Soạn Văn 9 Trả Bài Tập Làm Văn Số 1 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Trả Bài Tập Làm Văn Số 1 Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3 trang 41, 42 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Văn bản trên có thể coi là một văn bản thuyết minh được không ? Vì sao ?

Đọc văn bản sau và làm các bài tập nêu ở dưới.

“Ở ngoại thành Nam Định, và dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lí Nhân, Hà Nam).

Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Định, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Nhân dân quý trọng những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, nên đã trồng loại sản vật quý giá để dâng vua : chuối ngự.

Trồng chuối cũng kì công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kĩ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay cả việc chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kì. Loài cây này “ăn” sạch, thực ăn của chúng là các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chứ không ưa các loại phân uế tạp.

Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kì công. Lò giấm vách đất, chứa được mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu.Mùa chuối chín, hương thơm toả đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa thường ví như “búp tay cô gái” kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm, vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, màu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột màu vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.

Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, màu vàng sáng rực chợ. Cái màu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng : “Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Màu hoa hoè nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nảy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh màu”. Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.

Làng Đại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học, đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi khắp chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương”.

( Theo báo Nhân dân điện tử)

1. Văn bản trên có thể coi là một văn bản thuyết minh được không ? Vì sao ?

Trả lời:

Đặc điểm quan trọng nhất của văn thuyết minh là loại văn có nhiệm vụ cung cấp những tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ. Như thế văn thuyết minh không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng hay suy luận ra mà cần trung thành với sự vật như nó vốn có. Căn cứ vào đặc điểm quan trọng nhât này, em có thể xem xét và kết luận được văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không.

2. Có thể đặt tên cho văn bản trên như thế nào ? Dựa vào nội dung văn bản này, hãy nêu một đề văn thuyết minh cho phù hợp.

Trả lời:

Văn bản trên có thể đặt nhiều tên khác nhau, chẳng hạn : Chuối ngự đồng chiêm, Chuối ngự Hà Nam, Chuối ngự quê Nam Cao,… Nội dung của văn bản trên phù hợp với đề văn sau : Thuyết minh về một loài cây của quê hương em, hoặc : Hãy thuyết minh về cây chuối của quê em.

3. Chỉ ra các yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản đó.

Trả lời:

Trong văn bản, tác giả sử dụng khá nhiều câu văn miêu tả. Chẳng hạn đoạn văn sau đây : “Mùa chuối chín, hương thơm toả đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa thường ví như “búp tay cô gái” kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm, vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, màu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột màu vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.

Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, màu vàng sáng rực chợ. Cái màu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng : “Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Màu hoa hoè nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nảy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh màu”. Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu”.

chúng tôi

Bài Soạn Môn Ngữ Văn 8 Tiết 20: Trả Bài Tập Làm Văn Số 1

Giúp hs nắm chắc hơn kĩ năng viết bài văn tự sự; biết chọn lựa sự việc tiêu biểu để kể; biết tách đoạn văn và bước đầu biết kết hợp các yếu tố tả , biểu cảm trong kể chuyện.

Củng cố kĩ năng diễn dạt dùng từ.

B.Phương pháp: Phân loại.Trả cụ thể (loại yếu)

GV phân loại bài làm của hs theo các lỗi mắc phải để minh họa khi trả bài.

D.Tiến trình:

?Bài văn tự sự thường bố cục ntn?Phần thân bài chỉ 1 đoạn văn được không? Vì sao?

1.Khỡi động: _GV nêu yêu cầu tiết học.

Ngµy th¸ng n¨m TiÕt 20 Tr¶ bµi tËp lµm v¨n sè 1 A.Mơc tiªu: Giĩp hs n¾m ch¾c h¬n kÜ n¨ng viÕt bµi v¨n tù sù; biÕt chän lùa sù viƯc tiªu biĨu ®Ĩ kĨ; biÕt t¸ch ®o¹n v¨n vµ b­íc ®Çu biÕt kÕt hỵp c¸c yÕu tè t¶ , biĨu c¶m trong kĨ chuyƯn. Cđng cè kÜ n¨ng diƠn d¹t dïng tõ. B.Ph­¬ng ph¸p: Ph©n lo¹i.Tr¶ cơ thĨ (lo¹i yÕu) C.ChuÈn bÞ: GV ph©n lo¹i bµi lµm cđa hs theo c¸c lçi m¾c ph¶i ®Ĩ minh häa khi tr¶ bµi. D.TiÕn tr×nh: I.¤n ®Þnh: II.K.t bµi cđ: ?Bµi v¨n tù sù th­êng bè cơc ntn?PhÇn th©n bµi chØ 1 ®o¹n v¨n ®­ỵc kh"ng? V× sao? III.Bµi míi: 1.Khìi ®éng: _GV nªu yªu cÇu tiÕt häc. 2.TriƠn khai: 1.H§1: +GV nªu ®¸p ¸n vµ biĨu ®iĨm cđa bµi viÕt sè 1(ë gi¸o ¸n tiÕt 11, 12) 2.H§2: +NhËn xÐt bµi lµm cđa hs, lçi sai phỉ biÕn vµ kÕt qu¶ ®¹t ®­ỵc. ( Líp 8A : 10 bµi ®iĨm d­íi 5, chiÕm 25%( cã 3 ®iĨm 0 do kh"ng viÕt bµi), 6 bµi ®¹t ®iĨm 7,8(kh¸ giái ®¹t 15%) Líp 8B : 9 bµi d­íi 5, chiÕm 25%(cã 1bµi ®iĨm 0 do kh"ng viÕt bµi),12 bµi ®iĨm 7, 8; cã 2 bµi 9 ®iĨm(giái kh¸ ®¹t 35%) Líp 8K :Kh"ng cã bµi d­íi 5, cã 3 ®iĨm 9 vµ 24 bµi ®iĨm 7, 8(kh¸ giái ®¹t70,2%). 3.H§3: _Hs chÐp c©u sai vµ ch÷a l¹i, gv chØ dÞnh 2 hs ®äc c©u ®· ch÷a .Líp nhËn xÐt, bỉ sung. ( Sai vỊ diƠn ®¹t, dïng tõ:Vui nhÊt ®êi bè .Sai vỊ c©u:c©u dµi, cÇn ng¾t thµnh 2 c©u) _Hs t×m c©u sai trong bµi ®Ĩ ch÷a l¹i(nh÷ng c©u GV g¹ch mùc ®á) 4.H§4: _§äc bµi v¨n viÕt tèt(chän bµi em Nhµn9K, em Th¶o 9B, KiỊu Oanh 9K) I.§Ị bµi vµ yªu cÇu. II .Nh÷ng lçi sai phỉ biÕn: _Ch­a biÕt tËp trung kĨ mét vµi sù viƯc tiªu biĨu. _ViƯc t¸ch ®o¹n trong phÇn th©n bµi cßn lĩng tĩng. _Cßn sai nhiỊu vỊ dïng tõ, diƠn ®¹t, c©u vµ dÊu c©u. III.Ch÷a lçi dïng tõ,diƠn ®¹t: _C©u sai: Bè nãi ®©y cịng lµ ngµy vui nhÊt ®êi bè vµ ®©y cịng lµ ngµy ®Çu tiªn bè thÊy con g¸i cđa bè tr­ëng thµnh, lêi khen cđa bè lµm em cã c¶m gi¸c m×nh ®· lín thËt råi IV.§äc bµi v¨n tèt: III.Cđng cè: _L­u ý hs c¸ch t¸ch ®o¹n khi viÕt bµi v¨n: Mçi ý tr×nh bµy thµnh mét ®o¹n v¨n.Gi÷a c¸c ®o¹n cã c©u chuyĨn ®o¹n. E.DỈn dß: _VỊ nhµ ®äc vµ tãm t¾t truyƯn "C" bÐ b¸n diªm", sän tr¶ lêi c©u hái cđa sgk.

Bài Tập Làm Văn Số 1 Lớp 9

Viết bài tập làm văn số 1 lớp 9

1. Bài viết số 1 lớp 9 đề 1: Thuyết minh về một loại vật nuôi

Bài làm

Nếu tôi hỏi bạn về một câu: “Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?” thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.

Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.

Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng – tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.

Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh, dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình.

Thỏ “đi” không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách “nhảy cóc”. Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chân sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.

Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,… vừa đẹp lại vừa ấm.

Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyện cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình “Hãy đợi đấy” nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.

Thỏ đã trở thành một loài vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.

2. Bài viết số 1 lớp 9 đề 2: Thuyết minh về cây lúa

Bài làm

Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật, thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.

Thế nhưng, có mấy ai trong chúng ta biết rõ về cây lúa?

Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy… Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày “cụp, cum” văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.

Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa “trời” hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa “trời” vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.

Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66…

Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.

Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.

Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội..

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

3. Bài viết số 1 lớp 9 đề 3: Nét đặc sắc trong di tích lịch sử ở quê em

Có ý kiến cho rằng: Trong nền văn hóa cổ nước ta có rất nhiều viên ngọc bị che lấp bởi lớp bụi thời gian mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm tòi, bảo vệ cho nó sáng mãi. Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Dâu là một viên ngọc như thế.

Xây dựng từ những năm đầu Công nguyên, chùa Dâu lại mang một giá trị đặc biệt của trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên ở nước ta. Chùa Dâu nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh xưa thuộc Tống Khương, huyện Luy Lâu, quận Giao Chỉ.

Từ xa xưa người dân nơi đây thường sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm, dân gian vẫn thường gọi là vùng dâu hoặc kẻ dâu. Chất mộc mạc thôn dã và giản dị nơi đây đã góp phần không nhỏ tạo lên nét đẹp dân gian tự nhiên của chùa. Khoảng đầu Công nguyên một số nhà sư từ Ấn Độ đi theo đường biển vào Luy lâu để truyền đạo. Nhanh chóng chùa đã trở thành một trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên để từ đây lan rộng sang Lạc Dương (Trung Quốc) và một số nơi khác. Bấy nhiêu thôi cũng đã đủ làm cho chúng ta tự hào và trân trọng bởi ý nghĩa của giá trị văn hóa nơi đây.

Nhưng không dừng lại ở đó, chùa còn đào tạo được 500 vị tăng ni, dịch được 15 bộ kinh, làm được hàng chục bảo tháp có các vị cao tăng nổi tiếng đã đến đây trụ trì như Mâu Bát, Pháp Hiền,:) Chi Y Cương Nương, Khâu Đà La… Ban đầu chùa Dâu chỉ là một cái am nhỏ, sau phát triển lên thành một ngôi chùa với tên gọi đầu tiên là Cổ Châu tự (nghĩa là một viên ngọc quý). Đến thế kỷ thứ II sau Công nguyên (khoảng 187-226, thời Sỹ Nhiếp) hệ tư pháp được ra đời chùa Dâu thời bà Pháp Vân nên gọi là Pháp Vân tự.

Vào thế kỷ XIV (1313), có thể nói đây là đợt hưng công lớn nhất. Dưới đời vua Trần Nhân Tông, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã cho xây lên chùa to lớn như ngày nay: Chùa có hàng trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp mà bao đời nay khách từ muôn phương vẫn về đây chiêm ngưỡng. Hành động ấy, việc làm ấy của ông cha ta thời xưa đã thể hiện ý thức dân tộc, sự tôn trọng, đề cao văn hóa, bản sắc dân tộc.

Chùa Dâu được coi là nơi rất thiêng liêng nên đã có lần chùa được gọi là Diên Ứng tự (tức cầu gì được nấy). Điều đó đã được minh chứng qua các đời vua của triều đại xa xưa cũng từng về chùa Dâu như vua Lý Thánh Tông cầu tự (tức cầu con) và gặp được nguyên phi Ỷ Lan khi đi thuyền trên sông Dâu. Năm Đinh Tị 1737 có rất nhiều vua chúa cung tần mĩ nữ qua lại lễ Phật cầu đảo thăm chùa, vãn cảnh,…

Với diện tích khoảng 1730m 2 trên khu đất rộng bằng phẳng nằm cạnh sông Dâu, chùa được xây dựng mang đậm phong cách nghệ thuật, kiến trúc của thời Lý, Trần do được tu sửa vào thời kỳ này. Quan trọng nhất là tháp Hòa Phong, tháp có chín tầng song trải qua thời gian lịch sử lâu dài nay chỉ còn ba tầng có chiều cao khoảng 15m. Chân tháp hình vuông, trong lòng tháp có bốn bệ gạch bốn bên, trên mỗi bệ là một tượng hộ pháp bằng gỗ cao 1,6m. Ở tầng hai của tháp có biển đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Đặc biệt hơn nữa tháp dùng để đặt các xá lị, bên trên là một chiếc khánh đồng và một chiếc chuông đồng lớn có niên đại từ 1893. Màu thời gian đã bao phủ lên tháp những lớp rong rêu xanh màu cổ kính. Song có thể nói giá trị của tháp Hòa Phong trong quần thể di tích chùa Dâu là không nhỏ bởi đã gây sự chú ý đặc biệt của khách du lịch thăm quan từ bốn phương về đây.

Đến với chùa Dâu ngoài cảnh quan đồ sộ, chúng ta còn được chiêm ngưỡng những pho tượng quý giá như Pháp Vân, Kim Đồng, Ngọc Nữ, những bức phù điêu chạm khắc trên những bức trống, cốn, giá chiêng mà ngày nay ít khi có được. Tất cả đều được tạc và rèn đúc rất tinh xảo trong bàn tay các nghệ nhân đời xưa. Tiêu biểu đó là tượng Pháp Vân cao 1m85cm tạo trong thế ngồi ở tòa sen toàn thân sơn màu cánh dán. Với chân dung tai to, lông mày cong lá liễu, cổ cao ba ngấn tay phải dơ 5 ngón lên trời, trong lòng bàn tay có một viên ngọc sáng. Nét thanh thoát, mềm mại của bức tượng đã toát lên vẻ nhân từ, độ lượng của nhà Phật thiêng liêng, cao quý. Ta còn nhận thấy rằng tín ngưỡng phật giáo Ấn Độ đan xen trong tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam như thờ các vị thần: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Gửi gắm vào đó là những mong ước cho mùa màng bội thu, cơm no áo ấm cho mọi chúng sinh của nhân dân khi trời đất được mưa thuận, gió hòa.

Một điểm đáng nói nữa trong công trình kiến trúc của chùa Dâu là hình trạm trổ trên đá. Đó là phong cảnh thiên nhiên chim muông, hoa lá, đặc biệt là rồng. Theo một số nhà nghiên cứu thì một số hiện vật bằng đá, gạch đất nung trang trí có hình vẽ rồng phần lớn là kiến trúc nghệ thuật rồng có niên đại vào thời Lý Trần. Con rồng không chỉ là biểu tượng văn hóa quý trong di sản văn hóa vật thể mà còn hiện diện rất phong phú trong di sản văn hóa phi vật thể. Nó đi vào đời sống hôm nay như một nhu cầu văn hóa không thể thiếu trong các lễ hội. Ngày nay kiến trúc của chùa Dâu vẫn giữ nguyên như cũ: Nhà tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, tòa Tam Bảo, Thượng Điện, Hạ Điện, Hậu Đường, hai dãy hành lang,… Tuy nhiên thì cầu chín nhịp và Điện Tam quan đã không còn. Hằng năm cứ vào ngày 8 tháng 4 âm lịch, không ai bảo ai người dân từ thập phương đều kéo về nơi đây lễ Phật cầu may. Đó cũng là ngày hội chính của chùa Dâu, ngày mà bà Man Nương sinh hạ.

Mồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Cũng về hội Gióng.

Hội Dâu mở trong 3 ngày: mồng 7, mồng 8, mồng 9 âm lịch với một quy chế rất chặt chẽ. 11 kiệu Phật được rước ra ngoài trời, đi khắp 12 làng xã trong Tổng Khương. Các kiệu Phật được phong áo rất lộng lẫy uy nghi. Gắn với lễ hội còn có các trò chơi dân gian như thi cướp nước, múa trống, múa gậy, múa sư tử. Ban đêm có hát chầu văn, hát chèo, hát trống quân,… Đi theo các pho tượng rước còn có các tán, long, tù và, trống chiêng… tất cả đã tạo nên cho ngày hội thêm đông vui, náo nhiệt.

Dù ai đi đâu, về đâu Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Tháng tư, ngày tám, nhớ về hội Dâu.

Về với chùa Dâu ta còn được nghe kể rất nhiều chuyện, truyền thuyết dân gian về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, về sự tích giữa ông Khâu Đà La và bà Man Nương đầy ly kỳ, hấp dẫn. Trong hiện tại và tương lai chùa Dâu mãi là một nơi mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam, là một nơi mang nhiều ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Không biết tự bao giờ, hội Dâu đã thành lịch trong dân gian với những câu ca quen thuộc:

Đồng thời chùa Dâu – hội Dâu đã trở thành tiếng gọi tâm linh đối với tất cả mọi người:

Ngược dòng lịch sử, bóc trần từng lớp bụi thời gian ta mới thấy hết được ý nghĩa và vẻ đẹp truyền thống của khu di tích văn hóa chùa Dâu. Tôi tin rằng cả ngày hôm nay và mai sau viên ngọc quý đó sẽ mãi được trường tồn và bảo vệ bởi những lớp người tiến bộ của xã hội chủ nghĩa. Để chùa Dâu xứng đáng với tên gọi là một trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Niềm tự hào ấy không chỉ của những người dân Kinh Bắc mà của cả dân tộc, của cả trang sử vẻ vang trong nét đậm đà bản sắc quê hương.

4. Bài viết số 1 lớp 9 đề 4: Thuyết minh về cây Tre

Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.

Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá…. bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…

Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.

“Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre Việt Nam: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một màu xanh mọc thẳng…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình – một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẵn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh, bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẻ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: ” Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù “. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước – tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

……………………………………………………………..

