Soạn Văn 9 Tập 1 Bài 6 / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài: Làng – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Kim Lân trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

* Tóm tắt:

Ông Hai là một người làng chợ Dầu, nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh chống Pháp nên ông phải đưa gia đình đi tản cư. Sống ở ngôi làng mới, lúc nào ông cũng nhớ về làng cũ và luôn theo dõi tin tức của cách mạng. Nhưng một hôm, bất ngờ ông nghe tin đồn làng chợ Dầu của ông theo giặc, ông thấy vô cùng đau khổ. Suốt nhiều ngày liền, ông không dám đi ra ngoài vì sợ nghe thấy mọi người bàn tán về làng mình. Nỗi đau khổ ông không biết giãi bày với ai, đành tâm sự với cậu con út để vơi bớt nỗi buồn. Cho đến khi chủ tịch xã lên cải chính làng chợ Dầu không theo Tây, ông vui mừng khoe với mọi người, mua quà bánh chia cho các con, ông càng thêm yêu và tự hào về làng mình.

* Bố cục:

Văn bản có thể được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 3: còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính về việc làng chợ Dầu theo giặc.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyện ngắn Làng đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Tình huống truyện đó là: Ông Hai là một người dân làng chợ Dầu rất yêu và tự hào về làng mình, vì chiến tranh mà ông và gia đình phải đi tản cư, ông nghe được tin đồn làng chợ Dầu theo giặc từ những người tản cư đi qua.

Câu 2:

* Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:

Khi nghe được tin xấu “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân,… ông không thể không tin”.

Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con mà cảm thấy tủi thân, nước mắt trào ra, ông đau đớn rít lên và nguyền rủa bọn phản quốc.

Những ngày sau đó, ông chỉ ở nhà, không dám đi đâu, luôn cảm thấy chột dạ khi có tiếng xì xầm ngoài đường.

Ông quyết định đoạn tuyệt vời làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng bởi “Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù”.

Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai như được hồi sinh, mặt mày rạng rỡ hẳn lên, mua quà bánh chia cho các con, đi khoe với mọi người.

* Ông Hai cảm thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc cũng bởi vì ông yêu làng của ông như đứa con yêu mẹ của mình, tự hào và tôn thờ mẹ. Chính vì thế, ông càng yêu, càng tin tưởng, càng hãng diện bao nhiêu thì lại càng đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.

* Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện: ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề, thậm chí ông còn tuyệt giao với tất cả mọi người, không dám bước chân ra ngoài vì xấu hổ.

Câu 3:

* Đoạn văn ông Hai trò chuyện với đứa con út thực chất là đoạn ông đang giãi bày nỗi lòng mình.

* Qua những lời trò chuyện ấy, em thấy:

Tình yêu làng, yêu quê hương của ông Hai rất sâu nặng, ông như muốn khắc ghi vào trong tâm trí của đứa con út rằng “Nhà ta ở chợ Dầu”.

Tình yêu đất nước, tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, với Bác Hồ. Đây là tình cảm sâu nặng, bền vững, tuyệt đối không bao giờ thay đổi.

* Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai đã gắn bó làm một và hòa quyện trong con người ông Hai, trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng, bền vững. Những tình cảm đó không chỉ có ở nhân vật ông Hai mà ở trong tất cả những người con của dân tộc Việt Nam.

Câu 4:

* Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất chân thực, sâu sắc và sinh động

* Ngôn ngữ nhân vật chủ yếu là khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.

4.2

/

5

(

6

bình chọn

)

Soạn Bài: Ánh Trăng – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Duy trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Ánh trăng được Nguyễn Duy viết vào năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi, hiện đại, nơi những người lính từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến tranh gian khổ mà nghĩa tình.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn.

* Bố cục: Văn bản có thể được chia làm 3 phần:

Phần 1: 2 khổ thơ đầu: Vầng trăng quá khứ gắn bó với tuổi thơ

Phần 2: 2 khổ thơ tiếp: Vầng trăng hiện tại và sự bội bạc của con người trong cuộc sống hiện đại

Phần 3: 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài thơ được bố cục theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.

