Tự Học Về It / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Bàn Về Tự Chủ Đại Học

Tự chủ đại học:  từ “Nhà nước kiểm soát” đến “Nhà nước giám sát” Trao quyền tự chủ cho các trường đại học là điều không có gì mới ở các nước phương Tây, nhưng cũng không phải là một hiện tượng phổ biến ở mọi nơi. Theo báo cáo về quản trị đại học trên thế giới của World Bank năm 2008, hiện vẫn đang tồn tại 4 mô hình quản trị đại học với các mức độ tự chủ khác nhau, từ mức độ hoàn toàn không tự chủ là mô hình Nhà nước kiểm soát (state control) ở Malaysia, đến các mô hình tự chủ ngày càng nhiều là bán tự chủ (semi-autonomous) ở Pháp và New Zealand, mô hình bán độc lập (semi-independent) ở Singapore, và mô hình độc lập (independent) ở Anh, Úc [1]. Mặt khác, cũng theo báo cáo này, xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là thay đổi từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn – một sự thay đổi có tên gọi là sự chuyển dịch từ mô hình Nhà nước kiểm soát (state control) sang mô hình Nhà nước giám sát (state supervision) [2]. Chuyển đổi từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang các mô hình tự chủ là điều không dễ dàng. Đối với những quốc gia đang phát triển, có hai lý do thường được đưa ra để giải thích cho sự duy trì vai trò tuyệt đối của Nhà nước; đó là (1) yêu cầu kiểm soát chất lượng, và (2) mục tiêu công bằng xã hội. Tuy nhiên, trước những thay đổi lớn trong bối cảnh hiện nay như sự gia tăng nhu cầu học tập ở bậc đại học của người học, sự phát triển cả về số lượng lẫn loại hình của các trường đại học-cao đẳng, đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nhân lực, cũng như sự phát triển vũ bão của các ngành khoa học-kỹ thuật, thì phương pháp quản lý bằng sự kiểm soát tuyệt đối của Nhà nước ngày càng tỏ ra kém hữu hiệu. Cũng vậy, không thể tạo ra sự công bằng thông qua việc áp dụng cùng một phương pháp quản lý cho tất cả mọi trường đại học khi chúng có các sứ mạng, điều kiện, và bối cảnh hoạt động khác xa nhau. Vì vậy, việc tiếp tục duy trì mô hình Nhà nước kiểm soát sẽ chỉ có tác dụng cản trở sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học của mỗi quốc gia. Không thể tạo ra sự công bằng thông qua việc áp dụng cùng một phương pháp quản lý cho tất cả mọi trường đại học khi chúng có các sứ mạng, điều kiện, và bối cảnh hoạt động khác xa nhau. Vì vậy, việc tiếp tục duy trì mô hình Nhà nước kiểm soát sẽ chỉ có tác dụng cản trở sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học của mỗi quốc gia. Khi xem xét các dự án cải cách giáo dục được tiến hành trên thế giới trong thời gian vừa qua, trong đó bao gồm cả việc xây dựng mới và ban hành luật giáo dục đại học lần đầu tiên, hoặc điều chỉnh bổ sung các đạo luật mới cho giáo dục đại học, có thể thấy vấn đề tự chủ luôn được xem là một trong những vấn đề cốt lõi nhất cần giải quyết trước khi có thể quyết định những khía cạnh cụ thể khác [3]. Với việc xây dựng luật giáo dục đại học lần đầu tiên tại Việt Nam hiện nay, chúng ta đang có cơ hội hiếm có để tạo ra một thiết kế tổng quát có tính hội nhập và hướng đến sự phát triển cho nền giáo dục đại học của Việt Nam trong tương lai. Việc bỏ qua không đề cập đến vấn đề tự chủ đại học trong bản dự thảo Luật Giáo dục đại học hiện nay quả là một thiếu sót không nên có. “Danh xưng” của các cơ sở giáo dục  và các mức độ tự chủ Nên trao quyền tự chủ cho các trường đại học của Việt Nam như thế nào, khi hiện nay chúng ta đã có hơn 400 trường đại học và cao đẳng với các đặc điểm rất khác nhau? Những trường này thuộc các địa phương, các ngành nghề, các loại hình trường khác nhau, với bề dày lịch sử và điều kiện hoạt động vô cùng đa dạng đến độ có thể không có bất kỳ đặc điểm gì chung, vậy liệu có thể giao quyền tự chủ cho tất cả các trường này hay chăng? Thực ra, việc trao quyền tự chủ cho các trường không nhất thiết phải xảy ra đồng đều trong toàn bộ một hệ thống giáo dục đại học. Trên thế giới hiện nay, có thể thấy trong cùng một quốc gia vẫn tồn tại nhiều hơn một mô hình quản trị được áp dụng. Ngay cả ở những nước phát triển, nơi có nhiều trường được hoàn toàn độc lập (mô hình 4), vẫn có thể có những trường bị kiểm soát hoàn toàn (mô hình 1). Mức độ tự chủ của cơ sở giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới được biểu hiện rõ ràng thông qua tên gọi của từng cơ sở giáo dục đại học, trong đó không phải bất kỳ một trường nào có đào tạo cấp bằng cử nhân trở lên cũng có thể được gọi là “university” (dịch sang tiếng Việt là “đại học”), mà còn có nhiều danh xưng khác như “college”1, “academy”2, “institute” 3 – những từ này hiện khó dịch sang tiếng Việt một cách chính xác do chúng ta chưa phân biệt rõ các loại hình cơ sở giáo dục đại học khác nhau. Ở nhiều nước có nền giáo dục đại học phát triển cao, việc cho phép một cơ sở giáo dục được công nhận “danh xưng đại học” (tạm dịch cụm từ “university status” trong tiếng Anh) là một quy định rất chặt chẽ ở mức độ cao nhất là mức độ lập pháp, có nghĩa là được ghi rõ trong luật giáo dục. Và một khi một trường đã được hệ thống giáo dục đại học của một nước công nhận “danh xưng đại học” thì trường đó cũng đồng thời được trao cho mức độ tự chủ cao nhất trong hệ thống đó. Quay trở lại việc áp dụng các mức độ tự chủ khác nhau tại các loại trường khác nhau (với những danh xưng khác nhau), có thể nói đây là biện pháp duy nhất khả thi để có thể giải quyết bài toán lớn của giáo dục đại học ngày nay, đó là: Làm thế nào vừa mở rộng tiếp cận giáo dục đại học cho mọi đối tượng nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để đạt được mục tiêu phát triển nhân lực và tính cạnh tranh quốc gia. Khi giao quyền tự chủ cho những trường đã có đủ điều kiện về năng lực, Nhà nước sẽ có nhiều điều kiện hơn để có thể kiểm soát chặt chẽ và hữu hiệu những trường chưa có đủ điều kiện để tạo ra chất lượng. Trong khi đó, những trường được tự chủ cũng sẽ có điều kiện phát huy tính sáng tạo của mình để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nhân lực, và tồn tại thành công trước thách thức của sự cạnh tranh từ các trường đại học trên thế giới. Nói cách khác, nó giải quyết cả hai vấn đề chất lượng và công bằng đã nêu ở phần trên. Góp ý cho Dự thảo Luật giáo dục đại học Việt Nam về vấn đề tự chủ Để Luật Giáo dục đại học của Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu như phát biểu của GS Đào Trọng Thi, chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội trong bài viết trên báo Tuổi trẻ ngày 21/4/2011, là “phải giải quyết được hai vấn đề lớn. Một là chất lượng đào tạo – vấn đề đang gây bức xúc lớn trong xã hội, hai là giải quyết vấn đề công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục ĐH”, rõ ràng vấn đề tự chủ đại học (ở các mức độ khác nhau cho các loại hình trường khác nhau) phải được đưa vào luật. Nhưng đưa như thế nào? Chúng tôi xin đề nghị: Ở nhiều nước có nền giáo dục đại học phát triển cao, việc cho phép một cơ sở giáo dục được công nhận “danh xưng đại học” (tạm dịch cụm từ “university status” trong tiếng Anh) là một quy định rất chặt chẽ ở mức độ cao nhất là mức độ lập pháp, có nghĩa là được ghi rõ trong luật giáo dục. Và một khi một trường đã được hệ thống giáo dục đại học của một nước công nhận “danh xưng đại học” thì trường đó cũng đồng thời được trao cho mức độ tự chủ cao nhất trong hệ thống đó. Trong Chương 1, “Những quy định chung”, cần có thêm phần giải thích ý nghĩa và các đặc điểm phân biệt của các “danh xưng” hiện đang được sử dụng tại Việt Nam để chỉ các loại hình trường khác nhau như “đại học” (trong các cụm từ “đại học quốc gia”, “đại học vùng”), “trường đại học”, “trường thành viên” (“học viện”, “trường cao đẳng”, “trường cao đẳng nghề”, vv. Đồng thời, cần xác định các từ tương đương của các từ này trong tiếng Anh; đây cũng sẽ là căn cứ để dịch các văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam ra tiếng nước ngoài một cách chính xác và thống nhất. Những định nghĩa này cần giúp phân biệt rõ những đặc điểm của một cơ sở giáo dục có thể được công nhận “danh xưng đại học” (university status) với những loại hình trường khác thấp hơn về quy mô, về trình độ đào tạo, hoặc về năng lực triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Điều 3 Danh xưng “đại học” (university) được sử dụng để gọi một cơ sở giáo dục có cơ cấu tổ chức phù hợp và đủ điều kiện để đào tạo cấp bằng tiến sĩ cho ít nhất là 12 chuyên ngành, trong đó có tối thiểu 2 chuyên ngành về các ngành khoa học nhân văn, khoa học xã hội hoặc thần học, toán học, vật lý, khoa học công trình và công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế, luật học. […] Danh xưng “đại học kỹ thuật” (technical university) để gọi một cơ sở giáo dục có cơ cấu tổ chức phù hợp và đủ điều kiện để đào tạo cấp bằng tiến sĩ cho ít nhất 12 chuyên ngành, trong đó có ít nhất 8 chuyên ngành về khoa học công nghệ (technological sciences) và công trình (engineering). Danh xưng “học viện”(academy)  được sử dụng để gọi một cơ sở giáo dục có cơ cấu tổ chức phù hợp và đủ điều kiện đào tạo cấp bằng tiến sĩ cho ít nhất hai ngành học (disciplines). Điều 4 Các cơ sở giáo dục đại học được quyền tự chủ trong mọi mặt hoạt động của mình, nhưng phải tuân thủ những quy định nêu trong đạo luật (act) này. Mọi hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học được hướng dẫn bởi các nguyên tắc tôn trọng tự do trong giảng dạy, tự do trong nghiên cứu khoa học, và tự do trong sáng tạo nghệ thuật. […] Điều 6 1. Các trường đại học có các quyền hạn sau: (i) ra quyết định về các điều kiện tuyển sinh, kể cả số lượng sinh viên sẽ tuyển, trừ trường hợp tuyển sinh cho ngành Y; (iii) kiểm tra kiến thức và kỹ năng của sinh viên; (iv) cấp phát văn bằng chứng chỉ phù hợp khi sinh viên đã hoàn tất việc học ở các trình độ đào tạo chuyên nghiệp, tiến sĩ, cũng như các chứng chỉ sau đại học và các chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng khác. […] [4] —————- Tài liệu tham khảo 1. Fielden, J.  (2008) Global Trends in University Governance. Education Working Paper Series, number 9. Washington, D. C.: World Bank. Tải xuống ngày 22/4/2011 từ trang thông tin điện tử của World Bank. Địa chỉ truy cập: http://siteresources.worldbank. org/EDUCATION/Resources/278200-1099079877269/547664109907 9956815/Global_Trends_University_ Governance_webversion. pdf 2. Act of 27 July 2005. Law on Higher Education Law. Tải xuống ngày 22/4/2011 từ trang thông tin điện tử của Hiệp hội hiệu trưởng các trường đại học Ba Lan (KRASP). Địa chỉ truy cập: http://www.krasp.org.pl/en/documents/ documents Các chú dẫn: [1] Fielden 2008, trang 13 [2] Fielden 2008, trang 15 [3] Fielden 2008, trang 18 [4] Poland’s Law on Higher Education, trang 3-4

Một Số Câu Hỏi Về Tự Chủ Đại Học

1) “Tự chủ đại học” nghĩa là gì?

Nếu hiểu từ “đại học” theo nghĩa “university”, thì bản thân trong định nghĩa của nó đã có tính chất tự chủ. Gốc của từ universitas có nghĩa là tổ chức hiệp hội tự quản, ví dụ như hiệp hội của các thương nhân. Tuyên bố “Magna Charta Universitatum” của EAU (Liên hiệp các đại học châu Âu, xem: http://www.magna-charta.org/library/userfiles/file/mc_english.pdf) về đại học trang đầu có câu:

“The university is an autonomous institution at the heart of societies …”

Tự chủ tức là tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về những vấn đề gì đó. Càng tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về nhiều thứ thì tức là độ tự chủ càng cao.

Đi vào cụ thể hơn thì những người khác nhau (kể cả các hiệu trưởng đại học) hiểu cụm từ “tự chủ đại học” theo nghĩa không hoàn toàn giống nhau. Theo một báo cáo của EAU, tự chủ đại học bao gồm sự tự chủ trong 4 lĩnh vực sau, chia nhỏ hơn nữa thành rất nhiều mục khác nhau:

– Tự chủ về nội dung khoa học (academic autonomy), hay còn có thể gọi là tự chủ về học thuật.

– Tự chủ về quản lý tài chính (financial autonomy), hay còn có thể gọi là tự chủ về vật chất.

– Tự chủ về tổ chức (organisational autonomy), trong đó có tự chủ về ban lãnh đạo.

– Tự chủ về cán bộ và nhân viên (staffing automony)

Mức độ tự chủ của đại học ở các nơi trên thế giới khá là khác nhau, có nơi tự chủ hơn về mặt này, có nơi lại tự chủ hơn về mặt khác. Nhưng nhìn chung, hệ thống đại học của Anh và Mỹ được coi là có độ tự chủ vào loại cao nhất thế giới.

2) Vì sao đại học cần có tự chủ?

