Tự Học Tiếng Anh Giao Tiếp Từ Con Số 0 / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Tự Học Tiếng Anh Từ Con Số 0

Tự học tiếng Anh từ con số 0 là điều không hề dễ bởi bạn không có thời gian để tới các trung tâm học tiếng Anh, không có phương pháp và chi phí để trang trải cho việc học tiếng Anh …

Tự học tiếng Anh từ con số 0 có nghĩa là bạn chưa có gì khi bắt đầu, chính vì vậy bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng và quyết tâm thực hiện. Khi muốn chinh phục một ngoại ngữ nào đó thì điều không thể thiếu là phải chăm chỉ và kiên trì, học tiếng Anh cũng vậy.

Theo nghiên cứu cho thấy bạn có thể thành thạo tiếng Anh trong vòng 6 tháng nếu như mỗi ngày dành 60 phút cho việc học tiếng Anh theo một phương pháp hiệu quả. Vậy nếu bạn muốn rút ngắn thời gian thành 3 tháng điều này đồng nghĩa với việc bạn phải đẩy thời gian ôn luyện lên đến 2-3 lần. Thế nên, tự học tiếng Anh từ con số 0 quan trọng là bạn phải xác định mục tiêu và kiên trì theo đuổi.

Phương pháp tự học tiếng Anh từ con số 0

Tập trung luyện phát âm

Khi tự học tiếng Anh từ con số 0, bạn cần luyện phát âm những câu ngắn thật nhiều lần cho nhuần nhuyễn. Bạn nên kết hợp học phát âm với việc luyện nghe và học từ vựng. Bạn có thể lên Youtube, tìm kiếm các bài dạy tiếng Anh đơn giản, cố gắng nghe, luyện phát âm và ghi lại, như vậy sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn và ghi nhớ lâu hơn.

Bạn chưa có kiến thức tiếng Anh nào nhưng bạn vẫn nên luyện nghe. Bởi việc nghe giúp bạn cải thiện được gần như tất cả những kỹ năng nghe, nói, viết. Hãy rèn luyện cho mình kỹ năng nghe mỗi ngày và nghe mọi lúc mọi nơi, luyện nghe bất cứ khi nào bạn có thời gian.

Với mỗi đoạn hội thoại, bạn hãy nghe thật nhiều lần và nghe đến khi chắc chắn bạn đã nghe được tất cả nội dung của đoạn hội thoại đó mà không cần phụ đề. Sau một thời gian kiên trì luyện nghe, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả mà nó mang lại.

Môi trường giao tiếp

Đối với những người tự học tiếng Anh từ con số 0, môi trường giao tiếp vô cùng quan trọng. Sau một thời gian ôn luyện, bạn nên tìm cho mình một môi trường giao tiếp để vận dụng những gì mình học được vào thực tế. Bạn có thể kết bạn online với những người bạn nước ngoài, chat cùng họ hoặc tìm kiếm những người bạn cũng đang học tiếng Anh và luyện nói cùng họ.

Nếu những lúc không có ai để cùng luyện nói, bạn có thể đàm thoại tiếng Anh với chính mình. Hãy tự mình đặt ra những tình huống giao tiếp và đóng vai 2 người để trò chuyện. Bạn có thể luyện nói một mình mọi lúc mọi nơi và không có bất cứ điều kiện gì.

Những bạn tự học tiếng Anh từ con số 0 không cần học quá nhiều từ vựng mà cần học từ vựng thông dụng nhất một cách có hệ thống. Trong tiếng Anh có khoảng 1.500 từ thông dụng, bạn chỉ cần học kỹ những từ vựng thông dụng hay được sử dụng trong các tình huống giao tiếp.

Nếu học một cách tràn lan, thiếu tính hệ thống, hoặc quá chú tâm vào học những từ ít được sử dụng sẽ chỉ làm mất thời gian và công sức của bạn. Không được sử dụng thường xuyên, sớm muộn gì bạn cũng sẽ lãng quên những từ mình đã học.

Học ngữ pháp

Cũng giống như từ vựng, ngữ pháp trong tiếng Anh cũng rất phong phú. Các bạn tự học tiếng Anh giao tiếp hãy bắt đầu với những cấu trúc cơ bản nhất. Hãy kết hợp học nghe với học ngữ pháp, khi nghe nhiều đến thuộc một đoạn hội thoại nào đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang gián tiếp học thuộc cấu trúc ngữ pháp.

Liên hệ với HALO GROUP nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào.

Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục quốc tế HALO – Trung tâm Tư vấn du học HALO

VĂN PHÒNG ĐỒNG NAI

Bạn đang theo dõi bài viết:

[contact-form-7 id=”630″ title=”Lien he Yeu cau tu van”]

Học Tiếng Anh Từ Con Số 0

Mình thi hôm 23/02, với kết quả 5.5, thật sự thấp hơn mình kì vọng, thật sự là lúc thi tâm lí rất khác lúc làm bài ở nhà, đặc biệt là với những người thi lần đầu như mình. Với Listening và Reading ở nhà mình làm Cam đều từ 27 câu trở lên. Nhưng đi thi bị rối thời gian và không tập trung nên miss nhiều. Mặc dù điểm không cao nhưng mình định chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn mà ở mức gần con số 0.

Vì thật sự mình đã học từ gần con số 0 trong khoảng 1 năm rưỡi (vẫn có lúc bận thi học kì, thực tập, làm đề tài). Sau đó ôn 1 tháng rưỡi và đi thi. Nói để các bạn hình dung nếu các bạn thật sự ở mức như mình.

Lúc thi đại học, Anh Văn mình thi được 2,5đ, rồi mình cũng không biết “một từ” thì sẽ có âm cuối, trọng âm,… rồi mình cũng không hiểu làm thế nào có thể nối ghép được 1 câu có 10 mấy từ trong đó. Những từ như: pencil, moreover, simple, affect, able, environment… hay là tên các tháng mình đều không biết. Hay là người ta nói một câu đơn giản là “She used to have 2 cats” mình cũng không thể nghe được lúc đó.

Mình cũng đã từng thử rất nhiều cách để học nghe, học từ, ngữ pháp,… nên mình cũng biết khó khăn cho những bạn mới bất đầu như nào.

Mình không biết có nhiều bạn giống mình và cần có người chia sẻ không. Nếu thật sự có nhiều bạn thì hôm khác mình sẽ nhớ và ghi chép lại cho các bạn tham khảo. Toàn bộ 4 kĩ năng mình đều tự ôn. Speaking thật sự mình chưa bao giờ thực hành với ai bao giờ, mình ngại lắm. Writing mình chưa bao giờ có ai sửa bài cả và cũng chưa từng viết 1 bài Task 2 hoàn chỉnh.

Nhưng đầu tiên mình muốn chia sẻ là, những gì mình chia sẻ sẽ phù hợp cho những bạn từ band 1 đến 6.0. Do bài viết sẽ dài nên nếu bài viết có giúp các bạn được phần nào thì mình sẽ vui lắm, nhưng nếu không có ích thì cho mình xin lỗi vì làm tốn thời gian của các bạn nha. Gồm 3 phần nha: Lấy gốc, làm quen IELTS và Ôn trong 1,5-2 tháng.

🔥 Phần 1: Cách tiếp cận và học Anh Văn (Đây là gần như tất cả những gì mình đã làm để học để lấy gốc Anh Văn).

– Đầu tiên cái cần học chắc chắn là từ vựng và ngữ pháp rồi và chỉ đọc và đọc. Để học một từ vựng quan trọng nhất là bạn phải biết cách phát âm, trọng âm và cách bật âm cuối của nó.

Mình lên Youtube xem các video của thầy Kenny và một số người khác, về ngữ âm. Mình cũng đã dùng một app tên là “D uolingo ” để học, app dạy tiếng anh cực kì cơ bản để mọi người làm quen, và cũng để không bị chán nản trong bước đầu để làm quen Tiếng Anh, app cũng có bài tập về nghe câu ngắn và phát âm từ đan xen.

Sau đó, mình tìm các giáo trình anh văn căn bản và các cuộc hội thoại cơ bản để đọc và học từ vựng, bước đầu thì càng cơ bản càng tốt ạ, lúc đó mình học theo kiểu Flashcard, tức là một tấm giấy rồi ghi phía trước là từ Tiếng Anh, phía sau mà cách phát âm, trọng âm, và đặt một câu cơ bản về từ đó, lúc đầu mình phiên âm ra cả tiếng việt như “ìn vái rờ mành t” cho dễ nhớ.

Sau một thời gian mình thấy học từ vựng bằng Flashcard sẽ chỉ giúp nhớ một từ đơn lẻ chứ không dùng được, mặc dù cũng hữu ích bước đầu cho mình.

“QUAN TRỌNG LÀ BẤT KÌ TỪ NÀO MỚI, HAY KHÔNG HIỂU ĐIỀU GÌ ĐỀU PHẢI TRA TẤT CẢ về phát âm, trọng âm, giới từ kèm theo, tại sao như vậy,…”.

Sách cũng có các bài lý thuyết và bài tập về THÌ, câu điều kiện, câu hỏi đuôi, liên từ,… riêng biệt đan xen nhau. Các bài tập trong sách sắp xếp khoa học cho mình làm để có thể nhớ dễ hơn. Nói thật sự thì bước ngoặc của mình thì là quyển sách này, khuyên các bạn nên dùng 2 quyển này để lấy gốc.

Có thể xem ngữ pháp thêm bằng app ” E.N Grammar “. Mình đi cafe mình cũng xem flashcard, xem sách Destination, đi học ở trường cũng đem theo,…

– Sau đó mình có vớ được cuốn sách gì đó của bạn mình, nhưng sau này mình mới biết hình như là tổng hợp các bài mẫu Writing band 9 của thầy Simon, vì thầy dùng từ cơ bản nên mình vẫn đọc được, mình đọc tất cả bài của thầy và note cho nhớ thêm những thứ mình cần học như: sau Spend là On và sau on là V_ing; Contribution là dùng Make; Affect đi chung On,…những thứ tương tự như vậy; rồi dùng that, dùng which để nối câu, dùng who ra sao.

– Phần nghe thì các bạn lên mạng tìm các web, lựa những bài có lượng từ cơ bản, theo mức độ về hỏi đường, ăn uống, sở thích, nghe cho quen. Các hội thoại mà hiểu trên 80% hãy nghe ạ, để số từ mới không nhiều thì sẽ không làm bản thân nản, giữ tâm lí là rất quan trọng.

– Khi bạn đọc các hội thoại và văn bản, để luyện ngữ điệu nói song song mình có khái niệm cơ bản là, thông tin nào bạn muốn truyền tải trong một câu thì nhấn vào đó ” Ví dụ “cái video này GIÚP bạn LÀM THẾ NÀO để CẢI THIỆN TIẾNG ANH CỦA BẠN” tương tự “this video will HELP you HOW to IMPROVE YOUR ENGLISH.

🔥 Phần 2: Làm quen với IELTS

– Reading: Là phần mình xem trước tiên trong 4 kỹ năng. Đầu tiên mình lấy 2 test trong Cam, không làm mà chỉ điền đáp án lên mà nghiên cứu về hình thức trả lời của đề, rồi cấu trúc trật tự của đáp án theo thứ tự bài ra sao. Sau đó mình làm thử 2 test không tính thời gian. Kết quả là khoảng 15 câu (chưa tính thời gian nha). Mình quyết định không làm đề vì mình cảm thấy thiếu từ vựng và đọc chưa nhanh lắm để có thể làm trong 60 phút.

Để tăng từ vựng thì mình học từ vựng chung luôn với Listening từ nguồn transcript của Listening mà tí nữa phần Listening mình sẽ đề cập và xem các Tips làm bài trên Youtube của cô Thêm Phạm cho quen hình thức, cách làm.

– Listening (luyện nghe bằng việc đọc =)): Mình làm thử 2 đề thì ôi thôi chỉ 12-13 câu gì đấy. Mà chán lắm. Section 2, 3, 4 chả nghe được gì.

Mình nản vô cùng nản, nên mình quyết định không nghe nữa, mình nghĩ nếu đã yếu thì chắn chắc là có vấn đề và mình dừng nghe để giữ tâm lí, chứ càng nghe càng nản, các bạn sẽ dễ muốn bỏ ngang không học nữa.

Mình tìm tòi các phương pháp, nghe nhiều người khuyên chép chính tả, mình cũng làm thử 3 ngày, sau đó mình bỏ chép chính tả.

Lưu ý, mình bảo đảm việc chép chính tả rất hay và sẽ lên trình nhanh hơn so với các phương pháp khác, mình khuyên ai có kiên trì thì nên chép chính tả, pp này đã được nhiều người chứng minh.

Vì mình ngồi xem Anh văn nửa ngày được chứ chép mình chán lắm. Sau đó, mình biết là lượng từ vựng của mình cho việc thi IELTS vẫn còn thiếu trầm trọng. Nên mình quyết định lấy bộ Cam từ 7-12 để đọc và chép tất cả từ vựng mới trong cả 4 Section mỗi quyển, tất cả từ vựng ngoài nghĩa cơ bản thì việc phát âm đúng nhất là điều quan trọng nhất.

– Speaking: mình xem các video mình yêu thích về du lịch, thể thao,… để nhạy theo hoặc đọc các câu câu trả lời part 1 mẫu thôi.

Nói chung, đọc nhiều nghe nhiều cũng sẽ bổ trợ Speaking và Writing nhưng sẽ không thể tăng phản xạ trả lời ạ. Hằng ngày các bạn cứ nói tiếng anh cho hoạt động thường ngày với các bạn của mình cho quen. Sai đúng gì cũng được cho quen, nếu có bạn giỏi tiếng anh thì càng tốt, có người sửa cho mình.

– Writing: lúc này mình chỉ đọc mấy bài task 1 và task 2 của thầy Simon cho biết dạng và yêu cầu bài thi thôi.

– Reading: mình làm từ Cam 8-13. Nhưng tới thi mình vẫn chưa làm hết số đó, quan trọng là bạn rút được gì sau mỗi Test. Mỗi tuần mình làm 3 test.

3 tuần đầu mình làm không giới hạn time để xem làm được bao nhiêu câu. Sau đó, 3 tuần gần thi mình giảm time xuống để làm Test trong 50 phút. Mỗi test mình làm theo kiểu: làm test-check đáp án và Lập bảng key word cho mỗi test, và học các từ mới trong câu hỏi và trong bài đọc. Và do số từ mới trong bài đọc khá nhiều, nên mình chỉ lọc những từ mà mình đã từng thấy qua và cảm thấy nó thông dụng trong IELTS.

Mình dùng quyển giải thích “Đáp án Reading Cam 6-13” của Zim. Quan trọng là bạn phải check hết các câu hỏi, vì có khi bạn làm đúng những thật sự mấu chốt câu trả lời không giống như bạn làm, vẫn có đấy ạ.

Và rút ra kinh nghiệm cho những câu làm sau. Đặc biệt là Y/N/NG và T/F/NG. Mỗi test cũng mất khoảng 3 tiếng cho tất cả các bước.

– Speaking: Mình có tham khảo cuốn của Mat Clark để học những cụm từ diễn giải cho tự nhiên như Well; You know,.. As I said before; I would have to say that,….

Các bạn cứ lựa những cụm các bạn thấy dễ nhớ và dễ áp dụng thì học. Và thực hành cho quen miệng.

Chứ như mình chưa quen miệng thì mình đã đi thi, và khi dô thi mình run lắm, chỉ nhớ là phải đưa ra câu trả lời nhanh và suy nghĩ ý thôi, mình chả thèm quan tâm về các thứ đó nữa :))).

Mình có soạn bộ trả lời mẫu cho tất cả topic dự đoán Part 1 và Part 2 để tham khảo ý tưởng hoặc các đề khó thì mình học gần như thuộc :))) vì đề khó mình không có nhiều ý, nên đành học để có thể đủ nội dung cho 2 phút. Part 3 thì mình cứ đi thi, hỏi gì trả lời nấy chứ cũng không có bộ dự đoán.

Nhưng hôm đi thi, part 2 mình không dô đề dự đoán nào cả, mặc dù nhiều người vẫn dô :))). Nhưng mình dựa trên các ý từ các đề mình xem, ghép qua ghép lại cho phù hợp đề part 2 của mình. Chủ yếu là linh hoạt chứ mình nghĩ đề nào thì khi bạn chuẩn bị sẵn và có ý tưởng thì vẫn có thể linh hoạt để trả lời.

– Writing (6.0): Là kĩ năng mình chưa viết 1 bài task 2 hoàn chỉnh nào cả. Là kĩ năng mình cảm thấy yếu nhất.

Việc để tăng lượng từ vựng và collocation trong writing mình nghĩ sẽ mất rất nhiều time, vì để dồn đầu óc để học theo kiểu liệt kê từ ra học thì sẽ rất chán và mình cũng cảm thấy nó không hiệu quả gì cả.

Trước khi bước vào ôn, mình đã xác định là mục tiêu mình đối với writing không cao nên mình xác định là vốn từ có bao nhiêu thì xài bao nhiêu. Nên thay vì học từ vựng thêm thì mình đọc thật nhiều bài mẫu của thầy Simon và thầy Quang Thắng, do 2 người viết phong cách rất đơn giản, các bạn nếu đó điều kiện có thể mua thêm sách thầy Bách, vì phong cách thầy cũng tương tự vậy.

Các bài của thầy Thắng không chú trọng dùng từ, chỉ dụng các cấu trúc và cụm diễn đạt thông dụng, thầy chú trọng vào cách đưa ví dụ sâu, và giải thích cụ thể những ý tưởng đã nêu. Các bạn có thể lên web và YouTube của thầy Thắng để đọc và note lại để dùng. Rất chi tiết ạ.

Việc mình cần làm là dùng 30-32 phút chỉ để nghĩ ra 4 ideas để viết 2 đoạn thân bài thôi. Nhưng thật sự hôm thi mình mất 35 phút để viết task 1 :))). Mình viết task 2 chỉ trong 22 phút. Còn 3 phút mình dư để check lại bài.

+ Đối với task 1, mình tổng hợp các từ chỉ xu hướng, động từ và danh từ và tính từ, trạng từ,… Chỉ soạn 2-3 từ đồng nghĩa cho mỗi xu hướng miêu tả dùng là đủ. Mình học 3 cấu trúc miêu tả của thầy Thắng và chỉ việc khi thi là chọn ý viết ra và dùng từ để nối các câu đó lại.

Thầy chỉ cách biến đổi từ ngữ trên đề để viết, bạn sẽ không cảm thấy nó quá khó để viết nữa. Thật ra mình cứ nhắc đến thầy Thắng quá nhiều là tại vì mình không có kinh phí để tiếp cận các nguồn tài liệu khác.

Nên đó là nguồn tài liệu Free mà mình có thể tiếp cận thôi ạ. Mình cũng có xem task 1 trong cuốn “Complete solution IELTS writing của ZIM để xem lý thuyết và lưu ý Task 1, sách chia các dạng như không thay đổi time, hoặc time thay đổi, hoặc Line hơn 3 đường,.v.v.

– Listening: mỗi tuần mình làm 3 test từ Cam 8-13, nhưng tới thi mình vẫn chưa hoàn thành hết. Mình làm test bằng cách dùng time trống khi chưa vô các Section để xác định từ loại của các từ cần điền và yêu cầu của từng dạng trước và gạch các keyword.

Gạch những danh từ, tên riêng, năm,… để nhận biết người đọc đang đọc đến đâu trong bài, và gạch những mạo từ như: a, an, hay con số để biết từ mình cần điền là số ít hay số nhiều.

Ban đầu, mình làm test mình nghe tối đa 3 lần với những câu chưa thể khoanh ngay lần đầu. 3 tuần cuối chỉ nghe một lần để làm để xem thật sự mình được bao nhiêu. Với mỗi câu sai và kể cả những câu đúng thì mình đọc lại transcript và ghi chi tiết cho các đáp án trong bài và kể cả tất cả các đáp án trong một câu, để xem vì sao nó đều được nhắc đến nhưng không phải là đáp án và để xem người ta gài, người ta lừa mình ra sao rồi rút kinh nghiệm.

Đối với dạng Maps khi đọc transcript các bạn nhớ note lại các từ vựng chỉ phương hướng và các từ vựng chỉ nơi như junction, bend,… đối với Maps giao thông chẳng hạn.

Khi làm Section 3, 4 và kể cả Section 2, các bạn phải tập trung nghe hiểu, đừng nhìn chằm chằm vào mà đợi Keyword sẽ làm mình mất tập trung, vì nó paraphrase hết rồi, nên cố nghe nhận biết các phần paraphrase để biết được đáp án là gì. Khi đi thi, do phần nghe là phần thi đầu tiên, nên phải cố gắng tập trung để nghe.

Như mình, dô thi tâm lí còn chưa ổn định, mình cho băng chạy qua luôn hết gần cả Section 1 và nửa Section 3 mà không thật sự đang làm bài. Nên tâm lí khi thi là quan trọng, khác khi làm ở nhà lắm, ở nhà khi nào tập trung mình mới lôi test ra làm.

Phần này mình muốn chia sẻ tâm lí khi ôn cho các bạn cần tìm động lực để ôn ạ. Thật sự thì việc học lại Anh Văn khi không có gốc thì sẽ rất khó khăn ạ, mình cũng đã định bỏ nhiều lần. Các bạn từ tự tìm cho mình 1 lí do, ví dụ như nghĩ rằng “Sau này bản thân mình sẽ có nhiều tiền lắm, bạn sẽ đi nước ngoài du lịch nhiều dữ lắm, nếu không có Anh Văn thì xin visa với đi du lịch chắc bất tiện lắm nhỉ?” :))).

Các bạn khi mới bắt đầu đi chưa quen cứ đi từ từ thôi, từ từ rồi bạn sẽ thấy nó thành thói quen và một ngày bạn không tiếp xúc Anh Văn thì ngày đó bạn sẽ khó chịu vô cùng đấy.

Cứ đi và đi, có đi thì không sớm thì muộn cũng sẽ tới thôi ạ, người ta mất 1 năm thì mình có thể chậm hơn là 1 năm rưỡi, hoặc hơn thì 2 năm; nhưng có đi thì sẽ có tới. Mình có một mẩu chuyện muốn kể cho các bạn.

Thật ra bạn đặt điều gì quan trọng hơn thì bạn sẽ dành nhiều time cho điều đó. Nên điều quan trọng là bạn nghĩ chuyện bạn làm thật sự có quan trọng không và bạn đang đặt nó ở đâu trong thang các việc bạn cần làm hằng ngày, chỉ khi bạn thật sự nghiêm túc với nó thì sẽ có ngày bạn có nó.

Nguồn: Thường Nguyễn Mạnh

Làm Thế Nào Để Tự Học Tiếng Anh Từ Con Số 0?

Bạn không có thời gian tới các lớp học, bạn không có điều kiện tài chính, và quan trọng hơn trình độ hiện tại của bạn gần như đang là con số 0… nhưng bạn có một mong muốn là biết sử dụng tiếng Anh ít nhất là trong giao tiếp hàng ngày, hay tham vọng hơn bạn mong muốn có thể sử dụng ngôn ngữ này trôi chảy như người bản xứ… Bạn có thể làm được điều này và nó phụ thuộc hoàn toàn vào chính bạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để chinh phục tiếng Anh từ cơ bản cho người mới bắt đầu và người mất gốc.

I. Xác định mục tiêu và kiên trì theo đuổi

Sau khi tìm hiểu nhiều phương pháp, chúng tôi nghĩ phương pháp học theo trình tự nghe, nói, đọc, viết sẽ giúp bạn nhiều hơn phương pháp học ở trường học – đọc, viết, nghe, nói. Đồng thời bạn nên để ý hơn đến kiểm tra ngữ Pháp đã đúng cấu trúc chưa như thế bạn sẽ tiến bộ rất nhanh trong việc học. Nhưng bạn vẫn cần phải học cả 4 kỹ năng kia vì chúng đều rất quan trọng. Chỉ là với cách học tiếp cận như thế nào để học “vào” nhất và hiệu quả nhất.

1. Học đúng ngay từ đâu, hãy tập trung vào việc phát âm

Cẩn thận hơn, bạn hãy ghi âm lại tiếng phát âm của bạn và so sánh với âm chuẩn. Với người mới bắt đầu, hãy dành thời gian cho việc học phát âm. Một trong những trang web tra từ tốt nhất là chúng tôi , trang này có đủ cả phát âm tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ cùng ví dụ cho các từ bạn tra.

2. Hãy tiếp tục bằng cách luyện nghe

Bí quyết là học từ nghe, cách tốt nhất khi mới bắt đầu là thông qua việc học phát âm, sau đó, đối với những bài hội thoại mới, bạn hãy vừa nghe vừa ghi lại đoạn hội thoại đó. Hoặc bạn xem đoạn hội thoại đáp án trước, rồi nghe và ghi lại. Chăm chỉ luyện như thế từ trình độ thấp lên cao, bạn sẽ rất ngạc nhiên với khả năng của mình. Bởi vì học qua nghe phù hợp với bản năng của con người. Những đứa trẻ con học ngôn ngữ cũng bắt đầu với việc nghe đó, thế nên bạn cũng không phải là ngoại lệ.

Hãy nghe ngay cả lúc rửa bát, làm việc nhà, tập thể dục… hãy nghe các bài hát tiếng anh yêu thích để bạn quen với phát âm. Tóm lại, hãy đặt tâm vào việc luyện nghe, và cách hiệu quả nhất là ghi ra những điều bạn nghe thấy. Nghe mọi lúc mọi nơi.

3. Bạn cần phải có môi trường giao tiếp

Bạn có thể tự tạo môi trường giao tiếp bằng cách kết bạn online với những người bản xứ, hoặc tìm một trung tâm học tiếng Anh để có môi trường giao tiếp. Học phải đi đôi với hành, hoặc đơn giản bạn hãy tự đàm thoại với chính mình, nghe hơi kỳ lạ nhưng điều này thực sự hiệu quả trong việc giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp đó. Hãy nói nhiều vào, nói mọi lúc mọi nơi, từ đơn giản tới phức tạp, nói với bản thân mình, nói với bạn online, nói với khách du lịch, nói với bạn bè…

Bạn cũng cần trang bị cho mình các từ vựng và mẫu câu giao tiếp trong các tình huống thông thường, từ cách diễn tả điều gì đấy, đến các mẫu câu trong các tình huống cụ thể, bạn có thể xem ở mục Kiến thức thông dụng.

Việc học từ vựng rất quan trọng, với một vốn từ khoảng 1.500 từ là bạn đủ dùng để giao tiếp thông thường rồi, hãy tập trung vào học những từ phổ biến nhất. Bạn nên có một cuốn sổ tay để ghi lại từ vựng, học cách phát âm, nghĩa và các dạng từ của các từ mới. Đừng sốt ruột là phải học được thật nhiều trong một lúc. Hãy chậm và chắc, mỗi ngày có thể bạn chỉ cần học 5 từ thôi. Nhưng để ghi nhớ được nó bạn phải dùng nó thường xuyên. Khi học từ vựng nhớ là hãy đặt câu với từ để hiểu được nghĩa của nó. Và tốt nhất là hãy học các cách nói thông thường hay được dùng của từ đó sẽ rất hiệu quả.

Mục Ngữ pháp tiếng Anh gồm các bài học ngữ pháp cơ bản, gồm bài tập và đáp án giúp bạn có thể học phần nào, chắc phần đấy.

Tham khảo tài liệu nước ngoài để học nghe-nói tiếng Anh

Hiện với nguồn tài nguyên từ internet, có rất nhiều chương trình hay đủ mọi loại trình độ cho bạn. Hãy khai thác các kênh từ Youtube, đặc biệt là các kênh nước ngoài. Chúng tôi giới thiệu với bạn các chương trình miễn phí, dễ hiểu và rất được ưa chuộng cho bạn. Việc của bạn là hãy xem qua và lựa chọn 1 trong các chương trình nào bạn yêu thích, một cuốn vở và một cây bút để ghi chép lại những điều bạn cần nhớ, quan trọng nhất là bạn phải kiên trì theo đuổi từ đầu tới cuối:

Mister Duncan in England.

https://www.youtube.com/user/duncaninchina

Learning English with Jennifer

https://www.youtube.com/JenniferESL

Chương trình này cũng rất phổ biến cho các cấp độ từ mới bắt đầu, cung cấp các chuỗi bài học cơ bản từ phát âm, ngữ pháp… được trình bày dễ hiểu, rõ ràng cho bạn nắm bắt.

EFPodEnglish

https://www.youtube.com/podEnglish

chúng tôi

https://www.youtube.com/engvidenglish

Chương trình này cũng chia ra thành ba cấp độ. Có bài kiểm tra sau khi bạn học để bạn tiếp thu bài học tốt hơn.

Cách Học Tiếng Anh Hiệu Quả Từ Con Số 0

Lắng nghe đặc biệt quan trọng đối với người mới bắt đầu. Các bạn mới bắt đầu nên dành 95% thời gian của mình để học tiếng Anh. Bạn cũng biết, trẻ em không hề biết chữ trước khi chúng được đi học. Thế nhưng chúng vẫn có thể giao tiếp và hiểu được người lớn nói gì đúng không nào? Tương tự như vậy, khi bạn học một ngôn ngữ mới thì việc quan trọng của bạn là nghe, sau đó đoán thử họ nói gì. Việc này ban đầu sẽ khiến bạn “khóc thét” vì bạn chả hiểu gì cả, nhưng hãy kiên trì, qua thời gian bạn sẽ có được một khả năng nghe tuyệt vời, chuẩn bị nền tảng cho những công việc học tập sau này.

2. Học một cách chắc chắn, tập trung

3. Học qua hình ảnh và âm thanh tương tự

Rất nhiều chứng minh chỉ ra bộ não tiếp nhận thông tin qua hình ảnh nhanh hơn gấp nhiều lần so với các dạng thông tin khác. Khi bạn học từ mới, bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh thực tế, nó sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Bạn có thể tự vẽ vời cho từ vựng của mình, tìm kiếm hình ảnh trên Google, sách báo… Ví dụ: mũ bảo hiểm bạn nghĩ ngay đến từ Helmet (con Heo bị mệt),…

5. Giữ tinh thần lạc quan- khiến việc học trở nên vui vẻ

Chắc chắn rồi, giai đoạn đầu rất khó khăn với chúng ta. Sẽ có lúc bạn cảm thấy bất tài, muốn bỏ hết. Bạn không thể làm bất cứ điều gì. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải làm cho nó vui vẻ! Hầu hết người mới bắt đầu thất bại đơn giản vì họ bỏ cuộc ngay. Họ mất hy vọng. Họ trở nên buồn chán… Trên thực tế, đối với những bạn mới học tiếng Anh thì cảm xúc quan trọng hơn nhiều so với lượng kiến thức cần học. Cần phải liên kết cảm xúc tích cực với tiếng Anh khi bắt đầu học tập. Khi học cần có sự liên kết, niềm vui, sự phấn khích, tiếng cười, sự tò mò và niềm đam mê với quá trình học tập. Bằng cách đó, đảm bảo là cả đời học tiếng Anh bạn cũng không thấy chán.

6. Tìm cho mình một khóa học hay một người thầy giúp mình thành công

Chúng ta muốn bắt đầu bất cứ một chuyện gì thì luôn luôn cần những người thầy, những người có kinh nghiệm để chỉ dạy cho mình và nhắc nhở cho mình những lỗi sai. Xin giới thiệu với bạn các khóa học tiếng Anh của những chuyên gia hàng đầu trên Unica. Với kinh nghiệm giảng dạy cho hàng ngàn thế hệ học sinh thành đạt, chắc chắn bạn sẽ học hỏi được vô cùng nhiều điều đó.

Các khóa học sẽ giúp bạn: – Hệ thống lại lượng kiến thức tiếng anh hiện tại – Tăng vốn từ vựng của mình lên 3000 từ – Có phương pháp học tiếng anh tối ưu nhất – Thành thạo cơ bản cả 4 kỹ năng quan trọng của tiếng anh – Sở hữu vốn từ trong giao tiếp nhiều hơn, tự tin trao đổi bằng tiếng anhĐừng quên luôn luôn tận hưởng việc học tập của riêng bạn và luôn luôn học hỏi với niềm đam mê và nhiệt huyết của mình!