Câu 2:

* Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa:

Là vầng trăng của thiên nhiên, đất trời tươi đẹp, khoáng đạt

Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ

Là tình cảm trong quá khứ, luôn hồn nhiên, tươi đẹp, sáng rọi khắp nhân gian

Trăng là phần trong sáng, tốt đẹp của con người, chiếu sáng những góc khuất mới nảy sinh khi con người sống trong nhà lầu, xe hơi, sống trong những ánh sáng của đèn điện, trong vật chất tiện nghi.

* Khổ thơ trong bài thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm là khổ cuối cùng.

Câu 3:

* Nhận xét về kết cấu, giọng điệu của bài thơ:

Kết cấu bài thơ độc đáo, được phát triển theo trình tự thời gian. Từ quá khứ hồn nhiên, thân thiết với vầng trăng cho đến hiện tại, trong một thành phố, một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, vầng trăng đã bị lãng quên, bị coi như người dưng qua đường. Nhờ mất điện mà con người gặp lại vầng trăng và giật mình về thái độ sống vô tình của mình, tự soi xét lại bản thân.

Giọng điệu của bài thơ tâm tình nhờ thể thơ 5 chữ, nhịp thơ tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, trầm lắng, suy tư.

Câu 4:

* Thời điểm ra đời của bài thơ: sau đại thắng mùa xuân vào năm 1975, người lính từ chiến khu trở về thành phố, họ có một cuộc sống trong thời hòa bình, phương tiện sống hiện đại hơn, khác xa với thời chiến tranh.

* Chủ đề của bài thơ: Nhắc về những năm tháng gian lao trong cuộc đời của người lính.

* Bài thơ Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ nguồn” gợi đạo lí thủy chung tình nghĩa. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Bài Giải Sách Bài Tập Toán 6 Trang 6 Tập 1 Câu 8, 9 &Amp; 1.1

Bài 9

Cho bảng số liệu sau ( theo Niên giám 1999)

Viết tập hợp A gồm năm nước có diện tích lớn nhất, tập hợp B gồm bốn nước có dân số ít nhất.

Bài 1.1

A = {Tuấn, Dũng}, B = {cam, táo, ổi}.

Viết được bao nhiêu tập hợp, mỗi tập hợp gồm một phần tử của tập hợp A và một phần tử của tập hợp B?

(A) 3 (B) 5 (C) 6 (D) 8

Hãy chọn phương án đúng.

Giải vở bài tập toán lớp 6 tập 1 trang 6

Bài 9

Tập hợp A gồm 5 nước có diện tích lớn nhất:

A = {In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam, Ma-lai-xi-a}

Tập hợp B gồm bốn nước có dân số ít nhất:

B = { Bru-nây, Xin-ga-po, Lào, Cam-pu-chia}

Bài 1.1

Chọn (C)

Các tập hợp đó là: {Tuấn, cam}; {Tuấn, táo}; {Tuấn, ổi}; {Dũng, cam}; {Dũng, táo}; {Dũng, ổi}.

Cách sử dụng sách giải Toán 6 học kỳ 1 hiệu quả cho con

+ Sách tham khảo rất đa dạng, có loại chỉ gợi ý, có loại giải chi tiết, có sách kết hợp cả hai. Dù là sách gợi ý hay sách giải thì mỗi loại đều có giá trị riêng. Phụ huynh có vai trò giám sát định hướng cho con trong trường hợp nào thì dùng bài gợi ý, trường hợp nào thì đọc bài giải.

Ví dụ: Trước khi cho con đọc bài văn mẫu thì nên để con đọc bài gợi ý, tự làm bài; sau đó đọc văn mẫu để bổ sung thêm những ý thiếu hụt và học cách diễn đạt, cách sử dụng câu, từ.

+ Trong môn Văn nếu quá phụ thuộc vào các cuốn giải văn mẫu, đọc để thuộc lòng và vận dụng máy móc vào các bài tập làm văn thì rất nguy hiểm.

Phụ huynh chỉ nên mua những cuốn sách gợi ý cách làm bài chứ không nên mua sách văn mẫu, vì nó dễ khiến học sinh bắt chước, làm triệt tiêu đi tư duy sáng tạo và mất dần cảm xúc. Chỉ nên cho học sinh đọc các bài văn mẫu để học hỏi chứ tuyệt đối không khuyến khích con sử dụng cho bài văn của mình.

+ Trong môn Toán nếu con có lực học khá, giỏi thì nên mua sách giải sẵn các bài toán từ sách giáo khoa hoặc toán nâng cao để con tự đọc, tìm hiểu. Sau đó nói con trình bày lại. Quan trọng nhất là phải hiểu chứ không phải thuộc.

Nếu học sinh trung bình, yếu thì phải có người giảng giải, kèm cặp thêm. Những sách trình bày nhiều cách giải cho một bài toán thì chỉ phù hợp với học sinh khá giỏi.

Tags: bài tập toán lớp 6 học kỳ 1, vở bài tập toán lớp 6 tập 1, toán lớp 6 nâng cao, giải toán lớp 6, bài tập toán lớp 6, sách toán lớp 6, học toán lớp 6 miễn phí, giải toán 6 trang 6

Soạn Bài: Bếp Lửa – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Bằng Việt trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

* Thể thơ: tự do

* Bố cục: Bài thơ Bếp lửa có thể được chia làm 4 phần:

Phần 1: khổ 1: Hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc

Phần 2: 4 khổ tiếp: Những kỉ niệm thời thơ ấu sống bên bà và hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa

Phần 3: 2 khổ tiếp: Suy ngẫm của cháu về bếp lửa và người bà

Phần 4: khổ cuối: Niềm thương nhớ của người cháu với người bà khi đi xa.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài thơ là lời của nhân vật người cháu nói về người bà, nói về tình yêu thương mà bà đã giành cho cháu trong những ngày tháng gian khổ.

* Bố cục của bài thơ ở mục trên.

Câu 2:

* Trong hồi tưởng của người cháu, rất nhiều những kỉ niệm về bà và tình bà cháu đã được gợi lại:

Nạn đói vào năm 1945, lúc đấy, người cháu mới lên 4 tuổi, năm đó đã trở thành bóng đêm ghê rợn ám ảnh người cháu cho đến tận bây giờ.

Rồi khi cha mẹ bận đi công tác, 8 năm người cháu ở cùng bà, được bà dạy cho học, dạy làm, được bà kể chuyện cho nghe, trao cho cháu cả tình yêu thương của một người mẹ, người cha, ngày ngày bà cặm cụi nhóm lửa nuôi lớn cháu.

Câu 3:

Hình ảnh bếp lửa xuất hiện xuyên suốt bài thơ và được nhắc tới 10 lần. Khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa thì người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Điều đó là do hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng, bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, đó không chỉ là ngọn lửa củi, lửa rơm, mà đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình yêu thương, ấp ủ.

Tác giả viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”, đây là một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó nhưng tràn đầy tình yêu thương, ấm áp.

Câu 4:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Ở hai câu thơ dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa” là vì từ “ngọn lửa” mang tính khái quát cao, ngọn lửa mang tính biểu tượng. Đây không phải ngọn lửa để nấu nướng mà là ngọn lửa của tình yêu thương của người bà. Nó mang đến hơi ấm và tỏa sáng như bà đang trao tình cảm ấm áp cho người cháu.

Theo em, những câu thơ trên muốn nói tình yêu thương to lớn của người bà luôn tỏa sáng, ấm áp, không thể nào dập tắt được và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Câu 5:

* Cảm nhận về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ: tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng, cứ nhẹ nhàng, giản dị mà thấm thía, sâu xa. Tình cảm ấy như đã vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong tim người cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua bao tháng năm đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa cháu và bà cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhớ về bà, nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà. Có thể nói, tình yêu và lòng biết ơn đối với người bà của cháu cũng chính là tình yêu đối với quê hương, đất nước.

1.8

/

5

(

22

bình chọn

)