Soạn Văn 9 Tập 1 Bài Thuật Ngữ / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Thuật Ngữ Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 6 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập một. Nội dung bài Soạn bài Thuật ngữ sgk Ngữ văn 9 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận … đầy đủ các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10.

I – THUẬT NGỮ LÀ GÌ?

1. Câu 1 trang 87 sgk Ngữ văn 9 tập 1

So sánh hai cách giải thích sau đây về nghĩa của từ nước và từ muối.

a) Cách thứ nhất:

– Nước là chất lỏng không màu, không mùi, có trong sông, hồ, biển,… – Muối là tinh thể trắng, vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn.

b) Cách thứ hai:

– Nước là hợp chất các nguyên tố hi-đrô và ô xi, có công thức là H2O. – Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.

Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học.

Trả lời:

– Cách 1: nêu những dấu hiệu bên ngoài, có thể quan sát được trực tiếp bằng giác quan.

– Cách 2: nêu những tính chất đặc trưng bên trong.

⇒ Cách giải thích thứ 2 sẽ không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức hóa học vì những tính chất này là kết quả nghiên cứu khoa học.

2. Câu 2 trang 88 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc những định nghĩa sau đây và trả lời câu hỏi.

– Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hoà tan trong nước có chứa a-xít các-bô-níc. – Ba-dơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít. – Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. – Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10.

a) Em đã học cách định nghĩa này ở những bộ phận nào?

b) Những từ ngữ được định nghĩa (in đậm) chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?

Trả lời:

a) Thạch nhũ: thuật ngữ môn Địa lí.

– Ba-dơ: thuật ngữ môn Hóa học.

– Ẩn dụ: thuật ngữ môn Ngữ văn.

– Phân số thập phân: thuật ngữ môn Toán.

b) Những từ ngữ in đậm chủ yếu được dùng trong văn bản khoa học.

II – ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ

1. Câu 1 trang 88 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Thử xem những thuật ngữ dẫn trong mục I.2 ở trên còn có nghĩa nào khác không?

Trả lời:

Các thuật ngữ ở mục 2 nói trên chỉ có một nghĩa.

2. Câu 2 trang 88 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Cho biết trong hai ví dụ sau, ở ví dụ nào, từ muối có sắc thái biểu cảm.

a) Muối là hợp chất có thể hoà tan trong nước.

b) Tay nâng chén muối đĩa gừng,Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Trả lời:

Từ muối trong câu a) là thuật ngữ, được dùng theo ngôn ngữ khoa học.

Từ muối trong câu b) có sắc thái biểu cảm.

III – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 89 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào.

– /…/ là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. – /…/ là làm hủy hoại dần dần các lớp đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy,… – /…/ là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới. – /…/ là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. – /…/ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. – /…/ là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. – /…/ là lượng nước chảy qua mắt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s. – /…/ là lực hút của Trái Đất. – /…/ là sức ép của khí quyển lên bề mặt của Trái Đất. – /…/ là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên. – /…/ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. – /…/ là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy. Trả lời:

– Lực → lĩnh vực Vật lí.

– Xâm thực → lĩnh vực Địa lí.

– Hiện tượng hóa học → lĩnh vực Hóa học.

– Trường từ vựng → lĩnh vực Ngữ văn.

– Di chỉ → lĩnh vực Lịch sử.

– Thụ phấn → lĩnh vực Sinh học.

– Lưu lượng → lĩnh vực Địa lí.

– Trọng lực → lĩnh vực Vật lí.

– Khí áp → lĩnh vực Địa lí.

– Đơn chất → lĩnh vực Hóa học.

– Thị tộc → lĩnh vực Lịch sử.

– Đường trung trực → lĩnh vực Toán học.

2. Câu 2 trang 90 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc đoạn trích sau đây:

Nếu được làm hạt giống để mùa sauNếu lịch sử chọn ta làm điểm tựaVui gì hơn làm người lính đi đầuTrong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!

(Tố Hữu, Chào xuân 67)

Trong đoạn trích này, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây, nó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Trong đoạn trích này, điểm tựa không được dùng như một thuật ngữ.

– Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy).

