Tự Học Tiếng Anh Xuất Nhập Khẩu / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Tự Học Xuất Nhập Khẩu

Ngày nay ngành ngoại thương và kinh doanh quốc tế đã trở thành một xu hướng hội nhập mới. Việc tự học xuất nhập khẩu qua sách báo hoặc online (trực tuyến) sẽ giúp bạn tăng kiến thức và nghiệp vụ bằng cách tự mình bồi đắp kiến thức cho chính bản thân mình. Nhưng việc tự học đòi hỏi bạn phải có tinh thần siêng năng nghiêm túc và vượt qua nhiều khó khăn.

Cái khó của việc tự học là bạn có thể tốn rất nhiều thời gian để mày mò như tìm hướng học, nguồn tài liệu, kinh nghiệm từ người đi trước…. Nhưng bù lại, bạn sẽ nhận ra chính bản thân mình, biết mình cần gì và thiếu gì. Bài viết này chia sẻ một vài kinh nghiệm thực tế giúp bạn tự học xuất nhập khẩu dễ dàng và đúng hướng, tránh mất thời gian vô ích.

Học Xuất Nhập Khẩu & Nhu Cầu Nhân Lực

Theo số liệu Tổng cục hải quan từ năm 2005 đến 2015. Giá trị xuất khẩu tăng từ 32.442 triệu USD đến 162.017 triệu USD (tương đương tăng 4.994 lần). Giá trị nhập khẩu tăng từ 36.978 triệu USD lên 165.570 triệu USD (tương đương tăng 4.478 lần).

Phương Pháp Tự Học Xuất Nhập Khẩu

Lên Kế Hoạch Học Gì và Cần Gì

Trong trường đại học dạy xuất nhập khẩu đào tạo rất nhiều môn học khác nhau. Nhưng bạn học để làm thì hầu như bạn chỉ cần những kiến thức trọng tâm. Ngành xuất nhập khẩu, Logistics cần một vài kiến thực trọng tâm như sau:

– Kiến thức về vận tải đường biển, đường hàng không. Tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản như: vận đơn, các loại vận đơn, bill gốc, surrendred bill, house bill, master bill,…các loại phí và phụ phí.

– Kiến thức về Incoterms 2010: Hầu hết người học xuất nhập khẩu nào cũng phải nhớ được 11 điều khoản Incoterms 2010. Học kỹ các điều kiện giao hàng E, F, C, D.

– Bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm ngoại thương, bảo hiểm vận tải. Bạn nên chú ý đến bảo hiểm vận tải. Nắm vững các khái niệm cơ bản về rủi ro, tổn thất, bồi thường, cánh tính bảo hiểm

– Thanh toán quốc tế: Cần nắm các khái niệm TT, M/T, L/C, D/A, D/P, D/OT, COD & CAD

– Tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu, cách tra mã HS code

– Các loại chứng từ: Hợp đồng ngoại thương, Packing list, Invoice, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O), lệnh giao hàng (D/O)

– Học sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử.

– Quy trình xuất khẩu, nhập khẩu của một lô hàng bằng đường biển, đường hàng không.

Sách Giáo Trình Nên Mua

Mua giáo trình giúp bạn tự học xuất nhập khẩu. Nhưng phải mua đúng sách, đúng tác giả. Mình giới thiệu một vài cuốn sách bạn nên đọc, đây là những cuốn sách mình cho rằng rất hữu ích từ những thầy cô đáng kính:

– Giáo Trình Quản Trị Xuất Nhập Khẩu: chúng tôi Đoàn Thị Hồng Vân – Logistics Những Vấn Đề Cơ Bản: chúng tôi Đoàn Thị Hồng Vân

– Hỏi & Đáp Incoterms 2010: chúng tôi Võ Thanh Thu – Sách Biểu Thuế và Chú Giải Chi Tiết Mã HS của NXB Lao Động. – Thanh Toán Quốc Tế : chúng tôi Trần Hoàng Ngân, TS. Nguyễn Minh Kiều

Sơ lược là những cuốn sách mình cho rằng bạn nên đọc. Bạn có thể mua thêm những quyển giáo trình khác của thầy cô trên.

Mạng Internet

Ngày nay mạng internet giúp bạn học online rất hiệu quả. Việc có internet, Laptop, Smartphone…công cụ tìm kiếm Google là một phương tiện hữu hiệu để tra cứu kiến thức học xuất nhập khẩu online nhanh và hiệu quả hơn.

Ví dụ bạn đọc các bài trên SongAnhLogs, bạn cảm thấy yêu mến SongAnhLogs, bạn có thể lên Google gõ từ khoá cần tìm kiếm + SongAnhLogs

Học Từ Người Đi Trước

Việc đi làm một công ty xuất nhập khẩu và học hỏi kinh nghiệm người đi trước sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhanh. Đây là một cách học vừa thực tế vừa ít tốn kém nhất nhưng lại chất lượng nhất cho bạn. Nếu bạn may mắn gặp đồng nghiệp giỏi là điều tuyệt vời.

Lời Kết

Tự học xuất nhập khẩu qua nhiều phương tiện như sách báo, học online, học từ đồng nghiệp đi trước sẽ giúp bạn tiến bộ rất nhanh. Nhưng bạn phải nỗ lực bản thân, tinh thần tực giác cao.

Để học thành công, bạn phải biết bạn cần gì, học gì, học từ ai. Mình đã liệt kê những kiến thức bạn nên học trong phần trên, những thầy cô nên mua sách của họ để học. Bạn sẽ chẳng lãng phí một chút thời giờ nào nếu đọc sách của những thầy cô đó đâu.

Tiếng Anh Giao Tiếp Xuất Nhập Khẩu

1. Từ vựng tiếng Anh về xuất nhập khẩu

– Actual wages: Tiền lương thực tế

– Additional premium: Phí bảo hiểm phụ, phí bảo hiểm bổ sung

– Bill of lading: Vận đơn (Danh sách chi tiết hàng hóa trên tàu chở hàng)

– Bottomry loan: Khoản cho vay cầm tàu

– C.&F. (Cost & freight): Bao gồm giá hàng hóa và cước phí nhưng không bao gồm bảo hiểm

– C.I.F. (Cost, insurance & freight): Bao gồm gái hàng háo, bảo hiểm và cước phí

– Call loan: Tiền vay không kỳ hạn, khoản vay không kỳ hạn.

– Cargo: Hàng hóa (vận chuyển bằng tàu thủy hoặc máy bay)

– Cargo deadweight tonnage: Cước chuyên chở hàng hóa

– Certificate of origin: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

– Certificate of indebtedness: Giấy chứng nhận thiếu nợ

– Container: Thùng đựng hàng lớn (công – ten – nơ)

– Container port: Cảng công – ten – nơ

– Contractual wages: Tiền lương khoán

– To containerize: Cho hàng vào công – te – nơ

– Customs: Thuế nhập khẩu, hải quan

– Customs declaration form: Tờ khai hải quan

– Debit: Sự ghi nợ, món nợ, khoản nợ, ghi vào sổ nợ

– Declare: Khai báo hàng (để đóng thuế)

– Debenture holder: Người giữ trái khoán

– Demand loan: Khoản vay không kỳ hạn, sự vay không kỳ hạn.

– F.a.s. (free alongside ship): Bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng nhưng không gồm chi phí chất hàng lên tàu.

– F.o.b. (free on board): Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng đã được chất lên tàu.

– Freight: Hàng hóa được vận chuyển

– Export premium: Tiền thưởng xuất khẩu

– Extra premium: Phí bảo hiểm phụ

– Fixed wages: Tiền lương cố định

– Graduated interest debebtures: Trái khoán chịu tiền lãi lũy tiến

– Hourdy wages: Tiền lương giờ

– Hull premium: Phí bảo hiểm mộc, phí bảo hiểm toàn bộ

– Issue of debenture: Sự phát hành trái khoán

– Insurance premium: Phí bảo hiểm

– Indebted: Mắc nợ, còn thiếu lại

– Incur : Chịu, gánh, bị (chi phí, tổn thất, trách nhiệm…)

– Maximum wages: Tiền lương tối đa

– Money wages: Tiền lương danh nghĩa

– Monthly wages: Tiền lương hàng tháng

– Merchandise: Hàng hóa mua và bán

– Loan: Sự cho vay, sự cho mượn, tiền cho vay, công trái

– Packing list: Phiếu đóng gói hàng

– Piece wages: Sự trả tiền lương

– Pro forma invoice: Hóa đơn tạm thời

– Premium: tiền thưởng, tiền đóng bảo hiểm, tiền bù, tiền khuyến khích

– To incur expenses: Chịu phí tổn, chịu chi phí

– Tonnage: Cước chuyên chở, dung tải, dung tích, trọng tải

– Stevedore: Người bốc dỡ, công nhân bốc dỡ

– Real wages: Tiền lương thức tế (trừ yếu tố làm phát)

– Real payments: Sự trả tiền lương

– Wage: Tiền lương, tiền công

Xuất nhập khẩu đòi hỏi trình độ tiếng Anh tốt

2. Những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp xuất nhập khẩu

Học Xuất Nhập Khẩu Có Cần Giỏi Tiếng Anh Không

Học xuất nhập khẩu có cần giỏi tiếng Anh không?, không giỏi tiếng Anh có làm được nghề xuất nhập khẩu không? Đó là câu hỏi muôn thuở của những người đang quan tâm đến ngành xuất nhập khẩu nhưng chưa từng có kinh nghiệm thực tế trong nghề hoặc chưa từng được đào tạo bài bản về nghề xuất nhập khẩu. Vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể dựa trên kinh nghiệm của chuyên gia và những người đã từng làm về xuất nhập khẩu.

1.Giải đáp của người có nhiều kinh nghiệm về việc học xuất nhập khẩu có cần giỏi tiếng Anh không.

” Không thực sự phải quá giỏi nhưng rõ ràng phần lớn thời gian là làm việc với khách hàng, nhà cung cấp và các đại lý nước ngoài, nên vốn ngoại ngữ là đương nhiên cần có. Bốn yếu tố cơ bản là NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT cần được đảm bảo, đôi khi ngữ pháp không quá quan trọng trong ngành này (trừ soạn thảo hợp đồng ngoại thương), bởi thực tế người nước ngoài luôn cố gắng hiểu những gì chúng ta đang nói, hoặc hiểu phần lớn những gì chúng ta nói. Nói thế không có nghĩa là không cần thành thạo, bởi đương nhiên những bạn giỏi thì sẽ có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, do có đặc thù nên ngành Xuất nhập khẩu và Logistics có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành nên việc cần thành thạo thuật ngữ cũng là một trong những điều quan trọng” ( Thầy Ngô Văn Khiêm – Giảng viên tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh, là Quản lí chi nhánh Hải Phòng và là Key account management của Công ty On Time worldwide logistics Việt Nam- top 30 Công ty Logistics hàng đầu thế giới)

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc học tiếng Anh tốt là điều vô cùng quan trọng với rất nhiều ngành nghề hiện nay và đặc biệt ngành xuất nhập khẩu – 1 trong những ngành nghề đang rất hot và có nhiều triển vọng trong tương lai. Tuy vậy, với nhiều bạn không giỏi tiếng Anh thì làm sao để làm tốt nghề xuất nhập khẩu?

2.Giải pháp cho những ai không giỏi tiếng Anh nhưng muốn làm trong ngành xuất nhập khẩu.

Thực chất ngành xuất nhập khẩu có những đặc thù rất riêng như phải trao đổi với khách nước ngoài nhưng cũng không phải là tiếng Anh giao tiếp trực tiếp quá nhiều mà chúng ta thường trao đổi qua email, các phương tiện online khác nên bạn hoàn toàn có thể rèn luyện vốn tiếng Anh để làm tốt ngành xuất nhập khẩu.

Trước tiên, những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu bạn chắc chắn phải nắm vững để có thể đọc – hiểu và vận dụng được trong công việc.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần trau dồi thêm một số những từ tiếng Anh hay dùng trong thư tín thương mại phục vụ cho ngành xuất nhập khẩu.

Nếu học ở các trung tâm tiếng Anh hoặc trường Đại học, bạn sẽ rất khó được đào tạo một cách tập trung những kiến thức mà nghề xuất nhập khẩu cần ở bạn. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu về các địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế có phần đào tạo về tiếng Anh thương mại. Đồng thời, nếu bạn muốn tự tin hơn trước khi học xuất nhập khẩu, bạn có thể học trước tiếng Anh ở một số trung tâm để trau dồi thêm từ vựng và sự nhạy bén trong sử dụng ngôn ngữ.

Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn an tâm hơn trước khi học xuất nhập khẩu và không còn lo lắng về việc học xuất nhập khẩu có cần giỏi tiếng Anh không?

Nguồn https://prtienganh.com/ tổng hợp

Cách Giúp Bạn Học Tốt Tiếng Anh Chuyên Ngành Xuất Nhập Khẩu

Bạn là một nhân viên làm trong ngành xuất nhập khẩu, bạn muốn tìm cách học tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu đem lại hiệu quả nhanh nhất. Bài viết này có thể giúp bạn điều đó.

Bạn yếu kém về tiếng Anh, bạn muốn học tiếng Anh thật nhanh chóng và ứng dụng nó thật nhiều vào công việc của mình. Học tiếng Anh là cả một quá trình. Vì thế bạn đừng nóng vội trong việc này. Trước tiên hãy xác định cho mình một mục đích thực thụ khi học tiếng Anh. Bạn học để làm gì? Câu hỏi ấy có vẻ ngớ ngẩn nhưng sẽ hữu ích cho bạn rất nhiều. Bạn học để giao tiếp hàng ngày cùng bạn bè, đồng nghiệp hay phục vụ công việc.

Khi đã trả lời được câu hỏi mục đích kia bạn hãy nghĩ rằng mình sẽ phải học bằng cách nào và học như thế nào sẽ hiệu quả nhất. Có rất nhiều cách học đem lại hiệu quả cao.

Hãy nói rằng bạn là người chăm chỉ, sáng tạo, khoa học.

Ba yếu tố này rất cần cho việc bạn có học hiệu quả hay không. Hãy là một người chăm chỉ trong quá trình học. Hãy luôn biết cách học hỏi những điều mình muốn. Bạn có thể học ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào nếu có cơ hội. Với một người muốn học tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu điều đó không khó bởi môi trường làm việc nơi đó rất năng động, chuyên nghiệp. Bạn có thể tận dụng nó để học. Bên cạnh đó bạn nên sắp xếp thời gian biểu cho mình thật hợp lý. Có như vậy việc học mới đạt hiệu quả.

Trung tâm tiếng Anh uy tín, chất lượng.

Kết hợp việc tự học với tìm tới trung tâm Anh ngữ sẽ giúp bạn thành thạo hơn trong việc học tiếng Anh. Trung tâm Aroma là một ví dụ. Với các khó học giao tiếp tại đó, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng nó trong việc học tiếng Anh chuyên ngành của mình. Bởi trong quá trình học Aroma sẽ bổ trợ thêm cho các bạn tiếng Anh chuyên ngành. Với một nhân viên xuất nhập khẩu, chắc chắn những từ vựng về chuyên ngành sẽ là điều các bạn cần.

Bill of lading: Vận đơn (danh sách chi tiết hàng hóa trên tàu chở hàng)

C.&F. (cost & freight): bao gồm giá hàng hóa và cước phí nhưng không bao gồm bảo hiểm

C.I.F. (cost, insurance & freight): bao gồm giá hàng hóa, bảo hiểm và cước phí

Cargo: Hàng hóa (vận chuyển bằng tàu thủy hoặc máy bay)

Certificate of origin: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Container: Thùng đựng hàng lớn (công-ten-nơ)

Container port (cảng công-ten-nơ); to Containerize (cho hàng vào công-ten-nơ)

Customs: Thuế nhập khẩu; hải quan

Customs declaration form: tờ khai hải quan

Declare: Khai báo hàng (để đóng thuế)

F.a.s. (free alongside ship): Bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng nhưng không gồm chi phí chất hàng lên tàu.

F.o.b. (free on board): Người bán chịu trách nhiệm đến khi hàng đã được chất lên tàu

Freight: Hàng hóa được vận chuyển.

Đây sẽ là những phần bổ trợ của Aroma giúp bạn học tốt hơn tiếng Anh chuyen nganh xuat nhap khau Tìm hiểu thêm: Bí quyết học giỏi tiếng anh