân bởi nguyên tắc của môn phái này là “túc bất li địa” (chân không rời đất).

Tuy nhiên, ngoài hệ thống đòn tay được đánh giá là vô cùng linh hoạt và hữu hiệu, ít người biết rằng môn phái còn có những đòn chân rất độc đáo.

Có ý kiến cho rằng cước pháp của Vịnh xuân chỉ có 16 đòn (chính xác là 8 đòn cho mỗi bên chân), có lẽ dựa trên hệ thống luyện tập (thấy rõ trong bài tập Mộc nhân) của dòng Vịnh xuân Diệp Vấn tại Hồng Kông.

Một số cước pháp của Vịnh xuân quyền

Nhưng thực tế cước pháp Vịnh xuân phong phú hơn nhiều, bao gồm cả những chiêu thức dùng chân ở tầm cực thấp với những đòn chấn khớp có uy lực khủng khiếp và những chiêu thức đánh vào sự thăng bằng của đối thủ.

Cũng do nguyên tắc “túc bất ly địa”, hệ thống cước pháp chỉ truyền dạy cho học trò cao cấp sau khi môn sinh đã luyện tập tốt sự thăng bằng và có sự phối hợp với thủ pháp nhuần nhuyễn.

Vịnh xuân quyền truyền thống không đề cao những đòn đá xoay người, đá bay và cũng rất hiếm hoi những đòn đá quá tầm trung đẳng. Công phu cước là niêm cước, một hình thức tập luyện dính chân tương tự niêm thủ.

Vịnh xuân Hồng Kông thường dùng nhiều Triệt cước trong thực chiến cũng như luyện Niêm cước, ngoài ra có thể kể thêm: Bàng cước, Than cước, Trất cước, Trảm cước, Đỉnh cước, Hoành cước, Thúc gối, Tảo cước…

Vịnh xuân quyền là một môn võ thuật có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Bên cạnh thiểu số cho rằng rất có thể môn phái đã có lịch sử không dưới 400 năm, hầu hết đều khẳng định nguyên khởi Vịnh xuân quyền từ phong trào Phản Thanh phục Minh cách đây khoảng 2 thế kỷ.

Sự tỏa sáng rực rỡ của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long trên màn ảnh những thập niên 70 đã giúp phát dương quang đại hình ảnh môn phái khắp thế giới.

Những chiêu thức của Lý Tiểu Long đã làm say mê bao thế hệ khán giả.

Anh góp công cực lớn đưa Vịnh xuân quyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thành một trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và say mê luyện tập.

Vịnh xuân ngày nay có tới hàng triệu đệ tử và hàng chục hệ phái trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, huyền thoại Lý Tiểu Long cũng chắt lọc tinh hoa của nhiều môn phái trong đó nòng cốt là Vịnh xuân quyền để sáng tạo ra Triệt quyền đạo.

Đó là một phương pháp chiến đấu được đánh giá là cực kỳ thực dụng và hiệu quả, được nhiều người trên thế giới mến mộ, theo học.

Mặc dù những người tập Vịnh xuân rất ít khi tham gia thi thố hoặc tranh tài ở các giải đấu thể thao. Nhưng trên thế giới cũng đã có không ít cao thủ của làng võ tự do đã tới Trung Hoa để tập luyện Vịnh xuân.

Trong đó tiêu biểu có thể kể tới huyền thoại lẫy lừng của lãng võ tổng hợp UFC – Anderson Silva.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thực Tế Trong Quá Trình Học Võ Vịnh Xuân Quyền

Để tự học Vịnh Xuân Quyền cơ bản, bạn cần phải tuân thủ theo một tiến trình nhất định. Do chính mình tạo ra hoặc học hỏi từ người khác. Song, đầu tiền thì bạn cũng cần nằm lòng được những nguyên tắc chính khi học võ Vịnh Xuân Quyền.

Một tiến trình tập Vịnh Xuân Quyền cơ bản sẽ được thực hiện trong 24 tháng. Cụ thể đó là

Tuần đầu tiên: Học thành thạo Nhị Tự Kiềm Dương Mã và Than Thủ. Sau đó bắt đầu ứng dụng vào thực tế.

Tuần thứ 2: Tìm hiểu Tiểu Niệm Đầu Vịnh Xuân Quyền và học thành thục từng kỹ năng trong bài. Mỗi ngày tập luyện một lần, tách chúng ra thành từng đòn để tập luyện cho hiệu quả. Duy trì các luyện tập này cả đời, mỗi tuần tập 3 lần là hiệu quả nhất.

Tháng thứ 4: Luyện tập những bộ pháp căn bản, mỗi buổi tập trong 15 phút.

