Tự Học Vẽ Kỹ Thuật / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Kỹ Thuật Điều Khiển Tự Động

Ở trên chúng ta vừa đề cập đến khái niệm đặc tính động học của hệ thống tự động. Trong mục này, chúng ta sẽ xét đặc tính động học của một số khâu cơ bản như khâu tỉ lệ, vi phân, tích phân, quán tính bậc một, dao động bậc hai, … Trên cơ sở đặc tính động học của các khâu cơ bản, mục sẽ trình bày cách xây dựng đặc tính động học của hệ thống tự động.

Vậy tín hiệu ra của khâu tỉ lệ bằng tín hiệu vào khuếch đại lên K lần. Hình 3.2 mô tả hàm trọng lượng và hàm quá độ của khâu tỉ lệ.

a) Hàm trọng lượng; b) Hàm quá độ

Biểu đồ Bode; b) Biểu đồ Nyquist

Hàm quá độ:

Hàm trọng lượng:

Hàm quá độ của khâu vi phân lý tưởng hàm xung đơn vị ,hàm trọng lượng là đạo hàm của hàm quá độ, chỉ có thể mô tả bằng biểu thức toán học (hình 3.7), không biểu diễn bằng đồ thị được.

Đặc tính tần số của khâu vi phân lý tưởng a) Biểu đồ Bode; b) Biểu đồ Nyquist

Hàm trọng lượng của khâu quán tính bậc nhất là hàm mũ suy giảm về 0, hàm quá độ tăng theo qui luật hàm mũ đến giá trị xác lập bằng 1. Tốc độ biến thiên của hàm trọng lượng và hàm quá độ tỉ lệ với T nên T được gọi là thời hằng của khâu quán tính bậc nhất. T càng nhỏ thì đáp ứng càng nhanh, T càng lớn thì đáp ứng càng chậm. Hình 3.8 minh họa đặc tính thời gian của hai khâu quán tính bậc nhất có thời hằng tương ứng là T1 và T2, trong đó T1 < T2.

Thay t = T vào biểu thức 3.42 ta được h(T) = 0,63 , do đó thời hằng của khâu quán tính bậc nhất chính là thời gian cần thiết để hàm quá độ tăng lên bằng 63% giá trị xác lập (giá trị xác lập của h(t) = 1). Một cách khác để xác định thời hằng T là vẽ tiếp tuyến với hàm quá độ tại gốc tọa độ, khoảng cách từ giao điểm của tiếp tuyến này với đường nằm ngang có tung độ bằng 1 chính là T.

Đặc tính thời gian của khâu quán tính bậc nhất a) Hàm trọng lượng; b) Hàm quá độ

Biểu thức cho thấy biểu đồ Bode biên độ là một đường cong. Có thể vẽ gần đúng biểu đồ Bode biên độ bằng các đường tiệm cận như sau:

Như phân tích ở trên, ta thấy tại tần số 1/T độ dốc của các đường tiệm cận thay đổi, biểu đồ Bode là một đường gấp khúc nên tần số 1/T gọi là tần số gãy của khâu quán tính bậc nhất. Thay giá trị ω vào biểu thức ta vẽ được biểu đồ Bode về pha. Để ý một số điểm đặc biệt như sau:

Để vẽ biểu đồ Nyquist ta có nhận xét sau:

Hàm quá độ của khâu vi phân bậc nhất là tổ hợp tuyến tính của hàm xung đơn vị và hàm nấc đơn vị (hình 3.10). Ta thấy rằng khâu vi phân lý tưởng và vi phân bậc nhất có đặc điểm chung là giá trị hàm quá độ vô cùng lớn tại t = 0. Hàm trọng lượng là đạo hàm của hàm quá độ, chỉ có thể mô tả bằng biểu thức toán học ,không biểu diễn bằng đồ thị được.

So sánh biểu thức (3.53) và (3.54) với (3.45) và (3.46) ta rút ra được kết luận: biểu đồ Bode của khâu vi phân bậc nhất và khâu quán tính bậc nhất đối xứng nhau qua trục hoành (hình 3.11a).

Do G(jω) có phần thực P(ω) luôn luôn bằng 1, phần ảo Q(ω) có giá trị dương tăng dần từ 0 đến +8 khi thay đổi từ 0 đến +8 nên biểu đồ Nyquist của khâu vi phân bậc nhất là nửa đường thẳng qua điểm có hoành độ bằng 1 và song song với trục tung như hình 3.11b.

trong đó độ lệch pha ө xác định. Biểu thức cho thấy đặc tính thời gian của khâu dao động bậc hai có dạng dao động suy giảm, hàm trọng lượng là dao động suy giảm về 0, hàm quá độ là dao động suy giảm đến giá trị xác lập là 1 (hình 3.12).

– Nếu ξ=0:

, đáp ứng của hệ là dao động không suy giảm với tần số

, do đó

gọi là tần số dao động tự nhiên của khâu dao động bậc hai.

Biểu thức cho thấy biểu đồ Bode biên độ của khâu dao động bậc hai là một đường cong. Tương tự như đã làm đối với khâu quán tính bậc nhất, ta có thể vẽ gần đúng biểu đồ Bode biên độ bằng các đường tiệm cận như sau:

Ta thấy rằng tại tần số 1/T độ dốc của các đường tiệm cận thay đổi nên tần số 1/T gọi là tần số gãy của khâu dao động bậc hai.

Biểu đồ Bode về pha của khâu dao động bậc hai là một đường cong, để ý biểu thức (3.62) ta thấy biểu đồ Bode về pha có điểm đặc biệt sau đây:

Hình 3.13a minh họa biểu đồ Bode của khâu dao động bậc hai. Các đường cong ở biểu đồ Bode biên độ chính là đường L(ω) vẽ chính xác. Biểu đồ Bode biên độ chính xác có đỉnh cộng hưởng

tại tần

, do đó dễ thấy rằng nếu ξ càng nhỏ thì đỉnh cộng hưởng càng cao. Khi ξ=0 thì tần số cộng hưởng tiến đến tần số dao động tự nhiên

.

Biểu đồ Nyquist của khâu dao động bậc hai có dạng đường cong như minh họa ở hình 3.13b. Khi ω =0 thì G(jω) có biên độ bằng 1, pha bằng 0; khi

thì G(jω) có biên độ bằng 0, pha bằng -180 o. Giao điểm của đường cong Nyquist với trục tung có

, do đó tương ứng với tần số

, thay

vào biểu thức ta suy ra biên độ tại giao điểm với trục tung là

.

Đặc tính tần số của khâu dao động bậc hai a) Biểu đồ Bode; b) Biểu đồ Nyquist

Đặc điểm của khâu trễ là tín hiệu ra trễ hơn tín hiệu vào một khoảng thời gian là T.

Biểu đồ Bode biên độ của khâu trì hoãn là đường thẳng nằm ngang trùng với trục hoành do L(ω) = 0 với mọi ω. Để ý rằng biểu thức (3.68) là phương trình của một đường thẳng nếu trục hoành ω chia theo thang tuyến tính. Tuy nhiên do trục hoành của biểu đồ Bode lại chia theo thang logarith nên biểu đồ Bode về pha của khâu trì hoãn là đường cong dạng hàm mũ, xem hình 3.15a.

Cách Vẽ Khung Tên Bảng Vẽ Kỹ Thuật

Khi vẽ, khung tên bản vẽ kỹ thuật có thể đặt tùy ý theo chiều dọc, chiều ngang của bản vẽ phụ thuộc vào cách trình bày của người thiết kế. Hiện nay đa phần khung tên được đặt ở cạnh dưới và góc bên phải của bản vẽ. Chúng ta có thể đặt chung nhiều bản vẽ trên 1 tờ giấy, tuy nhiên mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng.

Khung tên của mỗi bản vẽ phải được đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có dấu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ để thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho bản vẽ không bị thất lạc.

Hướng dẫn cách đặt khung tên vào trong bản vẽ kỹ thuật

Thông thường với bản vẽ A3 đến A0. Bạn nên đặt khổ giấy nằm ngang so với khung tên. Tương tự như hình bên dưới hướng b1.

Với các bản vẽ khổ giấy A4 chúng ta đặt khổ giấy nằm đứng so với khung tên. Hướng a1 trong hình bên dưới.

Mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật các khổ giấy A3 A4.. thường sử dụng trong trường học

Giải thích các ý nghĩa trong khung tên bảng vẽ 

( 1 ) : Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết.

( 2 ) : Vật liệu của chi tiết.

( 3 ) : Tỉ lệ.

( 4 ) : Kí hiệu bản vẽ.

( 5 ) : Họ và tên người vẽ.

( 6 ) : Ngày vẽ.

( 7 ) : Chữ ký của người kiểm tra.

( 8 ) : Ngày kiểm tra.

( 9 ) : Tên trường, khoa, lớp.

Mẫu khung tên bản vẽ kỹ thuật sử dụng trong sản xuất

Ý nghĩa các ký hiệu

( 1 ) ghi tên gọi sản phẩm phải chính xác , gắn gọn, phù hợp với danh từ kỹ thuật.

( 2 ) Ghi ký hiệu bản vẽ. Ký hiệu này sau khi xoay 1800 – cũng ghi ở góc trái phía trên bản vẽ (đối với bản vẽ đặt dọc thì ghi ở góc phải phía trên).

( 3 ) Vật liệu chế tạo chi tiết.

( 4 ) Ghi ký hiệu bản vẽ. Bản vẽ dùng cho sản xuất đơn chiếc ghi chữ ĐC; loạt ổn định ghi chữ A, hàng loạt hay đồng loạt ghi chữ B, …..

( 7 ) Ghi số thứ tự tờ. Nếu bản vẽ chỉ có một tờ thì để trống.

( 8 ) Ghi tổng số tờ của bản vẽ.

( 9 ) Tên cơ quan phát hành ra bản vẽ.

( 14 ) ghi ký hiệu sửa đổi( các chữ a,b,c …) đồng thời các ký hiệu này cũng được ghi lại bên cạnh phần được sửa đổi( đã đưa ra ngoài lề) của bản vẽ.

Kỹ Thuật Vẽ Bằng Sơn Aryclic

Kỹ thuật vẽ bằng sơn aryclic

Kỹ thuật vẽ bằng sơn aryclic

Vẽ tranh cũng có thể coi là liều thuốc chữa bệnh, qua đó bạn có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Di chuyển cọ vẽ và cách pha trộn màu sắc cũng là một cách bạn thư giãn và giải trí. Bạn sẽ thấy vẽ tranh rất thú vị nhưng bạn cũng không biết bắt đầu từ đâu, đến đâu hoặc đến đúng nơi chưa? Bạn có thể chọn dụng cụ để vẽ, cho dù là màu nước, sơn acrylic hoặc thậm chí là phấn màu dầu. Một trong những loại sơn được sử dụng phổ biến nhất là acrylic vì nó pha trộn được với nước dễ dàng.

Kỹ thuật này là trộn nước với acrylic để tạo thành màu đồng nhất. Tuy nhiên, một khi bạn để nó trên vải vẽ, sẽ không dễ dàng pha trộn như bình thường. Sử dụng phương pháp này có thể tạo ra các kết cấu khác nhau trên bức tranh của bạn làm cho nó đẹp hơn.

Phương pháp này là sử dụng cọ vẽ khô trong khi sơn acrylic trên vải vẽ. Điều này sẽ tạo thành khối màu sắc rực rỡ và kết cấu sắc nét trên bức tranh của bạn.

Cũng giống những mục trên, búng nhẹ là sử dụng một cọ ướt và búng nhẹ sơn vào vải vẽ để tạo ra hạt nhỏ li ti.

Stippling – Lốm đốm chấm

Phương pháp này được thực hiện bằng cách tạo ra các chấm nhỏ trên vải vẽ và lớp màu sắc này tạo ra kết cấu và sự pha trộn tinh tế.

Kỹ thuật này được sử dụng với cọ nhỏ đã làm ẩm để vẽ thêm chi tiết vào tranh. Nó cũng có thể được sử dụng trong việc tạo bóng và từ đó người xem quan sát được toàn bộ bức tranh.

Khi chấm nhẹ, bạn sử dụng một miếng bọt biển mềm để hiện rõ sự chuyển động của chủ thể trong bức họa. Cả hai miếng bọt biển và một chiếc khăn giấy có thể được sử dụng để tạo ra hiệu ứng này cho đến cuối;

Bạn có thể tạo ra một bức vẽ hoặc khối màu sắc tuyệt đẹp nếu bạn tiến hành vẽ và bóp màu ra bảng pha màu, sử dụng bút (bay) đưa màu lên toan theo ý muốn.

Có những kỹ thuật và phương pháp khác nhau mà bạn có thể sử dụng trong việc tạo ra các kiệt tác của mình. Trong khi các kỹ thuật này khá cơ bản, bạn vẫn có thể thử nghiệm trên một phương pháp tiên tiến hơn để đạt được các kết cấu, màu sắc và sắc độ mà bạn muốn đạt được.

Kỹ Thuật Vẽ Hoa Bằng Màu Nước

Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước – Đỏ (Phần 5)

Kỹ thuật vẽ hoa bằng màu nước – Đỏ (Phần 5)

Dùng dung dịch chuyên dùng để che đầu nhị hoa. Chỉ một ít lộ ra, nhưng chúng sẽ thêm sự lấp lánh cho màu đỏ. Vẽ cuống hoa bằng màu pha vàng cam và xanh lá, cho phép cả hai hòa lẫn vào nhau.

Dùng dụng cụ mảnh và đỏ cờ để tạo nhị hoa. Vẽ lớp thứ hai gần hơn bằng màu đỏ tươi.

Thêm chiều sâu cho vùng bóng bằng cách thêm nâu đỏ vào màu xóa. Tẩy dung dịch chuyên dùng bằng gôm.

Quét mỏng màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) lên cánh hoa hướng ra ánh sáng. Chấm nhẹ những vùng sáng rồi tô màu xanh đậm và màu pha xanh biếc/ nâu đỏ.

Vẽ mặt trong chuông bằng màu nâu đỏ và đỏ bầm (đỏ bạc-đô)/ xanh biếc. Cho phép thuốc màu chảy vào vùng đậm nhất.

Dùng cọ mảnh và màu sắc khác nhau để thêm nhị hoa, chi tiết cánh hoa.

Vẽ một chút màu vàng chanh nhạt lên cánh hoa hướng lên. Thêm màu pha hồng bền màu và đỏ tươi như là lớp màu lót đầu tiên. Cho phép thuốc màu tụ lại trên rìa cạnh dưới.

Thêm màu pha đỏ bầm (đỏ bạc-đô) và đỏ tươi vào cánh hoa đậm. Nghiêng tờ giấy để cho thuốc màu yên vị quanh rìa cạnh sắc của cánh hoa nhạt.

Tiếp tục thêm thuốc màu đậm hơn vào vùng cách xa ánh sáng, nghiêng tờ giấy để tạo rìa cạnh có nếp nhăn. Màu đậm nhất là đỏ tươi với ít màu xanh biếc.

Làm ướt từng cánh hoa. Thêm chút màu xanh cobalt vào rìa cạnh dưới. Thêm màu pha đỏ bầm (đỏ bạc-đô) và xanh cobalt ngay trên, kèm theo màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) ở giữa trên.

Dùng chút màu xanh biếc để vẽ bóng ở cánh hoa thứ hai. Vẽ màu xanh cobalt lên mặt sáng của thân hoa. Dùng màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) và xanh cobalt trên mặt bóng, cho phép cả hai hòa lẫn.

Dùng màu đỏ tươi/đỏ bầm (đỏ bạc-đô) cho cánh hoa trước. Vẽ bông hoa sau và chồi non bằng nước màu lót nhạt của màu pha đã dùng ở bước 1. Rửa sạch một số phần của cánh hoa trước và thêm màu vàng nghệ đậm vào tâm hoa.

Làm ướt hình dạng cánh hoa. Nhỏ màu pha hồng bền màu và đỏ tươi vào. Rửa sạch thuốc màu ở những vùng sáng.

Vẽ màu pha đậm hơn cho cánh hoa gần. Dùng thuốc màu loãng cho bông hoa ở xa.

Tô bóng vài gân cánh hoa bằng màu pha đậm. Thêm chút màu xanh cobalt vào đầu cánh hoa dưới.

Làm ướt từng cánh hoa rồi nhỏ màu vàng nghệ và đỏ cờ vào cho nó tụ đến đế hoa. Thêm chút màu xanh lá khi nó khô đi.

Vẽ cánh hoa như trước. Thêm chút màu đỏ bầm (đỏ bạc-đô) vào bóng đổ của cánh hoa.

Dùng thuốc màu đậm với nhiều màu sắc cho chi tiết cánh hoa.

Vẽ cánh hoa trên bằng hồng bền màu. Chừa lại mảng sáng để cho thấy bề mặt óng ánh.

Thêm màu đỏ tươi vào vùng tối và màu pha cả hai cho bóng đổ của cánh hoa. Quét mỏng màu tím hồng lên cánh hoa dưới. Nhỏ chút hồng bền màu vào.

Tô điểm chi tiết hoa bằng màu sắc thích hợp.

Tô màu vàng nghệ loãng tại nơi ánh sáng chiếu vào đầu cánh hoa. Nhỏ màu đỏ tươi vào trong lúc nó còn ướt.

Vẽ thêm các cánh hoa khác bằng màu đỏ tươi. Thêm chút màu nâu đỏ vào nơi cánh hoa phủ lên nhau.

Thấm ướt từng đôi giữa rồi nhỏ màu vàng nghệ, đỏ tươi và xanh lá vào. Quét mỏng màu đỏ tươi và nâu đỏ lên cánh hoa cách xa nguồn sáng nhất. Vẽ gân lá trên vài cánh hoa để làm chúng sắc nét.

Hoa Anh Túc có phẩm chất của lụa nhàu, giòn và giống như giấy. Bóng đổ của cánh hoa thường là khối những tam giác và hình thoi li ti; mép cánh hoa có răng cưa. Bức vẽ này thể hiện màu sắc và sức sống của chùm hoa nở rộ. Màu sắc từ hồng bền màu qua đỏ tươi và nâu đỏ đến đỏ bầm, đồng thời được vẽ ướt.

Hoa văn khó biết trước khi nhỏ thuốc màu ướt vào thuốc màu đang khô đã được khai thác ở đây nhằm tạo cánh hoa có đường viền.

Cánh hoa tỏa ra của bông hoa anh túc này được nhấn mạnh bằng những đường rạch vào giấy. Thuốc màu sẫm yên vị và nước màu lót nhạt được phép hòa lẫn phía trên.

Hình dạng đặc biệt của bông hoa anh túc này được tạo nhờ những vùng tô màu xung quanh nó và độ đục được tăng lên qua cường độ của tông màu. Trọng tâm là nối cuống hoa với bông hoa.