Soạn Văn Bài Tôi Yêu Em Ngắn Nhất / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Tôi Yêu Em Ngắn Nhất

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Tôi yêu em ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 11 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.

Khái quát tác phẩm Tôi yêu em

Soạn bài Tôi yêu em

Câu 1

– Điệp khúc chủ đạo của bài thơ là “Tôi yêu em”. Đây là lời giã từ của nhà thơ với mối tình vô vọng nhưng đầy nồng cháy với người con gái xinh đẹp A.A.Ô- lê- nhi- na.

– Điệp khúc lặp đi lặp lại như một lời thì thầm tha thiết, say đắm mà vững bền. Nhà thơ bộc lộ tình cảm sâu sắc nhưng đượm buồn dành cho mối tình sâu đậm nhưng không thành. Dường như tất cả tình cảm đều dồn lại trong điệp khúc “tôi yêu em.”

Giọng điệu bài thơ biến đổi dần qua từng câu thơ. Hai câu thơ đầu tiên bài thơ có chút rụt rè, giấu diếm. Rõ ràng tình cảm rất sâu đậm, nhưng nhà thơ lại chưa thể bộc lộ hết lòng mình, tuy nhiên vẫn khẳng định ngọn lửa tình chưa tàn phai, tức tình yêu vẫn còn đó.

Đến hai câu tiếp, giọng điệu bỗng thay đổi, dường như nhà thơ đã đưa ra được quyết định của mình. Yêu là để cho người mình yêu được hạnh phúc, nên có lẽ để cô gái ây không phải bận lòng, nhà thơ đã quyết định từ bỏ tình yêu. Câu thơ có chút ngập ngừng, vừa chạnh lòng, vừa dứt khoát.

Đến bốn câu tiếp thì cảm xúc lại dâng trào. Có lẽ sự dồn nén đã làm bước đệm cho sự tuôn trào này. Nhịp thơ có phần dồn dập hơn, dường như nhà thơ cố bộc lộ hết tình cảm của mình: một tình yêu đơn phương thầm kín nhưng cũng đầy hậm hực, ghen tuông và đầy sự đau lòng.

Và hai câu kết như một lời khẳng định tình cảm đầy chân thành. Tuy nhiên, nhà thơ không mong tình cảm được đáp lại, chỉ mong có một người yêu thương người con gái ấy nhiều như chính nhà thơ đã yêu. Đây là một trong những điều tốt đẹp nhất của tình yêu: luôn mong muốn người kia được hạnh phúc, không muốn trói buộc người kia, dù cho bản thân mình đau buồn.

Hai câu kết bộc lộ sâu sắc sự cao thượng trong tình yêu.

– Điệp ngữ “tôi yêu em” lặp lại ba lần như lời khẳng định tình yêu. Đó là một tình yêu chân thành, sâu sắc, không đòi hỏi đáp lại của nhân vật trữ tình.

– Tình yêu ấy thể hiện sâu sắc nhất qua lời chúc người mình yêu được hạnh phúc. Phải có một tình yêu vô cùng lớn lao, sự hy sinh, quan tâm người mình yêu sâu sắc mới sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của bản thân, chỉ mong cho người ấy hạnh phúc. Nó thể hiện lòng cao thượng tuyệt đối, vượt lên tất cả ghen tuông tầm thường, chỉ giữ lại tình yêu trong sáng.

– Hành động cao đẹp đó đã thể hiện sâu sắc sự trong sáng trong tình yêu cũng như trái tim cao đẹp của nhân vật tôi. Đây cũng là triết lý tình yêu sâu sắc ta nên học hỏi.

Qua bài thơ ta cảm nhận được Puskin là con người có trái tim cao thượng. Trong tình yêu, ông đặt hạnh phúc của người mình yêu lên hàng đầu, bỏ qua tất cả mong muốn cá nhân, ghen tuông thấp kém, chỉ mong cho người mình yêu có được hạnh phúc. Đây là một tâm hồn cao đẹp.

Soạn Bài Tôi Yêu Em, Ngữ Văn Lớp 11, Ngắn Gọn

Nhà thơ Puskin được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga”, bên cạnh là một nhà văn hiện thực xuất sắc ông còn là nhà thơ lãng mạn, soạn bài Tôi yêu em trong chương trình soạn văn lớp 11 để tìm hiểu về một trong số các bài thơ tình nổi tiếng và hay nhất của Puskin.

HOT Soạn văn lớp 11 đầy đủ, chi tiết

Tôi yêu em vốn là bài thơ không được đặt tên, nhan đề do người dịch đặt, bài thơ được Puskin sáng tác dựa trên mối tình giữa ông với một cô gái tên A.A. Ô-lê-nhi-a khi ông cầu hôn nhưng cô không chấp nhận. Toàn bộ tác phẩm là nỗi buồn tuyệt vọng của mối tình không kết quả nhưng qua những lời bày tỏ tình yêu đầy chân thành và giản dị của Puskin, ta có thể cảm nhận được tâm hồn trong sáng, mãnh liệt và khát khao yêu đương của nhà thơ. Tham khảo phần soạn bài Tôi yêu em của Puskin ở tài liệu soạn văn lớp 11 của chúng tôi để các em hiểu một phần ý nghĩa bài thơ trước khi nghe thầy cô giảng trên lớp.

* Soạn bài Tôi yêu em của Puskin

Bài thơ Câu cá mùa thu hay còn gọi là Thu Điếu của Nguyễn Khuyến thuộc chương trình Ngữ Văn 11 cùng Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu để hiểu hơn về tác phẩm này. Ngoài ra, Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Văn mẫu lớp 11 được tổng hợp và biên soạn theo nội dung chương trình học trong SGK Ngữ văn lớp 11 dành cho các em học sinh, hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức của các em học sinh. Các em và các thầy cô cùng tham khảo tài liệu Văn mẫu lớp 11 để vận dụng trong cách là bài tập cũng như soạn giáo án.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-11-soan-bai-toi-yeu-em-30598n.aspx

soan bai toi yeu em ngu van lop 11

, soan bai toi yeu em cua puskin, soan toi yeu em van 11,

Soạn Bài Tôi Yêu Em (Pu

Soạn bài Tôi yêu em (Pu-Skin)

Bố cục:

Phần 1 ( bốn câu đầu): những tâm trạng giằng xé của nhân vật “tôi”

Phần 2 ( hai câu tiếp): khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật “tôi”

Phần 3 (còn lại): sự cao thượng, chân thành của nhân vật trữ tình

Câu 1 (trang 62 sgk ngữ văn 11 tập 2):

– Tôi yêu em được tấu lên 3 lần, đó cũng chính là giọng điệu của toàn bài

– Nhà thơ diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng chính là lời giãi bày tình cảm

+ Bài thơ mở đầu với lời thú nhận đáng yêu tôi yêu em, như lời thú nhận tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị

+ Nguyên bản, Puskin đã dùng ngôi thứ hai số nhiều, thay cho ngôi thứ hai số ít, mang lại cách nói trang trọng có phần xa cách

– Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu

– Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng

– Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt

Nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha

Lời giã từ này có sự đúng đắn của lí trí, cả sự cao thượng, vị tha

Đó là lời giã từ không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người

Câu 2 (trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Từ câu 1- 2 sang câu 3- 4 có sự đổi hướng, đảo ngược được ngăn bởi từ “nhưng”

– Cái “tôi” trong tâm hồn lúc này được soi rọi với chính mình, để thấy ngọn lửa tình vẫn bùng cháy

– Bên cạnh đó cũng có cái “tôi” muốn dùng lí trí để ngừng cảm xúc

– Tiếng nói trong sự phân vân bối rối có phần mạnh mẽ, dứt khoát

– Một sự dằn lòng, một sự chế ngự, một sự vượt lên

– Tâm hồn vươn lên, tìm tình yêu đích thực, xem yêu như hành vi trao tặng làm cho người mình yêu được hạnh phúc

– Tình cảm có sự vị tha, và hi sinh không mong sự thụ hưởng của mình

Hai câu thơ 5- 6 mở đầu bằng “Tôi đã yêu em”

– Sự kìm nén cảm xúc, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn trào dâng, da diết

– Cách ngắt nhịp đứt quãng, rối bời

→ Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh phân tích cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn

Câu 3 (trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Hai câu kết tạo bất ngờ khi nối kết giữa quá khứ tới tương lai