Soạn Văn 9: Viết Bài Tập Làm Văn Số 2

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 2 - VĂN Tự Tự (Một sô' bài tham khảo) Đề 1. Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày em về thăm lại trường cũ. Em hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. Buổi chiều hôm đó, cả nhà chúng tôi rộn ràng tiếng nói cười của bé Trâm. Nói chuyện huyên thuyên cả ngày về kết quả kì thi tốt nghiệp Tiểu học mà nó đạt được. Vậy là sắp tới, nó sẽ học ở ngôi trường cấp hai mà cách đây hơn 20 năm tôi đã học ở đó. Tôi sẽ cùng mẹ nó, chị họ của tôi, đưa nó đến trường vào ngày khai giảng. Đây là dịp để tôi trở lại thăm ngôi trường đã hơn 20 nãm xa cách. Ngày khai trường rồi cũng đến. Bé Trâm xúng xính trong bộ đồng phục, tóc thắt hai bím cùng mẹ và tôi đến trường. Tôi chợt nhớ đến ngày đầu tiên mẹ tôi dẫn tôi đến trường này. Hồi ấy, trên đường đi, tôi đã cố tưởng tượng ra một ngôi trường thật đẹp, thật rộng. Và giờ đây, cũng trên con đường này tôi một lần nữa cô' hình dung trường mình đã thay đổi như thế nào. Lòng tôi nôn nao một cảm giác vừa quen thuộc, vừa lạ lẫm như một đứa trẻ ngày đầu đi học. Từ xa, chúng tôi đã nghe tiếng nhạc, tiếng trông rộn rã và cả những chùm bóng bay đủ màu sắc chào đón chúng các em học sinh đến trường. Cánh cổng dần dần mở ra trước mắt tôi. Hai bên là hàng rào sơn đen với giá hoa giấy thật vui mắt. Hàng rào đã thay cho bức tường cao màu vàng cũ kĩ ngày trước. Trường tôi giờ đẹp quá, thay đổi nhiều quá, tôi háo hức bước nhanh vào trong. Nhưng bé Trâm ghì chặt tay tôi, có lẽ ngôi trường quá rộng lớn so với suy nghĩ của nó cũng như sự bỡ ngỡ của tôi ngày trước. Chị tôi đang dỗ dành nó hệt như mẹ đã dỗ dành tôi. Tôi cúi xuống động viên nó và bảo đã từng học rất vui ở ngôi trường này và xem ra nó đã vững tin hơn trước. Chúng tôi rảo bước vào trong sân, nơi mà cách đây vài phút tôi còn cho là mình đã thuộc mọi ngóc ngách. Sân trường giờ là một thảm cỏ xanh um với các lôi đi rải sỏi trắng toả ra nhiều hướng. Tất cả học sinh và phụ huynh đã tập trung trong hội trường để dự lễ chứ không như hồi ấy chúng tôi xếp hàng trong sân. Lượng học sinh cũng đông hơn hồi trước rất nhiều. Tôi bước ra ngoài để đi dạo quanh trường. Mọi thứ đã thay đổi, thời gian thấm thoát đã hơn hai mươi năm rồi còn gì! Nhưng tôi phát hiện một thứ vẫn không hề thay đổi, đó là vườn hoa bán nguyệt với hàng liễu rủ hai bên. Kỉ niệm ngày xưa chợt ùa về. Ớ chiếc ghế đá dưới cành liễu, tôi, Trang và Thuỷ thường ngồi đây uống nước, ăn kem, rồi tám đủ thứ chuyện. Hay những buổi chiều chờ mẹ đến đón, hay những lần bàn tán kết quả thi, chúng tôi cũng đều ngồi đây. Còn nhiều, còn nhiều lắm những kỉ niệm của ba đứa chúng tôi ở vườn hoa này. Tự dưng tôi muôn gặp hai đứa nó quá! Chúng tôi dã không liên lạc với nhau hơn hai nãm rồi,... Đang miên man suy nghĩ, tôi chợt nhận ra căn phòng sáng choang, bàn ghế chật ních là căng-tin. Tôi thích chiếc tủ chất đầy quà vặt ngày xưa hơn. Tôi thích được chen lấn để mua nước, mua kẹo. Tôi thích tự tay mình chọn món này, món kia. Căng-tin của học trò thì phải bắt mắt, phải nhộn nhịp, vội vã mới thú vị, mới vui chứ! Lúc trước, trường tôi chỉ có khoảng mười lăm phòng học và không có lầu. Vì vậy chúng tôi không phải mang cặp nặng lên cầu thang. Ngày đó tôi rất tự hào về điểm này của trường mình. Còn bây giờ dãy lớp học được xây thêm hai tầng nữa, mong rằng bọn trẻ sau này không phải mang cặp nặng như trước. Các phòng học thật rộng, thoáng, được lắp cửa kính, máy lạnh, ti vi, máy chiếu thật hiện đại. Bàn ghế thì mỗi em học sinh một bộ. Tôi nghĩ, như thế thì cũng hơi buồn nhưng có lẽ các học sinh sẽ tập trung hơn trong giờ học. Đi dọc theo hành lang, tôi nhìn thấy nhiều tủ kính trưng bày sản phẩm của học sinh: từ những bức vẽ, tượng đất sét hay những chiếc ôtô, mặt nạ bằng cac-tông... Những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh làm tôi nhớ đến tiết Mĩ thuật hồi trước. Chúng tôi làm mặt nạ bằng những cái rổ tre, khi làm xong thì dùng dây treo lên khung cửa sổ trong rất vui mắt. Rồi tôi bắt gặp bức tranh vẽ cô giáo trong tà áo dài màu hồng làm tôi chợt nhớ đến cô Mai dạy văn tôi năm đó. Ngày ngày, cô bước lên bục giảng với tà áo dài màu hồng nhã nhặn. Cô đưa chúng tôi đến với những ngọn núi hùng vĩ, đến với cánh đồng lúa vàng óng, truyền cho chúng tôi lòng yêu cái đẹp, cái thiện. Tôi chợt nghĩ đên phòng học của tôi. Nói đến phòng học thì người ta chỉ nghĩ đến căn phòng với bảng đen phấn trắng và bàn ghế. Nhưng không ai viết bên trong nó chứa đựng hàng ngàn chuyện dở khóc dở cười của một "đại gia đình" siêu quậy chúng tôi. Nhiều kỉ niệm mà khi nhớ đến tôi lại phì cười, lòng cảm thấy phấn chấn, vui vẻ hẳn lên. Người ta thường nói "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò". Hồi đó chúng tôi không đứa nào đồng ý với câu đó, ai nói như vậy là tôi cãi lại ngay vậy mà giờ tôi lại ước được mắng như thế. Thật là buồn cười! Tôi lững thững đi xuống sân. Khoảng sân này trông vắng quá vì cây phượng vĩ xum xuê năm xưa không còn nữa. Tôi còn nhớ những ngày cuôi năm lớp chín, đứa thì thơ thẩn nhặt hoa phượng rơi xếp thành bướm ép vào vở, có đứa còn đánh dấu lên thân cây làm "kỉ niệm". Dẫu biết rằng thời gian trôi đi là mãi mãi nhưng tôi vẫn mong một ngày mình được trở lại ngày xưa, làm cô học trò bé nhỏ, ngây thơ, vui khi được điểm mười, buồn khi bị điểm kém. Tôi muôn một lần nữa được học tập và vui chơi dưới mái trường yêu dấu. Áp bàn tay lên cửa kính, lên khoảng tường sơn trắng, một chút bâng khuâng nghẹn ngào dâng trào. Một cảm xúc mà ai cũng từng trải qua khi về thăm trường cũ. Tôi nghe rõ tiếng bạn bè của mình cười nói, tiếng thầy cô giảng bài âm vang, tiếng thước gõ, tiếng chuông reng,... Dẫu cho cảnh vật thay đổi nhưng tôi vẫn tìm thấy một chút gì đó thân quen, một bầu không khí dễ chịu, gần gũi. Tôi hít một hơi thật sâu và bước nhanh tới hội trường. "Tùng... tùng... tùng", tiếng trống khai trường rền vang. Bé Trâm xếp hàng vào lớp, nó vẫy