Tháng thứ 5: Tập luyện bài Đơn Tri Thủ, 15 phút một buổi.

Tháng thứ 6: Luyện tập 2 tay Chi Sao, mỗi buổi luyện 30 phút. Cùng với đó là học Khẩu Quyết của Vịnh Xuân Quyền

Từ tháng thứ 7: Luyện tập bài Tầm Kiều, mỗi tuần 3 lần.

Từ tháng thứ 10: Tập luyện bài Tiêu Chỉ, mỗi tuần 3 lần.

Từ tháng thứ 12: Tập luyện bài 116 Mộc Nhân Trang, mỗi tuần 3 lần

Từ tháng thứ 13: Luyện tập bài Lục Điểm Bán Côn cho thành thạo.

Từ tháng thứ 24: Thuần thục bài luyện Bát Trảm Đao.

Lưu ý khi học võ Vịnh Xuân Quyền cơ bản

Để luyện tập và học võ Vịnh Xuân Quyền cơ bản theo tiến trình trên. Bạn cần nắm được một vài lưu ý quan trọng. Đó là những yếu tố sẽ quyết định tính hiệu quả của công việc luyện tập.

Nếu như tập luyện bài Mộc Nhân, bạn phải hiểu rằng đó chỉ là công cụ chứ không phải bài tập quá ở mức cao siêu. Thêm vào đó, bạn nên tự đầu tư cho mình một cây mộc nhân để phục vụ cho quá trình tập luyện của mình.

Trong bài tập Chi Sao, bạn nên tập luyện một cách đều đặn mỗi ngày. Với mỗi một bài tập Chi Sao bạn sẽ học hỏi thêm được một chút kinh nghiệm. Đó là điều vô cùng cần thiết khi học võ Vịnh Xuân Quyền.

Khi tập luyện xong bài Tiểu Niệm Đầu, bạn có thể tiếp tục với một bài luyện tập bất kỳ. Song chúng tôi vẫn khuyên bạn vẫn nên tuân thủ theo đúng tiến trình Vịnh Xuân Quyền cơ bản để đạt hiệu quả nhất.

Hiệu quả khi học Vịnh Xuân Quyền phụ thuộc vào cơ địa và sự giác ngộ của mỗi người. Với những người có tư duy, khả năng quan sát tốt thì chỉ mất khoảng 3 năm. Còn những người không tuân thủ theo đúng trình tự về thời gian có thể mất đến 5 – 10 năm.

Bạn phải hiểu rằng tất cả các bài tập khi học võ Vịnh Xuân Quyền là để rèn luyện Hình + Ý + Khí. Vì vậy khi càng chăm chỉ tập luyện thì sẽ càng tốt. Song nếu không có nhiều thời gian thì chỉ cần tập luyện bài Tiểu Niệm Đầu là đủ.

Cách đứng tấn trong Vịnh Xuân Quyền

Cách đứng trong Vịnh Xuân Quyền là một nội dung quan trọng mà ai học cũng cần phải quan tâm. Tấn Pháp chính là gốc rễ của Vịnh Xuân Nhân. Đồng thời đó cũng là khởi nguồn của mọi đòn thế trong võ thuật. Nên bên cạnh việc rèn luyện bên ngoài cũng cần có tư duy bền bỉ, cứng cáp bên trong.

Người nào học được tấn pháp hiệu quả sẽ có lối tấn độc đáo và khác lạ. Do đó, học võ Vịnh Xuân Quyền luôn đòi hỏi người học thật sự chuyên cần, chăm chỉ rèn luyện. Như vậy thì mới lĩnh hội được hết những tinh hoa của Vịnh Xuân Quyền. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự tư duy và khổ luyện của võ sinh.

Bí Mật Những Cách Tập Vịnh Xuân Quyền Đơn Giản Hiệu Quả Nhất

Để có cách tập Vịnh Xuân Quyền hiệu quả, bạn cần xây dựng cho mình tiến trình cụ thể. Tùy từng cấp độ, sở thích tập luyện bạn có thể đưa ra lựa chọn cho thật phù hợp. Theo những người có kinh nghiệm, mỗi bài tập của Vịnh Xuân Quyền đều có những ý nghĩa riêng biệt. Song những bài tập được nhiều người lựa chọn nhất là: Kiềm Dương Mã, Nhất Thốn Quyền, Bàng Thủ,… Bởi chúng mang đến tính thông dụng và hiệu quả cao cho người tập.

Sau những giờ luyện tập Vịnh Xuân Quyền bạn có chơi thêm trò chơi nào để giải trí không? giới thiệu đến bạn trò cờ tướng cực thú vị với những nước cờ tướng hay nhất bạn có thể thắng đối thủ trong vòng 1 nốt nhạc.

Tiến trình tập Vịnh Xuân Quyền

Để tập luyện hiệu quả, bạn cần tuân thủ tiến trình do mình tạo ra. Song, trước tiên bạn cũng cần “nằm lòng” những nguyên tắc chính của môn võ thuật này. Cụ thể tiến trình Vịnh Xuân Quyền theo 24 tháng tập luyện như sau:

Tuần đầu tiên: Thành thạo Nhị Tự Kiềm Dương Mã và Than Thủ sau đó ứng dụng vào thực tế.

Từ tuần thứ 2: Đọc hết bài Tiểu Niệm Đầu Vịnh Xuân Quyền, thành thục từng kỹ năng trong bài. Sau đó mỗi ngày bạn cần tập một lần, tách chúng ra từng đòn để tập luyện cho chuyên nghiệp. Nên duy trì bài tập này cả đời, mỗi tuần 3 lần là hiệu quả nhất.

Từ tháng thứ 4: Luyện tập bộ pháp căn bản, mỗi buổi trong 15 phút.

Từ tháng thứ 5: Tập bài Đơn Tri Thủ, 15 phút/buổi

Từ tháng thứ 6: Luyện tập 2 tay Chi Sao, mỗi buổi 30 phút. Thêm vào đó là Khẩu Quyết của Vịnh Xuân Quyền

Từ tháng thứ 7: Luyện tập Tầm Kiều, mỗi tuần 3 lần

Từ tháng thứ 10: Tập bài Tiêu Chỉ, mỗi tuần 3 lần

Từ tháng thứ 12: Tập bài 116 Mộc Nhân Trang, mỗi tuần 3 lần

Từ tháng thứ 13: Luyện tập Lục Điểm Bán Côn thuần thục

Từ tháng thứ 24: Thuần thục bài tập Bát Trảm Đao

Lưu ý với cách học võ Vịnh Xuân Quyền

Trong quá trình tự tập Vịnh Xuân Quyền theo tiến trình, bạn cần nắm được một vài lưu ý, đó là những yếu tố quyết định tính hiệu quả của việc tập luyện. Nếu như sử dụng bài tập Mộc Nhân, bạn cần hiểu nó chỉ là công cụ chứ không phải bài tập quá cao siêu. Thêm vào đó, bạn cũng có thể tự đầu tư cây mộc nhân để phục vụ cho quá trình tập luyện của mình.

Chế độ dinh dưỡng cho người tập thể hình cũng vô cùng cần thiết và quyết định quan trọng đến việc thực hiện thành công các bài tập này.

Ở bài tập Chi Sao, bạn nên rèn luyện một cách đều đặn đến hết đời. Với mỗi bài tập Chi Sao bạn sẽ học hỏi thêm được một chút, đó là điều vô cùng cần thiết. Còn khi tập xong Tiểu Niệm Đầu, bạn có thể tiếp tục với một bài bất kỳ. Song chúng tôi khuyên bạn vẫn nên tuân thủ trình tự trên để có hiệu quả tốt nhất.

Hiệu quả của cách học võ Vịnh Xuân Quyền phụ thuộc vào cơ địa, cách giác ngộ của mỗi người. Với những người có tư duy quan sát, khả năng hiểu tốt thì chỉ mất khoảng 3 năm. Đối với những người không tuân thủ đúng trình tự thời gian có thể là 5 – 10 năm.

Bạn cần hiểu rằng tất cả các bài quyền của Vịnh Xuân Quyền là để rèn luyện đủ Hình + Ý + Khí. Do đó, càng chăm chỉ tập luyện càng tốt. Song nếu không có thời gian thì bạn chỉ cần tập luyện bài Tiểu Niệm Đầu là đủ.

Cách đứng tấn trong Vịnh Xuân Quyền

Ngoài cách tập Vịnh Xuân Quyền, cách đứng trong Vịnh Xuân Quyền cũng là nội dung được không ít người quan tâm. Tấn Pháp chính là gốc rễ của Vịnh Xuân Nhân và là khởi nguồn của mọi đòn thế trong võ thuật. Cũng chính vì thế, nếu như bạn chỉ rèn luyện bên ngoài mà không có tư duy bền bỉ, cứng cáp bên trong thì coi như đứt rễ.

