1- Nói tiếng Anh “Một- Chút- Mỗi- Ngày”
Cách tốt nhất để học một ngôn ngữ mới là NÓI chúng. Đừng đợi đến khi “feel more comfortable speaking in English” (nói tiếng Anh nước chảy mây trôi) – bởi vì chắc chắn bạn sẽ phải dày công khổ luyện một thời gian rất dài để đạt tới trình độ này. Đừng đợi, hãy bắt đầu nói bằng tiếng Anh ngay từ hôm nay. Đừng mặc cảm kể cả khi vốn từ của bạn vót vét chỉ được 5 từ tiếng Anh đi chăng nữa, bạn phải thúc mình ra ngoài giới hạn của bạn thân để tiến bộ, tới một thời điểm nào đó, bạn sẽ ngạc nhiên vì vốn liếng 5 từ của mình đã biến thành 25 từ, 125 từ, 625 từ… lúc nào không hay.
Bạn có thể thực hành bằng cách tự nói trước gương, hoặc tìm một người bạn (tốt nhất là English speaker) để luyện tập mỗi ngày.
Bạn có như này không: Một câu tiếng anh đọc thì hiểu nhưng khi nghe người nước ngoài nói lại ù ù cạc cạc? Cười trừ?
Và bạn nghĩ nguyên nhân là gì? Thiếu vốn từ vựng, không biết ngữ pháp hay thiếu mẫu câu giao tiếp… Nhưng vấn đề thực sự cản trở chúng ta giao tiếp là vì chúng ta đang PHÁT ÂM KHÔNG CHUẨN. Chúng ta đã phát âm sai thành thói quen nên khi nghe phát âm đúng của từ đó thì tai chúng ta không nhận ra.
Cách tốt nhất để học phát âm là hãy học NHƯ MỘT ĐỨA TRẺ. Đừng tập trung quá nhiều vào từ vựng và ngữ pháp, mà hãy bắt đầu một cách tự nhiên là nghe nhiều- bắt chước âm thanh- lặp lại. Nhớ chú ý vào những yếu tố cơ bản như: trọng âm, âm cuối, nối âm, nhịp điệu…
Nhiều khi tiếng Anh của bạn không sai, không kém, chỉ là bị NHẠT. Ví dụ như để khen một người xinh đẹp, bạn có thể nói: “You’re beautiful” nhưng nếu thay vào đó, bạn nói:” You look gorgeous/ stunning /better in pictures” hoặc văn vẻ hơn: “I can’t take my eyes off of you”…, thì người nghe sẽ ấn tượng hơn hẳn về khả năng tiếng Anh của bạn.
Ngôn ngữ là một môn “Thể thao tập thể”. Giống như cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bạn sẽ không thể “điêu luyện” nếu như bạn tự học một mình. Nếu bạn chỉ học với mấy cuốn sách thì bạn sẽ chỉ “giao tiếp” được với mấy cuốn sách. Suy cho cùng, chúng ta học ngôn ngữ là để giao tiếp với người khác, nên việc tham gia vào một lớp học tiếng Anh hoặc một nhóm tự học là điều nên làm nếu như bạn muốn tiến bộ nhanh.
Mỗi ngày bạn nên tra nghĩa là học tối đa là 20 từ mới, mỗi từ có thể lặp đi lặp lại vào nhiều ngày vì hiếm khi chúng ta có thể tiêu thụ nó ngay trong lần đầu.
Đặt câu với từ để nhớ lâu: Tôi có một anh bạn học Tây học tiếng Việt, mỗi khi tra ra nghĩa một từ mới, thì anh ấy sẽ rất cố gắng tìm mọi cách để dùng từ đấy vào các câu nói nhiều ngày sau đó. Và nhớ thế anh ấy nhớ rất lâu và sử dụng từ rất tự nhiên trong câu. Đây là một cách để các bạn tham khảo khi học từ vựng.
Học ngôn ngữ cần có môi trường. Trong trường hợp bạn không sống tại môi trường nói tiếng Anh thì hãy tạo ra chúng bằng các cách đơn giản như: nghe nhạc, nghe bản tin, xem phim, xem TV bằng tiếng Anh. Đừng hoảng hốt khi nghe không hiểu, xem không hiểu, hãy để cho ngôn ngữ “NGẤM” dần vào bạn, ngày đầu có thể bạn sẽ chỉ hiểu 3% nội dung, sau 3 tháng có thể bạn sẽ hiểu được 30% hoặc hơn thế.
Đây cũng là phương pháp học tiếng Anh “thoải mái” nhất, phù hợp với những người “lười”.
Bạn cũng sẽ nhận ra một điều, đó là các vấn đề được nhìn thú vị và toàn diện hơn rất nhiều khi bạn tìm hiểu chúng từ các văn bản gốc, thay vì bị bó hẹp góc nhìn qua các bản dịch tiếng Việt.
Đánh dấu bất kỳ từ hoặc cụm từ mà bạn không hiểu, sau đó tìm chúng trong từ điển.
Bạn cũng có thể thử đọc lớn – điều này sẽ cho phép bạn cải thiện phát âm và kỹ năng phát biểu bằng tiếng Anh nhanh hơn.
Một cách hiệu quả để tiến bộ nhanh trong kỹ năng viết là giữ một cuồn nhật ký và viết ra một vài câu mỗi ngày bằng tiếng Anh. Nó không cần phải là những cảm nhận sâu sắc – bạn có thể viết về thời tiết, những gì bạn ăn cho bữa ăn tối hay những kế hoạch của bạn trong ngày mai, cố gắng bắt đầu bằng những câu đơn giản nhất, sử dụng những từ bạn biết, dần dần, hãy chi tiết hóa chúng, tích lũy thêm vốn từ để làm “phong phú” cuốn nhật ký mỗi ngày.
Hạn chế xem phim có phụ đề, đọc tài liệu song ngữ… Để hình thành thói quen tư duy bằng tiếng Anh, các bạn cần phải thoát ra khỏi môi trường dễ chịu và an toàn của việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, và biến tiếng Anh thành một phần cuộc sống của mình. Cảm giác ban đầu nhìn chung là khó chịu khi ngay cả việc suy nghĩ cũng phải thực hiện bằng một thứ tiếng không phải là tiếng mẹ đẻ của mình, nhưng một khi vượt qua được cảm giác này, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều!
Hầu hết người học tiếng Anh thường ngại sai, và càng ngại sai lại càng ngại nói, và càng ngại nói, không nói thì lại càng không tiến bộ và giữ nguyễn cái sai đó… tạo thành một vòng luẩn quẩn, ở đó người đi làm bị “sa lầy” vào tình trạng tiếng Anh không tốt mà không bứt ra được.
Nỗi sợ hãi là một rào cản khiến bạn ngày càng khó chạm được ước mơ giỏi tiếng Anh. Hãy ngừng nghĩ ngợi về việc người khác sẽ cười chê bạn như thế nào khi nghe bạn nói sai cấu trúc hoặc dùng từ tiếng Anh sai, bởi chính người bản ngữ cũng không phải lúc nào cũng dùng tiếng Anh chuẩn chỉ. Bạn thử nghĩ xem tiếng Việt của bạn có phải lúc nào cũng chính xác không? Vì vậy, hãy nói, hãy sai và sửa những lỗi sai đó. Đôi khi học từ những lỗi sai thì khả năng nhớ lại cao hơn rất nhiều.
“MUỐN CÓ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BAO GIỜ CÓ, HÃY LÀM NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BAO GIỜ LÀM”
Nếu áp dụng tất cả những bí quyết trên, chắc chắn bạn sẽ thấy việc “yêu lại” tiếng Anh không còn “nhọc nhằn” như cách học qua sách vở. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở bản thân. Nếu không bắt đầu ngay từ bây giờ, có thể bạn sẽ không bao giờ tiến bộ, muốn tiến bộ sớm, bạn phải bắt đầu sớm.
Bạn có đang thực sự mong muốn giao tiếp tiếng Anh khiến người khác phải ngưỡng mộ không?
[gravityform id=”6″ name=”ĐĂNG KÝ HỌC”]