tay chào tôi. Tôi chợt nhận ra mình đã là người lớn và nơi đây chỉ còn là một kỉ niệm mà trong đó tôi là kỉ niệm của chính mình. Kỉ niệm dù vui dù buồn cũng in dấu trong lòng mỗi chúng ta không phai. Dù không gặp lại thầy cô, bạn bè ngày hôm đó, dù có chút tiếc nuôi nhưng tôi đã có khoảng không gian để ôn lại kỉ niệm tuổi học trò, những khoảng khắc hồn nhiên, vui tươi nhất đời người. Tôi chợt nhận ra rằng tuổi học trò là kho báu quý giá nhất của mỗi người chúng ta. Văng vẳng bên tai tôi câu hát: "Về lại trường xưa với bao kỉ niệm..." (Nguyễn Khánh Linh) Đề 2. Kế lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. Bài 1. Ngày mười bôn tháng hai, tức hai mươi bảy Tết, mọi người đều nhộn nhịp đón Tết cổ truyền. Tại một ngôi nhà bình thường, gia đình tôi chuẩn bị kế hoạch ra Bắc. Thanh Hoá! Thanh Hoá! Thanh Hoá! - Mẹ tôi đang nổi "cơn tam bành". Cha con mây người thì suốt ngày Thanh Hoá! Tết nhất nghỉ có mấy bữa mà hết đòi đi Sa Pa đến đòi đi vịnh Hạ Long, giờ còn đòi đi Thanh Hoá! Tại sao phải đi Thanh Hoá? Tôi không trả lời ngay. Tôi nhìn mẹ một lúc: Con tưởng mẹ cũng muôn thăm mộ bà Hai nên con mới nói. Con cứ nghĩ là mẹ còn nhớ... Tôi quay đi, dắt theo chiếc xe đạp, chạy thẳng ra bờ sông. Trong khoảng khắc ấy, tự nhiên tôi cảm thấy sợ mẹ. Tôi không dám nhìn vào mắt mẹ. Tôi cũng không biết mình sẽ thấy gì trong đôi mắt ấy. Mẹ không gọi tôi lại. Như vậy có lẽ tốt hơn. Bờ sông hôm nay, như thường lệ, vắng tanh. Tôi nằm ra bãi cỏ rộng, êm ái quá. Vậy là đã mười năm trôi qua. Mười năm, một quãng thời gian đủ dài cho mọi thay đổi, một quãng thời gian đủ dài để xoa dịu nỗi đau mất mát, một quãng thời gian đủ dài để quên đi một con người, một người hàng xóm đã mãi mãi ra đi. Bà ơi!... Tôi nấc lên. Từ khoé mắt, hai hàng nước mắt nóng hổi thi nhau trào ra. Gió thổi từng cơn miên man, hoà quyện với cái lạnh, cái lạnh từ một nơi nào đó trong lòng tôi... Bé Thanh của bà sao lại nằm đây? Một giọng nói ấm áp, thân quen từ phía sau vọng lại làm tôi giật mình. Tôi quay phắt người lại. Bà Hai! Bà mặc một chiếc áo len màu nâu đã cũ. Bà đang dang đôi tay ra, chuẩn bị đón tôi vào lòng. Bà ơi! - Tôi nức nở sà vào lòng bà. Ngoan nào, ngoan nào! Bà ôm chặt lấy tôi, cánh tay gầy guộc của bà vòng quanh người tôi, làm tôi nhỏ lại, nhỏ lại như một đứa trẻ nam tuổi. Bé Thanh của bà đã lớn thế này rồi à! Bà không bế cháu được nữa rồi. Giọng bà ấm áp, mềm mại quấn lấy tôi, ấm áp. Bà ơi, cháu nhớ bà quá, sao đến bây giờ bà mới đến thăm cháu? Cháu nhớ bà lắm. Bà không nói gì, chỉ nhẹ nhàng vuốt ve tôi. Đôi bàn tay ram ráp của bà lau những giọt nước mắt còn đọng trong mắt tôi. Bà vẫn không thay đổi, vẫn cái dáng gầy gầy, làn da ngăm ngăm, đôi bàn tay to ram ráp của cuộc đời lam lũ. Trước đây, khi gia đình tôi còn ở trong ngôi nhà quân đội cấp cho ba tôi, bà Hai vẫn luôn chăm sóc tôi cũng như lũ trẻ trong xóm tôi khi ba mẹ đi vắng. Bà thường kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện thần kì của những yêu tinh tinh nghịch, những thiên thần vui tính... ở thế giới thần tiên. Bà luôn dặn chúng tôi phải ngoan ngoãn. Đứa nào cũng yêu thương bà như thể bà là bà ruột của chúng tôi vậy. Nhưng mười năm trước, trong một lần cùng về quê ăn Tết với con cái, bà đã không trở về nữa. Vậy mà bây giờ bà đang ở đây, đang ôm ghì lấy tôi, đang bao bọc tôi bằng hơi ấm của bà. Thật hạnh phúc biết bao! Nắng vàng trải dài trên thảm cỏ xanh mơn mởn. Nắng vui đùa nhảy múa trên mặt sông lấp lánh, gợn những con sóng dịu dàng uốn lượn mền mại. Tôi buông bà ra, gốì đầu vào lòng bà. Bà vuốt tóc tôi, âu yếm hỏi: Tôi ngập ngừng một lúc: Bây giờ thì cháu có bà ở đây rồi. Bà sẽ ở đây với cháu luôn chứ? Bà sẽ không bỏ cháu lại nữa chứ? Tôi ngước lên nhìn bà, ánh mắt tinh anh, hiền hậu của bà bỗng thoáng buồn. Bà không nhìn vào mắt tôi, bà hỏi: Cháu có nhớ hồi còn bé, bà thường kể cho cháu nghe những câu chuyện về các thiên thần đi hàn gắn vết thương của người khác không? Dạ nhớ. - Tôi lại dúi đầu vào lòng bà, đón chờ những câu chuyện kì diệu của bà. Thật ra, những thiên thần ấy còn giúp mang những tâm hồn xích lại gần nhau hơn. Nếu cháu yêu thương một ai đó, cháu luôn giữ được người đó trong trái tim và suy nghĩ, những thiên thần ấy sẽ giúp cho cháu gặp người ấy, dù người ấy ở rất xa cháu. Tôi không nói gì. Những lời nói của bà, bất giác làm tôi nhận ra rằng đây chỉ là một giấc mơ. Tôi đang mơ, mơ về bà. Bà đến trong giấc mơ của tôi, một giấc mơ mong manh. Và khi tôi tỉnh dậy, tất cả sẽ biến mất. Bà sẽ lại ra đi, lại bỏ tôi lại. Tôi sẽ không còn được ôm bà, được bà vuốt ve, được nghe bà kế' chuyện. Sợ! Tôi sợ phải tỉnh dậy. Tại sao đây chỉ là một giấc mơ? Tôi dụi đầu vào lòng bà, tôi ôm chặt lấy bàn tay bà, nắm chặt cái vạt áo của bà. Dù biết sẽ chẳng có tác dụng gì nhưng tôi vẫn muôn níu chặt bà lại, tôi không muôn bị bỏ lại một lần nữa. Có lẽ bà hiểu tôi đang nghĩ gì. Bà cũng níu lấy tôi, thật chặt. Bà kể chuyện cho cháu nghe đi! Cháu muôn nghe chuyện gì? Chuyện về các thiên thần mà hồi trước bà vẫn hay kể đó bà. Bà kể cháu nghe tại sao các thiên thần lại có thể luôn mỉm cười đi bà. Ừ! Cháu biết không... Và bà bắt đầu đưa tôi đến thế giới kì diệu ấy, thế giới mà chỉ có sự hồn nhiên và hạnh phúc. Tôi nhắm mắt lại, nghĩ về cái thế giới ấy, tay tôi vẫn nắm chặt lấy bà. Ước gì... ước gì tôi được cùng bà sống trong cái thế giới ấy. Gió se se lạnh băng qua thảm cỏ, nhảy múa trên những ngọn cây xào xạc, du dương. Gió mang cái hương ngai ngái, nồng nồng của cỏ rải khắp không gian. Dậy rồi à? Con gái con đứa ngủ hay quá ha! Vậy là bà đã đi rồi, tôi không giữ được bà. Vô vọng! Valentin không đi chơi với "nường" ra đây chi? Tôi quay sang, thằng bạn đã ngồi đó từ lúc nào Đi chơi những dịp này ai đi buổi sáng bao giờ. Giờ là lúc coi một con gâ'u mười lăm tuổi bảy tháng có lẽ ngủ giữa bờ sông không biết sợ là gì. Có bảo vệ mà. Hai nghìn tiền vé của tui chứ ít gì. về chứ? Hay ngồi đây ngắm "nàng" tới? - Tôi đứng dậy, đi về phía bãi giữ xe. Nếu tình cảm dành cho ai đó đủ mạnh mẽ thì dù đó là người đã khuất, hai tâm hồn vẫn sẽ gặp nhau dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Hắn nói. Nói gì thế? Không có gì, ngủ gật nói mơ thôi, về nào, tôi còn đi chơi! A, mẹ cậu nói nếu đi sớm một chút sẽ ghé Thanh Hoá rồi mới đi tiếp. Tôi không trả lời, cùng hắn đi về. Gió lại tràn ngập không gian. Gió luồn qua từng nhánh cỏ. Gió tìm thấy một sợi len màu nâư cũ mắc trong ấy. Sợi len mềm mại, hiền từ vẫy cười trong gió. (Nguyễn Thị Quỳnh Mai) Bài 2 Nó lững thững trên đường về,... Hôm nay là ngày học sau cùng trước khi nghỉ Tết. Lẽ ra phải vui mới đúng, nhưng mà nó thấy trống vắng lắm. Nó nhớ năm ngoái, vào lúc này, nó đang cùng anh Nguyên dạo phô", mua sắm,... Còn năm nay, chỉ có nó một mình trên phô". Người ta vẫn tấp nập qua lại, tất bật chuẩn bị Tết. Ba mẹ nó cũng thê", bận rộn lắm, chẳng ai để ý nó đâu! Nó mải miết nghĩ, chẳng biết đang bước đến đâu. Chợt nó nghe tiếng la hét, vỗ tay,... Nó ngước lên... À, ra là nó đi tới nhà thi đấu thể thao Nguyễn Du. Không ngờ nó lại đi tới đây. Từ ngày anh Nguyên đi Mĩ tới giờ nó không còn dám bước vào chỗ này. Một năm qua đi, nó nén chặt nỗi nhớ thương anh trong lòng, nó làm quen với cuộc sông không có anh bên cạnh. Cứ ngỡ đã quên... Nhưng hôm nay, nó đến đây, đến cái nơi đã khiến anh phải xa đứa em gái. Nỗi nhớ trong nó dâng trào, nó không thể quay đầu bỏ đi, nhưng nó không dám bước vào hàng ghê" ngồi xem. Bởi vì bên trong kia, người ta đang thi đâ'u cái môn đã từng đưa anh nó đến bục vinh quang, cũng đã đưa anh nó đến với giường bệnh suốt gần một năm nay. Rồi bỗng nhiên, tai nó như ù đi, nó không tin vào tai mắt mình nữa. Trên ban tổ chức gọi loa rất rõ: "Mời vận động viên Nguyễn Hoàng Minh Nguyên, đơn vị quận Bình Thạnh". Rõ ràng là gọi anh Nguyên của nó mà. Nó nhìn vào... Từ ngoài, anh Nguyên trong bộ bảo hộ màu xanh tiến vào sân. Không thể nhầm được! Cái dáng đi nhanh nhẹn ấy... cái ánh mắt quyết tâm xoáy vào đốì thủ... và cả cái cách chào của anh... Không sai đâu, đó là anh Nguyên! Nó đứng lặng đi nhìn anh... Rồi trận đấu bắt đầu. Cái máu hăng say trong nó nổi lên bởi nó cũng là một tay đấu khá của môn này mà! Nó bị cuốn theo từng bước tiến, từng đòn đánh của anh. Anh Nguyên dĩ nhiên là chiếm ưu thế rồi. Mới ba mươi giây, anh Nguyên đã tiến lên tung ra những đòn kĩ thuật khó như cầu vồng cao, chẻ, tạt... ghi điểm rất nhiều. Hết hiệp một, cách biệt đôì thủ năm điểm. Vậy là chỉ còn hai điểm thôi anh sẽ thắng. Giờ thì nó tin chân anh Nguyên đã khỏi hẳn. Hiệp hai bắt đầu,... vừa lao vào, anh Nguyên đã bật người tung một cú đá lái rất đẹp. Nhìn từ ngoài vào, ai cũng phải tin rằng đô"i thủ hẳn phải "nô"c - ao" sau đòn đánh này. Nhưng mới quay nửa vòng anh Nguyên chợt đáp xuống đất và đứng lại. Mọi người xôn xao... đôì thủ của anh cũng không hiểu vì sao. Nó nhìn anh và nó cảm thấy lo lắng,... hình như chân anh vẫn còn đau! "Anh Nguyên ơi, dừng lại đi'", nó thì thầm. Nhưng trước mắt nó là ai chứ? Là anh Nguyên không bao giờ chịu thua! Anh đứng thẳng lên, trở lại thế thủ và tiếp tục xông vào. Ôi không! Anh bị đối thủ đánh kìa... một điểm, hai điểm... rồi năm điểm, sáu điểm... Càng bị đánh anh càng tỏ ra rất lì đòn. Thật may, còi trọng tài vang lên kết thúc hiệp hai. Nó chạy ngay vào chỗ anh ngồi nghĩ. Chỉ có một phút cho nó. Chăm sóc viên đang xịt thuốc, bẻ khớp cho anh. Nó vừa vào, anh đã thấy và đưa tay nắm lây tay nó. Nó biết anh mệt lắm, đau lắm, vậy mà anh vẫn nhìn nó, mỉm cười. Nó thì thầm: Anh Nguyên đau lắm hả? Không đau tí nào cả, nhóc à! Anh nhẹ nhàng nói. Hay là anh Nguyên dừng lại đi! Em sợ giống năm ngoái... Bậy nè! Anh nhóc vô địch cho nhóc xem nghen! Đưa khẽ ngón tay lên môi nó, anh nói bằng giọng rất quyết tâm. - Có nhóc cổ vũ như thế này, anh nhất định thắng mà! Thắng rồi anh về với nhóc, với ba mẹ, anh không sang Mĩ nữa! ơ đấy không bằng một góc nhà mình. Nói rồi anh buông tay nó ra và đi vào sân. Nó nhìn theo anh, vừa mừng vì anh sắp về với nó, lại vừa lo lắng cho anh trong hiệp đấu cuối. Nó cứ tin, nó tin anh nó sẽ chiến thắng. Dù thế nào, nó cũng cổ vũ cho anh Nguyên hết mình mà! Nhưng nó sợ, sợ lắm! Một năm trước đây, nó cũng cổ vũ cho anh, anh cũng chiến thắng, nhưng sau đó anh đã đi xa nó rất lâu! Nó hồi hộp theo dõi hiệp đấu. Anh Nguyên xem ra rất cẩn trọng do đối thủ đã biết rõ điểm yếu của anh. Anh nhanh nhẹn né đòn ở vòng ngoài đối thủ và tìm cơ hội phản công. Đôi với nó lúc này, nó không cần anh chiến thắng nữa, nó chỉ cần anh khoẻ mạnh trở về với nó. Chỉ còn ba mươi giây, anh Nguyên vẫn chưa gỡ được điểm số. Tưởng như anh đã thua, không ngờ bất thình lình, một tiếng hét của anh vang lên rất to, rồi nhanh như chớp, một đòn đá lái đưa gót chân vào ngang đầu đối thủ và đối thủ của anh ngã xuống trong tiếng reo hò của mọi người. Nó vui lắm, anh Nguyên thắng rồi! Nó chạy đến bên anh. Từ xa, anh Nguyên nhìn nó cười, cười thật tươi. Anh vẫn không sao cả, như vậy anh sẽ về với nó, đây mới là điều vui nhát! Nó không còn nghĩ gì nữa, anh đang dang tay đón nó! Xung quanh nó lúc này im lặng lắm. Không khán giả, không trọng tài, không tiếng reo hò, không tiếng loa gọi tên,... chỉ có tiếng thở của anh Nguyên và tiếng chân của nó. Nhưng lạ thật, nó càng chạy đến, anh Nguyên hình như lại càng xa, xa nó lắm,... anh vẫn đấy mà nó chạy mãi không tới. Rồi bỗng nó vấp phải một cái gì đó rồi ngã xuống. Chỉ kịp nghe tiếng anh la "Có sao không nhóc" thì nó bỗng thấy mọi thứ biến mât, anh Nguyên cũng biến mất. Trước mắt nó là chiếc ti vi, nó đang nằm trên ghế. Thì ra là một giấc mơ hạnh phúc. Nó ước gì nó có thể mơ mãi cả ngày,... và nó ước gì giấc mơ ấy sớm thành hiện thực. Câu chuyện giác mơ kia là một giác mơ thật, người anh ấy chính là anh Nguyên của tôi. Dù bạn có hiểu lòng tôi hay không, dù bạn có tin câu chuyện của tôi hay không, tôi chỉ muôn nói rằng trong cuộc sông có những điều mình ngỡ rằng đã quên nhưng thực sự vẫn nhớ mãi. Có khi chỉ một câu nói hay, một giâ'c mơ cũng đủ đánh thức con tim ta. Cũng như quả chuông vậy, khi để yên thì trầm tư, sâu lắng, khi đánh vào lại vang lên những thanh âm ngân vang. (Nguyễn Thái Đoan Nghi) Dề 3. Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó. Bài 1. Xuân đã về. Tiết xuân bao trùm cả đất trời. Nắng xuân nhẹ dịu trải trên đất, vương lên cành cây kẻ lá, rồi lắc rắc trên tay và mặt người. Có lẽ vì thế mà vào buổi chiều ba mươi Tết thế này, tại nghĩa trang, có thể là nơi cuối cùng còn lưu tiết lạnh của mùa đông, con người tự nhiên thấy' ấm áp hẳn lên. Cũng có thể thứ mang lại cho người ta cái hơi ấm nóng kì diệu ấy không phải là thứ gì khác mà chính là hai chữ sum họp. Và tôi cũng như vậy. Nhắc tới chữ "sum họp", chắc hẳn có hàng trăm, hàng vạn người nghĩ đến cảnh gặp gỡ đầy xúc động giữa mọi ngừơi sau thời gian dài xa cách. "Sum họp" của tôi cũng vậy. Nó chỉ đặc biệt ở mỗi chuyện là giữa người đang sôhg và người đã mất. Sẽ có những người cho là tôi bất thường khi dùng từ "sum họp" giữa hai người mà ta thường nói là ở hai thế giới khác nhau. Nhưng thực sự chỉ có những người ở đây, ngay lúc này mới có thể hiểu hết cảm giác hạnh phúc, xen lẫn trong đó là một chút xót xa, ngậm ngùi, mà nếu không nén lại, người ta có thế' bật khóc bất kì lúc nào. Đó chính là cảm giác được gặp lại người thân đã quá cố, cảm giác tưởng như gần ngay trước mắt nhưng thực chất lại rất xa, không thể nào kéo về được. Tất cả đều là những cảm giác lâng lâng trong người của những kẻ "tha hương" - như tôi đây. Khi mình gặp những người mà mãi sau chúng ta sẽ chẳng bao giờ gặp lại nữa. Chẳng bao giờ! Bây giờ là chiều ba mươi Tết và tôi đang thăm mộ ông ngoại. Tôi - kẻ "tha hương cầu thực", có thể lắm chứ - đang đi vào nghĩa trang, mà nói thật tôi chưa bao giờ đặt chân tới và cũng không bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ tới đây. Dù điều đó chỉ là chuyện sớm muộn. Nói là xuân, chứ cái tiết trời lúc ấy cũng "lạnh, rét buốt". Không nhầm rồi, trời chỉ hơi lạnh thôi, chỉ có tim tôi mới rét buốt. Nhưng thực ra, trong nghĩa trang chẳng lạnh chút nào cả, theo đúng nghĩa. Có lẽ nhờ những làn khói bốc ra từ mấy bó nhang đang nghi ngút cháy hay vì những bãi đốt giấy tiền, vàng bạc, hay tại tự tấp nập, nhộn nhịp của con người. Người thì ra, người thì vào, kẻ đốt nhang, kẻ đốt giấy tiền, vàng bạc. Không khí tại nghĩa trang lúc này cũng thật ấm cúng. Tôi rảo bước nhẹ nhàng qua từng ngôi mộ, từng dòng hiện ra trước mắt, nào là người chết trẻ, kẻ sông thọ. Những ngôi mộ thì cũng chả cái nào giông cái nào. Cái thì khang trang, cái thì cũ kĩ, cái thì sạch sẽ nhưng cũng có những cái như đã bị bỏ hoang từ lâu. Lướt qua dãy mộ mà tưởng như có cả thước phim dài về những cảnh đời của những con người tôi chưa một lần quên biết chạy qua, cho tôi những suy nghĩ, cảm xúc lẫn lộn, khó tả. Bước qua một ngôi mộ còn mới, chắc là mới chôn cất. Xung quanh nắm đất nổi lên đó, phủ đầy những vòng hoa tưởng niệm "chia buồn cùng gia quyến", cắm lên đó là đầy nhang mới dot, toả khói hương nghi ngút. Bên cạnh, một người phụ nữ đầu đội khăn tang, ngồi lặng thinh, cúi gầm mặt xuống, nấc lên từng tiếng nghe nghẹn ngào. Tự nhiên mắt tôi cay xè. Có lẽ là do khói. Nhưng có thể một lí do xa xôi nào đó, mà bản thân tôi cũng không hiểu được. Lòng tôi có một chút gì đó nặng trĩu, khó tả. Tôi bước nhanh qua, thật nhanh. Theo sự chỉ dẫn, tôi đã tìm được đến mộ ông ngoại. Một ngôi mộ mới xây khá đẹp, xung quanh là những viên gạch men màu hồng đen, sáng loáng. Bên trong là chiếc lư bằng đá và tấm bia làm bằng đá mài in tên ông ngoại. Nhìn đến đó cổ' tôi nghẹn đắng lại. Cả thân mình như cố' dùng một sức mạnh vô hình, ghì lại một cái gì đó đang tuôn ra. Phía trên dòng chữ là một bức ảnh ông ngoại mà nếu tôi nhớ không nhầm chính là hình của ngoại chụp trong đám cưới của cậu tôi. Giờ nó đang được gắn trên mộ. Trong hình, ngoại đang cười. Đổì với tôi, đó là một nụ cười dịu hiền và quý giá biết nhường nào bởi một điều sẽ chẳng bao giờ tôi được thấy nụ cười ấy, nghe được tiếng cười ấy một lần nữa. Không bao giờ! Đời là thế, con người luôn không biết quý những gì mình đang có, chỉ khi mất đi họ mới thấy hết giá trị của những điều đó. Câu đó thật quen. Có lẽ là tôi đã nghe, đã nghiền ngầm, đã nếm trải không biết bao nhiêu lần rồi. Vậy mà giờ đây sự tiếc nuôi đang ngập tràn trong tôi. Nếu như khi ấy tôi không quyết định đi học xa, có lẽ tôi đã được ở bên ngoại lâu hơn, ít ra thì cũng được ở bên ngoại khi ngoại trút hơi thở cuổì cùng. Để rồi giờ đây không mang trong lòng cảm giác một đứa cháu bất hiếu vì cái lợi danh mà ngay cả lần cuôì cùng ở bên ông cũng sẵn sàng đánh đổi. Thuở nhỏ, người thương tôi nhát nhà có lẽ là ông ngoại. Ông cho tôi ăn, chở tôi đi học, chơi với tôi những lúc ba mẹ đi vắng, mua cho tôi những hộp bút chì màu,... Ông là người chia sẽ, tâm sự với tôi khi tôi gặp những vướng mắc, khó khăn. Ông luôn là người giúp đỡ tôi mỗi khi tôi gục ngã, cho tôi sức mạnh để vươn lên, đề sống tốt đẹp hơn. Vậy mà, kể từ khi ông mất, đây là lần đầu tiên tôi đến thăm mộ ông. Mọi người thì cho đó là do hoàn cảnh đưa đẩy. Nhưng tự sâu trong đáy lòng của tôi, tôi chẳng muôn đỗ lỗi cho hoàn cảnh của bản thân. Tại sao lại phải đổ lỗi cho hoàn cảnh chứ, trong khi mọi việc đều do mình lựa chọn và quyết định. Tại sao tôi lại lựa chọn đi học xa trong khi tôi hoàn toàn có thể ở lại một năm để ở bên ông những ngày cuối đời. Tất cả đều do bản thân tôi, một đứa cháu bất hiếu. Nào có khó khăn gì đâu để từ bỏ một năm học bên xứ người để đổi lấy những ngày quý giá bên ông. Vậy mà tôi đã không làm như vậy, để rồi giờ đây đứng trước ngôi mộ của người ông đã quá cố bao nhiêu hốì hận, cảm giác tội lỗi vây kín trong tim tôi rồi bung ra quấn toàn thân tôi. Tôi đứng đó lặng đi thật lâu, thật lâu. Nắng chiều đã tắt, người cũng dần thưa thớt. Bó nhang trên mộ ông đã cháy được phân nửa, toả làn khói nóng bay vút lên trời. Xa xa, những làn khói trắng tan lơ mơ vào không khí. Tự nhiên tôi nghiệm ra một điều "nhang là sự chuộc lỗi vô vọng của những người còn sông đổì với người đã mất". Chẳng biết nó đúng không, nhưng đốì với tôi nó đang thực sự là như vậy. "Vô vọng", đúng vậy, thật vô vọng! Sẽ chẳng bao giờ làm được những điều đã qua. Tự nhiên tôi ước có được cỗ máy thời gian như trong những bộ phim viễn tưởng. Máy thời gian là tưởng tượng những ước mơ thời gian trở lại thì chẳng bao giờ là ảo ảnh cả. Đó là ước mơ không chỉ của riêng tôi mà là của rất nhiều người trên thế gian, những người đã từng lầm lỡ một điều gì đó trong quá khứ. Ngồi bên mộ ông, bất giác tôi cúi tháp người xuống ôm lấy ngôi mộ như ôm lấy người ông đã quá cố của mình. Hơi ấm phả ra từ đất hệt như hơi ấm trong lòng ông. Tôi ngồi như vậy rất lâu. Đâu đó chợt cất lên tiếng hát: Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, Để rồi đây tôi trở về là cát bụi. Bài hát tôi đã nghe rất nhiều lần nhưng có lẽ lần này là lần hay nhất. Một giọng nói trong tôi cất lên: "Bây giờ thì con không muôn đi nữa đâu, ngoại ơi!" (Trương Châu Thi) Bài 2. Vậy là một năm nữa lại trôi qua. Trong những ngày cuối năm với tiết trời se lạnh này ai ai cũng tự mình nhìn lại những gì trong suốt một năm qua mình đã và chưa làm được. Tôi cũng không ngoại lệ, trước mặt tôi lúc này là sổ liên lạc với dòng chữ to tướng "Xếp loại học lực: KHÁ". Đây là / lần đầu tiên tôi bị học lực khá, lần đầu tiên người ta không thấy tôi tung tăng cầm sổ liên lạc khoe khắp xóm hay nói cách khác lần đầu tiên một năm của tôi là thát bại. Nói như vậy không quá bởi tôi đã thất hứa với vong linh của ông, một người mà tôi rất đỗi tự hào. Mùa hè vừa rồi là mùa hè thành công của tôi khi tôi đậu vào một trường chuyên có tiếng của thành phố'. Ba tôi quyết định thưởng cho tôi một chuyến đi thăm mộ ông nội tại Côn Đảo. Từ nhỏ, tôi lớn lên cùng với những câu chuyện lịch sử của ba. Trong đó hiện ra ông nội, một chiến sĩ quả cảm, luôn tiến lên phía trước và đã không khuất phục trước đòn tra tấn nào kẻ thù xâm lược nên trong tôi ông nội là một bức tượng đài về tất cả mọi thứ tốt đẹp. Và hiển nhiên, thăm thần tượng của mình là điều mà ai cũng ước mơ, đặc biệt khi người ấy đã nằm xuống. Cuộc hành trình của chúng tôi gồm hai giai đoạn: đường bộ và đường thuỷ nên tôi có dịp thưởng thức phong cảnh non nước hữu tình mà tôi chỉ được biết qua một màn hình 21 inch, những hàng dừa xanh đua nhau khoe trái bên dòng sông mênh mông hay hòn cù lao một mình giữa dòng, đến cảnh biển bao la, xanh ngắt một màu. Gió biển thổi vào người lồng lộng xua tan đi cái nóng trên đất liền. Côn Đảo hiện ra trước mắt tôi kì vĩ lắm (hay trước đó tôi đã nghe về nó nên tưởng tượng vậy cũng nên). Nó khác xa với những gì tôi nghĩ, ở bãi biển có rất nhiều thuyền bè tấp nập ra vào, cuộc sông không một chút ảm đạm như cái quá khứ một thời của nó. Có lẽ đau thương đã qua và mọi người đang bắt đầu cuộc sông mới tốt đẹp hơn. Đi bộ lên một đoạn dốc gồ ghề với rất nhiều đá, chúng tôi mới đến được mộ của ông nội. Mộ của ông không đắp bằng xi măng mà là những hòn đá rất to chồng lên trên, chắc là có một ý nghĩa nào đó, đó là sự ngưỡng mộ dành cho ông và các đồng đội? Tôi thấy vai ba tôi khẽ rung lên, hình như ông đang nén tiếng khóc trước mặt con người mà ông chỉ có mười năm được gọi một tiếng "cha". Ba tôi đến đây hai ba năm một lần nên khóc là điều dễ hiểu, nhưng tại sao tôi lại sụt sịt ở mũi thế này. Dù là thần tượng của tôi, nhưng người nằm dưới những lớp đất đá kia chưa từng ôm tôi một lần, tôi cũng chưa biết khuôn mặt ông nói gì đến chuyện đòi quà. Chắc tại bởi trong người tôi đang chảy dòng máu của ông và trong lòng tôi là sự tự hào về ông và trong tim tôi là nỗi đau khi thấy ngôi mộ trơ trọi của ông. Ba và tôi đứng lặng giờ lâu, không ai nói một tiếng nào cả, chúng tôi cùng tiến lại mộ, ngồi xuống nhổ từng ngọn cỏ không biết tự khi nào đã mọc trên những khe hở của các tảng đá. Gió biển cứ ùa vào buốt cả người. Sau khi thăm mộ ông, chúng tôi đi thăm lại nhà tù Côn Đảo. Từ xa là một trường bắn gần bờ biển, ở đây có những cột gỗ vững chắc dựng lên giữa bãi cát trắng, đúng là hai trường phái nghệ thuật đôi lập. Thiên nhiên hữu tình và con người vô tình. Bao nhiêu chiến sĩ đã hi sinh, gục đầu trên những cột gỗ ấy nhưng giây phút cuối cùng vẫn hô vang hai tiếng Việt Nam. Cái chết không làm cho họ sợ. Trước hình ảnh đầu súng kẻ thù-chĩa vào người lúc không thể kháng cự, trước âm thanh rợn người, của tiếng đạn bay và cả tiếng máu phun ra từ chính mình. Tất cả những thứ đó đã không bằng tiếng gọi của nhân dân, của lòng người. Nhà tù Côn Đảo hiện ra với một sự ảm đạm khác xa cuộc sông chung quanh nó, và cũng khác xa ngôi mộ tuy trơ trọi nhưng ấm cúng của ông tôi. Từng cánh cửa được mở ra, với thứ âm thanh xé tan sự yên tĩnh, ánh sáng mới được truyền vào căn phòng chật hẹp, u tối, lạnh lẽo, phía trên là những ô sắt. Các chiến sĩ ta đã trải qua một nhà tù có lẽ là dã man nhất. Mùa nóng bọn Mĩ nhót cả mười mấy người vào căn phòng vài mét vuông để cho "tự sinh, tự diệt". Tôi cảm thấy thật nóng khi các hướng dẫn viên kể về điều đó, mà các anh lúc đó còn nóng nực hơn cả tôi. Thế còn may, vào mùa lạnh mỗi phòng chỉ có lẻ loi một người đối mặt với cái lạnh thấu tận xương tuỷ. ơ đây bọn chúng đã thực hiện không biết bao là trò tra tân dã man, những hình phạt ghê gớm đốì với những người tù ở đây. Bởi vậy mà đến giờ, những người trở về từ nhà tù Côn Đảo đều mang trong mình một căn bệnh do hậu quả của sự đàn áp đó. Tôi đã hứa rằng sẽ cố gắng nhiều, nhiều hơn nữa để xứng đáng với ông, với cả một lớp cha anh. Tôi quay lưng ra về mà lòng nhẹ lại, dường như gió mát hơn và sóng biển êm hơn... Thế mà giờ đây, tôi đã thất hứa, có lẽ ông đang thất vọng về tôi lắm, về đứa cháu đã không như ông, giữ trọn lời thề với Tổ quốc. Nhưng ông ơi, cháu sẽ lại cô' gắng, cháu sẽ làm được. Lòng miên man tôi nhìn ra cửa sổ, một nụ mai bắt đầu điểm vàng, lạ thật ba định đốn nó vì năm rồi nó không nở hoa. (Phan Huy Sang)