Tự Học Tiếng Anh Lại Từ Đầu / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Học Tiếng Anh Lại Từ Đầu Qua Mạng

Bạn nhận ra tiếng Anh thật quan trọng nhưng sau nhiều năm bạn không sử dụng tiếng Anh đã dẫn đến tình trạng quên đi ít nhiều. Giờ đây bạn quyết định học tiếng Anh lại từ đầu qua mạng vì không có thời gian tham gia các khóa học ở trung tâm. Vậy bạn phải bắt đầu từ đâu cho việc học tiếng Anh.

Học ở đâu khi đang bị mất gốc tiếng Anh?

1. Kiểm tra trình độ của mình

Trước hết bạn phải kiểm tra xem trình độ của bạn đang ở đâu. Nhưng không phải ai cũng xác định được mình đang ở mức độ nào mà chỉ có câu trả lời chung chung đó là: Tôi mất căn bản tiếng Anh, Tôi không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, phản xạ nói chậm, Tôi học tiếng Anh kém hay tôi biết ít từ vựng…

Những câu nói này rất chung chung và không xác định được chính xác trình độ của bạn. Thay vào đó bạn nên làm các bài test. Trên mạng có rất nhiều bài test miễn phí, bạn có thể tham khảo và bấm giờ để làm bài.

Không có gì áp lực cả! Bạn chỉ thi để kiểm tra trình độ của mình mà thôi. Cứ thi đi! Khi hoàn thành bài thi, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn rất nhiều về năng lực của mình so với trước đó. Đánh giá đúng trình độ hiện tại của mình sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xác định phương pháp, chiến lược học tập, cũng như lựa chọn giáo trình phù hợp.

2. Đặt ra mục tiêu và kết quả mong muốn

Bạn học tiếng Anh để làm gì. Bạn muốn đi du học, bạn muốn tiếng Anh là công cụ hỗ trợ công việc của bạn hay bạn muốn biết tiếng Anh chỉ để đọc báo, nghe nhạc, xem phim… Dù là mục đích gì đi nữa thì khi học tiếng Anh bạn mới có phương pháp đề ra phù hợp. Bạn sẽ luôn nhắm đúng mục tiêu để đầu tư thời gian, công sức học tập của mình một cách hiệu quả nhất.

3. Tìm trang học tiếng Anh uy tín

Hiện nay có rất nhiều trang mạng học tiếng Anh cho bạn lựa chọn. Hầu hết các bài học đều được hình thức hóa thành video giúp người học cảm thấy thích thú và bớt nhàm chán hơn.

Bạn có thể học ở nhiều trang, tuy nhiên sau một thời gian nên rút ra kinh nghiệm khi học ở mỗi trang. Qua đó bạn có thể so sánh điểm mạnh và yếu của từng trang để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

12 Điều Cơ Bản Để “Yêu Lại Từ Đầu” Với Tiếng Anh

1- Nói tiếng Anh “Một- Chút- Mỗi- Ngày”

Cách tốt nhất để học một ngôn ngữ mới là NÓI chúng. Đừng đợi đến khi “feel more comfortable speaking in English” (nói tiếng Anh nước chảy mây trôi) – bởi vì chắc chắn bạn sẽ phải dày công khổ luyện một thời gian rất dài để đạt tới trình độ này. Đừng đợi, hãy bắt đầu nói bằng tiếng Anh ngay từ hôm nay. Đừng mặc cảm kể cả khi vốn từ của bạn vót vét chỉ được 5 từ tiếng Anh đi chăng nữa, bạn phải thúc mình ra ngoài giới hạn của bạn thân để tiến bộ, tới một thời điểm nào đó, bạn sẽ ngạc nhiên vì vốn liếng 5 từ của mình đã biến thành 25 từ, 125 từ, 625 từ… lúc nào không hay.

Bạn có thể thực hành bằng cách tự nói trước gương, hoặc tìm một người bạn (tốt nhất là English speaker) để luyện tập mỗi ngày.

Bạn có như này không: Một câu tiếng anh đọc thì hiểu nhưng khi nghe người nước ngoài nói lại ù ù cạc cạc? Cười trừ?

Và bạn nghĩ nguyên nhân là gì? Thiếu vốn từ vựng, không biết ngữ pháp hay thiếu mẫu câu giao tiếp… Nhưng vấn đề thực sự cản trở chúng ta giao tiếp là vì chúng ta đang PHÁT ÂM KHÔNG CHUẨN. Chúng ta đã phát âm sai thành thói quen nên khi nghe phát âm đúng của từ đó thì tai chúng ta không nhận ra.

Cách tốt nhất để học phát âm là hãy học NHƯ MỘT ĐỨA TRẺ. Đừng tập trung quá nhiều vào từ vựng và ngữ pháp, mà hãy bắt đầu một cách tự nhiên là nghe nhiều- bắt chước âm thanh- lặp lại. Nhớ chú ý vào những yếu tố cơ bản như: trọng âm, âm cuối, nối âm, nhịp điệu…

Nhiều khi tiếng Anh của bạn không sai, không kém, chỉ là bị NHẠT. Ví dụ như để khen một người xinh đẹp, bạn có thể nói: “You’re beautiful” nhưng nếu thay vào đó, bạn nói:” You look gorgeous/ stunning /better in pictures” hoặc văn vẻ hơn: “I can’t take my eyes off of you”…, thì người nghe sẽ ấn tượng hơn hẳn về khả năng tiếng Anh của bạn.

Ngôn ngữ là một môn “Thể thao tập thể”. Giống như cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bạn sẽ không thể “điêu luyện” nếu như bạn tự học một mình. Nếu bạn chỉ học với mấy cuốn sách thì bạn sẽ chỉ “giao tiếp” được với mấy cuốn sách. Suy cho cùng, chúng ta học ngôn ngữ là để giao tiếp với người khác, nên việc tham gia vào một lớp học tiếng Anh hoặc một nhóm tự học là điều nên làm nếu như bạn muốn tiến bộ nhanh.

Mỗi ngày bạn nên tra nghĩa là học tối đa là 20 từ mới, mỗi từ có thể lặp đi lặp lại vào nhiều ngày vì hiếm khi chúng ta có thể tiêu thụ nó ngay trong lần đầu.

Đặt câu với từ để nhớ lâu: Tôi có một anh bạn học Tây học tiếng Việt, mỗi khi tra ra nghĩa một từ mới, thì anh ấy sẽ rất cố gắng tìm mọi cách để dùng từ đấy vào các câu nói nhiều ngày sau đó. Và nhớ thế anh ấy nhớ rất lâu và sử dụng từ rất tự nhiên trong câu. Đây là một cách để các bạn tham khảo khi học từ vựng.

Học ngôn ngữ cần có môi trường. Trong trường hợp bạn không sống tại môi trường nói tiếng Anh thì hãy tạo ra chúng bằng các cách đơn giản như: nghe nhạc, nghe bản tin, xem phim, xem TV bằng tiếng Anh. Đừng hoảng hốt khi nghe không hiểu, xem không hiểu, hãy để cho ngôn ngữ “NGẤM” dần vào bạn, ngày đầu có thể bạn sẽ chỉ hiểu 3% nội dung, sau 3 tháng có thể bạn sẽ hiểu được 30% hoặc hơn thế.

Đây cũng là phương pháp học tiếng Anh “thoải mái” nhất, phù hợp với những người “lười”.

Bạn cũng sẽ nhận ra một điều, đó là các vấn đề được nhìn thú vị và toàn diện hơn rất nhiều khi bạn tìm hiểu chúng từ các văn bản gốc, thay vì bị bó hẹp góc nhìn qua các bản dịch tiếng Việt.

Đánh dấu bất kỳ từ hoặc cụm từ mà bạn không hiểu, sau đó tìm chúng trong từ điển.

Bạn cũng có thể thử đọc lớn – điều này sẽ cho phép bạn cải thiện phát âm và kỹ năng phát biểu bằng tiếng Anh nhanh hơn.

Một cách hiệu quả để tiến bộ nhanh trong kỹ năng viết là giữ một cuồn nhật ký và viết ra một vài câu mỗi ngày bằng tiếng Anh. Nó không cần phải là những cảm nhận sâu sắc – bạn có thể viết về thời tiết, những gì bạn ăn cho bữa ăn tối hay những kế hoạch của bạn trong ngày mai, cố gắng bắt đầu bằng những câu đơn giản nhất, sử dụng những từ bạn biết, dần dần, hãy chi tiết hóa chúng, tích lũy thêm vốn từ để làm “phong phú” cuốn nhật ký mỗi ngày.

Hạn chế xem phim có phụ đề, đọc tài liệu song ngữ… Để hình thành thói quen tư duy bằng tiếng Anh, các bạn cần phải thoát ra khỏi môi trường dễ chịu và an toàn của việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, và biến tiếng Anh thành một phần cuộc sống của mình. Cảm giác ban đầu nhìn chung là khó chịu khi ngay cả việc suy nghĩ cũng phải thực hiện bằng một thứ tiếng không phải là tiếng mẹ đẻ của mình, nhưng một khi vượt qua được cảm giác này, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều!

Hầu hết người học tiếng Anh thường ngại sai, và càng ngại sai lại càng ngại nói, và càng ngại nói, không nói thì lại càng không tiến bộ và giữ nguyễn cái sai đó… tạo thành một vòng luẩn quẩn, ở đó người đi làm bị “sa lầy” vào tình trạng tiếng Anh không tốt mà không bứt ra được.

Nỗi sợ hãi là một rào cản khiến bạn ngày càng khó chạm được ước mơ giỏi tiếng Anh. Hãy ngừng nghĩ ngợi về việc người khác sẽ cười chê bạn như thế nào khi nghe bạn nói sai cấu trúc hoặc dùng từ tiếng Anh sai, bởi chính người bản ngữ cũng không phải lúc nào cũng dùng tiếng Anh chuẩn chỉ. Bạn thử nghĩ xem tiếng Việt của bạn có phải lúc nào cũng chính xác không? Vì vậy, hãy nói, hãy sai và sửa những lỗi sai đó. Đôi khi học từ những lỗi sai thì khả năng nhớ lại cao hơn rất nhiều.

“MUỐN CÓ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BAO GIỜ CÓ, HÃY LÀM NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BAO GIỜ LÀM”

Nếu áp dụng tất cả những bí quyết trên, chắc chắn bạn sẽ thấy việc “yêu lại” tiếng Anh không còn “nhọc nhằn” như cách học qua sách vở. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở bản thân. Nếu không bắt đầu ngay từ bây giờ, có thể bạn sẽ không bao giờ tiến bộ, muốn tiến bộ sớm, bạn phải bắt đầu sớm.

Bạn có đang thực sự mong muốn giao tiếp tiếng Anh khiến người khác phải ngưỡng mộ không?

[gravityform id=”6″ name=”ĐĂNG KÝ HỌC”]

Tự Học Tiếng Trung Quốc Từ Đầu

Tự học tiếng trung online từ cơ bản cho người chưa biết gì. Nếu học theo đúng lộ trình, kiên trì và nỗ lực. Bạn sẽ đạt được thành quả to lớn hơn cả mong muốn. Tuy nhiên, việc tự học từ cơ bản cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Bạn cần phải chân cứng đá mềm! Vì dù sao bạn vẫn còn Học Tiếng Trung Từ Đầu luôn luôn bên cạnh bạn và hỗ trợ bạn mỗi khi bạn cần.

I. Có nên học tiếng trung không?

Tiếng Trung Quốc hay còn được gọi với những tên khác là tiếng Hán, Tiếng Hoa. Hoặc dân dã hơn kiểu Việt Nam là tiếng Tàu. Tiếng phổ thông TQ hiện đang trở nên vô cùng phổ biến, và có số lượng người dùng vào khoảng 1,2 tỷ người. Một con số khổng lồ đúng không nào.

Trả lời cho câu hỏi có nên học tiếng Hoa hay không? – Câu trả lời chắc chắn là “CÓ”!

Chắc chắn các bạn cũng biết, tiếng Hoa hiện nay là một trong những ngôn ngữ có số lượng người nói nhiều nhất thế giới. Tầm ảnh hưởng cộng với vị thế của TQ trên trường quốc tế đang ngày một lớn. Việt Nam cũng là nước bang giao lâu đời với TQ, vì thế có rất nhiều điểm lợi khi biết tiếng Trung.

A. Trên bình diện kinh tế.

B. Trên phương diện văn hóa, giải trí

Tiếng Việt có ảnh hưởng lớn từ hán ngữ, 1 loạt các từ Hán Việt bạn sẽ hiểu rõ sâu sắc khi học qua tiếng Trung.

Văn hóa VN với TQ có nhiều nét tương đồng, học tiếng TQ cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa VN.

Âm nhạc, nghệ thuật, phim truyện… của TQ thật sự rất tuyệt vời. Và còn gì tuyệt hơn khi bạn có thể xem phim hay nghe nhạc không cần phụ đề.

Phong cảnh TQ thì đẹp miễn chê. Việc xách balo lên và đi mà không gặp bất kỳ trở ngại nào về ngôn ngữ sẽ thật tuyệt vời làm sao.

C. Trên bình diện công việc

Biết triếng Trung bạn có thể làm các giao viên dạy tiếng trung. Gia sư tiếng trung tại nhà…

Hướng dẫn viên du lịch, dẫn đoàn, dẫn khách du lịch tự do…

Dịch thuật, phiên dịch. Rất nhiều công ty tuyển phiên dịch với dịch thuật tiếng Trung. Và đó cũng là một công việc hấp dẫn khi lượng khách du lịch TQ tới VN ngày càng cao.

Dịch phim, làm sub phim, sub nhạc, làm Youtuber…

Đi xuất khẩu lao động, sang TQ hay Đài Loan làm việc cũng là những lựa chọn khả dĩ cho nhiều người.

Nhập hàng và tự kinh doanh. Nhập hàng từ Taobao, Alibaba, 1688… rồi tự mở shop kinh doanh cũng là việc mang lại thu nhập cực lớn cho nhiều người.

Còn rất nhiều lý do khác, nhưng chỉ cần với những lý do ở trên. Chắc chắn đã đủ để bạn học tiếng Trung Quốc rồi đúng không.

2. Nên học ở nhà hay đến trung tâm

A. Học ở trung tâm bạn sẽ được những gì?

Lợi thế khi bạn học ở trung tâm:

Có thầy cô giáo hỗ trợ, lên bài giảng phù hợp, lộ trình học tập sẵn. Cứ thế áp dụng học theo. Nhẹ nhàng tình cảm!

Được học toàn diện về giao tiếp, nói, nghe, viết tương đối toàn diện.

Có bạn bè cùng lớp để luyện, để hỏi bài…v.v…

Có thầy cô chữa bài, uốn nắn lề lối cho bạn, sửa chỗ đúng chỗ sai và rèn cho bạn vào khuôn khổ.

Những thứ không thầy cô nào nói với bạn

Học phí cao, rất nhiều trung tâm chất lượng thường kèm với học phí đắt đỏ.

Thầy cô thường kéo dài lê thê chương trình học để kiếm thêm tiền từ các học viên.

Nhiều trung tâm chất lượng, nhưng cũng rất nhiều trung tâm kém chất lượng. Và các bạn mới học thì thật sự khó để nhận biết được đâu là những nơi kém chất lượng để theo học.

Thời gian trên lớp không nhiều, nên việc luyện tập và thực hành thực chất cũng chỉ ở mức tượng trưng, hoặc phiên phiến…

Vẫn phải chủ động, tự giác học hành và làm bài tập, ôn luyện.

Thời gian học hành cố định, và phải đảm bảo thời gian. Nếu không sẽ khó tiến bộ.

Nhiều trung tâm đông học viên, việc sâu sát các học viên sẽ bị sao nhãng. Từ đó dẫn đến chỉ cần học viên đáp ứng 60% yêu cầu là thầy cô đã cho qua.

Học ở trung tâm, bạn cần phải xem xét 3 khía cạnh:

B. Thế mạnh việc tự học

Trước tiên phải trả lời cho câu hỏi. Tự học tiếng Trung tại nhà có thành tài được không?

Có! Đấy là khẳng định chắc chắn từ mình và rất rất nhiều người đi trước.

Những khó khăn khi tự học tiếng Trung

Tại sao nên chọn tự học tiếng Trung?

Không tốn quá nhiều chi phí. Bạn chỉ cần chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở, giáo trình.

Không hạn chế về thời gian học. Đương nhiên rồi, bạn có thể học cả ngày.

Có nhiều tài liệu, website để học. Ở thời điểm hiện tại, mạng internet là quá đủ cho một người học online tiếng trung. Bạn cũng có thể học theo lộ trình như ở trên chúng tôi chẳng hạn.

Việc có thể dễ dàng kết nối với các bạn, thậm chí là người Trung. Kết nối với nhiều cộng đồng tự học sẽ hạn chế cho bạn các khó khăn ở phần trên.

Youtube, Google, phim, nhạc… là người thầy tốt nhất của bạn.

Dù bạn học ở trung tâm hay tự học thì cũng đều cần nỗ lực hết sức. Vì thế sự khác biệt giữa đi học và tự học là không quá lớn.

Học ở nhà bạn chủ động được về thời gian, phương pháp. Không bị áp đặt theo lề lỗi cứng nhắc của các thầy cô. Không bị theo tư duy lối mòn.

Lựa chọn tới trung tâm để học, hay tự học là do ở bạn. Tuy nhiên, dù tự học hay tới trung tâm thì để thành công (tạm lấy hsk 6 làm mục tiêu) bạn phải nỗ lực rất nhiều.

Nếu không, mình khuyên bạn: THÔI NGAY SUY NGHĨ HỌC TIẾNG TRUNG ĐI ĐƯỢC RỒI!

3. Học tiếng Hoa dễ hay khó?

Đương nhiên một ngôn ngữ mới không phải tiếng mẹ đẻ thì sẽ KHÓ. Nhưng, đối với mình và đa số người Việt nói chung. Tiếng Trung dễ học hơn rất nhiều so với tiếng Anh hay các loại ngôn ngữ khác.

A. Tại sao tiếng Trung lại dễ với người Việt?

B. Cái khó của tiếng Trung là gì?

Tuy chữ Hán là ác mộng với người học, nhưng bạn đừng lo. Cái gì cũng có quy tắc cả, cứ học tuần tự rồi sẽ thành tài. Học gì cũng đều có khó khăn cả. Có thành công nào mà trải toàn hoa hồng, đúng không nào?

II. Lộ trình và cách tự học hiệu quả

Từ những kinh nghiệm thực tế cũng như tổng hợp được từ nhiều người đi trước. Mình xin chia sẻ với các bạn lộ trình học tiếng Trung hiệu quả. Tiết kiệm thời gian nhất đồng thời cũng giúp các bạn tiến bộ nhanh nhất có thể.

Ai cũng có thể học theo lộ trình này, bạn là người cũ, người mới hay đã đi làm đều có thể tham khảo.

Bước 1. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng

“Học làm thầy sẽ đủ để làm thầy, học chơi sẽ chỉ đủ để chơi” – Câu này luôn đúng cho những ai xác định bắt đầu học cái gì đó. Bạn chuẩn bị học một ngôn ngữ mới, và điều đầu tiên bạn cần làm là: Xác định cho mình một mục tiêu rõ ràng.

A. Lý do để bạn học tiếng trung là gì?

Hãy gạch ra lý do, và kiên trì để đạt được lý do đó. Đừng mơ hồ nay thích thích, mai lại chán chán. Nếu bạn đang nghĩ như vậy và đọc đến đây thì mình nghĩ “stop” bạn nên dừng lại và thoát khỏi website này rồi.

Học để đi xuất khẩu lao động

Học để đáp ứng công việc ở cty, nhà xưởng…

Học vì thấy thích xem phim, nghe nhạc TQ, muốn xem phim không vietsub

Học vì cá idol trong Cbiz đẹp trai, xinh xắn và quá cá tính

Học vì muốn đi du lịch thoải mái, không phiên dịch

Học vì bạn bè, người bên cạnh mình ai cũng học…

Có vô vàn lý do, nhưng chỉ cần tạo cho mình động lực và quyết tâm là bạn đã thành công 1 nửa rồi.

B. Xác định mục tiêu

Có lý do để bắt đầu, cũng nên có mục tiêu để hướng đến. Đúng không nào? Nếu bạn xác định tự học mà lại không có mục tiêu cụ thể, thì việc đi lạc đường rất dễ xảy ra. Hãy ghi ra cho mình một mục tiêu cụ thể, để phấn đấu đạt được.

C. Lựa chọn kiểu chữ Hán cần học

Dựa vào nhu cầu của bạn, hãy xác định bạn cần học chữ Hán phồn thể hay Giản thể.

Chữ hán giản thể hiện tại đang là chữ viết chính thức được chính phủ TQ sử dụng từ đời sống tới văn bản hành chính. Đa phần dân TQ sử dụng kiểu chữ giản thể.

Wikipedia giải thích:

Giản thể tự hay Giản thể Trung văn (giản thể: 简体中文 hay 简体字; chính thể: 簡體中文 hay 簡體字; bính âm: jiǎntǐzhōngwén) là một trong hai cách viết tiêu chuẩn của chữ Hán hiện nay. Cách viết này được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giản hóa từ chữ Hán phồn thể nhằm tăng tỷ lệ biết chữ và đơn giản hóa cách viết chữ Hán

Thế mạnh của chữ giản thể:

Học giản thể sẽ có lợi thế hơn trong quá trình học tập. Tìm kiếm, trao đổi công việc, thông tin với bạn bè đồng nghiệp là người TQ.

Đặc điểm của chữ phồn thể:

Lựa chọn phồn thể nếu bạn nghiêng về nghiên cứu hơn. Ví dụ yêu thích văn hóa, lịch sử muốn nghiên cứu các vấn đề nào đó. Bạn hãy học phồn thể.

Lời khuyên: Bạn nên học chữ giản thể, vì giản thể là kiểu giản lược của phồn thể. Học giản thể xong bạn có thể tự nghiên cứu thêm phồn thể. Việc nghiên cứu phồn thể dựa trên giản thể cũng không quá khó khăn.

D. Chuẩn bị

Đây là thứ cần thiết nhất quyết định bạn sẽ đi tới đâu. Cần phải có tinh thần kiên định, và ý chí vững vàng. Vì trong quá trình học, bạn sẽ dễ bị oải. Dễ cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc. Lúc đó, hãy giải trí và thoải mái tinh thần. Rồi học tiếp! Đừng để hai từ “bỏ cuộc” trong đầu!

Tài liệu học tập luôn cần phải có. Dù bạn học ở đâu và như thế nào, cũng cần phải chuẩn bị các tài liệu cơ bản.

Bút chì: Để tập viết

Giấy, vở ô ly để ghi chép và viết bài

Sổ ghi, sách giáo trình. Nếu bạn học hoàn toàn trên chúng tôi thì thời gian đầu chưa cần giáo trình vội.

Từ điển: Nên cài app từ điển trên điện thoại để tra cứu tiện.

Cài đặt các tiện ích học tập cần thiết.

Cài đặt bộ gõ pinyin trên điện thoại, máy tính

Nhất thiết phải có bộ gõ pinyin để trong quá trình học tập bạn dễ dàng tra cứu từ mới. Gõ chữ, chat với bạn bè. Gõ tiếng trung dễ dàng hơn.

Ngoài ra, ở trên điện thoại chạy androi, Google pinyin input cũng là phần bạn nên có cho chiếc smartphone của mình.

Nghe thật là hài hước đúng không? Nhưng mà mình cam đoan, thời gian chính là thứ quan trọng nhất. Mỗi ngày hãy dành cho mình ít nhất là 1h30p để học. Theo các chuyên gia, con số 1h30p là con số tối thiểu để tiếp thu một bài học trọn vẹn nhất. Dưới 1h30p thì kết quả không tốt lắm.

Sau khi xác định rõ mục tiêu và những thứ chuẩn bị. Giờ là lúc bắt tay vào thực hành thôi. Mọi lý thuyết chỉ là tương đối, chỉ có thực hành mới làm bạn tiến bộ thực sự.

Học một ngôn ngữ mới, cũng như một đứa trẻ. Phải tiếp nhận từ đầu, phải tập bặp bẹ o a từng chữ. Thiên tài hay ác ma thì cũng phải trải qua quá trình luyện nói. Chả có ông nào mới lọt lòng mẹ đã có thể ngồi giữa nhà đòi đánh giặc như Thánh Gióng cả.

A. Mục tiêu của phần này là gì?

Tóm lại: Đọc được toàn bộ bảng Pinyin không trở ngại.

B. Học phát âm chuẩn có quan trọng không?

Nếu có người hỏi mình, học tiếng Trung phần nào quan trọng nhất. Mình sẽ không ngần ngại trả lời “học phát âm”. Những bạn học của mình, những người mình kèm cặp. Có rất nhiều bạn đang làm phiên dịch. Có bạn hsk 5, hsk 6 nhưng nhiều bạn phát âm sai không ít.

Thanh điệu, giọng điệu nghe không hay. Và thực tế là trong quá trình học các bạn chưa chú trọng nhiều đến học phát âm.

Sau khi đã phát âm đúng, chính xác. Bạn cần phải làm quen với việc học dần dần các từ tiếng trung cơ bản để có một khối lượng kiến thức nhất định. Ở đây là kiến thức cơ bản nhất đủ để làm nền tảng cho việc học lên cao.

Hơn nữa 10 bài học cơ bản này, cũng đủ cho bạn có thể bước đầu giao tiếp được sơ sơ. Như chào hỏi, hỏi đường, hỏi thăm… Nếu bạn nắm vững thậm chí còn có thể giao tiếp được kha khá trong đời sống nữa đấy.

Bước 4. Tự học theo giáo trình chuẩn

Sau khi đã nắm được các bài cơ bản, thì việc bạn bắt đầu học theo 1 giáo trình dạy hán ngữ sẽ rất đơn giản. Trong các bộ giáo trình tiếng trung, nổi bật nhất vẫn là các giáo trình sau.

Học xong bộ này, bạn sẽ có hơn 3000 từ vựng cơ bản. Đủ sức để thi đạt HSK 5 và dùng giao tiếp thoải mái hàng ngày.

Đây là bộ giáo trình chuẩn của đại học ngôn ngữ bắc Kinh nên về phần kiến thức rất quy chuẩn.

Điểm hạn chế:

Điểm mạnh: Các bài học được trình bày bài bản, khoa học. Từ vựng nâng cao dần dần. Rất phù hợp với người mới học từ đầu. Ở các quyển 4 5 6, bài học có nội dung hay. Giàu tính nhân văn, nên nhiều người cũng rất thích học.

B. Giáo trình tiếng Trung Boya

Bộ giáo trình dạy tiếng trung Boya, hiện đang được nhiều trung tâm cũng như trường lớp giảng dạy. Đây là bộ giáo trình tương đối mới, kiến thức trình bày rất phong phú và hay.

Theo nhiều người học đánh giá thì Boya sử dụng từ ngữ hiện đại hơn. Văn phong gần gũi với hiện nay hơn.

Nếu học hết cả bộ Boya, thì khả năng tiếng trung của bạn cũng cao hơn bộ “giáo trình hán ngữ 6 quyển” rất nhiều.

Có một đặc điểm khiến nhiều người sợ hãi khi học Boya là: Bộ sách này trình bày rất nhiều kiến thức và khó tiếp thu đối với người mới học.

D. Bộ giáo trình 301 câu đàm thoại

Giáo trình 301 được khá nhiều người yêu thích vì ly do đơn giản. Bộ giáo trình này thuộc dạng dễ học, kiến thức tương đối ít nhưng phục vụ đời sống công việc ổn. Những người muốn học nhanh để đi xuất khẩu. Cần dùng tiếng trung khẩn cấp, đa phần đều chọn bộ này.

Điểm mạnh là kiến thức sát với người lao động. Điểm yếu thì bộ này kiến thức hơi mỏng, không có nền tảng để học lâu dài.

E. Các giáo trình trung cấp, nâng cao

Có rất nhiều bạn hỏi mình, nếu đã học qua cả 6 quyển giáo trình hán ngữ. Thì em nên tiếp tục học giáo trình nào? Em học qua 301 rồi, nên tiếp tục tự học theo giáo trình nào?

Học qua Hán ngữ 6 quyển, hoặc Boya sơ cấp, hoặc bạn đã có HSK 4 và tiếp tục nâng trình. Thì hãy chọn các giáo trình sau:

Lời khuyên của mình: Các bạn mới học và lựa chọn con đường tự học nên chọn bộ giáo trình hán ngữ 6 quyển. Bộ này kiến thức phù hợp, tự học cũng dễ hơn. Hơn nữa, các bạn chú ý. Chọn bộ nào thì nên học kiên trì theo giáo trình đó. Đừng đứng núi này trông núi nọ, cũng đừng quá ôm đồm theo nhiều giáo trình.

Chỉ cần 1 bộ giáo trình thôi, kiên trì theo đuổi. Khẩu quyết thành công ở đây là hãy kiên trì, kiên trì, và kiên trì.. chỉ 1, và 1 bộ giáo trình chính thức thôi. Nói không với các loại giáo trình, sách ảnh khác khi bạn chưa dư thời gian để học hành.

Từ vựng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Không có lượng từ vựng đủ để sử dụng, thì dù bạn giỏi ngữ pháp tới đâu cũng vứt. Với những cá nhân tự học tiếng Trung online hiện nay. Từ vựng càng trở nên quan trọng hơn. Trong quá trình học các bạn sẽ được cung cấp từ vựng nhiều dần. Phù hợp vơi trình độ học của các bạn. Tuy nhiên, từng đó vẫn là chưa đủ.

Nếu bạn chưa biết, thì chúng tôi đang cung cấp từ vựng. Với số lượng lên tới 10000 từ dễ và khó. Đủ để bạn xưng bá tiếng Trung sau khi học.

Đã có từ vựng là phải có ngữ pháp. Mặc dù khi bạn bám sát học theo một giáo trình, bạn sẽ được học các cấu trúc ngữ pháp nhất định. Các hiện tượng ngữ pháp tương đối tỉ mỉ và chi tiết. Nhưng, ngần đó vẫn chưa đủ để bạn dùng hàng ngày đâu.

Như ở trên mình đã đề cập qua, tự học tiếng trung sẽ rất dễ bị thọt phần giao tiếp. Bởi vì bạn một mình thì không có ai luyện tập cùng. Không có ai để nói chuyện và luyện phản xạ. Vì vậy, khả năng giao tiếp tiếng Trung của bạn sẽ bị yếu đi.

Để khắc phục điều đó, bạn sẽ cùng với mọi người. Hãy tham gia các group học tiếng trung của tự học giao tiếp chúng tôi tạo lập để được kết nối và rèn luyện.

Hãy xua đi sợ hãi bằng cách tham gia, đặt câu hỏi. Giao tiếp thường xuyên.

Khi bạn đạt trình độ nhất định và bạn muốn biết khả năng tiếng trung của mình đang ở đâu. Hãy đến vơi Luyện thi HSK. Các cấp bậc HSK sẽ phản ánh đúng năng lực tiếng trung của bạn. Thông qua các cấp HSK từ 1 đến HSK 6 bạn sẽ biết bạn đang ở mức nào.

Mục tiêu của mọi người khi học tiếng Trung đều là đạt được HSK 6, và không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn. Chính vì thế, mặc dù bạn đã đạt HSK 6 và không gặp trở ngại gì về giao tiêp. Bạn vẫn không nên dừng lại.

Trong quá trình học tập bạn vẫn cần phải tự rèn rũa. Đó là thói quen tốt cho bạn. Việc ngôn ngữ không bị quên là do dùng thường xuyên mỗi ngày, tiếp xúc và sử dụng liên tục. Bạn phải tự tạo cho mình cơ hội để tiếp xúc và sử dụng tiếng trung liên tục để tránh bị quên kiến thức.

Học online để tìm thêm các kiến thức mới, từ vựng mới: Tiếng lóng, ngôn ngữ cư dân mạng…

Tự học trực tuyến giúp bạn ghi nhớ kiến thức cũ, ôn luyện lại hàng ngày.

Đọc báo xem video cũng là một cách học online giúp luyện phản xạ

Tăng khả năng dịch thuật

Tăng khả năng nghe và học được cách diễn đạt chính xác hơn.

Tự học online nên áp dụng khi nào: Khi bạn đã vượt qua được quyển 2 trong giáo trình hán ngữ. Khi đó bạn có khối lượng kiến thức đủ để tự tra cứu, tìm kiến thức ở mức cơ bản. Đáp ứng điều kiện đọc, nghe, dịch để tự tìm thêm tài liệu mới.

III. Phương pháp tự học tiếng Trung hiệu quả

Học hành là cần phải có lộ trình và phương pháp hiệu quả. Nếu không bạn sẽ mãi bị vướng trong mớ bòng bong không biết học như thế nào. Và cảm thấy mình học đi học lại vẫn cứ như cũ – không có gì tiến bộ.

Lộ trình ở trên giúp bạn nắm được con đường bạn sẽ đi, mục tiêu bạn sẽ đến. Còn ở phần phương pháp này, bạn sẽ biết được cách để đi đến mục tiêu đã vạch sẵn. Có con đường rồi, cần phải có phương tiện, có cách đi. Và đây là phương tiện của bạn.

1. Vượt qua phần luyện phát âm và phần học tiếng trung cơ bản

Luyện phát âm là nền tảng đầu tiên khi bạn tiếp xúc với tiếng Trung. Không thể xuề xòa, cũng không thể không kỹ càng. Nhưng học phần này thường rất nhàm chán. Vì thế, hãy cố tạo hứng thú cho việc học tập thật tốt.

Theo lộ trình tự học cơ bản, bạn nên dành ra 1 tuần để học phần phát âm. Học sao cho chỉn chu để tránh phải học đi học lại, vừa mất thời gian vừa hiệu quả kém.

Đầu tiên đọc chậm từng cụm từ.

Sau đó ghép lại từng cụm và đọc chậm 2 lần.

Tiếp theo đọc nhanh nhất có thể.

Làm lại vài lần cho quen với việc phát âm.

Việc học các bài tiếng trung cơ bản cũng tương tự. Hãy học từ từ, bình tĩnh, nghiền ngẫm.

2. Cách tự học từng vựng hiệu quả

Bước 1: Ghi lại tất cả từ vựng của bài học ra giấy, 1 bên tiếng trung, 1 bên tương ứng nghĩa tiếng việt.

Bước 2. Gấp đôi tờ giấy lại, sao cho khi lật sang mặt tiếng trung thì không nhìn thấy nghĩa tiếng Việt và ngược lại.

Bước 3: Lật giấy sang mặt tiếng Trung, sau đó tự nghĩ và dịch ngay ra tiếng Việt. Đọc lên thành tiếng. Sau 1 lượt lại lật sang mặt tiếng Việt và dịch tương tự qua tiếng Trung.

Bước 4: Đặt câu với mỗi từ vựng bạn đã nhớ được nghĩa. Cố đặt 2 câu mỗi từ, nghĩa sát với thực tế sinh hoạt nhất.

Đối với từ vựng, không phải cứ ngồi nghiền ngẫm, viêt vẽ ra vở là sẽ thuộc. Bạn phải có phương pháp hợp lý. Đối với nhiều người có một cách học như thế này.

– Lời khuyên: Từ vựng tiếng trung không nên ghi nhớ rời rạc. Dùng rời rạc, cố gắng ghi nhớ rời rạc từng từ bạn sẽ rất mau quên. Hãy ghép nó vào câu, tạo thành bối cảnh sử dụng của từ. Và từ đó bạn sẽ nhớ bối cảnh sử dụng, đồng thời nhớ luôn câu cùng cách đọc.

Ghi nhớ theo từng cụm từ, bạn sẽ nhớ lâu hơn là nhớ theo từng từ riêng lẻ.

3. Ghi nhớ ngữ pháp như thế nào?

Đối với ngữ pháp, cách dễ dàng nhất là dùng đi dùng lại cấu trúc đó nhiều lần. Vì chỉ có dùng nhiều, luyện thành phản xạ tự nhiên thì bạn mới có thể nhớ lâu và dùng đúng.

Có một vài điểm cần lưu ý khi học ngữ pháp tiếng Trung, thiết nghĩ các bạn cần để ý.

A. Không áp đặt ngữ pháp tiếng Việt vào ngữ pháp tiếng Trung

Bản thân mình đã rất tức giận khi thấy nhiều người có thói quen vô cùng xấu. Đó là thường xuyên áp đặt ngữ pháp tiếng Việt vào tiếng Trung hoặc ngược lại. Điều đó vô cùng tệ hại, mỗi ngôn ngữ có cách diễn đạt khác nhau. Và sự khác biệt đó chính là ngữ pháp.

Khi muốn diễn đạt một cách nói nhất định bằng tiếng Trung. Hãy nghiên cứu và sử dụng đúng ngữ pháp của tiếng Trung.

Tiếng Việt diễn đạt là: Tôi + rất + hứng thú + anh ta. Nhưng ngữ pháp tiếng Trung theo thứ tự đúng lại là: Tôi + đối với + anh ta + rất + cảm thấy hứng thú. Nếu bạn áp theo tiếng việt cho các từ tiếng Trung. Bạn đã sai lớn đó.

Cho nên bạn cần nhớ điều đầu tiên: Phải diễn đạt đúng “kiểu” nói của người Trung. Bỏ ngay kiểu tư duy áp đặt tiếng Việt vào tiếng Trung.

B. Học ngữ pháp không nên quá máy móc

Thật vậy, sự máy móc quá đôi khi dẫn tới diễn đạt rất khô cứng và cũng thiếu chính xác. Một loại từ vựng hay một hiện tượng ngữ pháp có thể trong mỗi ngữ cảnh lại dùng khác nhau. Nên không vội áp đặt máy móc theo một khía cạnh. Học về hiện tượng ngữ pháp nào, hãy học hết nó để có cách dùng trọn vẹn.

C. Học từ thực tế

Ngữ pháp trong thực tế luôn hữu dụng và cần thiết hơn cho người học. Sách vở đôi khi lại không được sát với thực tế cho lắm. Nên nhiều lúc học rồi nhưng mang ra dùng lại thấy nó cứ sai sai.

Bước 1: Hãy chuẩn bị 1 quyển sổ tay. Bạn xem phim vietsub hoặc thuyết minh.

Bước 2: Gặp những câu lạ, hiện tượng lạ hoặc cách diễn đạt nào đó bằng tiếng Trung mà mình chưa biết. Lập từ note lại.

Bước 3: Cuối mỗi ngày ôn lại một lượt từ quyển sổ tay đó.

Học tiếng trung online qua xem phim, nghe nhạc được nhiều người lựa chọn. Nhưng không biết các bạn đã dành thời gian để học trong khi xem chưa?

4. Luyện phản xạ và giao tiếp

Người tự học có một điểm yếu chí mạng là “lười giao tiếp”. Các bạn tự học có thể là mọt sách giỏi về ngữ pháp, biết nhiều từ vựng. Nhưng giao tiếp với phản xạ thì lại là câu chuyện khác.

Thứ 2: Tìm một người bạn đồng hành để nói chuyện mỗi ngày. Việc các group tiếng Trung nở rộ. Giúp bạn có thể dễ dàng tìm được một người cùng trình độ để giúp nhau tiến bộ.

Thứ 3: Dùng một vài app kết bạn nói chuyện với người lạ bằng tiếng Trung như kiểu Soul. Bạn cũng dễ dàng tìm được một người khác để nói chuyện.

Để phản xạ nhanh và giỏi giao tiếp, các bạn chỉ còn cách giao lưu nhiều, nói nhiều. Hiện nay bạn có rất nhiều lựa chọn để giao lưu với người khác.

Lời khuyên: Việc kết bạn để luyện nói cần tìm người có cùng trình độ, nghiêm túc trong học tập. Ngoài ra bạn cũng nên học qua khóa cơ bản. Học tới giáo trình hán ngữ quyển 3 hẵng nên tìm bạn bè giao tiếp. Vì đôi khi bạn bè, người đồng hành cũng sẽ tác động xấu tới bạn. Truyền tư duy sai cho bạn, tranh cãi những kiến thức mà cả bạn và ngta đều chưa rõ…

5. Vấn đề viết chữ và luyện chữ đẹp

Thực sự mình không phải là người yêu thích việc luyện chữ. Vì mình cảm thấy luyện chữ tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên nếu bạn thích, hãy dành thời gian cho luyện chữ.

IV. Lời khuyên dành cho người tự học

1. Khi bạn cảm thấy chán nản

Trong quá trình học tập sẽ không thể tránh được những lúc bạn cảm thấy chán nản. Vô cùng chán và lười học. Đó là những khi bạn thấy con đường học hành mông lung. Mục tiêu xa vời.

Lời khuyên: Hãy làm bất cứ điều gì bạn thích. Hãy ghép tiếng Trung với những thứ bạn hứng thú. Nghệ thuật của học tập là học như không học, vừa học vừa chơi. Có như vậy bạn mới không bị đè nén bởi áp lực buồn tẻ khi ngày ngày đều học đi học lại.

2. Khi bạn cảm thấy học mãi không vào

Tình trạng này thường xuyên diễn ra với những người đã học tới một trình độ nhất định. Thú thật là lúc mình biết tới khoảng HSK 4. Mình cũng gặp phải học mãi không tiến bộ. Càng học càng thấy mình vẫn bình bình. Không tiến lên thêm được. Đơn giản vì:

Ngồi vạch lại cách đang học, phương pháp đang học và xem lại hiệu quả.

Cần phải thay đổi một chút trong cách học. Vì những cách bạn đang áp dụng chỉ giúp bạn tiến được đến nấc hiện tại thôi. Muốn lên nấc tiếp theo phải có sự cải tiến.

Sắp xếp hệ thống lại nguồn từ vựng mà bạn biết. Ngồi liệt kê những từ dễ quên, dễ nhầm lẫn và khó nhớ. Cố gắng tiếp xúc với nó nhiều nhất có thể.

Hệ thống lại ngữ pháp, ghi ra các cấu trúc khó. Ôn luyện lại nhiều lần, áp nó vào môi trường sử dụng thực tế.

Lúc này, bạn cần phải có một cú híc, cần phải tập trung lại. Việc bạn cần làm là:

Hi vọng những gợi ý này sẽ giúp bạn tiến lên. Bởi vì ở giai đoạn này nếu bạn không tiến lên được nữa, thì đồng nghĩa trình độ tiếng Trung của bạn sẽ chỉ đứng ở hạn mức đó. Không có thành tựu cao hơn được.

3. Khi bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp

Tìm kiếm những người bạn TQ, hoặc VN để luyện giao tiếp.

Xem những video về đời sống hàng ngày, thay vì xem những video dạy học, phim truyền hình ướt át. Phim hay video dạy học nói quá quy chuẩn, và chậm rãi để người học, người xem dễ tiếp nhận. Không đúng thực tế.

Tự luyện nói trước gương.

Tự kể lại những câu chuyện mình gặp bằng tiếng Trung.

Chắc chắn phải rèn luyện thêm rồi bạn ạ. Mình cũng từng gặp, rất nhiều lần nói chuyện với bạn học. Thấy mọi thứ rất ok, nhưng khi ra môi trường thực tế, gặp người TQ thì bắt đầu bộc lộ khuyết điểm. Khi đó cảm thấy tự ti và sợ hãi.

Nhưng, nếu không vượt qua thì mình hoặc bạn cũng sẽ không trưởng thành. Lúc này bạn cần làm gì?

Lặp lại nhiều lần các thao tác trên. Chắc chắn bạn sẽ tiến bộ hơn, và tiến bộ không ngừng luôn ấy chứ.

4. Khi bạn cảm thấy mau quên, học tới đâu quên tới đó

Đọc báo giúp mình nhớ lại rất nhiều, cũng như giữ cho mình luôn nhớ các từ khó.

Đọc báo sẽ giúp bạn học được cách diễn đạt ngắn gọn, hay nhất.

Quay lại đọc và ghi nhớ từ cái cơ bản nhất. Chính là phân biệt các chữ thông qua 214 bộ thủ tiếng Trung.

Chắc chắn. Nếu bạn không ôn luyện thường xuyên thì mau quên là điều không tránh khỏi. Đối với người học lâu, không dùng thường xuyên những lĩnh vực mình cần cũng sẽ quên rất nhanh.

Khi bạn mau quên, bạn hãy cố gắng làm sao tiếp xúc với tiếng Trung nhiều nhất. Cách của mình là: Đọc báo!

5. Khi bạn cảm thấy thiếu tài liệu học

Tiêu chí của mình khi tự học tiếng Trung rất đơn giản. Cần ít tài liệu nhưng đủ dùng, ít nhưng chất lượng. Không cần nhiều, cũng không cần quá đa dạng.

V. chia sẻ tài nguyên học tập

Luyện phát âm: https://resources.allsetlearning.com

Học từ vựng: https://www.memrise.com

Học sơ cấp, luyện nghe đơn giản: http://www.imandarinpod.com/hoola/

Ôn luyện HSK: http://hsk2020.com

Tập viết chữ: https://dictionary.writtenchinese.com

Tham khảo, kiểm tra thi HSK: http://www.chinesetest.cn

Tìm đáp án mọi thứ bằng tiếng Trung: https://zhidao.baidu.com/

1. Các website hay dành cho dân tự học tiếng trung

Tổng hợp cho bạn một vài website có thể sẽ cần thiết cho bạn trong quá trình học:

2. Kho tài liệu sách ebook bằng tiếng trung đầy đủ

3. Những phần mềm nên có trong điện thoại

Có rất nhiều người dùng app học tiếng trung như một thói quen. Có những bạn điện thoại chỉ toàn app học tập, rất nhiều, rất phong phú. Nhưng theo lời khuyên của mình, bạn chỉ cần một vài app là đủ.

Vậy là đủ rồi, không cần quá nhiều app cũng như không cần quá nhiều tài liệu. Vừa nặng máy vừa loạn! Học ít vừa đủ nhưng học tới đâu chắc tới đó mới là mục đích chính.

VI. Những câu hỏi thường gặp cho người mới

Theo lộ trình bạn học có thể như sau:

1. Học tiếng trung thường mất bao lâu để thành thạo?

Tùy theo mức độ bạn định nghĩa “thành thạo” là như thế nào để quyết định thời gian của bạn. Nếu xét theo thang HSK thì trung bình một người đạt được HSK 5 đủ để làm việc và giao tiếp là khoảng 1 năm rưỡi đến 2 năm. Đạt HSK 6 là khoảng 2 năm đến 3 năm.

3 – 6 tháng: Đủ giao tiếp cơ ản, ăn uống, ngủ, nghỉ, đi đứng. Đủ để xuất khẩu lao động.

6 tháng – 1 năm: Đủ cho trình độ sơ cấp. Nghe nói hiểu kha khá từ dễ.

1 năm – 2 năm: Có thể đạt tới trình độ cao cấp. Tùy thêm vào khả năng của bạn.

2. Tự học tiếng Trung có khó không?

Đây là câu hỏi kinh điển của newbie dành cho người đi trước. Mình xin trả lời rằng. Quá khó đối với người lười. Khó với người hơi lười. Và dễ đối với người chăm chỉ.

Không có tiếng nào trên thế giới là dễ dàng cả. Muốn thành thạo một ngoại ngữ đâu phải chuyện ngày một ngày hai. Vậy nên cứ cố gắng hết sức, trái ngọt sẽ đến với bạn thôi.

3. Nên học tiếng Trung hay tiếng Nhật?

Ồ, câu này tùy vào mục đích của bạn. Nếu bạn học để xuất khẩu lao động, để kiếm nhiều tiền thì đương nhiên là tiếng Nhật. Vì mình không ngần ngại chia sẻ. Lương tiếng Trung là loại bèo bọt nhất trong các thứ tiếng. Nên nếu xác định kiếm sống bằng tiếng Trung thì hãy suy nghĩ thật chu đáo trước khi ra quyết định.

4. Tự học tiếng Trung có dễ xin việc không?

Dễ hay khó là ở bạn. Nếu bạn có khả năng, ngoại ngữ tốt. Thế thì sợ gì khó với dễ?

Hiện nay các công ty TQ, các khu công nghiệp của người Trung mở ở VN cũng rất nhiều. Cơ hội xin việc dành cho các bạn tiếng Trung cũng rất lớn. Tuy nhiên, bạn sẽ bị cạnh tranh gay gắt với nhiều ứng cử viên. Nhất là một đội ngũ đông đảo các anh chị đã từng xklđ Đài Loan trở về.

5. Người Đài Loan dùng tiếng gì?

Người Đài Loan dùng hai thứ tiếng chính. Một là tiếng Đài hay tiếng Phúc kiến, tiếng Mân. Thứ 2 là tiếng Trung. Tuy nhiên về chữ Viết thì Đài Loan dùng hoàn toàn chữ phồn thể. Trong tiếng Đài Loan cũng có nhiều điểm khác biệt so với Đại lục TQ.

6. Phần mềm tự học tiếng trung nào tốt nhất?

Có rất nhiều phần mềm học tiếng Trung tốt trên máy tính cũng như điện thoại. Nhưng mình đơn cử trên máy tính có Rosetta Stone. Phần mềm này mất phí, nhưng đổi lại tính năng của nó được rất nhiều người đánh giá cao. Trên điện thoại bạn có thể học qua Hellochinese hay Chinese Skill. 2 app này đều được dân tình dùng nhiều và chấm điểm cao hơn so với nhiều app khác.

Nếu các bạn gặp khó khăn trong việc học tiếng Trung, hoặc cần hỗ trợ vui lòng gửi email hoặc nhắn tin cho mình theo địa chỉ [email protected].

Tự Học Tiếng Trung Bắt Đầu Từ Đâu

Từ xưa đến nay, tiếng Trung vẫn được đánh giá là một trong những ngôn ngữ nên học nhất dành cho người Việt Nam. Bởi lợi thế địa lý, kinh tế văn hóa mà việc có hiểu biết về tiếng Trung sẽ đem lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội tốt trong học tập và làm việc.

Số lượng học viên tại SOFL ngày càng gia tăng. Mỗi người học lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, song có một mục tiêu chung là học giỏi tiếng Trung để nắm bắt được nhiều lợi thế, cơ hội tốt hơn. Với những định hướng và kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung Quốc, trung tâm cũng là cầu nối an toàn và chất lượng đối với những ai đã, đang và sẽ chinh phục ngôn ngữ này.

Tuy vậy, không phải ai cũng có cơ hội tham gia các lớp học tại trung tâm tiếng Trung SOFL do sự hạn chế về thời gian, khoảng cách… Và một trong những câu hỏi mà trung tâm nhận được từ rất nhiều bạn đọc đó chính là Tự học tiếng Trung bắt đầu từ đâu?

Tự học tiếng Trung Quốc không hề khó nếu như bạn đã có quyết tâm theo đuổi nó đến cùng. Là một ngôn ngữ khá quen thuộc qua các bộ phim nhưng do hình thức, cấu tạo ngôn ngữ khác nhau mà người mới học tiếng Trung thường gặp phải khá nhiều khó khăn khi làm quen và ghi nhớ chúng. Trung tâm tiếng Trung SOFL xin chia sẻ một số kinh nghiệm, gợi ý tự học tiếng Trung cho các bạn mới như sau:

Chữ Trung Quốc, hay còn gọi là chữ Hán, là chữ tượng hình với các nét cấu tạo khác nhau, thể hiện cho một sự vật hiện tượng. Nhìn thì có vẻ ” khó” nhưng nếu chịu khó đầu tư thời gian tập trung học thì bạn sẽ rất nhanh ghi nhớ được chữ và phiên âm tiếng Trung.

Đồng hành cùng việc ghi nhớ bảng chữ cái thì người học phải luyện thêm kỹ năng phát âm tiếng Trung. Về cơ bản, do những tương đồng với tiếng Việt mà phát âm tiếng Trung không khó. Dẫu vậy thì người học cũng không nên chủ quan và lơ là phát âm. Phát âm tốt là nền tảng của các kỹ năng nghe, nói sau này. Người tự học bị hạn chế về việc phát âm nên càng phải tích cực luyện qua video, nhờ người hướng dẫn…

Nét chữ nét người và bạn không thể nào bỏ qua việc luyện viết tiếng Trung. Các quy tắc viết sẽ giúp bạn nhanh chóng quen tay và viết dễ dàng các chữ cái “loằng ngoằng” này.

Quy tắc viết chữ Hán là: Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Quy tắc này được áp dụng cho tất toàn bộ chữ Hán cả giản thể hoặc phồn thể. Người học chữ Hán khi học viết sẽ được giới thiệu cách viết tiếng Trung 8 nét, quy tắc thuận bút trong khi biết tiếng Trung. Người tự học tiếng Trung từ đầu cần phải thật nỗ lực để viết chữ Hán làm sao cho vuông, phẩy sao cho đúng.

Từ vựng là phần mà trong suốt quá trình học và sử dụng tiếng Trung, bạn phải tích cực mở rộng và nâng cao. Càng có nhiều vốn từ càng tốt và càng dễ giao tiếp. Từ đầu, người tự học nên đảm bảo nắm được các từ vựng cơ bản như chào hỏi; dạng từ danh, động, tính từ; hình thức ghép từ…

Ngữ pháp tiếng Trung là điểm khó với người học. Tuy nhiên ở cấp độ mới bắt đầu, bạn chỉ cần cố gắng học hệ thống ngữ pháp cơ bản để luyện tập các câu nói cơ bản, hiểu về ngữ pháp tiếng trung, không cần quá sâu và nên chú trọng thực hành khẩu ngữ hơn.