Tự Học Vẽ Tĩnh Vật / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Vẽ Vật Thực Tĩnh Vật Màu Sắc

Vẽ vật thực tĩnh vật màu sắc – Bình hoa và quả lê

Vẽ vật thực tĩnh vật màu sắc – Bình hoa và quả lê

1. Màu sắc nguồn sáng: một chùm tỏa sáng chiếu thấu qua tĩnh vật hiện sáng màu nóng.

2. Độ thuần màu sắc trung bình.

3. Chỉnh thể nghiềng về màu xám vàng lạnh.

1. Mặt sáng xám nâu.

2. Mặt tối vàng đất.

3. Ranh giới sáng tối nghiêng về nâu xám.

4. Mặt sáng hiện vàng trung hòa.

5. Mặt tối xám nâu.

6. Phần tối xanh ô liu.

7. Hiệu quả nghiêng về vàng đất.

8. Hiệu quả nghiêng về màu nóng.

9. Mặt sáng nghiêng về vàng chanh.

10. Phần tối nghiêng về xám xanh.

11. Hiệu quả khối màu nghiêng về màu xanh.

Bình hoa và quả lê

Khẳng định bằng bút, màu sắc phải chính xác, chú ý hướng của bút pháp, mới có thể đạt được hiệu quả lý tưởng.

Tận dụng tối đa của tranh màu nước và cách xử lý của kỹ xảo và phương pháp, để bình hoa màu vàng cam được trong suốt, chú ý liện quan nóng lạnh của màu sắc.

Màu tươi trong suốt, có đủ thành phần nước, thể hiện quả lê đủ thành phần nước.

Qua xử lý của kỹ xảo và phương pháp, miêu tả một ấm trà hương sắc cổ xưa, càng có cảm giác thể tích hơn.

1. Vẽ đường viền tĩnh vật bằng đường kẽ xen lẫn nhau, nhấn mạnh ranh giới giữa các vật thể.

2. Trước tiên thấm ướt giấy bằng nước, sau đó vẽ màu nhạt là lớp thứ nhất, như vậy có thể phá vỡ ranh giới của hình.

3. Áp dụng kỹ xảo và phương pháp vẽ ướt vẽ màu sắc cảnh nền và khoảng trắng khác, lúc này không cần câu nệ lập thể và hạn chế của tạo hình.

4. Vẽ ra thể tích của quả lê bằng kỹ xảo và phương pháp vẽ khô, miêu tả bình hoa và đồ sứ bằng phương pháp chồng chéo nhiều lớp, duy trì hiệu quả trong suốt của màu sắc trong phần chuyên sâu.

“Bình hoa và quả lê”TÔ KIẾM HÙNG 40cm x 58cm, màu nước 3 giờ

* Đánh giá tác phẩm: Tranh màu nước cũng có thể ứng phó với thi mỹ thuật. Tranh làm mẫu vẽ vật thực điển hình và quy tắc, kỹ xảo và phương pháp của vẽ vật thực màu nước đều thể hiện ở các bước kỹ xảo và phương pháp, tạo hình rắn chắc và phong cách màu nước tươi sáng là yêu cầu cơ bản của tĩnh vật màu nước.

– Gia Bảo – Anh Tuấn – Đoàn Loan –

Vẽ Tranh Tĩnh Vật Đơn Thể (Phần 2)

Vẽ tranh tĩnh vật đơn thể (Phần 2)

Vẽ tranh tĩnh vật đơn thể (Phần 2)

1. Vẽ chai rượu với đường nét đậm

Yêu cầu: Đặc điểm của chai thủy tinh là phải trong suốt, độ sáng phải cao, độ phản quang phải nhiều.

– Dùng các đường nét thẳng để xác định vị trí lớn hay nhỏ của vật thể, tỷ lệ của hình thể trên bề mặt bản vẽ, phân tích sự cấu thành cơ bản của ngoại hình.

– Dùng bút chì để vẽ ra bộ phận tối, bóng, phản quang và độ sáng tối của vật thể.

– Từng bước tiến hành đi sâu vào việc khắc họa.

– Điều chỉnh lại bề mặt bức họa, đặc biệt chú ý đến sự biến hóa quan hệ hư thực của vật thể, giữa chỉnh thể và cục bộ, miệng chai và độ phản quang cũng cần phải được xử lý cẩn thận.

2. Phương pháp vẽ chiếc cốc đựng nước trong suốt

– Chú ý đến màu sắc của bối cảnh chung quanh, quan hệ giữa vật thể và bối cảnh.

– Xác định vị trí và vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể.

– Tiến hành vẽ ra quan hệ sáng tối của vật thể.

– Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa.

– Điều chỉnh bề mặt bản vẽ, chú ý xử lý đáy cốc và mặt nước.

3. Phương pháp vẽ chiếc cốc có rượu bên trong

– Xác định vị trí, tỷ lệ và vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể.

– Vẽ ra quen hệ sáng tối của vật thể.

– Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, chú ý xử lý phần đáy cốc và độ đục của rượu.

– Điều chỉnh lại bề mặt bản vẽ, chú ý đến sự phản quang và quan hệ hư thực của vật thể.

– Vẽ các đường dài nhưng nhẹ và nhạt để xác định vị trí của vật thể, đồng thời vẽ ra tỷ lệ cơ bản của vật thể.

– Vẽ ra bộ phận tối cũng như giới tuyến của bộ phận sáng và bóng, phản quang của vật thể.

– Chú trọng nhiều đến độ sáng tối và tiến hành đi sâu vào việc khắc họa.

– Điều chỉnh lại bề mặt bản vẽ, đặc biệt là quan hệ hư thực và chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa cục bộ và chỉnh thể, cẩn thận xử lý sự phản quang và miệng chai.

IV. Phương pháp vẽ chai đựng nước

1. Phương pháp vẽ chai màu đậm

Yêu cầu: Phân tích rõ đặc trưng của cái chai, chú trọng đến độ trong suốt của chai và độ nghiêng cơ bản, phải thể hiện được độ trong suốt của nhựa.

2. Phương pháp vẽ chai màu nhạt

– Xác định vị trí của vật thể, đồng thời vẽ ra hình dạng cơ bản.

– Vẽ ra quan hệ sáng tối của vật thể.

– Dùng bút chì để tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, chú ý phải tạo cho được cảm giác trong suốt của chai.

– Điều chỉnh lại bề mặt của bản vẽ, chú ý đến sự phản quang và quan hệ hư thực của vật thể.

Đặc điểm của bình gốm sức là sự phản quang cao, phản xạ mạnh.

1. Phương pháp vẽ bình gốm sứ màu đậm

Phải đặc biệt xử lý ở độ phản quang, tạo cho được cảm giác có không gian hư thực.

– Xác định vị trí của vật thể, đồng thời vẽ ra hình dạng cơ bản và từng bước tiến hành cụ thể hóa.

– Từ giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng, vẽ ra quan hệ sáng tối của vật thể. Lúc này phải chú ý nhiều đến sự biến hóa hư thực của độ sáng tối, phải làm cho bức họa trở nên sinh động.

– Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, khắc họa từ chỉnh thể đến cục bộ.

– Điều chỉnh lại bề mặt bức họa (bao quát cả sắc điệu, chất cảm và không gian), chú trọng nhiều đến quan hệ hư thực.

2. Phương pháp vẽ bình gốm sứ màu nhạt

– Xác định vị trí, đồng thời vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể.

– Từ giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng, tiến hành vẽ ra quan hệ sáng tối của vật thể.

– Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, phải tạo cho được cảm giác có thể tích.

– Điều hỉnh lại bề mặt của bản vẽ, đặc biệt chú trọng nhiều đối với đến hư thực và bóng, phản quang.

Yêu cầu: Kết cấu của hình thể phải thoải mái, bề mặt của bản vẽ phải sinh động, không có cảm giác bị rối.

3. Phương pháp vẽ bình rượu bằng gốm sứ màu đậm

– Dùng các đường nét thẳng để vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể.

– Từ giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng, tiến hành vẽ ra quan hệ sáng tối của vật thể.

– Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, từng bước tạo cho được bản vẽ có thể tích và chất cảm.