3. Câu 3 trang 90 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Trong hóa học, thuật ngữ hỗn hợp được định nghĩa là “nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hoá hợp thành một chất khác”, còn từ hỗn hợp hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm có nhiều thành phần trong đó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình”.

Cho biết trong hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.

a) Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông , biển,… là một hỗn hợp.

b) Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.

Hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.

Trả lời:

– Trong trường hợp a), từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ.

– Trong trường hợp b) từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.

+ Trộn lẫn bột nghệ với sữa tươi đến khi được một hỗn hợp dẻo, mịn sau đó dùng để đắp lên mặt. (nghĩa thông thường).

+ Thức ăn cho heo được trộn từ hỗn hợp từ nhiều loại khác nhau.

4. Câu 4 trang 90 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Trong sinh học, cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú, vì tuy những vật này có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi.

Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá heo, cá voi)?

Trả lời:

– Thuật ngữ cá của sinh học: động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.

– Theo cách hiểu thông thường của người Việt cá không nhất thiết phải thở bằng mang.

5. Câu 5 trang 90 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường ( thị: chợ – yếu tố Hán Việt) chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hoá, còn trong quang học (phân ngành vật lí nghiên cứu về ánh sáng và tương tác của ánh sáng với vật chất), thuật ngữ thị trường ( thị: thấy – yếu tố Hán Việt) chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được.

Hiện tượng đồng âm này có vi phạm một nguyên tắc thuật ngữ – một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không? Vì sao?

Trả lời:

Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ thị trường của kinh tế học và thuật ngữ thị trường của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm.

Vì đây là hai thuật ngữ được sử dụng trong hai lĩnh vực khác nhau.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Soạn Bài Thuật Ngữ Sách Bài Tập Ngữ Văn 9 Tập 1

1. Bài tập 1, trang 89, SGK.

Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào. – /…/ là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. – /…/ là làm huỷ hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân : gió, băng hà, nước chảy,… – /…/ là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới. – /…/ là tập hợp những lừ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

– /…/ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. – /…/ là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Trả lời: – /…/ là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s. Nếu được lùm hạt giống để mùa sau(Tố Hữu, Chào xuân 67) Trả lời: Nếu lịch sử chọn ta lùm điểm tựaVui gì hơn làm người lính đi đầuTrả lời: Trong đêm tối, tim ta là ngọn lửa! – /…/ là lực hút của Trái Đất. – /…/ là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. – /…/ là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên. – /…/ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. – /…/ là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy. Trả lời:

Vận dụng kiến thức đã học ở các môn học trong nhà trường để tìm thuật ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống và cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào. Chẳng hạn : Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (vật lí) ; Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy (toán học).

2. Bài tập 2, trang 90, SGK.

Đọc đoạn trích sau đây :

Trong đoạn trích này, điểm tựa có đưực dùng như một thuật ngữ vật lí hay không ? Ở đây, nó có ý nghĩa gì ?

Trả lời:

Điểm tựa là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. Em hãy xác định xem trong đoạn trích này, từ điểm tựa có được dùng theo nghĩa như vậy không.

3. Bài tập 3, trang 90, SGK.

Trong hoá học, thuật ngữ hỗn hợp được định nghĩa là “nhiều chất trộn lẫn vào nhau mà không hoá hợp thành một chất khác”, còn từ hỗn hợp hiểu theo nghĩa thông thường là “gồm có nhiều thành phần trong dó mỗi thành phần vẫn không mất tính chất riêng của mình”.

Trả lời:

Cho biết trong hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợpđược dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ thông thường. a) Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,… là một hỗn hợp.b) Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục. Hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.

So sánh nghĩa của từ hỗn hợp trong hai câu (a) và (b) với hai nghĩa đã nêu trong bài tập để biết được trong trường hợp nào từ này được dùng như một thuật ngữ và trong trường hợp nào được dùng theo nghĩa thông thường.

Trả lời:

Em hãy dựa vào câu có từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường để đặt câu theo yêu cầu của bài tập.

4. Bài tập 4, trang 90, SGK.

Trả lời:

Trong sinh học, cá voi, cá heo được xếp vào lớp thú, vì tuy những động vật này có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây nhưng không thở bằng mang mà thở bằng phổi.

Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ cá. Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo) ?

Tiếng Việt gọi các động vật đó là cá voi, cá heo thì có nghĩa là theo cách hiểu thông thường của người Việt, cá là loài sống dưới nước bơi bằng vây nhưng không nhất thiết phải thở bằng mang.

5. Bài tập 5, trang 90, SGK.

Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường ( thị : chợ – yếu tố Hán Việt) chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hoá, còn trong quang học (phân ngành vật lí nghiên cứu về ánh sáng và tương tác của ánh sáng với vật chất), thuật ngữ thị trường ( thị : thây – yếu tố Hán Việt) chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không ? Vì sao ?

Cần lưu ý : kinh tế học và quang học là hai lĩnh vực khoa học riêng biệt.

6. Tra cứu tài liệu và cho biết nghĩa của thuật ngữ vi-rút trong sinh học và trong tin học. Nếu cho đây là hiện tượng đồng âm thì đúng hay sai ? Có thể coi đây là trường hợp vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm hay không ?

Trong sinh học, vi-rút có nghĩa là “một sinh vật cực nhỏ, đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào, gây ra các bệnh truyền nhiễm”.

Trong tin học, vi-rút có nghĩa là “một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi, phá những thông tin được lưu trữ”.

Theo em, nghĩa của vi-rút trong sinh học và v i-rút trong tin học có quan hệ với nhau hay không ? Qua đó có thể xác định đây có phải là hiện tượng đồng âm hay không ?

7. Có thể thay thuật ngữ chứng mộng du bằng chứng đi lang thang trong đêm, chứng mất ngôn ngữ bằng chứng không nói được được không ? Vì sao ?

Có thể tra cứu tài liệu để biết chứng mộng du; chứng mất ngôn ngữ nghĩa là gì. So sánh với nghĩa của những cụm từ chứng lang thang trong đêm, chứng không nói được để tìm ra câu trả lời thích hợp.

Cần lưu ý là hầu hết các thuật ngữ trong tiếng Việt đều là từ vay mượn. Đặc biệt, các yếu tố Hán Việt có vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt.

8. Bộ môn khoa học nghiên cứu tên địa phương gọi là địa danh học. Vậy bộ môn khoa học nghiên cứu tên người gọi là gì ?

Theo nguyên tắc, cấu tạo thuật ngữ phải bảo đảm tính hệ thống.

9. Hãy nêu một số thuật ngữ dùng trong toán học mà em biết.

HS có thể nêu một số thuật ngữ dùng trong số học và hình học như : số nguyên, số âm, số dương, số mũ, tam giác, tứ giác, hình bình hành, hình vuông : đường trung tuyến, góc vuông, góc nhọn, góc tù,…

10. Hãy cho biết các thuật ngữ dùng trong toán học thể hiện những đặc điểm nào của thuật ngữ nói chung.

Các thuật ngữ dùng trong toán học có đặc điểm của thuật ngữ nói chung.

Soạn Bài: Ánh Trăng – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Duy trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Ánh trăng được Nguyễn Duy viết vào năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi, hiện đại, nơi những người lính từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến tranh gian khổ mà nghĩa tình.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn.

* Bố cục: Văn bản có thể được chia làm 3 phần:

Phần 1: 2 khổ thơ đầu: Vầng trăng quá khứ gắn bó với tuổi thơ

Phần 2: 2 khổ thơ tiếp: Vầng trăng hiện tại và sự bội bạc của con người trong cuộc sống hiện đại

Phần 3: 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài thơ được bố cục theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.

Câu 2:

* Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa:

Là vầng trăng của thiên nhiên, đất trời tươi đẹp, khoáng đạt

Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ

Là tình cảm trong quá khứ, luôn hồn nhiên, tươi đẹp, sáng rọi khắp nhân gian

Trăng là phần trong sáng, tốt đẹp của con người, chiếu sáng những góc khuất mới nảy sinh khi con người sống trong nhà lầu, xe hơi, sống trong những ánh sáng của đèn điện, trong vật chất tiện nghi.

* Khổ thơ trong bài thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm là khổ cuối cùng.

Câu 3:

* Nhận xét về kết cấu, giọng điệu của bài thơ:

Kết cấu bài thơ độc đáo, được phát triển theo trình tự thời gian. Từ quá khứ hồn nhiên, thân thiết với vầng trăng cho đến hiện tại, trong một thành phố, một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, vầng trăng đã bị lãng quên, bị coi như người dưng qua đường. Nhờ mất điện mà con người gặp lại vầng trăng và giật mình về thái độ sống vô tình của mình, tự soi xét lại bản thân.

Giọng điệu của bài thơ tâm tình nhờ thể thơ 5 chữ, nhịp thơ tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, trầm lắng, suy tư.

Câu 4:

* Thời điểm ra đời của bài thơ: sau đại thắng mùa xuân vào năm 1975, người lính từ chiến khu trở về thành phố, họ có một cuộc sống trong thời hòa bình, phương tiện sống hiện đại hơn, khác xa với thời chiến tranh.

* Chủ đề của bài thơ: Nhắc về những năm tháng gian lao trong cuộc đời của người lính.

* Bài thơ Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ nguồn” gợi đạo lí thủy chung tình nghĩa. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Soạn Bài: Bếp Lửa – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Bằng Việt trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

* Thể thơ: tự do

* Bố cục: Bài thơ Bếp lửa có thể được chia làm 4 phần:

Phần 1: khổ 1: Hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc

Phần 2: 4 khổ tiếp: Những kỉ niệm thời thơ ấu sống bên bà và hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa

Phần 3: 2 khổ tiếp: Suy ngẫm của cháu về bếp lửa và người bà

Phần 4: khổ cuối: Niềm thương nhớ của người cháu với người bà khi đi xa.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài thơ là lời của nhân vật người cháu nói về người bà, nói về tình yêu thương mà bà đã giành cho cháu trong những ngày tháng gian khổ.

* Bố cục của bài thơ ở mục trên.

Câu 2:

* Trong hồi tưởng của người cháu, rất nhiều những kỉ niệm về bà và tình bà cháu đã được gợi lại:

Nạn đói vào năm 1945, lúc đấy, người cháu mới lên 4 tuổi, năm đó đã trở thành bóng đêm ghê rợn ám ảnh người cháu cho đến tận bây giờ.

Rồi khi cha mẹ bận đi công tác, 8 năm người cháu ở cùng bà, được bà dạy cho học, dạy làm, được bà kể chuyện cho nghe, trao cho cháu cả tình yêu thương của một người mẹ, người cha, ngày ngày bà cặm cụi nhóm lửa nuôi lớn cháu.

Câu 3:

Hình ảnh bếp lửa xuất hiện xuyên suốt bài thơ và được nhắc tới 10 lần. Khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa thì người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Điều đó là do hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng, bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, đó không chỉ là ngọn lửa củi, lửa rơm, mà đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình yêu thương, ấp ủ.

Tác giả viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”, đây là một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó nhưng tràn đầy tình yêu thương, ấm áp.

Câu 4:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Ở hai câu thơ dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa” là vì từ “ngọn lửa” mang tính khái quát cao, ngọn lửa mang tính biểu tượng. Đây không phải ngọn lửa để nấu nướng mà là ngọn lửa của tình yêu thương của người bà. Nó mang đến hơi ấm và tỏa sáng như bà đang trao tình cảm ấm áp cho người cháu.

Theo em, những câu thơ trên muốn nói tình yêu thương to lớn của người bà luôn tỏa sáng, ấm áp, không thể nào dập tắt được và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Câu 5:

* Cảm nhận về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ: tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng, cứ nhẹ nhàng, giản dị mà thấm thía, sâu xa. Tình cảm ấy như đã vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong tim người cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua bao tháng năm đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa cháu và bà cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhớ về bà, nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà. Có thể nói, tình yêu và lòng biết ơn đối với người bà của cháu cũng chính là tình yêu đối với quê hương, đất nước.

1.8

/

5

(

22

bình chọn

)