( 27-02-2019 – 01:47 AM ) – Lượt xem: 10493
Là sự diễn đạt tự do suy nghĩ của bạn lên bề mặt giấy một cách thoải mái khi bạn làm chủ kỹ thuật vẽ màu nước và sự trầm trồ của người thân khi thấy bạn múa cọ trên tranh… Nhưng trước hết, để khởi đầu với việc làm quen với chất liệu này được dễ hơn, chúng ta nên trải nghiệm qua ít nhất một lần vẽ về đề tài Tĩnh vật. Vì thế, hôm nay mình sẽ chỉ cho các bạn cách vẽ màu nước tĩnh vật chai thủy tinh.
Bắt đầu bằng việc chọn giấy vẽ: Các bạn chọn cho mình giấy canson A3 loại 300 gsm. Nếu mua được giấy 350 gsm thì càng tốt và cũng đừng quên đọc thông số giấy để xem bề mặt giấy là loại gì?
* Lưu ý: Giấy canson A3 để học vẽ màu nước có rất nhiều loại bề mặt, các bạn mua cho mình loại giấy có bề mặt cold-press nha! Ở đây mình sử dụng giấy 300 gsm hiệu canson Montval.
Giấy vẽ màu nước phải có độ nặng tối thiếu là 300gsm mới có thể áp dụng được hầu hết các kỹ thuật vẽ màu nước, cả vẽ khô lẫn vẽ ướt, nhưng nếu giấy mỏng quá thì chỉ có thể vẽ khô thôi vì giấy hút màu rất nhanh, khó mà làm cho loang màu được. Trong bài viết này mình không review chất lượng giấy, mình chỉ đưa ra gợi ý loại giấy vẽ màu nước phổ biến có chất lượng tạm ổn để các bạn dễ hình dung.
Sử dụng giấy loại nào? Bề mặt ra sao? Kích thước bao nhiêu? Giấy trắng hay hơi ngà?… đều hoàn toàn dựa vào mục đích vẽ của các bạn.
Cọ vẽ: Sử dụng cọ làm từ lông động vật (Cọ lông chồn, lông dê, lông sóc, lông thỏ…) phổ biến nhất vẫn là cọ lông chồn. Cọ lông động vật giữ nước tốt hơn cọ làm từ nylon (vốn không giữ được nước). Có một số hãng có chất lượng cọ khá tốt (Holbein, Phoenix, Pentel…), các bạn có thể chọn mua cho mình một bộ cọ ưng ý!
Chuẩn bị xong giấy canson A3 và cọ vẽ màu nước, việc tiếp theo là mình chuẩn bị màu vẽ. Lời khuyên của mình dành cho các bạn mới học vẽ màu nước là các bạn chưa cần phải mua màu xịn lắm đâu! Chỉ cần dùng màu hạng phổ thông dành cho học sinh – sinh viên là OK rồi. Ở đây mình xài màu Leningrad, xuất xứ từ Nga, loại màu nước khá phổ biến ở Việt Nam, giá tầm 500.000 vnđ trở lại!
Ngoài ra các bạn cũng phải chuẩn bị trước một số kiến thức căn bản về màu sắc nữa, các bạn có thể ôn lại kiến thức cũ “Lý thuyết cơ bản về màu sắc trong hội họa “.
Chọn mẫu vẽ là bước đầu tiên. Tuy đơn giản nhưng quan trọng, các bạn mới học vẽ màu nước không nên chọn mẫu có hình dạng quá phức tạp, ở đây mình chọn chai bia Beck’s làm mẫu vẽ.
Chọn mẫu vẽ xong thì các bạn đặt mẫu vào vị trí thích hợp có ánh sáng rọi vào đầy đủ, yêu cầu nguồn sáng có hướng sáng cụ thể, người mới học thì nên tự tập cách đặt mẫu vẽ màu nước sao cho chỉn chu, sau này khi đã vẽ quen rồi các bạn sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại rất – rất lớn. Ở dưới là hình chụp mẫu mình muốn ví dụ cho các bạn tham khảo!
Tùy vào mục đích vẽ màu nước của bạn là gì? (Vẽ kí họa, vẽ minh họa hay vẽ nghiên cứu…). Tuy nhiên, để xây dựng nên một bức vẽ đẹp, chúng ta không thế bỏ qua bước dựng hình và diễn khối. Dựa trên hai kỹ năng:
Ở đây chúng ta phân tích cấu trúc của mẫu vẽ ra làm nhiều phần (Phần miệng chai – cổ chai – thân chai – đáy chai).
Phân tích khối 3D của mẫu vẽ dựa vào các đường Contour chạy ngang – dọc khắp mẫu.
Nên nhớ là mình vẽ ngoài nháp trước nha các bạn và giấy nháp cũng nên là loại giấy mà bạn dùng để vẽ màu nước, có thể cắt nhỏ ra từ loại giấy mà bạn đang dùng.
Khi dựng hình xong các bạn nên tẩy mờ nét dựng hình sao cho nét chì đủ thấy là được.
Chính xác là như vậy đó các bạn. Như mình đã nói ở trên, tùy theo mục đích vẽ của các bạn là gì sẽ có những kiểu vẽ khác nhau, nhưng thường thì để giữ được sự trong trẻo của màu nước và vẽ cho ra “cảm giác” vẽ màu nước thì ta nên sử dụng nhiều nước một chút cho những lớp đầu.
Tiếp theo, các bạn vẽ lót các màu mà các bạn nhìn thấy được ở những chỗ sáng nhất trên mẫu.
Lót màu xong là chúng ta đã đi được hơn 60% rồi đó. Bước lót màu để vẽ màu nước rất quan trọng vì nó là tiền đề để chúng ta thêm thắt các lớp màu đậm sau này.
Phần thủy tinh này nếu được đặt dưới một nguồn sáng rõ ràng chúng ta sẽ nhìn thấy rõ những chỗ thủy tinh phản chiếu ánh sáng và những chỗ đậm – nhạt của chất liệu thủy tinh trong suốt.
Chất liệu thủy tinh vốn phản chiếu ánh sáng mạnh, đồng thời cũng gây khúc xạ ánh sáng ở những chỗ có đường cong, điển hình ở chỗ đường cong ở hai cạnh chạy dọc từ miệng chai đến xuống dưới đáy chai, cho nên ở vùng này thường hay xuất hiện độ đậm nhiều hơn những vùng khác. Đối với các bạn mới tập vẽ màu nước sẽ hơi khó thấy một chút, nhưng nếu chúng ta chịu khó nheo mắt lại thì cũng sẽ ổn thôi.
Mục đích của mình qua bài viết này là hướng dẫn các bạn vẽ nên mình chỉ vẽ kí họa chứ không vẽ kỹ. Mong các bạn thông cảm!
* Lưu ý: Ánh sáng vào buổi nào trong ngày cũng ảnh hưởng lớn tới hòa sắc của bức vẽ.
Hãy thử màu bằng các bức vẽ nho nhỏ, sẽ rất hữu ích cho các bạn, biết đâu các bạn lại tìm ra được gam màu ưa thích của mình thì sao?
OK chưa nào các bạn? Như các bạn thấy đấy: Để hoàn thiện một bức vẽ màu nước không đơn giản chỉ là cầm cây bút cầm cây cọ lên và vẽ là xong phải không? Để vẽ nên một bức vẽ nhìn có-vẻ-ổn là cả