Soạn Văn 9 Tập 1 Bài 1 Violet / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Trả Bài Tập Làm Văn Số 1 Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3 trang 41, 42 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Văn bản trên có thể coi là một văn bản thuyết minh được không ? Vì sao ?

Đọc văn bản sau và làm các bài tập nêu ở dưới.

“Ở ngoại thành Nam Định, và dọc bờ sông Châu Hà Nam, nhiều nơi nổi tiếng về trồng chuối ngự. Nhưng ngon nhất vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lí Nhân, Hà Nam).

Cây chuối ngự, theo các cụ kể ít ra đã có từ thời nhà Trần. Từ phủ Thiên Trường đến ngoại thành Nam Định, các làng xóm ở Hà Nam, nhiều vùng đất là quê hương, là thái ấp các vua quan nhà Trần. Nhân dân quý trọng những ông vua thương dân, đánh giặc giỏi, nên đã trồng loại sản vật quý giá để dâng vua : chuối ngự.

Trồng chuối cũng kì công, từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khác với cây chuối ngự trâu, quả to, ăn nhạt, chuối ngự thóc (hay còn gọi là chuối ngự mít) là loại được chọn tiến vua. Qua mùa bão táp mưa sa, cây càng phải gìn giữ kĩ. Mỗi cây có một cột tre làm nơi nương tựa. Ngay cả việc chăm sóc, chuối ngự cũng cầu kì. Loài cây này “ăn” sạch, thực ăn của chúng là các loại bùn ao, nước gạo, dầu lạc, chứ không ưa các loại phân uế tạp.

Chuối ngự đậu quả, không để chín cây mà phải giấm rất kì công. Lò giấm vách đất, chứa được mươi buồng, đủ nhiệt độ cho chuối chín mà không nẫu.Mùa chuối chín, hương thơm toả đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa thường ví như “búp tay cô gái” kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm, vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, màu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột màu vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.

Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, màu vàng sáng rực chợ. Cái màu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng : “Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Màu hoa hoè nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nảy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh màu”. Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu.

Làng Đại Hoàng, đất của chuối ngự, cũng chính là làng quê của nhà văn Nam Cao. Nghe kể, thời đi dạy học, đi viết văn ở Hà thành, Nam Cao rất nhớ món chuối ngự làng mình. Ông đi khắp chợ, gặp chuối ngự là mua về, để thơm nức mới thưởng thức, như nhớ về rặng tre, vườn chuối thân thương”.

( Theo báo Nhân dân điện tử)

1. Văn bản trên có thể coi là một văn bản thuyết minh được không ? Vì sao ?

Trả lời:

Đặc điểm quan trọng nhất của văn thuyết minh là loại văn có nhiệm vụ cung cấp những tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ. Như thế văn thuyết minh không thể hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng hay suy luận ra mà cần trung thành với sự vật như nó vốn có. Căn cứ vào đặc điểm quan trọng nhât này, em có thể xem xét và kết luận được văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không.

2. Có thể đặt tên cho văn bản trên như thế nào ? Dựa vào nội dung văn bản này, hãy nêu một đề văn thuyết minh cho phù hợp.

Trả lời:

Văn bản trên có thể đặt nhiều tên khác nhau, chẳng hạn : Chuối ngự đồng chiêm, Chuối ngự Hà Nam, Chuối ngự quê Nam Cao,… Nội dung của văn bản trên phù hợp với đề văn sau : Thuyết minh về một loài cây của quê hương em, hoặc : Hãy thuyết minh về cây chuối của quê em.

3. Chỉ ra các yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản đó.

Trả lời:

Trong văn bản, tác giả sử dụng khá nhiều câu văn miêu tả. Chẳng hạn đoạn văn sau đây : “Mùa chuối chín, hương thơm toả đầy ắp nhà. Quả chuối ngự xinh xinh, bụ bẫm, cuống thanh thanh. Các cụ ngày xưa thường ví như “búp tay cô gái” kéo sợi dệt vải quê đồng chiêm, vỏ chuối vàng óng như lụa, bóc vỏ, ruột lộ ra liền. Quả chuối mềm nuột, màu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột màu vàng sậm, thơm nức. Cái ngọt đậm đà đầu lưỡi.

Mùa chuối ngự, ở chợ Rồng, chợ Viềng, màu vàng sáng rực chợ. Cái màu vàng làm say lòng Nguyễn Tuân khi thăm chợ Rồng : “Tơ chín vàng, chuối chín vàng. Màu hoa hoè nở rộ vào mỗi mùa nhập trường thi chữ Hán ngày xưa, cũng khó mà đọ được với vàng chuối, vàng tơ của chợ Rồng chói lọi. Cái màu vàng giãy nảy lên ấy, tưởng chỉ có được trong nghệ thuật và tranh màu”. Tơ, lụa, chuối, theo Nguyễn Tuân, làm cả chợ rực sáng lên như nhuộm tắm trong một cái ráng trời óng lộng cuối mùa thu”.

chúng tôi

Soạn Bài: Ánh Trăng – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Duy trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Ánh trăng được Nguyễn Duy viết vào năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi, hiện đại, nơi những người lính từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến tranh gian khổ mà nghĩa tình.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn.

* Bố cục: Văn bản có thể được chia làm 3 phần:

Phần 1: 2 khổ thơ đầu: Vầng trăng quá khứ gắn bó với tuổi thơ

Phần 2: 2 khổ thơ tiếp: Vầng trăng hiện tại và sự bội bạc của con người trong cuộc sống hiện đại

Phần 3: 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài thơ được bố cục theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.

Câu 2:

* Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa:

Là vầng trăng của thiên nhiên, đất trời tươi đẹp, khoáng đạt

Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ

Là tình cảm trong quá khứ, luôn hồn nhiên, tươi đẹp, sáng rọi khắp nhân gian

Trăng là phần trong sáng, tốt đẹp của con người, chiếu sáng những góc khuất mới nảy sinh khi con người sống trong nhà lầu, xe hơi, sống trong những ánh sáng của đèn điện, trong vật chất tiện nghi.

* Khổ thơ trong bài thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm là khổ cuối cùng.

Câu 3:

* Nhận xét về kết cấu, giọng điệu của bài thơ:

Kết cấu bài thơ độc đáo, được phát triển theo trình tự thời gian. Từ quá khứ hồn nhiên, thân thiết với vầng trăng cho đến hiện tại, trong một thành phố, một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, vầng trăng đã bị lãng quên, bị coi như người dưng qua đường. Nhờ mất điện mà con người gặp lại vầng trăng và giật mình về thái độ sống vô tình của mình, tự soi xét lại bản thân.

Giọng điệu của bài thơ tâm tình nhờ thể thơ 5 chữ, nhịp thơ tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, trầm lắng, suy tư.

Câu 4:

* Thời điểm ra đời của bài thơ: sau đại thắng mùa xuân vào năm 1975, người lính từ chiến khu trở về thành phố, họ có một cuộc sống trong thời hòa bình, phương tiện sống hiện đại hơn, khác xa với thời chiến tranh.

* Chủ đề của bài thơ: Nhắc về những năm tháng gian lao trong cuộc đời của người lính.

* Bài thơ Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ nguồn” gợi đạo lí thủy chung tình nghĩa. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Soạn Bài: Bếp Lửa – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Bằng Việt trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

* Thể thơ: tự do

* Bố cục: Bài thơ Bếp lửa có thể được chia làm 4 phần:

Phần 1: khổ 1: Hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc

Phần 2: 4 khổ tiếp: Những kỉ niệm thời thơ ấu sống bên bà và hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa

Phần 3: 2 khổ tiếp: Suy ngẫm của cháu về bếp lửa và người bà

Phần 4: khổ cuối: Niềm thương nhớ của người cháu với người bà khi đi xa.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài thơ là lời của nhân vật người cháu nói về người bà, nói về tình yêu thương mà bà đã giành cho cháu trong những ngày tháng gian khổ.

* Bố cục của bài thơ ở mục trên.

Câu 2:

* Trong hồi tưởng của người cháu, rất nhiều những kỉ niệm về bà và tình bà cháu đã được gợi lại:

Nạn đói vào năm 1945, lúc đấy, người cháu mới lên 4 tuổi, năm đó đã trở thành bóng đêm ghê rợn ám ảnh người cháu cho đến tận bây giờ.

Rồi khi cha mẹ bận đi công tác, 8 năm người cháu ở cùng bà, được bà dạy cho học, dạy làm, được bà kể chuyện cho nghe, trao cho cháu cả tình yêu thương của một người mẹ, người cha, ngày ngày bà cặm cụi nhóm lửa nuôi lớn cháu.

Câu 3:

Hình ảnh bếp lửa xuất hiện xuyên suốt bài thơ và được nhắc tới 10 lần. Khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa thì người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Điều đó là do hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng, bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, đó không chỉ là ngọn lửa củi, lửa rơm, mà đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình yêu thương, ấp ủ.

Tác giả viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”, đây là một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó nhưng tràn đầy tình yêu thương, ấm áp.

Câu 4:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Ở hai câu thơ dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa” là vì từ “ngọn lửa” mang tính khái quát cao, ngọn lửa mang tính biểu tượng. Đây không phải ngọn lửa để nấu nướng mà là ngọn lửa của tình yêu thương của người bà. Nó mang đến hơi ấm và tỏa sáng như bà đang trao tình cảm ấm áp cho người cháu.

Theo em, những câu thơ trên muốn nói tình yêu thương to lớn của người bà luôn tỏa sáng, ấm áp, không thể nào dập tắt được và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Câu 5:

* Cảm nhận về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ: tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng, cứ nhẹ nhàng, giản dị mà thấm thía, sâu xa. Tình cảm ấy như đã vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong tim người cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua bao tháng năm đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa cháu và bà cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhớ về bà, nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà. Có thể nói, tình yêu và lòng biết ơn đối với người bà của cháu cũng chính là tình yêu đối với quê hương, đất nước.

1.8

/

5

(

22

bình chọn

)

Soạn Bài Ôn Tập Tiếng Việt Ngữ Văn 9 Tập 1

Soạn văn lớp 9 tập 1 ngắn gọn bài Ôn tập Tiếng Việt – Ngữ văn 9 tập 1. Câu 1: Phương châm về lượng: nội dung nói đáp ứng yêu cầu cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Ôn tập Tiếng Việt I. Các phương châm hội thoại Câu 1:

– Phương châm về lượng: nội dung nói đáp ứng yêu cầu cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

– Phương châm về chất: chỉ nói những điều mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực.

– Phương châm quan hệ: nói đúng vào đề tài giao tiếp.

– Phương châm cách thức: nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.

– Phương châm lịch sự: nói tế nhị và tôn trọng người khác.

Câu 2: Học sinh có thể tìm trong các truyện vui hoặc tình huống mà mình đã gặp để minh họa cho một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. Học sinh có thể tham khảo truyện cười sau:

Truyện thứ nhất:

Trong giờ Vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn qua cửa sổ:

– Em cho thầy biết sóng là gì?

Học sinh:

– Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ.

Truyện thứ hai:

Khoảng giờ tối, ông bác sĩ nhận được cú điện thoại của một khách quen ở vùng quê.

Ông khách nói, giọng hoảng hốt:

– Thưa bác sĩ, thằng bé nhà tôi nuốt cây bút bi của tôi rồi. Bây giờ biết làm thế nào? Xin bác sĩ đến ngay cho.

– Tôi lên đường ngay. Nhưng mưa to gió lớn thế này, đường vào làng ông lại lầy lội, phải một tiếng rưỡi nữa tôi mới đến nơi được.

– Thế trong khi chờ bác sĩ đến, tôi biết làm thế nào?

– Ông chịu khó dùng tạm bút chì vậy.

II. Xưng hô trong hội thoại. Câu 1:

Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng chúng.

Câu 2:

Phương châm xưng hô cơ bản trong tiếng Việt: xưng thì khiêm, hô thì tôn. Phương châm này có nghĩa là: khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. Ví dụ:

– Những từ ngữ xưng hô thời trước: bệ hạ – từ dùng để gọi vua, khi nói với vua, tỏ ý tôn kính, bần tăng – nhà sư nghèo – từ nhà sư thời trước dùng để tự xưng một cách khiêm tốn, bần sĩ – kẻ sĩ nghèo – từ kẻ sĩ thời trước dùng để tự xưng mình một cách khiêm tốn…

– Những từ ngữ xưng hô hiện nay: quý ông, quý anh, quý bà, quý cô,… từ dùng để gọi người đối thoại, tỏ ý lịch sự, tôn kính. Trong nhiều trường hợp, mặc dù người nói bằng tuổi hoặc thậm chí lớn hơn người nghe, nhưng người nói vẫn xưng là em và gọi người nghe là anh hoặc bác – gọi thay con. Đó là biểu hiện của phương châm xưng thì khiêm, hô thì tôn.

Câu 3:

Trong tiếng Việt, để xưng hô, có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô, mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng… Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp – thân mật hay xã giao – và mối quan hệ giữa người nói với người nghe: thân hay sơ, khinh hay trọng…. Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hòa. Vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Có thể chuyển như sau:

Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.

Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:

zaidap.com