Độ “hot” của tiếng Trung hiện nay
Ngày nay, người học tiếng Trung có bằng đại học chuyên ngành tiếng Trung hoặc có chứng chỉ tiếng Trung HSK cấp 5 có thể lựa chọn nhiều công việc cho mình. Bạn dễ dàng có được mức lương từ khoảng năm triệu đến mấy chục triệu với các công viêc như biên dịch, phiên dịch; thư ký, trợ lý, cán bộ đối ngoại; nhân viên các đại sứ quán, cơ quan ngoại giao, tổ chức phi chính phủ; giáo viên, giảng viên ngoại ngữ… Đây chính là lí do mà tiếng Trung trở thành ngôn ngữ càng ngày càng hot.
Khó khăn khi học tiếng Trung ở Việt Nam hiện nay
Cái khó nhất khi học tiếng Trung là chữ viết tiếng Trung khó ghi nhớ. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi tiếng Trung là một ngôn ngữ phức tạp: tiếng Trung gồm hơn 80.000 kí tự, để đọc và viết tiếng Trung ở mức cơ bản một người cần nhớ khoảng 2.000 kí tự; chữ tiếng Trung được ghép bởi các bộ thủ, tiếng Trung tổng cộng chia thành hơn 200 bộ thủ, bộ thủ đơn giản nhất chỉ có một nét và bộ thủ phức tạp nhất có đến 17 nét; tiếng Trung có nhiều quy tắc viết các nét; tiếng Trung không có bảng chữ cái alphabet…
(Hình ảnh 214 bộ thủ tiếng Trung lấy từ “Giáo trình Hán ngữ Boya”)
Bạn Lục Thị Duyên, 21 tuổi, là sinh viên, đã học tiếng Trung 2 năm cho hay: “Ban đầu mình gặp vấn đề về việc làm sao có thể nhớ được tận 214 bộ thủ tiếng Trung, mà tiếng Trung thì phải học từng chữ một, viết thì lại khó. Ngoài ra còn có khó khăn nữa là trong nước các trường đại học dạy tiếng Trung ít có giảng viên là người Trung. Giáo trình mình học là giáo trình bộ 6 quyển, các bài hội thoại đã nhàm, không tiêu biểu cho ngữ pháp thông dụng. Bài tập thì nhiều luyện nói và giao tiếp thì ít”.
Anh Cao Đức Hiếu, 23 tuổi, là công an, đã học tiếng Trung 5 năm bày tỏ: “Khi học tiếng Trung, tôi gặp phải khó khăn trong việc học phát âm, trong tiếng Trung, sự bật hơi trong phát âm rất quan trọng và phức tạp hơn nhiều so với tiếng Việt” .
Chị Lê Vũ Mỹ Linh, 22 tuổi, kế toán doanh nghiệp và dịch giả, đã học tiếng Trung 8 năm chia sẻ: “Theo tôi thấy khó nhất khi học tiếng Trung là cảm giác choáng ngợp ban đầu khi tiếp xúc với một ngôn ngữ có hệ chữ viết khác hoàn toàn tiếng Việt. Vượt qua cảm giác này rồi thì ổn thôi. Tôi thấy trên thị trường hiện nay có bộ ‘Giáo trình Hán ngữ Boya’ giúp người học làm quen với các nét, các bộ, cách viết tiếng Trung một cách cũng khá dễ dàng”.
Có thể thấy trở ngại lớn nhất khi học tiếng Trung của nhiều người Việt là phải làm quen với thứ ngôn ngữ khác biệt hoàn toàn về hệ chữ viết với tiếng Việt, bên cạnh đó tiếng Trung phải học từng chữ nên rất khó nhớ. Ngoài ra, giáo trình để giảng dạy tiếng Trung trước đây đã lỗi thời, thiếu cập nhật nên không còn quá phù hợp với hiện tại; đồng thời, việc luyện khả năng nói, khả năng nghe thông qua giáo trình cũng không mấy thuận lợi.
Giải pháp cho thực trạng này?
Nhiều người Việt học tiếng Trung hiện nay đều mong muốn được học tiếng Trung qua giáo trình hiện đại, chất lượng, thỏa mãn nhu cầu học và luyện được cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Làm được như thế, bộ “Giáo trình Hán ngữ Boya” do MCBooks liên kết với Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành toàn quốc năm 2016 nhận được nhiều phản hồi tích cực.
(Hình ảnh phần bài tập trong “Giáo trình Hán ngữ Boya”)
Có thể nói, bộ “Giáo trình Hán ngữ Boya” là một trong những bộ giáo trình tiếng Trung hiện đại và chất lượng nhất trên thị trường sách hiện nay. Tuy nhiên, dù học bằng bộ giáo trình nào, mức độ hiện đại và chất lượng đến đâu, nếu bản thân người học không chăm chỉ và cố gắng thì học tiếng Trung sẽ luôn khó khăn. Ngược lại, nếu người học nỗ lực, cố gắng trau dồi, tiếp thu thật nhiều thì việc học tiếng Trung sẽ trở nên dễ dàng.