Soạn Văn 9 Bài Viết Số 5 Đề 2 / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài: Viết Bài Tập Làm Văn Số 2 Lớp 9 Hay Nhất Đề 1

Trong bài tập làm văn số 2 lớp 9, các bạn có thể chọn một đề bài bất kì trong sách giáo khoa để viết bài văn tự sự. Với bài viết này, chúng tôi mang đến cho bạn bài tham khảo Viết bài tập làm văn số 2 lớp 9 đề số 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

Bài làm

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019

Tùng Anh thân mến!

Không biết khi nhận được bức thư này, cậu có ngạc nhiên không? Tớ, Long béo đây! Phải lâu lắm rồi tớ mới viết thư lại cho cậu nhỉ? Từ hồi cậu chuyển về quê, không còn ở Hà Nội tấp nập và ồn ào, cậu và tớ mỗi người đều có cuộc sống riêng và bao nhiêu công việc cần phải hoàn thành. Chúng mình không còn thời gian để gửi thư hỏi thăm nhau nữa. Thế nhưng hôm nay, khi bất chợt về thăm ngôi trường cũ, tớ bỗng thấy xốn xang, lấy vội cây bút và viết một chút gì đó cho cậu ngay, để cảm xúc lúc này không bị trôi tuột đi mất!

Tùng Anh ạ, thực ra tớ không có ý định về thăm trường một mình thế này đâu! Chiều hôm nay, lúc tớ đi đón con gái của tớ, Hà My ấy, cậu nhớ không? Nó năm nay đã lên lớp 7 rồi, thì tớ bất chợt muốn vào nhìn ngắm lại ngôi trường năm xưa mà chúng mình gắn bó trong suốt 4 năm trời. Cậu có tưởng tượng được không, đã hai mươi năm rồi tớ mới về thăm lại trường mình đấy! Mọi thứ bây giờ khác lắm, tất cả đều khang trang, sạch đẹp và rất tiện nghi. Cổng trường không còn là chiếc cổng sắt hoen gỉ, kêu “két, két” mỗi khi kéo ra kéo vào như trước kia mà thay vào đó là một chiếc cổng to rộng hơn cùng với lớp sơn bóng màu xanh lam bóng mịn. Phía trên là dòng chữ khắc tên ngôi trường cũng đẹp không kém.

Sau những điều tớ vừa kể, hẳn là cậu cảm thấy trường mình đã thay đổi hết cả rồi phải không? Thế nhưng tớ phát hiện có một thứ nó vẫn ở đó, theo chân tụi mình cho đến tận bây giờ. Đó là cây phượng vĩ ở giữa sân. Hai mươi năm về trước, nó mới là một cái cây nhỏ, mới lớn được các bác lao công vun trồng. Vậy mà giờ đây, cây phượng vĩ đã được 20 tuổi rồi, sừng sững ở đó che bóng mát cho các bạn học sinh vui chơi. Nhưng đây vẫn chưa phải điều làm tớ xúc động nhất, cậu có tưởng tượng được không, tớ đã gặp lại cô Thao – hiệu trưởng trường mình ngày xưa đấy! Cô vẫn làm hiệu trưởng của trường, chỉ có điều khuôn mặt nay đã già đi trông thấy. Tớ bước đến hỏi cô:

– Em chào cô, em là Long béo, học khóa K01 ngày xưa đây, hôm nay em về thăm trường cũ, cô vẫn khỏe chứ ạ?

Ban đầu, cô còn ngờ ngợ không nhận ra nhưng sau một hồi suy nghĩ, cô vui vẻ nói:

– À,em có phải là Long béo hay chơi với Tùng Anh, 2 đứa nghịch ngợm nhất khối đó không?

Tớ cười trừ, “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” đúng thật là đáng nhớ

Tớ và cô trò chuyện thêm một lúc thì tớ phải trở về nhà, vậy là cuộc gặp gỡ kết thúc.

Tớ chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc!

Bạn thân của cậu

Long

Nguyễn Minh Long

Soạn Văn 9 Siêu Ngắn: Viết Bài Tập Làm Văn Số 2

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự (siêu ngắn)

Đề 1 : Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

Mở bài:

Gợi câu chuyện về lần mắc sai lầm lớn nhất khiến em cảm thấy xấu hổ, đó là lần mà em cố tình xem trộm nhật ký của bạn thân

+ Lần đó xảy ra ở đâu, khi nào? (Trong lớp học , ở nhà của bạn thân em?…)

+ Tâm trạng của em ra sao khi vô tình thấy cuốn nhật ký của bạn mình? (Tò mò, suy nghĩ giữa việc nên mở ra xem nó hay để yên,…)

+ Em đã quyết định mở cuốn nhật ký ra đọc để thoả mãn sự tò mò của mình

+ Em đọc được những câu chuyện gì trong cuốn nhật ký ấy (một bí mật nào đó? Những khó khăn mà bạn em đã trải qua,…)

+ Cảm xúc của em lúc đọc khi phát hiện ra những bí mật của bạn ra sao? (Đồng cảm, thương bạn; hiểu bạn nhiều hơn, có những lúc mình đã trách lầm bạn,….)

+ Tâm trạng của em sau khi gấp vội cuốn nhật ký vì sợ bạn phát hiện mình làm điều có lỗi (ân hận, ngại ngùng, xấu hổ,…)

Suy nghĩ của em sau hành động sai trái của mình, rút ra bài học cho bản thân em về cách sống, cách ứng xử.

Đề 2 : Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.

Giới thiệu về cuộc gặp gỡ người chiến sĩ lái xe khiến em ấn tượng mãi không quên được

+ Cuộc gặp gỡ diễn ra ở đâu? Nhân dịp gì (Lễ 27-7, nhà trường tổ chức cho học sinh tới nhà các gia đình thương binh thăm hỏi, động viên,….)

+ Gặp gỡ bác Nam – người lính lái xe năm xưa cùng đồng đội trên tuyến đường Trường Sơn

+ Những câu chuyện bác kể về khoảng thời gian lái xe đầy gian khó

+ Kỉ niệm gặp trận bom của địch bất ngờ

+ Những khó khăn, thiếu thốn nơi chiến trường phải gánh chịu

+ Những suy nghĩ, niềm lạc quan của bác và đồng đội trong kháng chiến

+ Lần vui mừng khi được gặp gỡ Bác Hồ

+ Các em gửi biêú bác phần quà nhỏ của nhà trường nhằm thể hiện lòng biết ơn với những chiến sĩ tham gia cách mạng trở về

Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân sau khi được trò chuyện cùng Bác

Đề 3 : Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.

Không khí ngày 20-11 khiến em nhớ về những năm tháng xưa bên thầy cô giáo cũ. Kỉ niệm ùa về trong nỗi nhớ thiết tha. Đó là ngày Nhà giáo Việt Nam vào hai năm trước.

+ Kỉ niệm đó là gì? Diễn ra cùng những ai? Không khí hôm đó như thế nào?

+ Thầy (cô) cùng các em tâm sự, kể những câu chuyện gì? Tổ chức hát hò, vui chơi ra sao?

+ Em ấn tượng điều gì về thầy cô (sự ấm áp, nhiệt tình, sự bao dung,…)

+ Kỉ niệm nào của em với thầy hôm đó mà em nhớ nhất

+ Buổi hôm đó khiến em nhận ra được điều gì? Nhận thức tình cảm của em đối với vị trí và vai trò của những người làm thầy, làm cô?

Cảm xúc, tình cảm của em khi nhớ lại câu chuyện ấy

Đề 4 : Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó

Giới thiệu về cuộc gặp gỡ của học sinh trong trường với những anh bộ đội nhân ngày 22-12. Em rất hân hạnh khi được là đại diện thế hệ thiếu niên phát biểu cảm nghĩ về thế hệ cha anh đi trước

+ Cuộc gặp gỡ đó diễn ra ở đâu (trước sân trường trong buổi lễ, trước sân khấu của ủy ban xã nhà,…)

+ Không khí buổi gặp gỡ ra sao: trang nghiêm hay thân tình, thoải mái giao lưu

+ Các anh bộ đội kể về những chiến công, kỉ niệm năm xưa

+ Em được giới thiệu lên phát biểu cảm nghĩ, bày tỏ lòng biết ơn:

– Hạnh phúc khi được gặp gỡ với những người lính cụ Hồ năm xưa

– Xúc động, tự hào khi nghe những câu chuyện được kể lại từ các anh, các chú

– Khâm phục trước tinh thần chiến đấu, và sự dũng cảm của thế hệ cha anh

– Bày tỏ lòng biết ơn với những hy sinh mà các chiến sĩ đã trải qua

– Trân trọng hoà bình hôm nay, hứa về trách nhiệm học tập, cố gắng để xứng đáng với sự hy sinh của cha anh

Cảm nghĩ của em trong buổi gặp gỡ

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1

: Bài Viết Số 5 Đề 4

[Văn 9]: Bài viết số 5 đề 4

Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống….Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.

bạn là kẻ thù ghê gớm của chính bạn nếu bạn là kẻ hèn nhát; nhưng nếu bạn là người dũng cảm, bạn lại là người bạn tốt nhất của chính bản thân bạn.

Điều quang trọng không phải chúng ta sống được bao nhiêu lâu mà chúng ta phải sống như thế nào.

bạn đừng phán xét hạt tiêu theo hình dáng nhỏ bé của nó , hãy nếm nó và bạn sẽ cảm thấy nó cay cỡ nào .

bạn là kẻ thù ghê gớm của chính bạn nếu bạn là kẻ hèn nhát; nhưng nếu bạn là người dũng cảm, bạn lại là người bạn tốt nhất của chính bản thân bạn.

Điều quang trọng không phải chúng ta sống được bao nhiêu lâu mà chúng ta phải sống như thế nào.

bạn đừng phán xét hạt tiêu theo hình dáng nhỏ bé của nó , hãy nếm nó và bạn sẽ cảm thấy nó cay cỡ nào .

Ngồi trong chiếc thuyền lá trên suối Yến đến động Hương Tích, tôi thấy cảnh một nhóm thanh niên lịch sự hồn nhiên ném những bọc ny lông, tàn thuốc lá xuống mặt nước trong xanh…. Còn đường lên Nam thiên Đệ nhất động không ít cảnh chen lấn, xô đẩy, và những câu chửi thề rất phản cảm. Tại các điểm danh thắng khác như Đền bà Chúa Kho, Hội Lim, cảnh chen lấn, xô đẩy vứt rác bừa bãi cũng khá phổ biến.

Rất dễ dàng bắt gặp cảnh bà mẹ dắt con đi dạo phố, vừa đi vừa ăn quà rồi hồn nhiên vứt rác xuống lề đường hoặc buông những câu văng tục. Những hành vi như vậy, trước hết sẽ được đứa trẻ thu nhận và lặp lại. Đứa trẻ ấy khi lớn lên thành bậc cha mẹ, ai dám đảm bảo rằng sẽ lại không vứt rác ra công viên khi dắt con đi dạo. Thật là vô vọng nếu nhìn vào thực tế đó, chúng ta bắt buộc phải suy diễn theo logic: sự bừa bãi cũng được thừa kế?

Ở Việt Nam chúng ta, nhất là ở các thành phố lớn, rác nằm rơi vãi khắp nơi trên đường phố. Đơn cử trường hợp của thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến đường trọng điểm, nơi khách du lịch nước ngoài hay đi lại cũng không tránh khỏi tình trạng này.

Thành phố bây giờ đã đẹp hơn, xanh hơn nhờ được cải tạo, chỉnh trang. Nhất là trước các lễ hội, thành phố được trang hoàng; Trước và trong SEA Games lại càng rực rỡ, ngăn nắp hơn nữa. Các chiến dịch ngày chủ nhật xanh, chương trình xanh sạch đẹp, những người lao công thường xuyên nhặt rác trên đường Nguyễn Huệ ngay vào ban ngày. Và rất nhiều, rất nhiều hành động khác nữa nỗ lực làm đạp, làm sạch thành phố.

Tuy nhiên, tình trạng xả rác nơi công cộng vẫn tồn tại. rất dễ để tìm thấy nhiều mảnh rác dọc theo hai bên tuyến đường; rất dễ để chứng kiến cảnh người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay vỏ hộp sữa họ mới vừa uống. Cũng như vậy với tình trạng người ngồi trên xe ô tô, nhất là xe buýt, xe du lịch vứt rác hay thậm chí khạc nhổ xuống đường; Các gia đình sống dọc bên đường mang gói trong bọc ra để xuống lòng đường. Vứt rác nơi công cộng, nhất là nơi có nhiều người tập trung thì rất phổ biến, kể cả ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất…

Thành phần tri thức mà không có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng thì thật đáng trách. Các nhà vệ sinh ở các trường học thì thật tồi tệ. Tôi có dịp đến viếng một trường đại học, khi bước chân vào nhà vệ sinh thì phải quay ra vì quá bẩn không thể dùng được. Các sinh viên dùng khăn giấy vứt lung tung quanh bồn rửa mặt. Còn bồn tiểu thì vứt đủ thứ, tàn thuốc, kẹo cao su, giấy vụn vò lại và nhiếu thứ khác nữa.

Cụm từ “không xả rác” đã trở thành điệp khúc. Chúng ta có thể bắt gặp chúng đâu đó ở các ngã tư, các panô lớn có mang dòng chữ này. Nhiều người cho rằng, hành động xả rác đã trở thành thói quen, rất khó thay đổi. Thiết nghĩ, thói quen được chủ động hình thành trong mỗi người. Từ lúc bắt đầu đi học ở trường mầm non, các em học sinh đã được cô giáo dạy giữ gìn vệ sinh cá nhân, để vật dụng ngăn nắp, bỏ rác vào thùng rác, v.v. Chúng ta có thấy cảm phục hay thậm chí xấu hổ khi thấy một đứa bé 4 tuổi loay hoay tìm giỏ rác để vứt giấy gói quà?

Tuy nhiên, thói quen này lại dần mất đi khi các em lớn. Tại sao? Vì thầy cô giáo không còn đề cập sát sao vấn đề này nữa ở các lớp cao hơn. Thêm vào đó, các em thấy người lớn “không tuân thủ” nên làm theo. Hơn nữa, vứt rác cũng tiện lợi hơn là phải đi tìm và bỏ vào thùng rác. Đây là thời điểm để một thói quen khác dần hình thành.

Một vài đề suất nhỏ:

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, theo tôi, là do sự giáo dục về vệ sinh môi trường tại VN chưa được quan tâm đúng mức. Người ta có thể đặt thêm nhiều thùng rác ở VN, nhưng điều đó chưa chắc sẽ đồng nghĩa với việc giải quyết được nạn xả rác bừa bãi. Tôi đã từng thấy rất nhiều người Việt thản nhiên ném bao, ly nhựa xuống đất khi đang đi đường, hoặc những tốp thanh niên đi picnic cứ vô tư để lại trên đất cơ man là khăn trải, đĩa, bịch nilông… dẫu thùng rác được đặt kế bên!

Liệu có bao nhiêu người trong số những người xả rác ấy biết được phải mất cả hàng ngàn năm để những vật dụng bằng nhựa bị phân hủy và hậu quả của nó lớn như thế nào? Tôi tin chắc nhiều người trong các bạn nghĩ môi trường sống xung quanh là “của chung” chứ đâu phải “của riêng”, vì vậy thật vô lý và rất khó để đòi hỏi các bạn phải hết sức gìn giữ. Quan niệm như vậy là thiển cận và ích kỷ.

Mình đã từng làm việc trong nhiều công ty nước ngoài, các giám đốc người nước ngoài luôn chê người VN “chỉ biết tranh cãi nội bộ, giậu đổ bìm leo”. Sao mỗi người VN chúng ta, đang và sắp làm việc cho các công ty ngoài quốc doanh, không cố gắng tạo dựng hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp của người thanh niên công nhân dưới mắt đồng nghiệp quốc tế? Tự tạo dựng hình ảnh tốt về bản thân, đất nước mình đến những người nước ngoài, rồi tiếng lành đồn xa. Có thể chậm nhưng mà chắc.

Thay đổi hành vi, lối sống

Hàng triệu hành động, công sức, tâm huyết vì một hình ảnh VN tươi đẹp sẽ đổ “xuống sông xuống biển” khi du khách đến Việt Nam vẫn gặp cảnh chèo kéo, đu bám, cởi trần, lạng lách, khạc nhổ, vứt rác… nơi công cộng. Muốn vậy cần có những hành động và sự thay đổi trong nhận thức, tư duy, hành vi, lối sống của mỗi công dân trong xã hội.

Đoàn thanh niên rất rầm rộ với chiến dịch thanh niên tình nguyện, tại sao lại không phát động một chiến dịch “sống đẹp” trong các trường học, công sở, địa điểm du lịch trên cả nước?

bạn là kẻ thù ghê gớm của chính bạn nếu bạn là kẻ hèn nhát; nhưng nếu bạn là người dũng cảm, bạn lại là người bạn tốt nhất của chính bản thân bạn.

Điều quang trọng không phải chúng ta sống được bao nhiêu lâu mà chúng ta phải sống như thế nào.

bạn đừng phán xét hạt tiêu theo hình dáng nhỏ bé của nó , hãy nếm nó và bạn sẽ cảm thấy nó cay cỡ nào .

Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 5

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn nghị luận

Đề 1 : Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.

I. Dàn ý

Mở bài : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người dân và đất nước Việt Nam luôn tự hào về Bác.

Thân bài :

– Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc :

+ Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình với dân với nước : lãnh đạo nhân dân chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

+ Bác sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, dẫn đường chỉ lối cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Bác trở thành vị Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bác cống hiến cả đời mình cho lí tưởng, cho độc lập dân tộc.

– Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về quan điểm sống, lối sống :

+ Nếp sống của Bác vô cùng giản dị, gần gũi với dân (có thể dẫn chứng bài Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng – Ngữ văn 7 tập 2).

+ Bác hi sinh tất cả, quên mình, lấy cống hiến cho đất nước làm niềm vui.

+ Bác hội tụ cả 3 yếu tố cao quý : đại trí, đại nhân, đại dũng.

– Bác là một danh nhân văn hóa thế giới : tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là nhà văn nhà thơ lớn. Có những đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.

– Tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Bác :

+ Yêu mến, khâm phục và biết ơn sâu sắc (Bác được 98% phiếu bầu Chủ tịch nước trong Cuộc Bầu cử Quốc hội đầu tiên).

+ Bác được tôn vinh là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, chiến sĩ hòa bình, danh nhân văn hóa thế giới.

Kết bài : Tên tuổi Hồ Chí Minh đem lại vinh quang cho dân tộc, đất nước Việt Nam. Các thế hệ tương lai sẽ luôn nhớ ơn và kính trọng Người, phát triển đất nước như mong ước “sánh vai với các cường quốc năm châu” của Người.

II. Bài văn mẫu

Đề 2 : Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn..). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.

I. Dàn ý

Mở bài : Trong cuộc sống quanh ta có rất nhiều gương sáng học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Những gương sáng ấy tiêu biểu cho ý chí và nghị lực vươn lên số phận.

Thân bài :

– Đưa ví dụ : Trần Bình Gấm, học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, tp HCM: gia đình nghèo, ba đạp xích lô, mẹ bán khoai luộc, bắp luộc…kiếm tiền nuôi các con ăn học. Ba bị bệnh mất, chị Gấm vừa đi học vừa bán vé số, bán khoai luộc…giúp mẹ. Chị vẫn học rất giỏi, tốt nghiệp phổ thông chị đỗ ba trường đại học, chị chọn đại học Dược. Mơ ước của chị là trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo. Ước mơ đã thành hiện thực, chị Gấm nay đã là bác sĩ chuyên ngành Lão khoa.

– Trong những năm gần đây, nhiều tấm gương vượt lên số phận đã được giới thiệu rộng rãi trên báo chí, truyền hình.

– Xúc động và khâm phục trước nghị lực vượt khó cùng khát vọng vươn lên của những con người ấy.

– Nguyên nhân : Nhờ đâu mà họ có sức mạnh vượt lên số phận ? Vì họ có ý chí nghị lực, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Nhờ vào sự động viên từ gia đình, bạn bè và xã hội.

– Trách nhiệm của mỗi người : Những người tàn tật cần được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa. Số phận là do mỗi người tạo nên, vì vậy, nếu bạn còn lành lặn, không phải đau khổ vì số phận thì hãy gắng tâm học tập, phấn đấu, học tập ý chí vượt qua số phận của những con người ấy.

Kết bài : – Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học, và những tấm gương trên là tiêu biểu. Dù hòan cảnh khó khăn nhưng họ vẫn không nản lòng.

– Những tấm gương vượt lên số phận chính mãi được mọi người yêu quý, khâm phục và kính trọng. Đừng ngại ngùng mà ngưỡng mộ, sẻ chia, giúp đỡ họ bớt đi những đau khổ, nhọc nhằn.

II. Bài văn mẫu

Đề 3 : Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,… Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

I. Dàn ý

Mở bài : Tinh thần hiếu học, vượt khó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Giới trẻ ngày nay tiếp bước cha ông, kế thừa những truyền thống quý báu ấy. Biểu hiện của sự kế thừa ấy là những tấm huy chương, những chiến thắng tại các cuộc thi trên trường quốc tế.

Thân bài :

– Tình hình đất nước Việt Nam thời đại mới : còn nghèo nàn, chưa phát triển, đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Nhưng thanh niên Việt Nam vẫn luôn khao khát, ước mơ và phấn đấu cho nước nhà.

– Những thành công đã đạt : nhiều huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ… ; giải vô địch Robocon châu Á tại Hàn Quốc năm 2004…

– Nguyên nhân thành công : được nhà nước, xã hội quan tâm, con người Việt Nam có nghị lực, quyết tâm và tài giỏi.

– Suy nghĩ của em : khâm phục, ngưỡng mộ họ, đó là những tấm gương sáng về lòng quyết tâm, nghị lực vượt lên gian khó.

Kết bài : Những thành công đó chứng tỏ con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn tiềm tàng sức mạnh vượt qua gian khó, tinh thần hiếu học khiến người ta cảm phục.

II. Bài văn mẫu

Đề 4 : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.

I. Dàn ý

Mở bài : Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu chính là việc gây ra ô nhiễm môi trường. Và một nguyên nhân to lớn gây ô nhiễm môi trường chính là việc vứt rác bừa bãi.

Thân bài :

– Nêu biểu hiện : Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Trong trường học, dù có thùng rác không xa nhưng học sinh không ngần ngại thả bao ni lông ngay sân trường hay trong ngăn bàn…. → Hiện tượng xả rác bừa bãi nơi công cộng.

– Nguyên nhân : thói quen, do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức, một phần do không có chế tài xử li nghiêm khắc.

– Tác hại : Tạo ra một thói quen xấu trong cộng đồng dân cư, gây ô nhiễm môi trường, từ đó bệnh tật phát sinh. Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ…

– Hành động : Chúng ta cần khắc phục những hành vi xấu này, trước tiên phải tự rèn luyện bản thân, hiểu rõ tác hại của hiện tượng, tiếp đó là tuyên truyền, giáo dục cho mọi người biết. Đồng thời nhà nước cũng cần có biện pháp xử lí.

Các bài văn mẫu lớp 9: Viết tập làm văn số 5:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: