Soạn Văn 9 Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 3 / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 9: Viết Bài Tập Làm Văn Số 3

Soạn Văn 9: Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

Soạn Văn: Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự Đề 1: Kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.

Mở bài:

– Trong cuộc sống, ai cũng đã từng mắc sai lầm.

– Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.

Thân bài:

– Một hôm đến nhà bạn học nhóm, tôi vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn

– Tôi cầm lên tay, đấu tranh nội tâm nên xem hay không?

– Cuối cùng sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem – Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?…

– Kể lại tâm trạng: Tôi hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn hóa của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).

Kết bài:

– Tình cảm với người bạn sau sự việc ấy.

– Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.

Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Mở bài:

– Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.

– Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm.

Thân bài:

– Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…)

– Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, …)

– Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:

+ Những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: Sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.

+ Tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ.

– Những suy nghĩ của bản thân.

Kết bài:

– Chia tay người lính lái xe.

– Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.

Đề 3: Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.

Mở bài:

– Giới thiệu về không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm.

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

+ Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm)

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc ra sao? Suy nghĩ sau đó: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đọi nhân dân Việt Nam (22 – 12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Mở bài:

– Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.

– Em thay mặt các bạn phát biểu ý kiến.

Thân bài:

– Địa điểm của cuộc gặp gỡ? Cuộc gặp gỡ đó diễn ra như thế nào?

– Tại buổi gặp đó, em đã phát biểu những suy nghĩ gì?

+ Về những gian khổ, khó khăn, vất vả của thế hệ cha anh.

+ Về tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất của thế hệ cha anh.

+ Niềm tự hào về thế hệ cha anh.

+ Trách nhiệm của bản thân với đất nước.

Kết bài:

– Cảm nhận về cuộc gặp gỡ.

– Bài học cho bản thân.

Soạn Văn 8: Viết Bài Tập Làm Văn Số 3

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 3 - VĂN THUYẾT MINH (Làm tại lớp) ĐỀ BÀI THAM KHẢO Để 1. Thuyết minh về kính đeo mắt. Đề 2. Thuyết minh về cây bút máy hoặc cây bút bi. Đề 3. Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến. Đề 4. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. BÀI LÀM THAM KHẢO Đề 1. Thuyết minh về kính đeo mắt "Từ khi ra đời còn chưa được ưa chuộng, trải qua nhiều thế kỉ, ngày nay, kính mắt đã trở thành phục trang quen thuộc, và phổ biến với mọi người. Cặp kính đầu tiên ra đời ở Ý vào năm 1260. Nhưng trong xã hội bấy giờ chỉ có các thầy tu và giới quý tộc biết đọc mà họ lại không thấy mặn mà với kính. Kể từ khi ra đời, cặp mắt kính luôn được cải tiến để phù hợp và tiện lợi hơn cho người sử dụng. Ban đầu, khi mới được phát minh, thiết kế của kính chỉ có độc cái mắt kính nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó, người Tây Ban Nha đã dùng dây ruy-băng buộc cặp mắt kính vào hai tai để tránh cho nó khỏi nghịch ngợm mà "nhảy dù" khỏi hai mắt của người sử dụng, nhưng cái sáng kiến ấy chẳng bao giờ được chấp nhận vì trông nó thật quá tạm bợ. Mãi đến năm 1730, Edward Scarllet - một chuyên gia quang học người Luân Đôn - mới sáng kiến ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Nhiều người cho rằng Tổng thống Mĩ Benjamin Franklin là người đã phát minh ra kính đa tròng nhưng thực tế, ông chỉ là người đưa ra ý tưởng. Vào năm 1780, vì mệt mỏi với việc cứ phải thay kính mắt liên tục, ông đã yêu cầu một người thợ cắt mắt kính làm hai phần để có thể nhìn -lên nhìn xuống mà không phải thay kính. Dù đã được phác thảo trước đó bởi danh họa Leonardo da Vinci nhưng phải mãi tới năm 1827, công nghệ kính áp tròng mới thực sự bắt đầu do ý tưởng mài mắt kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt. Những phát minh ấy đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nếu tìm hiểu kĩ, ta sẽ thấy được sự đa dạng của kính mắt từ chất liệu cấu thành đến các phụ kiện đi kèm. Mắt kính được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thủy tinh, nhựa, polycarbonate, polarized, propionate... Ngoài ra, mắt kính còn được áp dụng nhiều công nghệ như. xử lí tia cực tím, tráng chông xước, tráng gương, tráng phản quang, công nghệ đổi màu, mắt kính có màu nhuộm... nên khi mới ra đời mắt kính ít được biết đến và càng hiếm người sử dụng nó. Đã thế, kính mắt chẳng thuộc một tôn giáo nào và cũng chẳng là của ăn hay dùng được mà lại là một phát minh của khoa học trong khi ở thời Trung cổ mê muội thì những phát minh đa phần bị phản đọì hoặc lờ toẹt đi. Kính mắt thuộc về trường hợp thứ hai. Ngay cả những người cần kính để đọc thì cũng hiếm lúc mang nó ra ngoài. Khi khoa học thường bị coi là ma quỷ và những nhà khoa học luôn đồng nghĩa với các thầy phù thủy thì mạng sống 1'à thứ không thể đem ra thách thức hay đùa giỡn chỉ bằng một cặp kính mắt. Nhưng không phải ai cũng như người Anh và Pháp, khăng khăng rằng kính mắt chỉ nên đeo ở nhà, những người Tây Ban Nha tin rằng kính mắt khiến họ trở nên quan trọng, đáng kính hơn và biến nó thành một biểu tượng của giới học giả và thầy tu. Nhờ vậy, kính mắt ngày càng được nhiều người biết tới và dần dần trở thành phổ biến như hiện nay. Gọng kính cũng là một thế giới chất liệu rất phong phú. Nhựa là chất liệu phố biến nhất vì nó không những rẻ mà còn tạo ra những biên độ vô cùng sáng tạo. Tuy thế, cũng còn rất nhiều các chất liệu khác có thể làm thành gọng kính với những ưu điểm khác như: laminatezyl, acetate, propionate, titanium, beryllium, thép không rỉ, ticral, flexon, scandium, monel, đồng thiếc nguyên chất, bạc, vàng,... Đi theo các cặp mắt kính ấy còn có nhiều phụ kiện đa dạng như: dây đeo, nước rửa kính, khăn lau kính, kẹp kính, bao kính,... Tất cả góp phần tạo nên một thế giới kính mắt phong phú và hấp dẫn mọi người. Kính có thể được chia thành nhiều loại như kính thuốc, kính râm, ■ kính thời trang,... Kính thuốc là loại kính dùng cho người có bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị; kính lão hay để bảo vệ mắt khi đọc sách nhiều và làm việc lâu bên máy vi tính. Với từng loại và mức độ bệnh của mắt mà kính có độ dày, độ cong và cấu tạo khác nhau hay thiết kế phù hợp để điều chỉnh khoảng cách tốt nhất, tránh cho người sử dụng bị mỏi mắt, căng thẳng khi phải tập trung quá lâu vào một điểm. Trong họ nhà kính, kính râm được sử dụng phổ biến nhất nhưng lại có tuổi đời trẻ nhất, mãi đến năm ,1752 nó mới ra đời. Kính râm giúp cho mắt đỡ bị mỏi và bị chói do ánh nắng gay gắt ngoài trời. Kính thời trang luôn là mặt hàng không thể thiếu trong các hiệu kính. Các mắt kính luôn được thay đổi theo thời gian, chúng được thay đổi thành nhiềụ kiểu dáng và chất liệu khác nhau, được nhuộm màu sắc phù hợp với sở thích của mỗi người sử dụng. Tuy vậy, các kính vẫn phải đạt tiêu chuẩn là ngăn chặn được ít nhất 70% tia UVB và 60% tia UVA. Trên các khung kính đều có in các con số' chỉ cỡ của thấu kính, cỡ của cần mũi và chiều dài của-càng kính. Mỗi người có một cỡ đầu nhất định nên cũng có rất nhiều số đo khác nhau. Càng ngày, xã hội càng phát triển với các xu thế thời trang hiện đại và các cặp mắt kính vẫn là một phục trang đóng góp một phần không nhỏ vào dòng chảy ấy." (Khúc Mai Thương, lớp 8A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) (Theo Hướng dẫn Tập làm văn 8 - Vũ Nho Chủ biên) Đề 3. Thuyết minh về đôi dép lốp. Thời nay, kể cả khi tiết kiệm được đưa lên hàng đầu thì cũng không có ai có ý định sử dụng loại dép lốp xưa đã dùng. Đơn giản vì chúng cần sự thoải mái và tiện lợi. Đó cũng là một nhu cầu chính đáng. Còn những chiếc dép lốp xưa tuy tiết kiệm nhưng đi thì không dễ chịu chút nào. Thế nhưng loại dép tái chế ấy lại giúp ích rất nhiều cho nhân dân ta thời xưa. Đó là một loại dép có quai mà nhân dân ta thường sử dụng trong thời gian khó khăn, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chông ngoại xâm. Đây là một loại sản phẩm tái chế mang tính tiết kiệm cao. Quy trình làm dép khá đơn giản. Từ những chiếc lốp cao su lớn không còn sử dụng, người ta tách lấy từng lớp cao su mỏng, cắt theo hình dáng bàn chân người và theo nhiều kích cỡ lớn nhỏ. Trên lớp đế cắt được, người ta xuyên bôn lỗ nhỏ ở đầu và bốn lỗ khác lớn hơn một chút ở đuôi để xỏ dây làm quai dép. Dây quai dép được làm bằng loại cao su tốt hơn, chắc hơn đế dép. Bốn dây cao su nhỏ, chắc được xỏ bắt chéo vào dép. Hai quai đầu ôm khít lấy phần mũi chân, còn hai quai sau vòng ôm lấy phần cổ chân. Vậy là ta có một đôi dép lốp (hay còn gọi là dép cao su). Loại dép này khá tiện dụng trong thời bấy giờ. Những chiếc dép làm ra giúp ta không bỏ phí những vật dụng còn dùng được. Hơn nữa, do được làm hầu hết từ các sản phẩm phế liệu nên giá của những đôi dép lốp rất rẻ, phù hợp với mức sống thời ấy. Những đôi dép này khá bền, chắc, sử dụng được trong một thời gian dài. Sự bền chắc đó còn phù hợp với những chuyến hành quân hay sơ tán của quân và dân ta trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, những đôi dép lốp này còn là hình ảnh nhắc nhở mọi người cần tiết kiệm và sáng tạo hơn trong đời sông. Nó giúp họ thấm nhuần một đạo lí: không có gì là không còn sử dụng được mà nó chỉ là không còn được dùng cho mục đích ban đầu mà thôi. Điều ấy rất quan trọng bởi nó giúp chúng ta vừa tiết kiệm vừa sử dụng tiện lợi trong sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu. Những đôi dép này có rất nhiều công dụng tốt nhưng cũng có một số bất tiện. Ví dụ như ở phần cấu tạo, được làm bằng cao su, những dây quai dép chỉ được luồn vào trong đế rồi nhờ lực đàn hồi của cao su dính chặt vào dép. Do đó, đi vào nơi ẩm ướt, dép rất dễ bị trơn trượt và quai dễ bị tuột. Do đó mỗi người, đặc biệt là các chiến sĩ khi hành quân đều phải đem theo một que tre mỏng đế' rút lại dây dép. Tuy nhiên nhược điểm đó không lấn át được những cái tốt mà nó đem lại. Những đôi dép lốp là những sản phẩm tiết kiệm mà bộ đội và nhân dân thường dùng xưa kia. Hình ảnh những chiếc dép cao su ấy dường như đã đi kèm với hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ như khi sinh ra nó đã vốn thế. Trong lịch sử, chiến thắng lẫy lừng của chiến dịch Điện Biên Phủ, những chuyến hành quân vượt dãy Trường Sơn đánh Mĩ luôn có dấu chân những đôi dép lốp đơn sơ quen thuộc. Đôi dép ấy như trở thành hình tượng về sự giản dị, mộc mạc của người chiến sĩ. Ngay trong hành lang của vị Chủ tịch nước cũng có đôi dép cao su. Hình ảnh quen thuộc đó càng tôn thêm vẻ đẹp giản dị nhưng cao quý trong tâm hồn Bác. Ngày nay, "Đôi dép Bác Hồ" ấy đã trở thành một kỉ vật thiêng liêng, vô giá của dân tộc ta. Hàng triệu người trong và ngoài nước thuộc nhiều dân tộc, nhiều màu da, khi vào viếng Bác đã nhìn thấy đôi dép ấy được đặt trong hộp kính để dưới chân Người. Bác cùng đôi dép lốp của mình đã in dấu ấn sâu đậm trong văn và âm nhạc. Lời của một bài hát viết về đôi dép ấy thật ngọt ngào và lắng đọng: "Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ Bác đi từ ở Chiến khu Bác về Phô" phường, trận địa, nhà máy, đồng quê Đều in dấu dép Bác về, Bác ơi..." Trong lịch sử dân tộc ta, chiếc dép lôp bé nhỏ ấy đã xuất hiện một cách đầy tự hào như thế đó. Ngày nay, khi cuộc sống thay đổi, chúng ta gần như không thấy ai- đi dép lốp nữa. Thế nhưng mọi người sẽ luôn nhớ về nó như một vật dụng thân thiết và hình ảnh của một thời lịch sử gian khổ hào hùng. (Nguyễn Ngọc Thủy, lớp 8A1, Trường THCS Ngõ Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) (Theo Hướng dẫn Tập làm văn - Vũ Nho Chủ biên) Đề 4. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. "Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được, và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi cho tương lai". Đó là lời của cố học giả Nguyễn Hiến Lê mà người viết bài này muốn gửi đến các bạn trẻ và những ai quan tâm đến việc bảo vệ kho tàng văn hóa dân tộc. Khi tìm đọc "văn học sử Việt Nam", chiếc áo dài đã ghi lại rất nhiều nét đan thanh không những qua ca dao tục ngữ mà còn qua điêu khắc, hội họa, kịch nghệ, văn chương và âm nhạc. Ngược dòng thời gian tìm về nguồn cội, chiếc áo dài Việt Nam đầu tiên với hai tà áo thướt tha bay lượn đã được tiền nhân ghi khắc trên cổ vật, như trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ... từ trên ba ngàn năm trước. Áo dài Việt Nam quả đã có một quá trình đi sát với lịch sử dân tộc để lắm phen khóc cười theo mệnh nước nổi trôi. Trải qua cả mười thế kỉ bị Trung Hoa đô hộ - một Trung Hoa vĩ đại về mọi phương diện - rồi ngót một thế kỉ dưới ách thông trị của Pháp - quốc gia đứng hàng đầu về thời trang quốc tế - tà áo dài Việt Nam vẫn uyển chuyển tung bay, biểu dương tinh thần bất khuất, đặc tính thích nghi với hoàn cảnh, và khiếu thẩm mỹ của người Việt. Dưới thời kì bị Trung Hoa đô hộ, dân ta đã bao phen bị người Tàu ra lệnh dồng hóa: Đàn ông phải dóc tóc bím đuôi sam, đàn bà phải cắt tóc ngắn và mặc quần thay vì mặc váy, mọi người phải để răng tráng không được nhuộm... Nhưng những cố' 'vật tiền nhân để lại cho thấy người Việt xưa vẫn búi tóc, vẫn mặc áo dài và váy. Chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà, các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài, về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thủng. Cố' nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thay đổi và vạt con nằm dưới vạt trước là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nốì với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người theo quan niệm Nho giáo': Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Áo ngũ thân không những tôn vinh giá'trị cao quý của người nữ trong gia đình cũng như xã hội, mà còn gói ghém nhân sinh quan của dân tộc: Con người nhờ cha mẹ sinh dưỡng, khi thành nhân có cha mẹ người bạn đời cùng che chở bao bọc là tứ thân phụ mẫu, luôn tôn trọng đạo làm người và giữ lòng nhân ái, ăn ở có nhân nghĩa trên kính dưới nhường, biết nơi trọng chỗ khinh, biết suy luận tính toán và giữ vững niềm tin nơi người. Áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là Quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng màu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. [...] chiếc áo dài cách tân được hoan nghênh nhiệt liệt trong Hội chợ Nữ công Đà Nẵng năm 1934 với gian hàng phụ nữ có các bà các cô đứng bán mứt bánh và đồ thêu, đan, đoan trang hiền thục dịu dàng với áo màu quần trắng tóc búi lỏng hoặc vấn trần hay vấn khăn nhung. Tới nay, chiếc áo dài dung hòa được mới với cũ để tôn vinh những nét đẹp của người phụ nữ và tìm được nhân dáng chính xác, để đứng vững từ đó đến bây giờ. Suốt cả ba thập niên sau đó, chiếc áo dài không có gì thay đổi lớn ngoại trừ cổ áo lúc thấp, khi vuông lúc tròn, khi kín lúc hở, chiều dài cũng lên xuống khi mini lúc maxi, gấu áo cũng khi lớn lúc nhỏ, vòng eo có khi rộng lúc thắt chặt. Chiếc quần thay đổi từ kiểu cẳng què qua đáy giữa, lưng từ to bản luồn giải rút đổi sang lưng nhỏ luồn dây thun rồi đổi già nút, và sau cùng là khóa kéo kiểu Tây phương, trong khi ông quần cũng theo thời khi chân voi lúc ống túm. [...] Nữ sinh Việt Nam trước năm 1975 đến trường đều thường là "áo trắng học trò", nhưng thứ hai chào cờ phải mặc đồng phục: Áo trắng nữ sinh Đồng Khánh Huế, áo lam Hà Nội, áo xanh da trời Trưng Vương, áo hồng Gia Long... những mầu áo thơ mộng đã một thời lên hương qua thơ, nhạc. Một điều ghi nhận là sau khi không còn thể chế quân chủ, hầu hết các cô dâu đều mặc quốc phục áo dài có khoác một áo phụng rộng may theo kiểu mệnh phụ hoặc áo hoàng hậu, và đội khăn vành xanh hoặc vàng. Ý hẳn đó là ngày nàng trở thành một bậc mệnh phụ và bước lên ngôi hoàng hậu trong cuộc đời của chàng vậy. [...] Những chiếc áo dài Việt Nam dù với màu sắc đậm chói hay dịu mát, may bằng vải thô sơ'hay tơ gấm lụa là, vạt áo có ngắn cũn cũng chỉ tiếp nhận tinh hoa mà gạn lọc cặn bã, tô bồi thêm nét đẹp mà vẫn giữ cá tính độc lập. Áo dài Việt Nam là niềm kiêu hãnh của người Việt Nam. Chính vì vậy mà người Việt Nam vẫn yêu quý tà áo Việt." (Trần Thị Lai Hồng) Đề 4. Giới thiệu về trang phục truyền thống của dân tộc. Áo dài Việt Nam. - "Dù ở đâu, Pari, Luân Đôn hay những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phô', sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi!". Đã từ lâu áo dài là hình ảnh thân quen trong cuộc sông, là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ, vẻ đẹp-Việt Nam. Cho đến nay, vẫn chưa ai biết được nguồn gốc xuất xứ của chiếc áo dài. Nhưng theo truyền miệng và một số báo chí thì lịch sử áo dài có từ thế kỉ XVIII. Thời đó chúa Nguyễn Phúc Khoát có ý định thay đổi đời sống cho người dân, bắt đầu từ trang phục. Bởi ông nghĩ rằng, trang phục là vật dụng để đánh giá thẩm mĩ, phẩm chất của. một con người. Từ nền tảng áo dài của phụ nữ Chăm, kết hợp với lại váy xẻ hai tà của Thượng Hải (Trung Quốc) và một số hoa văn, chi tiết của áo các dân tộc khác, chiếc áo dài đã ra đời. Và đến năm 1934, nhà may Cát Tường đã cho ra mắt bộ áo dài mang nhãn hiệu Le Mur. Thập niên những năm 1930, họa sĩ Lê Phó" đã cải tiến chiếc áo dài Le Mur thành chiếc áo dài có hình dáng gần giông với áo dài Việt Nam ngày nay. Đến thời vua Bảo Đại (1935), chiếc áo dài được chuyển đổi thành áo dài ngũ thân. Hình dáng như áo dài nhưng kết hợp với áo tứ thân mớ năm mớ bảy. Do không phù hộ với cuộc sông của nhân dân nên đã mất dần. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài truyền thống bị trôi nổi theo từng giai đoạn lịch sử. Cổ áo dài vẫn tồn tại và phát triển đến tận bây giờ. Nói chung, chiếc áo dài có ba thời kì lịch sử chính. Thời kì thứ nhất: áo dài truyền thống: làm từ vải trắng hay vải nhung pha màu với cách may cổ điển, lấy theo mẫu phương Tây. Tay áo phồng, áo Cổ hở tròn, tay áo hơi bó, thân áo gần như suôn, quần thì miền Bắc màu trắng còn miền Nam màu đen. Thời kì thứ hai: áo dài tân thời (gần như áo dài hiện đại): cổ cao, bó, vạt áo khá rộng, thân áo may lượn theo cơ thể, vạt áo khá dài, mặc áo rộng và thường được may bằng vải lụa trắng, the. Thời kì thứ ba: áo dài hiện đại: đó là chiếc áo ngày nay như chúng ta nhìn thấy và chất liệu là bao gồm gần như tất cả các loại vải: gấm, nhung, the, lụa, thổ cẩm với đủ màu sắc. Để may một chiếc áo dài cũng thật kì công như chính giai đoạn phát triển của nó. Đầu tiên, ta phải biết chọn loại vải đẹp, phù hợp với màu da và khuôn mặt. Ta có thể tìm đến những địa chỉ như: lụa Hà Đông, Vạn Phúc. Sau đó, ta đặt may chiếc áo phù hợp với vóc dáng của cơ thể. cổ áo phải may cao khoảng lcm bằng hồ cứng, tay áo hơi bó, suôn dần xuống bàn tay. Áo phải chia thành hai phần vạt trước và vạt sau. Để ghép nốì hai mảnh lại với nhau, phải có đường may mềm mại, uôn lượn theo thân thể. Tránh để đường may thô, tạo cảm giác cứng nhắc, khó chịu. Nách áo dài cần được may thật cẩn thận đến từng chi tiết. Các khuy áo cần phải có độ chính xác, tránh lộ ra phía ngoài. Đôi khi muôn có được chiếc áo dài thêm phần lộng lẫy, người may còn đơm thêm những họa tiết trang trí. Nếu biết tuân thủ những chi tiết đó, chắc chắn ta sẽ có một chiếc áo dài tuyệt đẹp. Có rất nhiều nơi may áo và sản xuất áo dài nổi tiếng như: Hà Nội (phô' Cầu Gỗ), Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến những nơi đó, bạn có thể may cho mình một bộ áo dài đẹp. Đã từ lâu, chiếc áo dài không còn chỉ như trang phục hằng ngày. Nó đã thật sự tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ về mặt hình thể. Chiếc áo dài được may uốn lượn, làm nổi bật lên vẻ đẹp hết sức uyển chuyển của người phụ nữ. Mặc chiếc áo dài, trông người phụ nữ thật duyên dáng. Nhìn những em bé mũm mĩm mặc áo dài màu sắc, trông thật rực rẻr, đáng yêu. Những nữ sinh trong trang phục áo dài trông thật trong sáng, hồn nhiên khiến ai cũng phải ngước nhìn mà lòng xao xuyến. Đến người già' cũng có thể mặc áo dài. Mặc những chiếc áo dài màu nhung đen với hình họa nổi bật, trông họ thật đẹp lão. Chiếc áo dài thực sự dành cho mọi lứa tuổi. Áo dài được xem là trang phục truyền thống của nước ta không chỉ vì vẻ đẹp hình thức của nó mà bởi áo dài thực sự đã tôn vinh, thế' hiện vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp tinh thần của dân Việt. Phụ nữ mặc áo dài trông vừa kín đáo, duyên dáng vừa trang trọng, lịch sự. Áo dài thực sự đã tôn thêm nét nữ tính của người phụ nữ. Bởi vậy mà chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam." {Theo Lê Thị Hoa, Phạm Thị Loan, Lê Thị Tân Hảo - Sđd) - "Không những là một trang phục truyền thống được người Việt Nam tôn vinh và sử dụng rộng rãi mà áo dài còn được nhiều người nước ngoài ưa chuộng. Những người bạn phương Tây rất thích áo dài Việt Nam bởi chất liệu đẹp, hoa văn đẹp và kiểu dáng cũng thật độc đáo. Nhìn thấy các bạn nước ngoài mua áo dài Việt Nam đem về làm kỉ niệm, ta có thể biết chắc chắn rằng, chiếc áo dài chính là cầu nối của Việt Nam với các bạn nước ngoài. Đốì với họ, áo dài là kỉ niệm, là hình ảnh, là vẻ đẹp Việt Nam. Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại, người phụ nữ có thể có nhiều trang phục khác, đẹp và phụ hợp với sở thích, hoàn cảnh sử dụng nhưng chiếc áo dài vẫn rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Vào mỗi dịp lễ tết hay ngày kỉ niệm lớn phụ nữ đều mặc áo dài trong thật duyên dáng và trang trọng. Ớ nơi công sở, chị em phụ nữ cũng thường mặc áo dài tạo vẻ đẹp tự tin và lịch sự. Trong nhiều cuộc thi người đẹp, hoa hậu Việt Nam thì trình diễn áo dài luôn được chọn là phần thi quan trọng nhằm giữ gìn và tiếp tục phát huy vẻ đẹp áo dài truyền thông và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Để duy trì và tiếp tục phát triển nét đẹp truyền thống này, nhiều Việt kiều cũng hay mặc áo dài để luôn nhớ về đất nước, quê hương với tà áo dài thân thương. Quả thực, chiếc áo dài Việt nam đã trở thành biểu tượng hết sức cao quý của người phụ nữ, là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và của thế giới cần được gìn giữ. Dù mai đây chiếc áo dài có thay đổi, cách tân hay có những trang phục khác thời trang hơn thì không gì có thể sánh bằng chiếc áo dài Việt. Áo dài thật xứng đáng là nét đẹp Việt Nam!" (Sà/ làm của học sinh, có sửa chữa) {Theo Lê Thị Hoa, Phạm Thị Loan, Lê Thị Tân Hảo - Sdd)

Soạn Văn Lớp 9 Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 1

Soạn văn lớp 9 bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh ngắn gọn hay nhất : Đề 1 Cây lúa Việt Nam Đề 2 Cây … ở quê em Đề 3 Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em. Đề 4 Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh của quê em.

Câu hỏi bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh tập 1 trang 42

Đề 1 Cây lúa Việt Nam

Đề 2 Cây … ở quê em

Đề 3 Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.

Đề 4 Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh của quê em.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh

Trả lời câu 1 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh trang 42

Dàn ý

Mở bài : Giới thiệu chung về sự gắn bó cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam (có thể dẫn thêm ca dao, tục ngữ về cây lúa).

Thân bài :

– Khái quát vai trò quan trọng của cây lúa với nền nông nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu mà còn là truyền thống.

– Đặc điểm cây lúa :

+ Sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước.

+ Thân cây thẳng, nhỏ và dài, cao chừng 60 – 80cm.

+ Cấu tạo : rễ, thân, ngọn.

– Phân loại : có hai loại là lúa nếp (nấu lên dẻo và mềm) và lúa tẻ (là hạt lúa làm nên bữa cơm hàng ngày, khi nấu sẽ nở ra).

– Cách trồng lúa :

+ Gieo giống : hạt lúa sau khi ngâm ủ kĩ càng được gieo mọc thành mạ.

+ Cấy lúa : cấy mạ xuống đất (đất đã ngập nước được một thời gian để đất mềm), phù hợp với giống cây ưa nước.

+ Chăm sóc : thường xuyên thăm lúa để phát hiện sâu, chuột,… Giai đoạn này đôi khi gặp phải mưa bão sẽ rất vất vả.

+ Gặt lúa : khi lúa trĩu bông chín vàng thì gặt về và phơi phóng, bảo quản.

– Sản phẩm từ cây lúa :

+ Lương thực thiết yếu.

+ Làm nên nhiều đặc sản vùng miền các nơi : các loại bánh, cốm, cơm lam,…

+ Lá, thân lúa làm rơm rạ, thức ăn trâu bò…

+ Là gương mặt nông thôn Việt, là tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.

Kết bài : Cây lúa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.

Bài văn mẫu 1

Nước Việt Nam ta hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước. Khoảng 90% dân số nước ta sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Trong đó, cây lúa đóng vai trò chủ yếu. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người và cây lúa gắn bó với nhau keo sơn bền chặt. Mồ hôi con người rơi đổ xuống từng luống cày mới lật, thấm vào từng tấc đất cho cây lúa ươm mầm vươn lên mượt mà xanh tốt. Đi từ Bắc chí Nam, dọc theo đường quốc lộ hay ven những rặng núi, những dòng sông, bao giờ ta cũng cũng thấy những cánh đồng lúa xanh tận chân trời hoặc vàng thắm một màu trù phú. Cây lúa là người bạn của con người, là biểu tượng của sự no ấm phồn vinh của đất nước.

Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Muốn lấy hạt gạo bên trong, con người phải trải qua nhiều công đoạn: gặt lúa, trục lúa về, phơi cho hạt thật khô. Sau đó đổ lúa vào trong cối, dùng chày mà giã liên tục cho lớp vỏ trấu bong tróc ra. Kế tiếp phải sàng sảy để lựa ra hạt gao chắc mẩy… Sau này, máy móc đã thay dần cho sức người, năng suất tăng dần theo thời gian, nhưng ở những vùng cao người ta vẫn dùng chày để giã gạo. Tiếng chày “cụp, cum” văng vẳng trong đêm gợi lên một cuộc sống lao động thanh bình mang đậm bản sắc riêng của người dân Việt.

Cây lúa ở nước ta có rất nhiều giống nhiều loại. Tuỳ vào đặc điểm địa lý từng vùng, từng miền mà người ta trồng những giống lúa khác nhau. Ở miền Bắc với những đồng chiêm trũng, người ta chọn lúa chiêm thích hợp với nước sâu để cấy trồng, miền Nam đồng cạn phù sa màu mỡ hợp với những giống lúa cạn. Ở những vùng lũ như Tân Châu, Châu Đốc, Mộc Hoá, Long Xuyên người ta chọn loại lúa “trời” hay còn gọi là lúa nổi, lúa nước để gieo trồng. Gọi là lúa “trời” vì việc trồng tỉa người nông dân cứ phó mặc cho trời. Gieo hạt lúa xuống đồng, gặp mùa nước nổi, cây lúa cứ mọc cao dần lên theo con nước. Đến khi nước rút, thân lúa dài nằm ngã rạp trên đồng và bắt đầu trổ hạt. Người dân cứ việc vác liềm ra cắt lúa đem về.

Ngày nay, ngành nghiên cứu nuôi trồng phát triển đã cho ra đời nhiều loại lúa ngắn ngày có năng suất cao như NN8, Thần Nông 8, ÔM, IR66…

Theo điều kiện khí hậu và thời tiết nước ta, cây lúa thường được trồng vào các vụ mùa sau: miền Bắc trồng vào các vụ lúa chiêm, lúa xuân, miền Nam chủ yếu là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu. Các loại lúa ngắn ngày thường không bị ảnh hưởng bởi vụ mùa.

Cây lúa đã mang đến cho dân ta hai đặc sản quí từ lâu đời. Đó là bánh chưng, bánh giầy và cốm. Bánh chưng bánh giầy xuất hiện từ thời Hùng Vương, biểu tượng cho trời và đất. Người Việt ta dùng hai thứ bánh này dâng cúng tổ tiên và trời đất vào những dịp lễ tết. Nó trở thành đặc sản truyền thống của dân tộc Việt.

Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này sang đời khác đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Nhắc đến cốm, không đâu ngon bằng cốm làng Vòng ở gần Hà Nội.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Bài văn mẫu 2

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

Lúa là loại cây lương thực truyền thống của người nông dân Việt Nam, đi dọc khắp mọi miền Tổ Quốc không khó để bắt gặp hình ảnh những cánh đồng lúa rộng mênh mông thẳng cánh cò bay bởi đất nước ta là đất nước có một nền văn minh lúa nước.

Trong khi ở Châu Âu là cây lúa mì thì ở Châu Á lúa nước là cây lương thực chính. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương nhân dân ta đã biết trồng lúa. Từ đó, nghề trồng lúa được truyền từ đời này qua đời khác và trở thành ngành nông nghiệp chính của nước ta.

Lúa thuộc loài thân thảo. Lá lúa dài trông giống như lưỡi kiếm, gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Lúa là loại cây có rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất bùn để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Khi đến “thì” lúa sẽ lên đòng rồi nở ra hoa lúa. Hoa lúa tự thụ phấn thành những hạt thóc. Khi chín lúa sẽ từ màu xanh ngả sang màu vàng, đến lúc này người nông dân đã có thể thu hoạch những bông lúa trĩu nặng mà họ dày công chăm sóc.

Để trồng được ra cây lúa, người nông dân phải làm rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn giống, rồi ngâm ủ với nước cho giống nảy mầm. Sau đó, người nông dân sẽ đem ra ngoài ruộng gieo thành từng luống mạ. Chờ mạ lớn được khoảng 20 – 25cm, sẽ được nhổ lên để cấy thành hàng. Từ đó cây lúa sẽ lớn, đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông và kết thành những hạt thóc căng mẩy. Ở miền Bắc, người nông dân thường hay trồng lúa theo 2 vụ là vụ chiêm vào những ngày đầu xuân năm mới và vụ mùa trong cái nắng của những ngày hè, còn ở miền Nam 1 năm có 3 vụ lúa.

Lúa được phân ra làm hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ, trong hai loại đó lại có rất nhiều loại lúa khác nhau. Từ thời Hùng Vương, gạo nếp đã được Lang Liêu dùng để làm bánh chưng, bánh giày dâng vua Hùng. Ngoài ra gạo nếp còn được làm thành rất nhiều món ăn ngon thuyền thống khác như gạo nếp non dùng để làm cốm đã được nhà văn Thạch Lam giới thiệu trong bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”, hay còn có những gói xôi, bánh tẻ, bánh đúc,… mang những hương vị hết sức quen thuộc. Nếu gạo nếp được dùng làm ra nhiều loại bánh thì gạo tẻ được sử dụng hàng ngày, đó chính là những bát cơm trắng thơm, dẻo. Có thể nói lúa làm phong phú thêm bản sắc ẩm thực văn hóa Việt Nam

Lúa không chỉ cho ra những hạt gạo dinh dưỡng mà thân lúa cũng được sử dụng cho gia súc ăn hoặc phơi khô dùng làm chất đốt.

Ngày nay, Việt Nam ta đã nhập khẩu được các loại lương thực khác nhưng lúa vẫn là cây lương thực chính của nước ta. Không chỉ là loài cây lương thực dinh dưỡng mà lúa còn gắn liền với hình ảnh làng quê, hình ảnh người nông dân Việt Nam “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để tạo ra “hạt ngọc” của thiên nhiên.

Bài văn mẫu 3

Ông cha ta xưa đã từng có câu:

Trời mưa cho lúa thêm bông

Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền

Là một nước có nền văn hóa nông nghiệp, nên lúa nước là một loài cây vô cùng quan trọng đối với nhân dân ta. Cây lúa gắn bó, gần gũi với đời sống nhân dân hàng ngày, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về giá trị, ý nghĩa của nó.

Cùng với ngô, sắn, khoai tây và lúa mì, lúa là một trong năm loại lương thực chính của thế giới. Có nhiều giả thuyết cho rằng, lúa châu Á có nguồn gốc tổ tiên là loài cây hoang dại, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Bởi vậy, Việt Nam ta chính là một trong những nơi đầu tiên có lúa trên trái đất. Ngoài ra giống lúa châu Phi, được thuần hóa từ 3500 năm trước công nguyên. Còn riêng cây lúa đối với Việt Nam đã xuất hiện từ thời văn hóa Phùng Nguyên khoảng 3500 – 2500 TCN, vào khoảng thời gian này người ta đã tìm thấy công cụ trồng lúa nước. Đến thời đại Văn Lang Âu Lạc thì nền nông nghiệp lúa nước của ta đã phát triển rực rỡ.

Lúa là loài thực vật nhóm cỏ, đã được con người thuần dưỡng hàng nghìn năm nay. Lúa có độ cao từ từ 60 – 80 cm, thân từ 2 – 3cm, lá lúa dẹt, mỏng và dài. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau lúa sẽ có màu sắc lá thay đổi. Lúa là loại dễ chùm, thường được trồng ở những vùng nước, ngoài ra cũng có loại lúa trồng cạn, nhưng loại này ít phổ biến hơn. