Soạn Văn 9 Bài Viết Số 3 Đề 2 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Bài Viết Số 2 Đề 3

[Văn 8] Bài viết số 2 đề 3

Tớ chỉ có đề 2 thui : các bạn xem đỡ , nếu thấy hay thì nhớ thanks : ĐỀ 2 : Dòng sông lớn dần theo năm tháng Người lái đò tuổi bạc thời gian Đưa người khách sang sông Đưa khát vọng vào bờ Nhưng biết bao giờ, Người khách Quay đầu ngó lại ?!

Là người Việt Nam, ai cũng nhớ nằm lòng truyLà người Việt Nam, ai cũng nhớ nằm lòng truyền thống tôn sư trọng đạo mà cha ông ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Thầy cô là người chắp cánh cho ước mơ của chúng ta bay cao, bay xa, cho chúng ta hành trang tri thức vào đời và trở thành người hữu ích cho xã hội. Ngày 20 -11, ngày vui của hàng triệu nhà giáo trên đất nước Việt Nam và cũng là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mình. Hôm nay đi học về, em bị mệt, lên giường nằm, trằn trọc mãi mà hôk ngủ đc. Bỗng dưng em nghĩ đến ngày mai- ngày 20/11…và nghĩ về cô Nếucó ai hỏi em người phụ nữ thân nhất của em là ai??? Em sẽ hôk ngần ngại mà nói đó hôk pải mẹ, chỵ gái hay bà em, mà là cô. Người đã luôn bên em trong suốt 2 năm học qua. Cùng em bước đi trong suốt 2 năm học cấp 3.( năm nay nữa là 3). Với em cô vừa là cô vừa là người mẹ thứ 2 của em. Cô còn nhớ hôk cô. Cái hôm trước đại hội chi đoàn lớp ngày, cô đã mắng em vì tội mặc quần bò với cả áo phông cổ rộng( Sai đồng phục) cô bít hôk lúc đó e tức lắm, thậm chí em đã ghét cô. Hum đó cô bảo em đi cùng xe với cô, đến nhà cô Huệ cô nhỷ Thấy cô nói chuyện, em cũng thấy thích thích, rồi dần dần em đã lấy hết can đảm nói chuyện với cô…Thời gian cứ thế trôi đi. Cô đã cùng em bước tiếp trong suốt gần 3 năm. Cô đã dạy cho em thật nhiều…thật nhiều điều. Về học tập cũng như kinh nghiệm sống…để em có thể vững tin bước vào đời. Cô àh! có lẽ em sẽ hôk bao giờ quên được cô_ người mẹ thứ 2 đã dìu dắt em suốt mấy năm qua. Em sẽ nhớ về cô-“cô còi” của e. Năm 11, em thật nghịch pải hôk cô. Giờ nghĩ lại em thấy mình có lỗi với cô quá. Em vẫn còn nhớ như in. Hôm đó, lúc em xuống văn phòng nhận phấn cho lớp, các bạn con trai lớp 11A1 đã dùng con rắn nhựa để trêu em. Mặc dù em rất sợ rắn, nhưng em vẫn cúi xuống và cầm nó về lớp. Ban đầu em chỉ định trêu bạn Vân( vì bạn Vân rất nhát gan) lúc quay về chỗ thấy cô nằm úp mặt xuống bàn. Em đã nãy ra ý định sẽ dọa cô. Em để con rắn lên tay cô. Cô tỉnh dậy vì giật mình mà ngất đi. Em cứ nghĩ cô đùa vẫn cứ đứng cười to ơi là to. Nhưng mãi chẳg thấy cô ngồi dậy. Lúc đó em đã rât sợ. Bạn Ý vội bồng cô chạy xuống văn phòng. Em vừa chạy theo sau vừa khóc. Lúc cô tỉnh em chỉ biết lí nhí nói xin lỗi cô. Các thầy cô khác bảo nếu biết ai làm thỳ sẽ đuổi học. Lúc đó em sợ lắm. Suốt mấy ngày liền em tránh mặt cô. Em sợ cô mắng, em đã nghĩ chắc cô sẽ ghét em lắm. Sẽ cho em 1 con 0 to tướng vào sổ điểm cho đỡ ghét. Nhưng cô đã hôk làm vậy. Cô đã chủ động nói chuyện với em. Kỷ niệm đó em có lẽ em sẽ hôk bao giờ quên. Có lẽ em sẽ hôk bao gi

do toi lam roi ne.

Dàn bài nàk

Việc làm bố mẹ vui thì thiếu cha gì, nhưng ai đâu nhớ

do toi lam roi ne.

ọe đây bài văn mẫu trên mạng mà tui cần 1 bài đúng thực tế và đúng tuổi cơ đây tận lớp 11 ồy

GOOD LUCK

ღ♫ Không ai có thể vượt qua được chính mình Tuy không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn ღ♫

Soạn Bài: Viết Bài Tập Làm Văn Số 2 Lớp 9 Hay Nhất Đề 1

Trong bài tập làm văn số 2 lớp 9, các bạn có thể chọn một đề bài bất kì trong sách giáo khoa để viết bài văn tự sự. Với bài viết này, chúng tôi mang đến cho bạn bài tham khảo Viết bài tập làm văn số 2 lớp 9 đề số 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

Bài làm

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019

Tùng Anh thân mến!

Không biết khi nhận được bức thư này, cậu có ngạc nhiên không? Tớ, Long béo đây! Phải lâu lắm rồi tớ mới viết thư lại cho cậu nhỉ? Từ hồi cậu chuyển về quê, không còn ở Hà Nội tấp nập và ồn ào, cậu và tớ mỗi người đều có cuộc sống riêng và bao nhiêu công việc cần phải hoàn thành. Chúng mình không còn thời gian để gửi thư hỏi thăm nhau nữa. Thế nhưng hôm nay, khi bất chợt về thăm ngôi trường cũ, tớ bỗng thấy xốn xang, lấy vội cây bút và viết một chút gì đó cho cậu ngay, để cảm xúc lúc này không bị trôi tuột đi mất!

Tùng Anh ạ, thực ra tớ không có ý định về thăm trường một mình thế này đâu! Chiều hôm nay, lúc tớ đi đón con gái của tớ, Hà My ấy, cậu nhớ không? Nó năm nay đã lên lớp 7 rồi, thì tớ bất chợt muốn vào nhìn ngắm lại ngôi trường năm xưa mà chúng mình gắn bó trong suốt 4 năm trời. Cậu có tưởng tượng được không, đã hai mươi năm rồi tớ mới về thăm lại trường mình đấy! Mọi thứ bây giờ khác lắm, tất cả đều khang trang, sạch đẹp và rất tiện nghi. Cổng trường không còn là chiếc cổng sắt hoen gỉ, kêu “két, két” mỗi khi kéo ra kéo vào như trước kia mà thay vào đó là một chiếc cổng to rộng hơn cùng với lớp sơn bóng màu xanh lam bóng mịn. Phía trên là dòng chữ khắc tên ngôi trường cũng đẹp không kém.

Sau những điều tớ vừa kể, hẳn là cậu cảm thấy trường mình đã thay đổi hết cả rồi phải không? Thế nhưng tớ phát hiện có một thứ nó vẫn ở đó, theo chân tụi mình cho đến tận bây giờ. Đó là cây phượng vĩ ở giữa sân. Hai mươi năm về trước, nó mới là một cái cây nhỏ, mới lớn được các bác lao công vun trồng. Vậy mà giờ đây, cây phượng vĩ đã được 20 tuổi rồi, sừng sững ở đó che bóng mát cho các bạn học sinh vui chơi. Nhưng đây vẫn chưa phải điều làm tớ xúc động nhất, cậu có tưởng tượng được không, tớ đã gặp lại cô Thao – hiệu trưởng trường mình ngày xưa đấy! Cô vẫn làm hiệu trưởng của trường, chỉ có điều khuôn mặt nay đã già đi trông thấy. Tớ bước đến hỏi cô:

– Em chào cô, em là Long béo, học khóa K01 ngày xưa đây, hôm nay em về thăm trường cũ, cô vẫn khỏe chứ ạ?

Ban đầu, cô còn ngờ ngợ không nhận ra nhưng sau một hồi suy nghĩ, cô vui vẻ nói:

– À,em có phải là Long béo hay chơi với Tùng Anh, 2 đứa nghịch ngợm nhất khối đó không?

Tớ cười trừ, “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” đúng thật là đáng nhớ

Tớ và cô trò chuyện thêm một lúc thì tớ phải trở về nhà, vậy là cuộc gặp gỡ kết thúc.

Tớ chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc!

Bạn thân của cậu

Long

Nguyễn Minh Long

Đề 2 Bài Viết Văn Số 6 Lớp 9 Nghị Luận Văn Học

Đề tài người nông dân trong kháng chiến là một trong những nguồn cảm hứng bất tận của thơ văn. Có rất nhiều tác giả thành công ở đề tài này tuy nhiên viết hay viết sát nhất chỉ có thể là Kim Lân. Ông được mệnh danh là nhà văn của những người nông dân. Tác phẩm Làng của ông, với nhân vật chính là ông Hai để cho người đọc nhiều suy ngẫm sâu sắc. Những chuyển biến trong tâm lí nhân vật ông Hai cũng chính là đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam thời kháng chiến.

Truyện ngắn Làng được nhà văn sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai cùng với những diễn biến tâm lí của nhân vật thể hiện tình yêu đất nước sâu sắc.

Có thể nói nhà văn Kim Lân đã vô cùng thành công khi khắc họa thành công diễn biến tâm lí của nhân vật gắn liền với cốt truyện mang đến cho người đọc cái nhìn đa chiều nhất về chuyển biến tâm lí của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Tình yêu đất nước yêu quê hương chung thành với cách mạng với Cụ Hồ đằm thắm và mộc mạc như những gì họ thể hiện vậy.

Ông Hai là một người có tình yêu làng, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình vô cùng sâu sắc. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Chợ Dầu. Một ngôi làng từ chưa kháng chiến ông tự hào vì có cái dinh tổng đốc lớn nhất nhì nhưng sau khi cách mạng bùng nổ ông lại chuyển sang ca ngợi làng với toàn những đá xanh, cái chòi thông tin cao đến ngọn tre chiều chiều loa gọi cả làng ra nghe. Thế rồi khi có lệnh tản cư ông vì bất đắc dĩ lại phải xa làng. Thế nhưng tình yêu đó không bao giờ mất đi đến nơi tản cư thỉnh thoảng ngồi buồn ông lại nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nhớ về những người anh em đồng chí của mình.

Cái tin làng chợ Dầu đến như một cú sốc lớn trong cuộc đời của ông Hai. Nghe tin dữ ông bần thần cả người. Ông còn cố hỏi lại cho chắc hay nó chỉ là tin đồn thất thiệt. Chỉ khi nghe được câu “Chúng nó đi theo giặc hết rồi, từ thằng chủ tịch trở xuống”. Ông mới thôi hi vọng, lết từng bước nặng nhọc về đến nhà. Ông nằm vật ra đường, đau quá, nỗi đau nỗi tủi hổ như dày xéo tâm hồn ông. Ông gắt gỏng với cả người vợ của mình, mấy đứa con vì thế cũng chả dám cười đùa nữa.

Suốt mấy ngày ông chẳng dám bước chân ra cổng vì sợ. Sợ ánh mắt dị nghị, sợ chỉ chỏ của những kẻ lắm lời. Sự khinh rẻ của mụ chủ nhà có ý định đuổi cả nhà đi càng khiến tâm trạng ông Hai trở nên suy sụp. Lúc này ông chỉ biết tìm đến tâm sự với các con, như một sự an ủi cuối cùng của cuộc đời mình. Ông hỏi chúng “có yêu nước không?”, “theo ai”… Tiếng con trẻ hùng dũng hô vang “theo cụ Hồ Chí Minh muôn năm ạ”. Ông cười một cách đầy chua xót. Những đứa trẻ tội nghiệp mang tiếng con làng Việt gian của ông đây rồi, đến chúng còn biết đến theo Cụ Hồ cơ mà vậy thì nỡ cơ sự nào lại thế được.

Ngay lúc này tâm trí của ông Hai bị dày vò một cách khốn khổ, mâu thuẫn tâm lí đến mức đỉnh điểm đầy ông vào một sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Vốn trong cái tâm trí thâm căn cố đế chỉ có quê hương bởi lẽ với những người nông dân ngày xưa thì “ta về ta tắm ao ta/ dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” vậy mà ông đã phải đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn “làng thì yêu thật nhưng làng theo giặc rồi thì phải thù”.

Đến đây ông chỉ biết ôm lũ con vào lòng mà khóc, bởi ông biết rằng đó là một nỗi nhục vô cùng lớn trong cuộc đời ông. Chỉ đến khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính từ ông chủ tịch xã niềm vui mới trở về trên môi ông. Ông lật đật mua kẹo về chia cho con, rồi lại lật đật chạy sang nhà bác Thứ hàng xóm để khoe cái tin làng Chợ Dầu không theo giặc, cả làng bị đốt sạch rồi. Với người ông dân con trâu, mảnh đất là sự nghiệp của cả đời họ thế nhưng lúc này nó chẳng là gì so với tình yêu nước. Niềm tin ý chí mãnh liệt đó đã trở thành một truyền thống quý báu của toàn dân tộc ta.

Với kết cấu chuyện đơn giản xoay quanh diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai nhà văn Kim Lân đã khắc họa thành công bức tranh làng quê trong kháng chiến chống Pháp vĩ đại. Nó thể hiện niềm tin ý chí bất diệt vào Đảng vào Bác Hồ. Trở thành một trong những điểm sáng của cả dân tộc. Ông Hai đã nhận được nhiều tình cảm yêu mến của độc giả về tinh thần yêu nước sâu sắc, về diễn biến tâm lí vô cùng chân thực và thật của mình.

Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những tác phẩm vô cùng xuất sắc về đề tài người nông dân trước cách mạng. Nó chính là bức tranh sống động về tinh thần quả cảm, về ý chí mãnh liệt vào cách mạng thời bấy giờ.

Bài Viết Số 3 Lớp 9 Văn Tự Sự

A.YÊU CẦU

B.GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỞI, BÀI TẬP

– Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì “bom rơi đạn lạc” như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc – Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị “bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước… Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào “châu chấu đá xe”, Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.

Xe dừng bánh,cả doanh trại bộ đội rộng lớn,sạch sẽ,ngăn nắp hiện ra trước mắt.Hội trường trang hoàng lộng lẫy,các bác các chú quân phục chỉnh tề,gương mặt rạng rỡ,tự hào.Chúng em quây quanh các chiến sỹ áo xanh,mặt các bạn hớn hở, hãnh diện lạ thường!Chúng em hỏi các chú nhiều chuyện lắm,cả về lịch sử ra đời ngày 22/12 nữa.Giờ thì chúng em đã biết:Bác Hồ chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân vào ngày 22/12 chúng tôi sau đó đội đánh thắng 2 trận liên tiếp tại Phăy Khắt,Nà Ngần…Đội ngày càng lớn mạnh và được đổi tên thành QĐND Việt Nam.Và từ đó lấy ngày 22/12 làm ngày truyền thống.Bây giờ thì em đã hiểu lịch sử ra đời của ngày 22/12,hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc ta.Càng hiểu em càng thấy trân trọng và muốn khắc ghi vào tiềm thức đển nhớ về một thời kì hào hùng với những con người quả cảm của một đất nước bé nhỏ mà kiên cường…