Như Luc Weber (chủ tịch hiệp hội quốc tế các trường đại học, và nguyên hiệu trưởng ĐH Geneva) đã có nói (xem: http://www.euniam.aau.dk/fileadmin/user_upload/Luc_Weber.pdf), tự chủ đại học là một điều kiện cần, nhưng chưa đủ, để đại học (theo nghĩa university) có thể thực hiện được sứ mệnh của nó đối với toàn xã hội. Đại học có 3 sứ mệnh chính, đó là:

– Nghiên cứu (tìm ra các kiến thức, hiểu biết mới)

– Giảng dạy (truyền đạt lại các hiểu biết)

– Phản biện xã hội (phân tích các vấn đề của xã hội một cách khoa học)

Trong lịch sử, các thế lực lớn (chính trị, tôn giáo, tư bản, v.v.) hay có xu hướng muốn “can thiệp thô bạo” vào các đại học, và mỗi khi các đại học bị can thiệp như vậy, mất tự chủ, thì thoái hóa, đi theo hướng giả khoa khọc hay trở thành công cụ phục vụ những kẻ nắm quyền thay vì phục vụ cho toàn xã hội.

Một số ví dụ của thoái hóa đại học trong thế kỷ 20 do sự can thiệp từ các thế lực bên ngoài: Đức Phát Xít đốt sách và biến đại học thành công cụ tuyên truyền cho chủ nghĩa phát xít; Liên Xô tiêu diệt các giáo sư di truyền học, kinh tế học v.v. vì các khoa học đó “đi ngược lại chủ nghĩa Mac-Lenin”, Mao tống các giảng viên đại học đi “cải tạo lao động” trong thời kỳ cách mạng văn hóa ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, như một nhà khoa học có uy tín lớn có nói, “chưa có khoa học xã hội”. Lý do tất nhiên là do chưa có tự chủ về tư tưởng, nên các khoa học xã hội và nhân văn bị phát triển một cách méo mó, thiếu tính khoa học.

Ngay ở những nơi mà các đại học đã có độ tự chủ cao, vẫn luôn luôn có nguy cơ bị các thế lực bên ngoài lợi dụng hoặc tấn công. Một báo cáo của Simone Sandry (http://fqppu.org/assets/files/publications/cahiers/cahiers_fqppu_6.pdf) về tự do học thuật ở Quebec năm 2001 có chứa nhiều ví dụ về vấn đề này. Một trong các ví dụ như sau: vào năm 1996, khi giáo sư Lacey ở Anh công bố phát hiện của ông về bệnh bò điên có thể lây sang người, ông đã bị các doanh nghiệp nuôi hay chế biến thịt bò và cả bộ nông nghiệp tấn công thóa mạ kịch liệt, đến mức ông phải từ chức. Về sau thì người ta phải công nhận rằng Lacey đúng, sau hàng chục trường hợp người chết vì ăn thịt bò điên. Hay một ví dụ khác: hãng thuốc Novartis “thông đồng” với ĐH California Berkeley để nhằm chiếm quyền kiểm soát các khám phá về biotech ở đó với mục đích vị lợi nhuận. (Đại học Berkeley là đại học công nhưng lại bị công ty tư lợi dụng). Việc các công ty tư đầu tư vào nghiên cứu ở đại học công là chuyện bình thường, nhưng lạm dụng chuyện đầu tư để biến các nghiên cứu mà phần lớn vẫn dựa vào tiền công thành tài sản tư là vấn đề khác.

Trong thời đại toàn cầu hóa, có sự cạnh tranh ở tầm quốc tế giữa các đại học trong việc thu hút sinh viên, giảng viên, đề tài nghiên cứu, v.v. Để có thể cạnh tranh được ở tầm quốc tế, các đại học càng cần có sự tự chủ để có thể nhanh chóng thực hiện các sáng kiến, đổi mới chính mình nhằm tăng chất lượng, trở nên hấp dẫn hơn, và có ích hơn cho xã hội.

3) Làm sao để đảm bảo đại học có tự chủ?

Các nước trên thế giới có các đạo luật nhằm đảm bảo quyền tự chủ của các đại học. Thậm chí, trong hiến pháp của một số nước (trong đó có Phần Lan, và cả Việt Nam Cộng Hòa trước đây) có cả một điều khoản trong hiến pháp ghi là đại học là tự chủ. Những đạo luật như vậy đảm bảo cho đại học được độc lập, không bị chính quyền can thiệp một cách tùy tiện.

Để đại học có được sự độc lập tự chủ đích thực, thì ngoài các văn bản pháp luật (đặc biệt đảm bảo về tự chủ học thuật), còn cần những yếu tố khác như:

– Được đầu tư thích đáng từ phía nhà nước và xã hội, có sự ổn định và đảm bảo về tài chính

– Có cơ chế và bộ máy quản lý minh bạch, hiệu quả để đảm nhiệm được trách nhiệm tự điều hành

– Có đội ngũ giáo sư đủ mạnh để đảm bảo khả năng tự chủ về học thuật.

Ở những nơi đã có truyền thống lâu đời, thì các điều kiện trên “hiển nhiên” đã được thỏa mãn và sự tự chủ của đại học là đương nhiên. Nhưng ở một số nơi khác, việc xây dựng lên các đại học tự chủ có thể là cả một quá trình dài, khi mà về mặt học thuật hay về mặt quản lý cũng đều chưa đủ khả năng để mà tự chủ thực sự, hay là có tự chủ nhưng cũng không đảm bảo được chất lượng.

Đặc biệt là, chính quyền và xã hội có trách nhiệm đảm bảo nguồn tài chính cho đại học (mà không can thiệp vào công việc của đại học) thì đại học mới có thể tồn tại. Vì sao chính phủ và xã hội (gồm có cả các công ty, các tổ chức phi chính phủ, các hội cựu sinh viên, v.v.) lại có trách nhiệm đầu tư vào đại học? Đó là bởi khế ước giữa đại học (hiểu là non-for-profit university) với xã hội. Các hoạt động của các đại học trong lịch sử từ trước đến nay đem lại lợi ích rất lớn cho toàn xã hội. (Lấy một ví dụ đơn giản: chỉ tính riêng lợi ích kinh tế của phát minh ra laser đã bù lại được toàn bộ tiền đầu tư vào nghiên cứu ở đại học từ trước đến nay), và như vậy có thể nói rằng, về phía mình thì đại học đã thực hiện được khế ước. Xã hội cũng có trách nhiệm thực hiện khế ước đó.

4) Tự chủ đại học ở Pháp ra sao?

So với các nước khác ở châu Âu thì mức độ tự chủ đại học ở Pháp được đánh giá vào loại trung bình. Tự chủ về học thuật luôn khá cao. Về tài chính thì cho đến gần đây mức độ tự chủ không cao, và phần lớn nguồn thu (đến 90%) là do nhà nước cấp, các nguồn thu khác tương đối khiêm tốn, và mức học phí cũng rất thấp.

Từ năm 2007 Quốc Hội Pháp thông qua luật LRU (Libertés et Réponsabilités des Universités), hay còn được biết đến với tên gọi “luật tự chủ đại học” hay “luật Pecresse” (vì là do bộ trưởng GD lúc đó là bà Pecresse đưa ra), nhằm tăng tự chủ của các đại học, đặc biệt là về mặt tài chính. Ví dụ như các khoản tiền lương và tiền thưởng của giáo sư nếu trước kia là do Bộ trả thì ngày nay do các trường tự trả, trường tự do hơn trong việc tuyển người. Ngoài ra có các qui định thay đổi về việc tuyển việc và các việc khác, ví dụ mỗi hội đồng tuyển việc bây giờ phải có ít nhất 1/2 số người là từ bên ngoài trường (nhằm giảm thiểu các trò “chim chuột” tuyển “con em cháu cha”). Cùng với bộ luật LRU là việc chuyển một phần lớn các khoản đầu tư nghiên cứu cho đại học theo kiểu thường xuyên sang kiểu theo “dự án ưu tú” (IDEX, LABEX, ANR projects, v.v.) nhằm bắt các nhà khoa học phải hăng hái cạnh tranh với nhau hơn.

Khi bộ luật LRU và các biện pháp đi kèm (LABEX, IDEX, v.v.) mới đưa ra, thì được nhiều hiệu trưởng đồng tình, nhưng cũng có những hiệu trưởng phản đối, và đặc biệt là bị rất nhiều các công đoàn và hội sinh viên phản đối. Những người phản đối đưa ra những mối lo ngại như:

– Luật này là một cách “rũ bỏ trách nhiệm” của chính phủ đối với đại học về tài chính. Trên thực tế, có một lượng lớn các trường rơi vào khủng hoảng tài chính, vì tiền bộ rót cho không đủ chi tiêu, dẫn đến việc cắt giảm các thứ như là cắt giảm tiền thưởng (tiền lương cơ bản thì không giảm được vì được qui định theo luật), cắt giảm biên chế (không tuyển giáo sư mới thay thế người về hưu), cắt giảm các suất giáo sư mời, v.v.

– Luật này làm giảm tính độc lập của các giáo sư, trao quyền tập trung quá nhiều vào các hiệu trưởng, nhưng lại bóp nghẹt sự tự chủ ở các cấp thấp hơn (như ở các khoa, các đơn vị nghiên cứu thuộc trường), khiến cho tương lai “ở phía dưới” trở nên rất mù mờ khó xác định.

– Một trong những mục đích của tự chủ đại học là nhằm giảm quan liêu, nhưng thực tế ở đại học Pháp là độ quan liêu còn tăng lên.

– Chính quyền không tăng đáng kể tiền đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (hiện tại Pháp đang bị thua nhiều nước về đầu tư cho khoa học và có nguy cơ thụt hậu), mà chỉ làm cho việc đấu đá để nhận tiền đầu tư căng thẳng lên, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian vào việc viết các dự án, làm giấy tờ hành chính, v.v. và như vậy chỉ còn ít thời gian để thực sự làm khoa học. Tự chủ hay không thì lương giáo sư ở Pháp so với các ngành khác càng ngày càng trở nên kém hấp dẫn. Tự chủ nhưng không có đầu tư tương xứng thì vẫn không thay đổi tình trạng xuống cấp đó.

v.v.

Bộ luật LRU được chính phủ của tổng thống Sarkozy coi là một trong những thành công của thời ông ta nhằm tăng sức cạnh tranh của các đại học Pháp. Nhiều người cho rằng, tuy có nhiều vấn đề cần được chỉnh lý, nhưng dù sao nó cũng là một bước tích cực trong việc cải tổ đại học. Nhưng không phải ai cũng đồng tình, và luật LRU vẫn đang tiếp tục bị chỉ trích mạnh, với các bài báo (ngay trên các báo phổ biến như là Le Monde) gọi nó là “tự chủ hình thức”, “ảo ảnh”, v.v.

Kể cả sau khi đã có luật LRU thì không có nghĩa là các đại học ở Pháp hoàn toàn tự chủ về học thuật. Ngay trong năm 2014 lại xuất hiện chỉ thị từ phía bộ giáo dục ép các trường phải gộp các chương trình Master vào thành chung 1 bằng Master, ví dụ như là không còn có “Master nghiên cứu toán học” hay “Master giảng dạy toán học” mà từ sang năm chỉ còn thành chung 1 bằng, gây khó khăn cho các trường trong việc tạo các chương trình thích hợp cho định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

Khác với các trường Anh-Mỹ, các trường Pháp có nguồn thu nhập từ bên ngoài chính phủ rất thấp. Sau luật LRU, các trường có lập các “Foundation” nhằm thu hút thêm đầu tư từ bên ngoài, lòng hảo tâm của các cựu sinh viên, v.v., nhưng chắc phải hàng thập kỷ nữa truyền thống quyên tiền phi chính phủ cho đại học mới có thể hình thành rõ nét ở Pháp.

5) Triển vọng tự chủ đại học ở Việt Nam ra sao?

Theo tôi hiểu thì bắt đầu có các văn bản về tự chủ đại học ở Việt nam, và có 4 trường ĐH công lớn được thí điểm tự chủ.

Con đường đi đến tự chủ đại học ở Việt Nam còn rất dài, với nhiều chông gai và nhiều vướng mắc cơ bản cần giải quyết, đặc biệt là hai vấn đề sau:

– Sự can thiệp của đảng, ban khoa giáo TW, v.v. dẫn đến không có tự chủ về học thuật và về lãnh đạo đại học. Những người có trình độ và tâm huyết thực sự đã rất ít, lại còn không được dùng thực sự.

– Vấn nạn tham nhũng và thiếu trung thực (ngay các lãnh đạo ĐH cũng có thể là bằng rởm), thiếu minh bạch không có cách nào giải quyết đơn giản. Đại học tự chủ nhưng bản thân những người lãnh đạo nó thiếu tư cách, thiếu trung thực có khi còn đem lại các hậu quả to hơn so với không có tự chủ.

Trong điều kiện hết sức khó khăn như vậy, tất nhiên vẫn có những bước có thể thực hiện được nhằm tăng tự chủ và hiệu quả công việc của giảng viên và nghiên cứu viên ở đại học. Việc thành lập NAFOSTED cấp tiền phụ cấp trực tiếp cho những người làm khoa học là một ví dụ theo chiều hướng tích cực.

Tự Học Hán Văn Trực Tuyến – Khái Quát Về Chữ Hán

Khái quát về chữ Hán

Nguyễn Đức Hùng 阮德雄 (ruǎn dé xióng)

Tóm tắtBài viết giới thiệu về chữ Hán, nêu mối quan hệ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ viết bằng chữ Hán, giới thiệu tóm tắt chữ Hán dùng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và  Việt Nam, sự tạo thành chữ Hán (lục thư), cấu tạo chữ Hán, cách viết chữ Hán và 214 bộ thủ.

1. Giới thiệu

Chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc (cả Đài Loan), sau đó được du nhập vào các nước khác trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, chữ Hán được mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của từng nước.  Chữ Hán còn được sử dụng trong cộng đồng người Hoa ở nước nước ngoài, ví dụ Singapore, Mỹ, các nước Châu Âu.

Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành chữ Hán, quan hệ chữ Hán và tiếng Việt, tiếng Trung Quốc, tiếng Triều Tiên và tiếng Nhật, sự du nhập và phát triển của chữ Hán ở các nước lân cận Trung Quốc gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Bài viết này cũng giới thiệu sơ lược về cấu tạo của chữ Hán và cách viết chữ Hán nhằm giúp cho người bắt đầu học chữ Hán sẽ tiếp cận tới chữ Hán dễ dàng hơn.

Tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nhật, và tiếng Triều Tiên vốn từng được coi là nhóm ngôn ngữ “đồng văn” (cùng chữ viết) sử dụng chữ Hán. Do vậy muốn hiểu được ngôn ngữ đồng văn này, đặc biệt là tiếng Trung, người Việt Nam cần học một số lượng chữ Hán nhất định. Chữ Hán là hệ thống chữ viết tiếng Trung Quốc, và là một bộ phận quan trọng cấu thành nên tiếng Nhật, cũng có mối quan hệ chặt chẽ với tiếng Hàn (cũng đã từng được viết bằng chữ Hán trước khi chữ viết tiếng Hàn (Ngạn Văn) được phát minh) cũng như tiếng Việt. Các tiếng Đông Á cùng sử dụng chữ Hán nên trong từ vựng có nhiều từ có cách phát âm rất gần nhau và có nghĩa (gốc) giống nhau. Ví dụ (có kèm theo từ tiếng Việt nếu có):

Hán Tự – Chữ Hán (Kanji, 漢字) (âm tiếng Trung hàn zì)Hán ngữ – tiếng Hán (Kango 漢語) (âm tiếng Trung hàn yǔ)Quốc gia – nước (kokka, こっか 国家) (âm tiếng Trung guó jiā)Ý kiến (iken, いけん 意見) (âm tiếng Trung yì jiàn)Tiểu thuyết (shousetsu, しょうせつ 小説) (âm tiếng Trung xiǎo shuō)Âm nhạc (ongaku, おんがく 音楽) (âm tiếng Trung yīn lè)

Tuy ngày nay chúng ta không dùng chữ Hán để viết tiếng Việt nữa nhưng tiếng Việt vẫn có một khối lượng lớn từ gốc Hán và đã được Việt hóa trải qua cả ngàn năm. Chính vì thế, nếu chúng ta có chút hiểu biết về chữ Hán chúng ta sẽ thấy tiếng Việt có quan hệ rất gần gũi với tiếng Trung và những thứ tiếng dùng chữ Hán khác như tiếng Nhật và tiếng Hàn, đồng thời giúp cho chúng ta hiểu rõ nhiều từ tiếng Việt có gốc từ Hán ngữ (Hán Việt).

Quy ước: để phân biệt từ gốc Hán trong tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Việt chúng ta thống nhất dùng các từ sau:

a. từ Hán Trung: chỉ các từ trong tiếng Trungb. từ Hán Nhật chỉ các từ gốc Hán trong tiếng Nhật (nếu sử dụng)c. từ Hán Hàn chỉ các từ gốc Hán trong tiếng Hàn (nếu sử dụng)d. từ Hán Việt chỉ các từ gốc Hán trong tiếng Việt

2. Tiếng Việt và mối quan hệ với Hán Ngữ

Hải dương học 海洋学 hǎi yáng xuéĐiều khiển học 調遣学 diào qiǎn xuéKhoa học ứng dụng 科学应用 kē xué yìng yòngKhoa học công nghệ 科学工艺 kē xué gōng yìNghiên cứu 研究 yán jiūToán học 算学 suàn xué (数学 shù xué)Đông Hải 東海 dōng hǎi (Biển Đông)Việt Nam 越南 yuè nánCộng Hòa 共和 gòng héXã Hội 社会 shè huìChủ Nghĩa 主義 zhǔ yìĐộc lập 独立 dú lìTự do 自由 zì yóu Hạnh phúc 幸福 xìng fúThiên nhiên 天然 tiān ránPhát triển 発展 fā zhǎn

3. Chữ Hán Ở Trung Quốc

Theo nhiều tài liệu viết về chữ Hán thì chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và viết thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại Chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự – 甲骨字 jiǎ gǔ zì), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷 yīn) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật, và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được. Một ví dụ về chữ Giáp Cốt được cho trong Hình 1 [2].

Hình 1: Chữ Giáp Cốt (trích từ Hayashi et al. 1997)

Chữ Giáp Cốt viết bằng chữ Hán hiện đại:

丁 未 卜 賓Đinh Vị Bốc Tân丁 未 卜 賓 貞 今Đinh Vị Bốc Tân Trinh Kim辛 亥 卜 争 貞 登 人Tân Hợi Bốc Tranh Trinh Đăng Nhân

Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời: thời nhà Chu 周 (zhōu) (1021-256 tr. CN) có Chữ Kim (Kim Văn – 金文 jīn wén) – chữ viết trên các chuông (chung) bằng đồng và kim loại, thời Chiến Quốc 戦国 (zhàn guó) (403-221 tr. CN) và thời nhà Tần 泰朝 (qín cháo) (221-206 tr. CN) có Chữ Triện 篆書 (zhuàn shū)(大篆 Đại Triện dà zhuàn và 小篆 Tiểu Triện xiǎo zhuàn) và có Chữ Lệ (Lệ Thư – 隶書 lì shū), và thời nhà Hán 漢朝 hàn cháo (前漢 qián hàn Tiền Hán 206 tr. CN – 8 sau CN, 後漢 hòu hàn Hậu Hán 25-220) có Chữ Khải (Khải Thư – 楷書 kǎi shū), Chữ Khải còn có thể được chia thành Chữ Hành (Hành Thư – 行書 xíng shū) và Chữ Thảo (Thảo Thư – 草書 cǎo shū). Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:

Hình 2: Sự phát triển chữ Hán

Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: Chữ Phồn Thể (繁体字

fǎn tǐ zì

) và Chữ Giản Thể (簡体字

jiǎn tǐ zì

) như sau:

Chữ Quốc dạng Chữ Phồn Thể 國 guó được đơn giản thành Chữ Giản Thể 国 guó

Chữ Mã dạng Chữ Phồn Thể 嗎 ma được đơn giản thành Chữ Giản Thể 吗 ma 

Chữ Thể dạng Chữ Phồn Thể 體 tǐ được đơn giản thành Chữ Giản Thể 体 tǐ

4. Chữ Hán ở Triều Tiên

Theo tác giả Lê Anh Minh và các nguồn tham khảo khác, Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Hàn. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Hán ngữ là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Hàn đã tìm cách cải biên chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Hàn. Vào khoảng thế kỷ thứ 15, ở Triều Tiên xuất hiện chữ Hàn, được gọi là Hangul (한글, Ngạn Văn 諺文 yàn wén), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chữ Hàn ra đời, lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái hệ chữ La Tinh dùng để ký âm tiếng Hàn. Chữ Hàn ra đời nhưng chữ Hán vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh.

5. Chữ Hán ở Nhật Bản  日本 rì běn

Theo tác giả Lê Anh Minh thì chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji, Hán Tự (漢字 hàn zì), và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 4, 5. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man’yogana – Vạn Diệp Giả Danh 万葉仮名. Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Chữ Vạn Diệp Giả Danh được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな, Bình Giả Danh 平仮名, và Kagakana カタカナ, Phiến Giả Danh 片仮名. Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật.

Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng bốn loại ký tự 1) Chữ Hán (Kanji, 漢字), 2) Hiragana (ひらがな), 3) Katakana (カタカナ), và 4) chữ La Tinh (Romaji, ローマ字). Chữ La Tinh dùng trong tiếng Nhật là bảng chữ cái tiếng Anh được phiên âm hóa theo tiếng Nhật và được dùng như là loại ký tự thứ tư để viết các công thức và các từ có gốc từ các tiếng dùng chữ viết La Tinh.

Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi (Âm Độc, 音読), và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi (Huấn Độc, 訓読). Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn sáng tạo ra một số chữ Hán (khoảng vài trăm chữ) của người Nhật chỉ có một cách đọc theo âm tiếng Nhật, và được gọi là chữ Hán Nhật, tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (国字国訓 guó zì guó wén), tạm hiểu là “chữ quốc ngữ âm quốc ngữ”.

Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947. Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo – Thường Dụng Hán Tự Biểu 常用漢字表 cháng yòng hàn zì biǎo), và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo – Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu 人名用漢字表 rén míng yòng hàn zì biǎo).

6. Chữ Hán ở Việt Nam 越南 yuè nánTheo nhiều nguồn tư liệu thì trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, chúng ta chưa có chữ viết, mà chúng ta chỉ có tiếng nói, tiếng Việt cổ đại, là thứ ngôn ngữ thuộc họ Mường-Khmer, khác hẳn họ ngôn ngữ với tiếng Hán. Gần đây những dấu vết khảo cổ học chúng ta khai quật được có dấu hiệu cho biết có thể tiếng Việt đã có chữ viết dạng nguyên thủy trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam. Một số tài liệu cổ của Trung Quốc có nói về sự tồn tại của một loại ngôn ngữ và chữ viết ở phía nam Trung Quốc, có thể đó là tiếng Việt. Tuy nhiên giả thiết này chưa đứng vững vì thiếu cơ sở, hoặc giả nếu tồn tại chữ viết như vậy ở Việt Nam, chữ viết đó đã không có đều kiện phát triển dưới thời bắc thuộc [11].

Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên, ngay sau khi quân Hán phương bắc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỳ 1 tr.C.N. tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Hán. Trong suốt thời gian bắc thuộc với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam, và người Việt Nam đã chấp nhận thứ ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán, đồng thời đã Việt hóa nhiều từ của Hán ngữ thành từ tiếng Việt, và chúng ta có rất nhiều từ Hán Việt đã đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, bằng chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày dành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức, nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển theo sự phát triển của xã hội, nhưng do nhu cầu phát triển của tiếng Việt, người Việt Nam đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho chính mình, và chữ viết của người Việt dựa trên chữ Hán đã ra đời. Đó là chữ Nôm (字喃) (chữ “Chữ” được viết ghép bằng hai chữ Tự 字)(*). Nhiều học giả đã gắng đi tìm bằng chứng thời điểm ra đời chính xác của chữ Nôm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thống nhất thời điểm ra đời của chữ Nôm. Một số tác giả cho rằng chữ Nôm bắt đầu hình thành từ thời dành được độc lập và được sử dụng lần đầu vào đời nhà Lý (vào khoảng thế kỷ thứ 11-12).

Chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt được hình thành từ việc mượn chữ Hán. Sự ra đời của chữ Nôm ở Việt Nam cũng tương tự như sự ra đời của chữ viết ở Triều Tiên và Nhật Bản. Người Việt mượn chữ Hán để ghi âm thanh tiếng Việt. Chữ Nôm 字喃 là dạng chữ biểu ý được hình thành dựa trên chữ Hán bằng cách mượn một chữ Hán hoặc hai ba chữ Hán kết hợp với nhau. Có thể tóm tắt chữ Nôm được tạo ra từ chữ Hán theo một số nguyên tắc sau:

1) dùng chữ Hán có âm và nghĩa giống tiếng Việt, ví dụ: chữ Chè 茶 dùng chữ Hán “Trà” 茶, chữ Là 羅 viết từ chữ Hán “La” 羅  v.v…

2) ghép hai hay 3 chữ Hán với nhau, ví dụ: Tháng 躺 = Thân 身 (hoặc Nguyệt 月) + Thượng 尚; Mắt 眜 = Mục 目 + Mạt 末, v.v…

3) dùng một chữ Hán có âm giống như âm tiếng Việt, loại này người viết chữ chỉ trú trọng về âm, không chú trọng về nghĩa, ví dụ, chữ 我 có âm đọc là “ngã”, nghĩa là “tôi”, đối chiếu với tiếng Việt thì có chữ “ngã” trong từ “ngã nhào” là thích hợp. Do đó chữ 我 trong tiếng Nôm được đọc là “ngã” (theo Tống Phước Khải) [4].

Thời xưa chữ Nôm có lẽ không được tiêu chuẩn hóa cho nên tự ai nấy diễn đạt chữ viết theo riêng mình, làm cho một chữ Nôm có thể được viết theo một vài cách khác nhau. Và điều này gây ra sự phức tạp trong chữ Nôm [4]. Do đó chữ Nôm đã không được truyền bá rộng rãi trong dân chúng. Mặc dù chữ Nôm ra đời, nhưng thực tế không được coi trọng và không trở thành chữ viết chính thức cho Việt Nam. Trong lịch sử phát triển của chữ Nôm, chỉ trừ hai thời đại ngắn ngủi: Hồ Quý Ly (1400-1407) và Quang Trung Nguyễn Huệ (1788-1792), chữ Nôm hoàn toàn bị “thả lỏng” [10], tức là không được trú trọng và tiếp tục phát triển thành chữ quốc ngữ. Tuy không được truyền bá rộng rãi trong dân chúng, nhưng chữ Nôm đã được nhiều học giả và các nhà văn nhà thơ sử dụng trong việc ghi tên địa danh Việt Nam và trong sáng tác các tác phẩm văn học…

Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến thế kỷ thứ 16, khi các nhà truyền đạo phương tây vào Việt Nam, họ đã dùng chữ La Tinh để phiên âm tiếng Việt, và chữ Quốc ngữ bắt đầu ra đời. Sự kết hợp “đông tây” đã hình thành nên chữ Quốc ngữ ngày nay thay cho Hán Nôm đã được dùng chừng 2000 năm. Chữ Quốc ngữ bằng chữ La Tinh ra đời dần dần thay thế chữ Hán Nôm do sự đơn giản dể nhớ dễ học, và đặc biệt chữ Quốc ngữ có thể phiên âm được các âm thanh có trong tiếng Việt. Và cho đến đầu thế kỷ 20, chữ Quốc ngữ chính thức thay thế chữ Hán Nôm, và chữ Hán Nôm đã không được giảng dạy và học trong trường học nữa. Đến nay đã gần thế kỷ, nhiều thế hệ người Việt Nam không còn được học chữ Hán Nôm nữa. Do vậy sợi dây liên hệ giữa chữ Quốc ngữ với chữ Hán Nôm đã bị gián đoạn. Chữ Quốc ngữ ra đời tuy đơn giản, dể nhớ dễ học nhưng lại có nhược điểm chỉ là chữ biểu âm khó diễn đạt hết các từ cùng âm khác nghĩa vốn rất nhiều trong tiếng Hán và tiếng Việt. Và vì lý do này, chúng ta thấy rằng có nhiều từ chúng ta dùng sai, nhưng do dùng lâu quen và do đó từ sai trở thành từ đúng. Và cũng chính vì việc từ khi sử dụng chữ Quốc ngữ không tiếp tục giảng dạy và học chữ Hán Nôm đã làm cho những thế hệ ngày nay không còn biết đến chữ Hán Nôm nữa, và không thể đọc được những tư liệu sách vở trong kho di sản Hán Nôm hang ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Chính vì điều đó mà chúng ta thấy rằng nếu chúng ta sử dụng chữ Quốc ngữ và biết thêm chữ Hán Nôm, nghĩa là khi chúng ta đã chính thức dùng chữ Quốc ngữ chúng ta cũng vẫn duy trì việc dạy và học chữ Hán Nôm trong trường với một số lượng nhất định những chữ Hán Nôm thong dụng (giống trường hợp của Triều Tiên và Nhật Bản) thì chúng ta đã có thể hiểu rõ và dung đúng tiếng Việt hơn. Ngày nay, tuy đã muộn, nhưng nếu chúng ta kịp thời phục hưng được chữ Hán Nôm, kịp thời đưa chương trình giảng dạy chữ Hán Nôm trong trường học, chúng ta sẽ có thể làm cho tiếng Việt phong phú đa dạng hơn, và cũng là tạo cho những thế hệ sau có thể nối tiếp công việc nghiên cứu kho di sản Hán Nôm của dân tộc, và cũng là tạo cơ hội tốt trong quan hệ thương mại và trao đổi giao lưu với các nước sử dụng Hán ngữ trong khu vực.

7. Sự tạo thành chữ Hán – Lục thư 六書 lìu shū

Chữ Hán được hình thành theo các (6) cách sau [2]:

7.1 Chữ Tượng Hình (Shokei Moji 象形文字 xiàng xíng wén zì): Chữ Hán “Xuyên” (Kawa 川  chuān, nghĩa là sông) được viết bằng ba đoạn thẳng như trong hình vẽ. Đoạn thẳng ở giữa biểu diễn ý nghĩa là dòng nước chảy, và hai đoạn thẳng ở mép là bờ sông.

Chữ “Xuyên” này nguyên gốc được hình thành như hình vẽ con sông, và được gọi là Chữ Tượng Hình (Tượng Hình Văn Tự, Shokei Moji 象形文字). “Tượng hình” có nghĩa là tạo nên hình cho chữ viết.

7.2 Chữ Chỉ Sự (Shiji Moji 指事文字 zhǐ shì wén zì) hay Chữ Biểu Ý (Hyôi Moji 表意文字 biǎo yì wén zì) : Trong quá trình phát triển của loài người, sự sinh hoạt và cách suy nghĩ của con người ngày càng cao, những chữ tượng hình không còn đủ để diễn tả những sự việc nữa nên người ta đã nghĩ ra thêm những Chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (Moto 本 běn), diễn đạt nghĩa “gốc rễ của cây” (Ki no ne 木の根), thì người ta dùng chữ Mộc (Moku 木 mù) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa “ở đây là gốc rễ” và chữ Bản (本 běn) được hình thành như hình vẽ dưới.

Chữ Thượng (上 shàng), chữ Hạ (下 xià) và chữ Thiên (天 tiān) cũng là những Chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. “Chỉ Sự” có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.

7.3 Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự, Kaii Moji 会意文字 huì yì wén zì): Để làm tăng thêm Chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (Hayashi 林 lín, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木 mù ) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau và được gọi là chữ Lâm. Chữ Sâm (森 sēn, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc, còn chữ Minh (鳴 míng, nghĩa là kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥 niǎo, nghĩa là con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口 kǒu, nghĩa là mồm), chữ Thủ (取 qǔ, nghĩa là cầm, nắm) được hình thành bằng cách ghép tai (chữ Nhĩ 耳 ěr, nghĩa là tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手 shǒu, chữ Hựu又 yòu). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là Chữ Hội Ý (Kaii Moji 会意文字). “Hội Ý” có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.

口(Khẩu) + 鳥 (Điểu) = 鳴 (Minh)

7.4 Chữ Hình Thanh (Keise Moji 形声文字 xíng shēng wén zì )

Cùng với những Chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên Chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các Chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là Chữ Hình Thanh (Keise Moji 形声文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ Chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biễu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (声) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát âm là Mi biểu diễn ý nghĩa Mùi, khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味). Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng chảy của nước, khi ghép cùng với chữ Thanh (青) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là “trong suốt”.

7.5 Chữ Chuyển Chú (Tenchu Moji 転注文字 zhuǎn zhù wén zì): Các Chữ Hán được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng trong số các Chữ Hán thì còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược (薬), có nguồn gốc biểu diễn “âm nhạc” (từ chữ Lạc hay Nhạc 楽), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên. Chữ Lạc (楽) có cách phát âm là “Raku” có nghĩa là “sung sương phấn khởi” (Tanoshii). Chữ được hình thành theo phương pháp này được gọi là Chữ Chuyển Chú (Tenchu Moji 転注文字).

7.6 Chữ Giả Tá (Kashaku 仮借文字 fǎn jiè wén zì): Ví dụ chữ Lai (Rai 来) có nguồn gốc biểu diễn nghĩa là “mạch” (Mugi, từ chữ Mạch 麦 麥), nhưng được sử dụng có nghĩa là “Kuru” (đến, tới) có cùng cách phát âm là “Rai”. Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm được gọi là Chữ Giả Tá (Kashaku Moji 仮借文字).

Ở trên giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán. Bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書 liù shū).

8. Cấu tạo chữ Hán

Xin lỗi quý vị độc giả phần này có nhiều hình vẽ quá nên cho phép tôi không đăng lên đây, quý vị download bản pdf ở đây để đọc tiếp.

9. Nguyên tắc viết chữ Hán

Phần này cũng nhiều hình vẽ, quý vị download bản pdf ở đây để đọc tiếp.

Một số ví dụ về nguyên tắc viết chữ Hán:

Chữ Đông 東 dōng

Chữ Hải 海 hǎi

oOo

Chữ Ngã 我 wǒ

Chữ Ái 愛 ài

Chữ Việt 越 yuè

Chữ Nam 南 nán

10. Bộ thủ (214 bộ thủ)

214 bộ thủ được sắp xếp theo thứ tự số nét, và được phiên âm sang Hán Việt, Nhật, Bắc Kinh và giải thích nghĩa nên không thể đăng trực tiếp, xin quý vị độc giả thông cảm và download bản pdf ở đây để đọc tiếp.

Nguyễn Đức Hùng

Viết lần đầu 1/2005, sửa lần cuối 7/2010

oOo

Tài liệu tham khảo (một số links có thể không còn vì phần này được hoàn thành vào khoảng tháng 1 năm 2005)

[1]. Lê Anh Minh (2001), Sự du nhập Chữ Hán vào Nhật Bản và Hàn Quốc, nguồn Internet:http://cc.1asphost.com/hoctap/CJKV/nhathan.htm

[2]. Hayashi, Shiro và Hama Omura (1997), Từ Điển Giải Thích Nghĩa Chữ Hán Cho Bậc Tiểu Học (Liệt Giải Tiểu Học Hán Tự Từ Điển – 例解小学漢字辞典), Nhà xuất bản Sanseido, Tokyo, Nhật Bản.

[3]. Lê Anh Minh (2004), 214 Bộ Thủ, nguồn Internet: http://www.freewebs.com/hanosoft/

[4]. Tống Phước Khải (2004), nguồn Internet: http://www.freewebs.com/hanosoft/

[5]. Đỗ Thông Minh (không rõ năm), Bảng Thường Dụng Hán Tự, NXB Tân Văn, Mekong Center, Tokyo, Nhật Bản.

[6]. Kamata, T, và T Yoneyama (1999),  Từ Điển Chữ Hán (Hán Ngữ Lâm – 漢語林), Lần XB thứ 6, Tokyo, Nhật Bản.

[7]. Nhiều tác giả (2002), Phần mềm: Từ Điển Quốc Ngữ Tiếng Nhật (Quảng Từ Uyển – 広辞苑), Từ Điển Anh Nhật (リーダーズ英和辞典) và Từ Điển Gốc Chữ Hán (Hán Tự Nguồn – 漢字源), NXB Fujitsu, Tokyo, Nhật Bản.

[8]. Nhiều tác giả (2001), Phần mềm: Đại Từ Điển Nhật-Anh Mới (Tân Hòa Anh Đại Từ Điển – 新和英大辞典), Phiên bản 4, NXB SystemSoft, Tokyo, Nhật Bản.

[9]. Nguồn Internet: Hán Nôm – http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/hannom/I#I cập nhật ngày 28/12/2004.

[10]. Nguyên Nguyên (2004), Từ chữ Nôm đến quốc ngữ (1) – Tài tử phim kung-fu VươngVũ, nguồn Internet.

[11] Lê, Anh Minh và Tống Phước Khải (2004), http://www.freewebs.com/hanosoft/

oOo

Mẫu luyện viết chữ Hán(+)

Chữ Hán thường được viết theo hai kiểu: 1. viết hàng ngang đọc từ trái qua phải và từ trên xuống dưới và 2. viết hàng dọc đọc từ trên xuống dưới và sang phải. Một chữ Hán được viết gọn trong một ô vuông. Dù nhiều nét hay ít nét các chữ Hán được viết trong ô vuông có kích thước đại khái trông giống nhau! Chữ Hán Nôm ở Việt Nam trước thường được viết hàng dọc, và được viết không dùng dấu chấm câu hoặc ngắt đoạn (dấu phẩy).

1. Mẫu viết hàng ngang(*): Hán Văn truyền thống được viết theo hàng dọc, nhưng thời hiện đại, người ta ưa lối viết hàng ngang hơn, đặc biệt là các tài liệu đánh máy và soạn bằng máy tính, do vậy Hán Văn được chuyển thành viết hàng ngang, khi viết lưu ý: 1. dấu chấm, dấu phảy được viết vào góc trái phía dưới; 2. khi dấu chấm hoặc dấu phẩy rơi vào đầu hàng thì thường được viết ghép ô ở cuối hàng ở dòng trước (xem mẫu).

2. Mẫu viết hàng dọc (*): Đây là cách viết của Hán Văn truyền thống. Khi viết cũng lưu ý về dấu chấm câu và dấu phẩy như khi viết hàng ngang, điểm khác là dấu chấm, dấu phảy được viết vào góc phải phía trên (xem mẫu).

3. Mẫu ô vuông để luyện viết bạn hãy download và in ra giấy để luyện tập viết chữ Hán.

oOo

Một số links hữu ích

Phần Mềm Tư Học Chữ Hán (tiếng Việt)

Phần Mềm Học Viết Chữ Hán

Chuyển Đổi Chữ Hán Sang Âm La Tinh (Pinjin)

Tự Học Hán Ngữ Cơ Bản – Lê Anh Minh

Cách Tra Từ Điển Hán Việt

Cách Tra Từ Điển Theo Bốn Góc

Từ Điển Hán Việt Thiều Chửu

Tập Viết Chữ Hán Trực Tuyến (in English)

oOo

Luyện tập

1. Các bạn hãy download mẫu ô vuông ở trên, in ra giấy và luyện viết 214 bộ thủ. Bạn nào muốn trở thành ông đồ viết chữ Nho thì cần sắm bút lông, ống đựng bút, khiên mực và mực mài (mực Tầu)!

2. Mời các bạn tập viết các chữ sau:

為東南亞 海中的公平與和平 (wéi dōng nán yà hǎi zhōng de gōng píng yǔ hé píng )

3. Các bạn hãy tập viết bài thơ sau theo hàng ngang và theo hàng dọc.

南國山河

南 國 山 河 南 帝 居

截 然 定 分 在 天 書

如 何 逆 虜 來 侵 犯

汝 等 行 看 取 敗 虛

Pinyin:

Nán Guó Shān Hé

Nán guó shān hé nán dì jū

Jié rán dìng fèn zài tiān shū

Rú hé nì lǔ lái qīn fàn

Rǔ děng háng kàn qǔ bài xū

oOo

Download tài liệu học chữ Hán (214 Bộ Thủ) của nhóm Hanosoft (Tống Phước Khải). Lưu ý tài liệu này chỉ sử dụng cho mục đích học chữ Hán và phi thương mại. Password: qncbd2010.

oOo

(còn tiếp)(Đón đọc: Phát âm tiếng Trung Quốc)

Những Bài Thơ Về Thầy Cô Giáo Tự Sáng Tác Của Học Sinh

2. Người lái đò

4. Nhớ ơn thầy

5. Chúc mừng thầy cô

6. Cảm ơn thầy cô

8. Thầy

9. Nghĩa cô thầy mãi không quên

Bao năm tháng, nay ta giật mình tỉnh giấc Sắp qua rồi những ngày tháng thân thương Những ngày vui của một thuở đến trường Đang trôi dạt theo từng chòm mây trắng. Con nhớ lắm những ngày xưa đằm thắm Cô dạy con từng nét chữ vần thơ Cô đưa con gõ cánh cửa cuộc đời Và duyên dáng của một người con gái. Tâm hồn con, một nỗi buồn dài Cô ôm ấp, xoa đầu khi con khóc Vầng trán cô những nếp nhăn se sắt Ánh mắt cô ấu yếm nhìn chúng con Tuổi nhỏ chúng con nào đâu biết ưu phiền Vẫn ngỗ nghịch gọi cô là “trại chủ” Và chúng con – những con cừu bé nhỏ Cô chăn dắt trên đồng cỏ trí thức bao la. Khi những ngày cuối của thời học sinh sắp qua Con mới giật mình nhận ra một điều nho nhỏ Một tình thương bao la và vô tận Cô dành cả cho những con cừu nhỏ chúng con.

10. Về Trường cũ

11. Nhớ thầy cô

12. Lời ru của thầy

13. Ru lại ơn Thầy

14. Bụi phấn xa rồi

15. Kính chúc thầy cô

16. Chúc sức khỏe thầy

17. Em yêu cô giáo

18. Cô giáo vùng cao

20. Người đi dệt ước mơ

21. Cô giáo em

Nghề nhà giáo sớm hôm đâu quản ngại Những chuyến đò xuôi mãi bến bình yên.

23. Công ơn dạy dỗ

25. Ơn thầy nghĩa cô

26. Khi thầy về nghỉ hưu

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp: “Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…” Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao. Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào Con nao nức bước vào trường trung học Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao. Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau? Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi? Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi Nhọc nhằn nào thầy gửi ngày sau? Mai thầy về, mùa gọi nắng trên cao Vai áo bạc như màu trang vở cũ Con muốn gọi sao cho lòng đau nghẹn ứ Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!

27. Nhớ ơn thầy

28. Đời đời nhớ ơn thầy

29. Người lái đò

Những bài thơ về thầy cô giáo tự sáng tác chính là món quà mà các học sinh muốn gửi đến cô, thầy. Cảm ơn thầy, cô – những người lái đò thầm lặng đưa biết bao thế hệ học sinh đến bến bờ tương lai, nhờ có các thầy cô mà chúng em thành người, sống có ích cho xã hội. Hy vọng những bài thơ trên sẽ là những món quà sâu sắc giành cho thầy cô vào mỗi dịp kỉ niệm để bày tỏ lòng biết ơn với những người lái đò.