– Điều chỉnh lại bề mặt của bản vẽ, chú ý nhiều đến quan hệ hư thực của vật thể.

VI. Phương pháp vẽ bình gốm sứ

1. Phương pháp vẽ bình gốm sứ hoa văn

Yêu cầu: Căn cứ vào các nét đặc trưng của vật thể để thể hiện.

– Dùng các đường nét thẳng để vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể, phân tích thể khối và kết cấu cơ bản của vật thể, đồng thời nhẹ nhàng vẽ ra vị trí của bóng, phản quang và giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng.

– Chú ý nhiều đến mối quan hệ hư thực của giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng.

– Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa.

– Điều chỉnh lại bề mặt của bức họa, chú ý đến không gian trước sau và độ nghiêng cơ bản của bản thân vật thể, cẩn thận xử lý lại sự biến hóa hư thực của các đường nét hoa văn trên chiếc bình.

2. Phương pháp vẽ bình gốm sứ màu nhạt

Yêu cầu: Vẽ ra kết cấu của hình thể phải chuẩn, sự biến hóa của độ sáng tối phải rõ ràng.

– Dùng các đường nét thẳng để vẽ ra hình dạng cơ bản của vật thể.

– Từ giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng tiến hành vẽ ra độ sáng tối của vật thể.

– Tiến hành đi sâu vào việc khắc họa, từng bước phải tạo cho được bản vẽ có cảm giác thể tích và chất cảm.

– Điều chỉnh lại bề mặt của bản vẽ, chú ý đến sự phản quang, quan hệ hư thực của vật thể.

4 Bước Hướng Dẫn Vẽ Tĩnh Vật Quả Lê

Dựng hình quả lê cũng không có gì đặc biệt. Chỉ cần lưu ý điểm eo của quả lê để miêu tả đúng tính chất của trái cây.

Kỹ năng ký hoạ là một trong những kỹ năng mà dân đam mê hội hoạ cần phải biết. Đặc biệt hơn nữa là việc vẽ tĩnh vật dựng hình. Video sau sẽ nói về 4 bước vẽ tĩnh vật trái táo cơ bản đơn giản dễ thực hiện.

HƯỚNG DẪN VẼ TĨNH VẬT QUẢ LÊ

Vẽ tĩnh vật trái cây là bài tập đơn giản các bạn có thể tự học tại nhà. Hãy chăm chỉ tập ký họa các loại tĩnh vật có sẵn trong gia đình. Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện được kỹ năng ước lượng, kỹ năng quan sát, so sánh. Kỹ năng và phản xạ tăng thêm thì bài vẽ sẽ được chắc chắn và đẹp hơn. Cùng theo dõi clip hướng dẫn vẽ tĩnh vật quả lê.

Các điểm cần lưu ý khi vẽ quả Lê

1. Dựng hình.

Dựng hình quả lê cũng không có gì đặc biệt. Chỉ cần lưu ý điểm eo của quả lê để miêu tả đúng tính chất của trái cây.

Việc dựng hình tương tự như dựng hình trái táo. Các bạn có thể tham khảo tại link

2. Đánh Bóng.

Hướng ánh sáng từ trên xuống; từ phải qua trái.

Bài vẽ có hai quả lê, một nằm một đứng. Cách đánh bóng cũng giống như đánh bóng quả cầu. Ở đây có biển thể một chút về hình dáng.

Lưu ý xác định ranh giới sáng tối lớn của hai dạng đứng và nằm của quả lê. Vẽ bóng đổ. Điểm sáng nhất của mỗi quả.

3. Đánh Bóng chi tiết.

Lên sáng tối lớn, rồi đi vào chi tiết.

Hãy tự nâng cao kỹ năng bản thân lên việc miêu tả được bề mặt chất liệu của quả lê.

LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :

FANPAGE LUYỆN THI KIẾN TRÚC – MỸ THUẬT ART LAND

NHẬN TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ CÙNG LỚP DẠY VẼ LUYỆN THI KHỐI V,H ART LAND

Bài Viết Liên Quan:

PINTEREST: 88 HÌNH VẼ TĨNH VẬT CHÌ ĐẸP

Tag: hướng dẫn vẽ tổ hợp khối cơ bản, hướng dẫn vẽ tĩnh vật, học vẽ khối cơ bản, cách đánh bóng khối cơ bản, luyện thi kiến trúc cơ bản, tự học vẽ luyện thi đại học, học vẽ cơ bản online, luyện thi vẽ mỹ thuật cơ bản, hướng dẫn vẽ trái cây, học vẽ luyện thi tĩnh vật

Hướng Dẫn Vẽ Tổ Hợp Tĩnh Vật Màu Nước

( 08-10-2016 – 09:20 AM ) – Lượt xem: 11996

Nhóm tĩnh vật được bày trí với khá nhiều chất liệu khác nhau trên phông nền vải: tượng thạch cao, chậu hoa phong lan, ly thủy tinh và cá Xiêm.

Đối với bài tập này, các vật mẫu khiêm tốn và không quá nổi bật về màu sắc. Sự tương phản về màu và độ đậm nhạt giữa các chất liệu là đặc điểm của nhóm tĩnh vật. Bởi vì các yếu tố đó, nên điểm nhấn về màu sẽ tạo thêm phần thu hút cho bài vẽ.

Tương tự như các bước dựng hình trong các bài vẽ tĩnh vật khác, bố cục và các chi tiết hình được chúng ta xác định và vẽ từ mảng hình lớn nhất rồi đi sâu dần vào các chi tiết của từng vật mẫu. Việc tả các chi tiết chỉnh chu và sạch sẽ là cần thiết khi vẽ màu nước.

Xác định độ đậm nhạt sáng, tối lớn của từng vật mẫu là bước tiếp theo. Ở đây, phông nền là mảnh vải đen nên sẽ được vẽ phủ trước một độ đậm nhất định.

Ngoài việc xác định sáng tối để tạo khối của từng vật mẫu, chúng ta sẽ nhìn thấy sự chênh lệch về độ đậm nhạt rất nhiều và sẽ diễn tả chúng theo trình tự từ đậm đến nhạt nhất. (hình 2)

Hình 2: Trích đoạn bài vẽ tĩnh vật màu nước

Để có được màu sắc hài hòa hơn, chúng ta cần sự cộng hưởng của các màu giữa các vật mẫu với nhau. Đối với bài học này, học viên đã dùng nhiều màu sắc khác nhau để diễn tả sáng, tối. Ví dụ: màu xanh dương, nâu đất và màu vàng trên chiếc lá cây lan. (Hình 3)

Tiếp tục hoàn thiện bài vẽ với việc đi sâu hơn vào các chi tiết (vd: hoa lan, rễ cây phong lan, cá Xiêm…) bằng cách thêm các độ đậm nhạt, bóng đỗ và phối hợp thêm các màu sắc từ các vật mẫu với nhau. Phần tượng được phủ độ tối để thấy vị trí nó nằm phía sau chậu hoa. Ly thủy tinh sáng hơn qua các phần chừa trắng ở miệng ly, thân và chân.

Để bài vẽ được sinh động hơn, học viên đã lựa chọn điểm nhấn cho bài học là chậu hoa lan và tập trung diễn tả màu sắc, ánh sáng các chi tiết hoa, rễ, lá làm cho nổi bật hơn so với các mẫu vật khác.

Hình 3: Trích đoạn bài vẽ màu nước: gốc cây phong lan

Lưu ý: Việc chừa trắng của giấy vẽ trong bài sẽ tạo nên sự trong trẻo và diễn tả được chất liệu riêng trong màu nước. Làm việc ít nhưng không phải là cẩu thả đối với những vật mẫu có màu sắc sáng, trắng.

Đối với các chất liệu khác nhau,việc dùng các cách như cho loang màu, chồng màu, để cho đọng màu hay phô bày nhát cọ sẽ tạo nên hiệu quả riêng, cho thấy được các đặc điểm riêng như sần sùi, nhẵn mịn, trong và đục…

Khóa: Mỹ Thuật Căn Bản Xem chương trình: https://doart.com.vn/chuong-trinh/my-thuat-can-ban.htm

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­