Người sở hữu được tấn pháp hiệu quả là người có lối tấn độc đáo và khác lạ. Do đó, Vịnh Xuân Quyền luôn đòi hỏi võ sinh phải thật sự chuyên cần, chăm chỉ rèn luyện. Có như vậy những đặc trưng, lý thuyết tinh hoa của môn võ mới phát huy được. Điều đó cũng phụ thuộc vào tư duy và sự khổ luyện của mỗi võ sinh.

Tuyển Tập Những Cuốn Sách Học Võ Thái Cực Quyền Đáng Học Nhất

Thái cực quyền là môn võ phối hợp động tác của thủ pháp, nhãn pháp, thân pháp và bộ pháp. Việc vận động hít khí sâu thả cũ thu mới cũng như vận động cơ thể và khí công vô cùng hiệu quả. Các cuốn sách dạy võ Thái cực quyền Trung Quốc cần phải đem đến những kiến thức về môn võ Thái cực. Đồng thời truyền cảm hứng cho những người học võ ở mọi lứa tuổi.

Triết lý sâu xa của môn võ này đến từ cuộc sống và luôn được áp dụng vào đời sống hàng ngày. Đặc biệt ở nước ta là nước có nền võ học dân tộc cực kỳ độc đáo. Tuy nhiên việc tiếp nhận tinh hoa võ thuật từ nước ngoài và chắt lọc chúng để có được những thế võ đẹp mắt của nước ta lại rất tốt.

Theo những cuốn sách học võ Thái cực thì sự kết hợp của ba yếu tố là ý chí, hít thở và động tác đã tạo ra môn võ thuật mới để chữa bênh, tăng cường thể chất và bảo vệ sức khỏe con người. Kết hợp chặt chẽ giữa nội ngoại thân đã tạo nên tính thống nhất trong ngoài và tổng thể của phương pháp rèn luyện Thái cực chiến đấu. Môn võ này không chỉ tiến hành các hoạt động của cơ bắp và khớp xương mà còn kết hộp cả những động tác và việc hít thở đúng cách.

Top những cuốn sách dạy võ Thái cực tốt nhất

Nếu như muốn học võ Thái cực quyền đúng cách và mang lại hiệu quả nhanh chóng, việc tìm đọc các cuốn sách dạy võ Thái cực là vô cùng cần thiết. Là học viên mới bắt đầu theo học hay đã có khoảng thời gian làm quen với môn võ này, những cuốn sách sau đây thực sự không thể thiếu dành cho các bạn.

Thái Cực Quyền – Trương Tam Phong (Phần 1)

Cuốn sách này được soạn ra để hoàn tất chương trình từ thấp lên cao của môn Võ Đang. Luyện tập thuần thục các động tác cơ bản trong quyển sách này sẽ giúp cho thể chất đến tinh thần của bạn đều minh mẫn và linh hoạt.

Vovinam là môn võ thi đấu ở các giải đấu quốc tế. Vậy nên, có sự phân loại người học theo trình độ và đẳng cấp. Tìm hiểu về hệ thống các đai trong Vovinam trong nước và quốc tế cho học viên

Cũng giống như bao cuốn sách khác, Thái Cực Quyền – Trương Tam Phong (Phần 1) được mở đầu bằng lời tựa giới thiệu tổng quát về nội dung cũng như tầm quan trọng của việc đọc chúng. Tiếp theo là 5 mục chính bao gồm:

Cận sử môn thái cực quyền (từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20)

Thái cực quyền yếu lĩnh: nói về cách tập luyện Thái cực quyền và Thái cực quyền thập yếu

Thái cực quyền đồ giải

Thái cực thôi thủ

Cuối cùng là phụ lục

Thái Cực Quyền – Trương Tam Phong (Phần 2)

Thái Cực Quyền có lưu hình

Cuốn sách này cung cấp các thông tin về tính ưu việt của hoạt động tăng cường sức khỏe của bộ môn Thái cực quyền. Các yếu lĩnh cơ bản trong việc luyện tập thái cực quyền. Bên cạnh đó, bạn sẽ được theo dõi phowng pháp luyện tập vận động thở bung sâu. Cũng như những yêu cầu của bộ môn Thái cực quyền đối với tư thế của các bộ phận cơ thể.

Thái Cực Quyền (Dưỡng Sinh) Tổng Hợp

Cuốn sách dạy võ Thái cực quyền tổng hợp cung cấp các thông tin về triết lý thái cực quyền và khẩu quyết 10 thế khí công Thái cực tổng hợp. Đặc biệt, cuốn sách hướng dẫn chi tiết và đầy đủ và các bài tập căng giãn và làm nóng cơ thể trước khi luyện tập thái cực. Bên cạnh đó là các thế càn khôn thập linh cho các võ sinh Thái cực quyền.