Tự Học Tiếng Trung Nên Bắt Đầu Từ Đâu / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Tự Học Tiếng Trung? Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

Rất nhiều bạn muốn học tiếng Trung nhưng không biết nên học từ cái gì trước tiên, nhất là những bạn tự học, không có thầy, cô giáo thực sự chỉ dẫn. Bài viết này của mình không nói quá cụ thể về lộ trình học, bởi mình may mắn được đi học ở Trung Quốc chứ không phải tự học hoàn toàn. Tuy nhiên, mình cũng có quá trình tự học, mà để đạt được trình độ (tàm tạm) như hôm nay thì mình cũng phải tự học rất rất nhiều. Không ai có thể giỏi bất kì môn học nào nói chung, đặc biệt là một môn ngoại ngữ cũng khá là “khoai” như tiếng Trung nói riêng nếu không có sự cố gắng, kiên trì, tập trung trong việc tự học cả.

Mình xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc tự học và khi bắt đầu quá trình học tiếng Trung thì phải làm như thế nào. Trước khi đọc bài viết này, các bạn có thể đọc trước bài viết trước đây của mình về những thứ nên chuẩn bị khi bắt đầu học tiếng Trung: Những tài liệu, ứng dụng cần thiết khi bắt đầu học tiếng Trung

1. Mục tiêu học và sự yêu thích tiếng Trung

Sự thật là ở bạn 2 yếu tố trên càng rõ ràng thì bạn càng có động lực để tự học tiếng Trung hơn. Đây là 2 việc bạn phải xác định ngay từ đầu, nếu cả 2 cái bạn đều không có, tất nhiên không ai có thể khẳng định bạn không thể thành công trong việc học tốt tiếng Trung (và giao tiếp nó đc thành thạo), nhưng sẽ thật khó để đi theo 1 cái gì đó trong 1 thời gian dài mà bạn chẳng biết học nó để làm gì, và bạn cũng chẳng thích nó tí nào, nhất là khi bạn là người chủ động học, 1 mình bạn.

Nói dài dòng như vậy, chỉ để kết luận: bạn nên biết mình học tiếng để làm gì, không thì ít nhất cũng phải yêu thích nó.

Khi mình bắt đầu học tiếng Trung, cô giáo có hỏi mình học tiếng Trung để làm gì, mình bảo mình chưa có dự định gì cả, chỉ là thích nên học. Và sự thật là mình càng học càng thích và giờ mình đã tìm được công việc phù hợp với năng lực và vốn ngoại ngữ của mình rồi.

Mình đã từng trải nghiệm qua, thật khó để ép 1 ng học chăm chỉ, chú tâm vào khi người ta không biết học để làm gì sau này, và người ta cũng chẳng thích thú gì thể loại chữ tượng hình vừa khó nhớ vừa khó viết này. Vì vậy, trước khi xác định học, bạn nên tìm cho mình một mục tiêu cụ thể, to hay nhỏ không quan trọng, nhưng mà phải cụ thể, ví dụ như: có thể đọc được stt của idol mà bạn thích chẳng hạn. (Trước mình học bên Trung cả lớp biết mình thích Dương Dương vì mình suốt ngày tìm video của anh ấy xem ) Càng cụ thể thì bạn càng có động lực mạnh mẽ để học hơn.

2. Có mục tiêu rồi, làm gì tiếp?

Search dòng chữ: Tự học tiếng Trung, Google sẽ trả cho bạn vô vàn kết quả khiến bạn hoa cả mắt luôn Quá nhiều tài liệu, quá nhiều loại sách khác nhau, quá nhiều cách học,… Bạn thực sự chẳng biết bắt đầu từ đầu, down tài liệu này về học thế nào đây? Nên học theo video nào?

Mình lúc bắt đầu học cũng như vậy. Mình có bộ 6 quyển Hán Ngữ, nhưng chẳng biết học sao, trên mạng thì nhiều cái có thể học quá, nên đâm ra loạn hết lên kb học cái nào hay. Đến bây giờ thì cũng rút ra được 1 vài kinh nghiệm thế này:

Nên học bài bản theo các bộ sách giáo trình, ít nhất là quyển đầu tiên, cho dù mục tiêu của bạn có là giao tiếp hay chỉ nghe nói hay 4 kĩ năng. Trừ khi đặc thù công việc và thời gian hạn hẹp khiến bạn k thể học bài bản được thì khi ấy hẵng tìm đến các loại sách khác như sách học cấp tốc, nhưng câu khẩu ngữ hằng ngày… Việc học theo các loại giáo trình này sẽ cho bạn những cái nền đầu tiên 1 cách bài bản nhất về tiếng Trung. Nó còn giúp ích cho bạn trong trường hợp bạn học xog 1 quyển kb học quyển j nữa

Những bộ sách hay mà bạn nên học là:

Giáo trình Hán Ngữ bộ 6 quyển

Để luyện kĩ năng cụ thể, bạn có thể học:

Giáo trình khẩu ngữ cấp tốc 5 quyển (bộ này mình cực kì thích)

Nếu bạn tự học, rất khó để bạn có thể học hết được đống sách trên, và nhất định cũng rất nhàm chán, vì thế Giáo trình bộ 6 quyển hoặc BOYA cơ bản là đủ, bạn có thể nghe kèm những bài đầu tiên để luyện nghe bằng quyển giáo trình nghe hiểu (mình có file mềm quyển 1, ai cần mình share cho).

Nếu bạn không học được theo sách (vì bất kì lý do bất khả kháng nào đó), bạn cũng cần học phát âm đầu tiên. Nhiều bạn học để thi HSK, nên cho rằng học nói k quan trọng. Nhưng phát âm chuẩn chính là tiền đề để bạn nghe chuẩn. Nên dù thế nào cũng vẫn phải học phát âm đầu tiên (đừng học tiếng bồi vì bất kì lý do gì trừ việc bạn chỉ cần đi XKLĐ và thực sự k có thời gian để học cho bài bản). Bạn có thể học theo cô Cầm Xu (mình đã dẫn link ở bài viết trước), cô dạy khá chuẩn và khá chậm. Có thời gian mình sẽ viết 1 bài hướng dẫn khi phát âm thì đặt lưỡi ở đâu, hơi đẩy ra như thế nào, cho các bạn dễ hình dung. Các bạn nên dành ít nhất 2 -3 tuần đầu để học hết tất cả thanh mẫu và vận mẫu trong tiếng Trung, đọc chuẩn các ghép vần và dấu. Chỉ cần những ngày đầu kiên trì, bạn có thể yên tâm đọc đc bất kì chữ Hán nào mà bạn biết phiên âm về sau.

Học xong phát âm, bạn có thể luyện nghe và học nói những mẫu câu cơ bản trước. Nên có 1 quyển vở và hãy luyện cả viết chữ – nếu bạn có thể, lúc đầu bạn sẽ thấy viết chữ vừa khó vừa k để làm gì, nhưng luyện viết nhiều, đọc nhiều sẽ giúp ích nhiều cho bạn về việc học cả việc xin việc sau này. Bạn có thể học theo cả list của cô Cầm Xu, hoặc theo những list video mình đã đăng ở bài trước. Đó đều là những list học rất hay.

Trong lúc học, nếu chưa tìm được ai để trò chuyện, bạn hãy tự đặt hội thoại và cứ đóng 2 vai đọc theo cho đến khi thuộc lòng thì thôi (trước k có ai học cùng mình cũng đành dùng cách này). Thực ra bây giờ tìm đc ng học cùng cũng k khó đâu, nhưng 1 lời khuyên là trong khoảng thời gian mới học bạn nên tìm một ng trình độ ngang bằng (tốt nhất là cùng học) hoặc hơn bạn 1 chút thôi, để cùng học. Lý do là nếu bạn kết bạn với bạn có trình độ chênh lệch quá cao, ngta nói j bạn cũng phải tra từ điển, nghe k hiểu, đọc k hiểu, kb trả lời lại thế nào thì cuộc nc ấy sớm muộn gì cũng rơi vào bế tắc.

Để nhớ chữ nhanh, chỉ có cách là bạn phải viết nhiều và đọc nhiều. Khi học chữ, bạn có thể học theo bộ thủ, nhưng k nhất thiết phải học thuộc lòng cả 214 bộ. Bạn chỉ cần học theo từng chữ. VD: chữ 你 có bộ chính là bộ nhân đứng, chữ 好 là bộ nữ. Bạn cũng nên học theo âm Hán Việt, đây cũng là cách phát triển từ vựng rất tốt. Tuy nhiên, cần để cách dùng của từ, tránh trường hợp cách dùng của người TQ k giống với mình. VD từ ‘vô duyên’ trong tiếng Trung k dùng để chỉ cách nói, cử chỉ của 1 ng với nghĩa xấu, mà chỉ để nói về vc k có duyên phận.

Nên nhớ, bạn cần kiên trì bỏ ra ít nhất hai buổi (mỗi buổi 2h) mỗi tuần để học, liên tục trong vòng 3 tháng đầu. Chỉ cần có kiến thức nền, việc học sau này sẽ không còn khó khăn như trước nữa. Bạn cũng đừng sốt ruột thấy ngta học cái j mình cũng nhảy theo sợ mình kém hơn, chậm hơn. Hãy nhớ, tự học cần kiên trì.

3. Học theo những cách vui vẻ khác

Học ngoại ngữ thì học ngữ pháp và từ vựng rất quan trọng. Từ vựng không chỉ học được từ trong sách, mà còn có thể từ rất nhiều nguồn khác. Hai trong số đó là: nghe nhạc và xem phim.

Nghe nhạc: Mới học, bạn đương nhiên nghe sẽ không hiểu ngta hát gì, vì bạn k thể tự dưng hiểu đc lời ngta hát. Bạn cần tìm lyric của nó, tìm cả phần pinyin và đọc cả dịch tiếng Việt nữa. Sau đấy hãy tra từng từ, ghi lại, học thuộc bài hát và hát mỗi khi bạn rảnh. Bạn sẽ nhớ chữ rất nhanh. 1 điều đặc biệt nữa là sau này bạn học cao lên rồi, bạn sẽ phát hiện ra bài hát năm xưa bạn k hiểu j h đã dễ dàng với bạn hơn rất nhiều rồi (đó chính là cảm xúc của mình bh đấy ^^ )

Xem phim: mới học bạn đừng hy vọng có thể nghe và đọc đc sub Trung. Bạn có thể xem phim bình thường (nên xem phim sub thay vì thuyết minh vì nghe thuyết minh bạn sẽ chẳng nhớ j đến học tiếng Trung nữa). Bạn cũng k cần thiết phải chăm chăm nhìn vào sub và dịch từng chữ một, làm như thế chỉ khiến bạn ngán tận cổ vì xem hết 1 tập 1 tiếng bạn sẽ mất toi 3 4 tiếng Cách học là bạn cứ xem phim bình thường thôi, nghe tiếng Trung cho quen tai mặc dù nghe lõm bõm đc vài chữ đã biết. Hãy ghi lại những chỗ mà bạn thấy hay, quen thuộc dùng trong khẩu ngữ.

Nếu bạn thích đọc sách, tham gia mạng xã hội, bạn cũng có thể dùng cách này để học. Tuy nhiên, đừng ép buộc mình học quá nhiều thứ một lúc, nó chỉ khiến bạn thêm căng thẳng và cảm thấy việc học sao mà đáng sợ đến thế mà thôi ^^

Học Tiếng Trung Cơ Bản Nên Bắt Đầu Từ Đâu

Học tiếng Trung Quốc từ cơ bản đến nâng cao hiện nay được nhiều trung tâm dạy học tiếng Trung giới thiệu tới các học viên. Tuy nhiên các trung tâm dạy học tiếng Trung này thướng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn: Học tiếng Trung ở Hà Nội, Học tiếng Trung ở Hải Phòng, Học tiếng Trung ở Thanh Hóa, Nghệ An, Học tiếng Trung ở Huế, Học tiếng Trung ở Hồ Chí Minh (Sài Gòn)….

Trong khuôn khổ bài viết Học tiếng Trung cơ bản nên bắt đầu từ đâu chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số trung tâm dạy học tiếng Trung cơ bản có uy tín, hơn nữa sẽ trình bày để các bạn hiểu Tiếng Trung cơ bản gồm những phần nào và các cuốn sách loại nào mà bạn cần thiết.

Tiếng Trung cơ bản thường là tiếng Trung dành cho giao tiếp hàng ngày, bạn sẽ được làm quen với ký tự, bộ thủ cách phát âm tiếng Trung, chữ Hán cơ bản và được thực hành giao tiếp cơ bản trong đời sống, qua đó bạn có cái nhìn tổng quan về tiếng Trung cơ bản.

Bạn sẽ được giới thiệu về Ngữ âm tiếng Hán, Quy tắc viết chữ Hán, hiểu và nhận biết bộ Thủ trong chữ Hán, bạn sẽ được học các kiến thức cơ bản trong đời sống như: Chào hỏi, mời mọc, hỏi đường, đi du lịch, mua hàng, hỏi tuổi tác, tự giới thiệu về bản thân….

Bạn sẽ được học về cách phát âm tiếng Hán (tiếng Trung) âm điệu trong tiếng Trung

Bạn sẽ được học viết tiếng Trung cơ bản, các nét chính trong tiếng Hán

Với một số Trung tâm khác nhau có phương pháp giảng dạy khác nhau sau đây là tham khảo của trung tâm Kyna

Tiếng Trung cho người mới bắt đầu

Toàn bộ về khẩu ngữ, cách phát âm của tiếng Trung

Viết chính xác các từ trong tiếng Trung

Tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Trung

Giao tiếp với mọi người bằng những câu quen thuộc trong đời sống hằng ngày tiếng Trung

Bổ sung khoảng 250 từ vựng mới tiếng Trung

Biết cách sử dụng 10 dạng ngữ pháp thông dụng tiếng Trung

Mở rộng cách dùng từ vựng tiếng Trung

Nắm rõ ngữ pháp qua các mẫu câu và đoạn đối thoại mẫu tiếng Trung

Cách mời chào tiếng Trung

Cách thể hiện ý kiến và cảm xúc tiếng Trung

Các đưa ra lời khuyên và những câu chúc mừng tiếng Trung

Những điểm ngữ pháp trọng tâm giúp bạn có thể sử dụng tiếng Trung ở mức độ cao hơn căn bản

10 mẫu câu và bài đàm thoại mới tiếng Trung

Từ vựng mới và các dạng ngữ pháp thông dụng của từng bài tiếng Trung

Cách đọc, cách viết, cách phát âm từng từ mới trong các mẫu câu đàm thoại tiếng Trung

Cách sử dụng ngữ pháp và áp dụng các mẫu câu vào thực tế tiếng Trung

Với tiengtrungvuive thì lại có chút khác biệt

Phát âm và nói tiếng Trung đúng thanh điệu, chuẩn theo ngôn ngữ phổ thông

Biết giới thiệu bản thân,các đồ vật, hiện tượng; giao tiếp tốt trong các tình huống giao tiếp hàng như: gặp gỡ, làm quen, mua bán, ăn uống , thời gian địa điểm…

Ghi nhớ các bộ thủ quy tắc viết tiếng Trung. Viết chữ Hán đúng và chuẩn theo quy tắc

Hiểu sơ lược về văn hóa, đất nước con người Trung Quốc.

Các giáo trình tiếng Trung cơ bản thường được sử dụng để giảng dạy

Chủ yếu các trung tâm sử dụng giáo trình chuẩn, một số trung tâm có thể tự soạn giáo trình riêng và có phương pháp dạy tiếng Trung riêng để các học viên học tiếng Trung được tiếp cận tốt hơn với các phương pháp học sáng tạo mới

Các bạn có thể tham khảo một số trung tâm Uy tín sau:

Trung tâm dạy tiếng Trung uy tín tại Hà Nội:

Trung tâm dạy tiếng Trung uy tín tại Huế:

Trung tâm dạy tiếng Trung uy tín tại Đà Nẵng:

Trung tâm dạy tiếng Trung uy tín tại Hồ Chí Minh:

Cài đặt Phông chữ Tiếng Trung và Pinyin cho Windows 10

Nên học viết chữ giản thể 简体 hay chữ phồn thể 繁體 ?

Tự học tiếng Trung Quốc mỗi ngày với phần mềm Rosetta Stone

6 Ứng dụng cần thiết cho người yêu thích tiếng Trung, Hán Nôm 2015

Tải và Cài đặt Bộ gõ Hán Nôm Hanokey trên Win10, Win8, Win7, WinXP

Lỗi máy tính không đọc được tiếng Trung trong WinXP, Win7, Win8 Win10

Gõ Tiếng Trung Phồn Thể,Giản Thể với Bộ gõ Tiếng Trung Sogou trong Win7, Win8, Win10

Tự Học Tiếng Trung Như Thế Nào? Nên Bắt Đầu Từ Đâu? (Phần 1)

Tuy nhiên, mình cũng có quá trình tự học, mà để đạt được trình độ (tàm tạm) như hôm nay thì mình cũng phải tự học rất rất nhiều. Không ai có thể giỏi bất kì môn học nào nói chung, đặc biệt là một môn ngoại ngữ cũng khá là “khoai” như tiếng Trung nói riêng nếu không có sự cố gắng, kiên trì, tập trung trong việc tự học cả.

Mình xin chia sẻ phương pháp tự học tiếng Trung của chính bản thân mình.

Bạn có yêu tiếng Trung không?

Sự thật là ở bạn 2 yếu tố trên càng rõ ràng thì bạn càng có động lực để tự học tiếng Trung hơn. Đây là 2 việc bạn phải xác định ngay từ đầu, nếu cả 2 cái bạn đều không có, tất nhiên không ai có thể khẳng định bạn không thể thành công trong việc học tốt tiếng Trung (và giao tiếp nó đc thành thạo), nhưng sẽ thật khó để đi theo 1 cái gì đó trong 1 thời gian dài mà bạn chẳng biết học nó để làm gì, và bạn cũng chẳng thích nó tí nào, nhất là khi bạn là người chủ động học, 1 mình bạn.

Nói dài dòng như vậy, chỉ để kết luận: bạn nên biết mình học tiếng để làm gì, không thì ít nhất cũng phải yêu thích nó.

Mục tiêu của bạn là gì?

Khi mình bắt đầu học tiếng Trung, cô giáo có hỏi mình học tiếng Trung để làm gì, mình bảo mình chưa có dự định gì cả, chỉ là thích nên học. Và sự thật là mình càng học càng thích và giờ mình đã tìm được công việc phù hợp với năng lực và vốn ngoại ngữ của mình rồi.

Mình đã từng trải nghiệm qua, thật khó để ép 1 ng học chăm chỉ, chú tâm vào khi người ta không biết học để làm gì sau này, và người ta cũng chẳng thích thú gì thể loại chữ tượng hình vừa khó nhớ vừa khó viết này. Vì vậy, trước khi xác định học, bạn nên tìm cho mình một mục tiêu cụ thể, to hay nhỏ không quan trọng, nhưng mà phải cụ thể, ví dụ như: có thể đọc được stt của idol mà bạn thích chẳng hạn. (Trước mình học bên Trung cả lớp biết mình thích Dương Dương vì mình suốt ngày tìm video của anh ấy xem ) Càng cụ thể thì bạn càng có động lực mạnh mẽ để học hơn.

Làm gì tiếp để tự học tiếng Trung hiệu quả?

Search dòng chữ: Tự học tiếng Trung, Google sẽ trả cho bạn vô vàn kết quả khiến bạn hoa cả mắt luôn Quá nhiều tài liệu, quá nhiều loại sách khác nhau, quá nhiều cách học,… Bạn thực sự chẳng biết bắt đầu từ đầu, down tài liệu này về học thế nào đây? Nên học theo video nào?

Mình lúc bắt đầu học cũng như vậy. Mình có bộ 6 quyển Hán Ngữ, nhưng chẳng biết học sao, trên mạng thì nhiều cái có thể học quá, nên đâm ra loạn hết lên kb học cái nào hay. Đến bây giờ thì cũng rút ra được 1 vài kinh nghiệm thế này:

– Nên học bài bản theo các bộ sách giáo trình, ít nhất là quyển đầu tiên, cho dù mục tiêu của bạn có là giao tiếp hay chỉ nghe nói hay 4 kĩ năng. Trừ khi đặc thù công việc và thời gian hạn hẹp khiến bạn k thể học bài bản được thì khi ấy hẵng tìm đến các loại sách khác như sách học cấp tốc, những câu khẩu ngữ hằng ngày… Việc học theo các loại giáo trình này sẽ cho bạn những cái nền đầu tiên 1 cách bài bản nhất về tiếng Trung. Nó còn giúp ích cho bạn trong trường hợp bạn học xog 1 quyển không biết học quyển j nữa

+ Giáo trình đọc hiểu

Nếu bạn tự học tiếng Trung, rất khó để bạn có thể học hết được đống sách trên, và nhất định cũng rất nhàm chán, vì thế Giáo trình bộ 6 quyển hoặc BOYA cơ bản là đủ, bạn có thể nghe kèm những bài đầu tiên để luyện cách phân biệt các vận âm, vận mẫu, thanh điệu bằng quyển giáo trình nghe hiểu.

Học Tiếng Đức Nên Bắt Đầu Từ Đâu ?

Để học tiếng Đức một cách hiệu quả, ta nên học một cách thông minh, có sự sắp xếp hợp lý để mang lại kết quả như mong muôn. Cụ thể trình tự để học tiếng Đức như sau.

Cách học tiếng Đức Phát âm – Ngữ pháp – Đọc hiểu

Hãy học tiếng Đức một cách khoa học và có hiệu quả

Học tiếng Đức không khó như bạn thường nghĩ

Khi tiếng Đức của bạn chưa vững, bạn cảm giác mình chưa kiểm soát được hết các yếu tố ngữ pháp trong câu nói của mình thì đừng nói nhanh, nói chậm và để ý đến ngữ pháp quan trọng hơn! Ông thầy tiếng Đức của tôi nói rằng: Tai người Đức nhạy cảm nhất với vị trí động từ, sau đó đến giới từ rồi quán từ và đuôi tính từ, chẳng hạn nếu bạn nói “Ich hab eine sehr gute Buch gefunden!” thì người nghe vẫn cảm giác “đúng” hơn là khi bạn nói: “Ich habe gefunden ein sehr gutes Buch!”… Cũng đừng nản khi mình chưa nói đúng được ngay vì bạn cũng thấy đấy, vị trí động từ trong tiếng Đức đôi khi ngược hẳn với tiếng Việt và tiếng Anh – là những ngôn ngữ chúng ta đã biết. Khi sang Đức bạn sẽ thấy không chỉ mình bạn phải chiến đấu với ngữ pháp tiếng Đức đâu, mà cả các bạn đến từ Anh, Mỹ hay các nước khác nữa! Chỉ cần bạn thể hiện ra là mình đang rất nỗ lực học tiếng Đức thì bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ từ người Đức.

Cách tốt nhất là cứ mạnh dạn nói và nhờ người đối diện sửa cho mình khi họ thấy mình mắc lỗi nào đó. Trong vòng 3 năm từ ngày đầu tiên sang Đức tôi luôn nói với những người bạn Đức của mình là: “Ich lerne Deutsch, bitte korrigiere meine Fehler für mich! “Khi đi dạo, đi tàu, đi chợ, đi chơi… bạn hoàn toàn có thể bắt chuyện với những người Đức xung quanh, đầu tiên là bằng một nụ cười. Không phải ai cũng sẽ đáp lại bạn đâu nhưng nếu thấy người đối diện cũng mỉm cười đáp lại thì bạn nói một câu gì đó về thời tiết, chẳng hạn: „Heute ist das Wetter schön/ schlecht!”. Nếu thấy họ lại đáp lại tiếp kiểu „Ja” hay là “Nein” thì bạn có thể tiếp tục bằng cách kể một chút về bản thân: “Ich bin neu/ seit ein paar Tagen in Deutschland. Ich lerne noch Deutsch.” Và lại cười thật tươi tiếp! Đến đây thì trong đa số các trường hợp người đối diện sẽ hỏi han bạn thêm một chút và thế là bạn có cơ hội để luyện tiếng Đức rồi!

Học ngữ pháp tiếng Đức

Học tiếng Đức sẽ cho bạn cơ hội thăng tiến trong công việc cao hơn Rèn luyện tiếng Đức

Học tiếng Đức hiệu quả Trau dồi vốn từ tiếng Đức

Sau khi tra Langenscheidt thì bạn biết nghĩa của từ „konzentrieren” ở đây không phải “tập trung” mà là cô đọng, dồn nén cái gì thành cái gì, kiểu như trong điều chế hóa học ấy. (Từ „hin” ở đây là Adverb, chỉ có ý nghĩa nhấn mạnh sự biến đổi, thay đổi phương hướng.) Bây giờ bạn biết được là „Nhiệm vụ của Unterricht là cô đọng cái Voraussetzungshaltigkeit và Komplexität của một đối tượng vào thành một cái gì đó…?” „Cái gì đó” ở đây là “das” và được giải thích trong mệnh đề quan hệ tiếp theo: das = was seine Zugänglichkeit sichert. „Seine” ở đây là của ai? Seine thì chỉ đi với từ nào là „der” hoặc „das” thôi, bạn thấy cái từ der hoặc das gần nó nhất là Gegenstand. Tức là cái das ở đây = was die Zugänglichkeit des Gegenstandes sichert.

Qua phân tích này hi vọng bạn thấy được nhận thức là một quá trình nhiều bước và ngữ pháp là một người dẫn đường quan trọng. Cái câu rất phức tạp bên trên bây giờ bạn đã có thể bẻ nó thành 3 câu nhỏ hơn, dễ hiểu hơn:

“Jeder Unterricht hat eine Aufgabe: Der Unterricht konzentriert die Voraussetzungshaltigkeit und Komplexität eines Gegenstandes auf einen Kern. Dieser Kern sichert die Zugänglichkeit zum Gegenstand”.

Tất nhiên để diễn giải và đánh giá được nhận định này thì bạn còn cần kiến thức chuyên ngành nữa, nhưng ít nhất thì đến đây rào cản ngôn ngữ (Sprachbarriere) của bạn đã được dỡ bỏ. Tôi tin rằng rất nhiều sinh viên Việt Nam bỏ học giữa chừng đáng lẽ đã có thể cứu được sự nghiệp học hành của họ, nếu như họ nắm vững phương pháp này.

Học tiếng Đức bằng từ vựng

Khung xương chắc, tiếng nói hay mà mỏng da thiếu thịt thì cơ thể cũng yếu ớt, thiếu sức sống, làm nhiều việc bị hạn chế, đúng không? Trong ví dụ ở phần trước bạn cũng đã thấy: Sau khi phân tích ngữ pháp bạn còn phải tra nhiều từ nữa mới có thể hiểu được nội dung câu ấy. Như vậy: Vốn từ vựng của bạn chính là „vốn” để bạn bắt đầu sự nghiệp học tập trên nước Đức đó. Theo thời gian càng tích lũy nhiều thì bạn càng „giàu”, càng có „vốn” lớn hơn để theo đuổi những dự án lớn hơn! Học từ vựng không khó, chỉ cần chăm chỉ chịu khó mà thôi!:) Cách học từ vựng của tôi: Tôi viết mỗi từ mới 1-2 dòng, trong lúc viết thì tay viết, mắt nhìn, miệng nhẩm, tai nghe, đến hết dòng thì tôi đặt 1 câu cho từ đó. Lúc đặt câu là lúc bạn tìm một hình ảnh sinh động gắn với từ đó để tiếp thu nó vào bộ nhớ tốt hơn.

Học từ nào thì học đến nơi đến chốn, với danh từ thì phải học der/die/das và dạng số nhiều, với động từ phải học cách chia bất quy tắc, tách hay không tách, với nghĩa này thì đi kèm giới từ nào, bổ ngữ là cách 3 hay cách 4, với tính từ thì khi biến đổi sang dạng so sánh có gì đặc biệt không, dùng kèm với giới từ nào, động từ nào. Học kiểu này khá kỳ công, chỉ học được khoảng 10 từ một lúc là thấy “oải” lắm rồi, ngồi cả buổi chiều có khi chỉ học được khoảng 20 từ. Nhưng từ nào đã học thì không bao giờ quên cả, cũng chẳng bao giờ nhầm lẫn linh tinh. Ngày được ít ngày được nhiều, nếu bạn cứ kiên trì tích lũy như vậy thì chỉ sau một thời gian bạn sẽ thấy vốn từ vựng bị động (passiver Wortschatz) của bạn tăng lên đáng kể. Và vốn từ vựng chủ động (aktiver Wortschatz) cũng sẽ tăng lên nếu bạn tích cực áp dụng những từ mới học được vào nói, viết hàng ngày.