– Câu thơ “Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó” tóm gọn được tâm trạng của 6 câu thơ trước đó

– Nhân vật trữ tình vẫn tha thiết giữ lại những đau khổ, để người yêu có được tấm lòng dịu dàng, chân thành

– Nhân vật trữ tình vượt lên trên sự ích kỉ để cầu mong người yêu được hạnh phúc

– Câu 5- 6 là sự dằn vặt, u buồn thì hai câu kết là sự thanh thoát, hóa giải sự nuối tiếc, xót xa, để tự tin kiêu hãnh với tình yêu của mình

Câu 4 (trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Tâm hồn Puskin là tâm hồn phóng khoáng, chân thành, nhân hậu.

– Trong tình yêu, ông không đòi hỏi nhận về mà luôn trao đi trái tim chân thành, vị tha

– Ở ông cũng chưa đựng các trạng thái của con người khi yêu nhưng ông chế ngự được sự ích kỉ, hẹp hòi, muốn chiếm hữu

– Lời giãi bày tình yêu của Puskin mãnh liệt, chân thành qua ngôn từ giản dị, tinh tế

Bài giảng: Tôi yêu em – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Tôi Yêu Em ( Puskin )

Soạn bài Tôi yêu em ( Puskin )

Lời dẫn:

Tình yêu luôn là đề tài bất diệt đối với thi ca. Mỗi thi sĩ đều có một cái nhìn riêng, đặc biệt về những cung bậc khi yêu. Chúng ta biết đến Xuân Diệu là “ông hoàng thơ tình” với những vần thơ nồng nàn, cháy bỏng, mãnh liệt. Đối với nền văn học Nga thì Puskin được xem là “mặt trời thi ca Nga” với những áng thơ bất hủ về tình yêu. Bài thơ “Tôi yêu em” là một điệp khúc tình yêu với những cung bậc thương nhớ da diết khi yêu. Một bài thơ tình gieo vào lòng người nhiều thổn thức, nhiều mong nhớ và nhiều nuối tiếc cho câu chuyện tình đơn phương của tác giả.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Cuộc đời

– A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-vích Puskin, 1799 – 1837

– Xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.

– Là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.

b. Sự nghiệp sáng tác

– Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Puskin được xem là “Mặt trời của thi ca Nga” (Léc-môn-tốp).

Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Puski

– Về nội dung: thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga

– Về nghệ thuật: Puskin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.

2. Tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: Tôi yêu em” là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.Ô-lê-nhi-a, người mà mùa hè năm 1829 Puskin cầu hôn nhưng không được chấp nhận.

– Nhan đề:

+thể hiện sự thiết tha của nhân vật trữ tình nhưng có khoảng cách

+nhân vật trữ tình ý thức được tình yêu đơn phương của mình.

II. Đọc – hiểu chi tiết

1. Đọc

-câu 1-2: chậm, ngập ngừng, vừa như thú nhận, vừa tự nhủ

-câu 3-4: mạnh mẽ, dứt khoát như lời hứa, lời thề

-câu 5-6: day dứt, buồn đau, kiểm nghiệm

-câu 7-8: mong ước, tha thiết, điềm tĩnh.

2. Bố cục bài thơ: gồm 2 phần

+ Phần 1: 4 câu đầu: Lời giã từ và giãi bày về một mối tình đơn phương.

+ Phần 2: 4 dòng sau: Nỗi đau khổ và lời nguyện cầu về một tình yêu chân thành của tác giả.

3. Tìm hiểu khái quát

Trong nguyên bản của bài thơ, Puskin không dụng công trong việc xây dựng hình ảnh, cũng rất ít sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tượng trưng…). Hình ảnh ngọn lửa tình vốn không có trong nguyên bản mà do dịch giả thêm vào. Hình ảnh này có lẽ được gợi ý bởi động từ “tắt” trong nguyên bản. Ngôn từ trong bài thơ giản dị, trong sáng. Sức hấp dẫn của bài thơ ở sự chân thành của tình cảm.

Phần 1: Lời giã từ và giãi bày về một mối tình đơn phương.

“Tôi yêu em… bóng u hoài?”

Người dịch, dịch như vậy rất có dụng ý: Nếu dùng “anh” thì lại chưa được phép, vì chủ thể “em” chưa đồng ý hay xác nhận mối quan hệ của 2 người. Nhưng cũng không thể dùng “cô” hay dùng “nàng” vì cách xưng hô đó thể hiện sự khách khí, xuồng xã, hoặc xa cách

– Bài thơ mở ra ngay lập tức đi thẳng vào điều cốt yếu: “tôi yêu em”, như lời thú nhận lại như lời tự nhủ, trực tiếp, ngắn gọn, giản dị.

– Xác nhận một Tình yêu đơn phương nhưng vẫn âm ỉ cháy trong tim:

Chuyển sang câu 3-4:

+ Không muốn quấy rầy em

+ Không muốn làm phiền muộn em bất cứ điều gì. Nghĩa là phải rời xa em – đó là điều mà bản thân nhân vật “tôi” không hề muốn.

-Hai câu 3-4 như lời hứa, lời thề trang nghiêm, dứt khoát. Rõ ràng, đó không chỉ là lời từ giã một mối tình, đưa nó trở thành kỉ niệm mà còn là lời bày tỏ và khẳng định của một tâm hồn chân thực và tự trọng, vị tha.

Phần 2. Nỗi đau khổ và lời nguyện cầu về một tình yêu chân thành của tác giả

“Tôi yêu em …đã yêu em”

– Điệp ngữ “Tôi yêu em” không chỉ nối liền mạch cảm xúc, tâm trạng giữa hai khổ thơ mà còn tiếp tục khẳng định và giãi bày tâm trạng, tình yêu đơn phương của chủ thể trữ tình chuyển sang những biểu hiện khác.

Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

-Âm thầm: sự lặng lẽ, thầm kín trong tâm hồn

Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen

-Lúc rụt rè: trạng thái e rè, ngượng nghịu, không mạnh bạo

– Khi hậm hực: có khi giận hờn, bực tức vì phải chấp nhận điều mà mình không mong muốn.

Nhưng trong nguyên bản, câu 6 được dùng ở thể bị động

-nhân vật trữ tình luôn trong tình trạng bị giày vò, đau khổ khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông, đó đều là những trạng thái tiêu cực trong tình yêu.

– Cách ghen của nhân vật trữ tình là một cách ghen có văn hóa, nó chứng tỏ một tình yêu đích thực, một tình yêu chân chính: Yêu chân thành, đằm thắm. Điều đó đã được chứng minh qua hai câu kết.

*Chuyển sang hai câu cuối.

– Nếu là sự buông xuôi: thì điều đó không dễ dàng gì đối với 1 người có tính cách mãnh liệt như nhân vật “tôi”.

+ Nhân vật trữ tình muốn đặt “em” trước một sự lựa chọn: “Tôi” hoặc người nào khác. Người khác kia là ai? Liệu họ có yêu em như tôi không? Trong khi đó “Tôi” thì rất yêu em, yêu “chân thành, đằm thắm” như vậy.

– Lời cầu chúc giản dị mà chứa đựng một nhân cách cao thượng. Đây là một lời chúc tuyệt vời nhất mà cũng là lời chúc thông minh nhất rằng: Tôi đã yêu em, đang yêu em và mãi mãi yêu em: chân thành và đằm thắm. Và dù trong trường hợp người em chọn không phải là “tôi” đi chăng nữa thì “tôi” vẫn luôn cầu chúc “em” có một người tình tuyệt vời như tình yêu “tôi” đã dành cho “em”.

– Lời cầu chúc vừa ẩn chút nuối tiếc, xót xa, vừa tự tin, kiêu hãnh và ngầm thách thức: Chẳng có ai khác yêu em được như tôi đã yêu em; và sao em lại có thể để mất đi một mối tình quý giá chẳng bao giờ có thể tìm thấy ở đâu và ở ai nữa, ngoài tôi!

III. Tổng kết

ND: Bài thơ thể hiện tình yêu chân thành, đằm thắm đơn phương nhưng trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình. Đó là một tình yêu chân chính, giàu lòng vị tha và đức hi sinh luôn mong muốn cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất.

NT: Ngôn từ nghệ thuật giản dị, trong sáng cùng với những điệp ngữ và nghệ thuật diễn tả lí trí và tình cảm song song tồn tại, giằng co… diễn tả thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình.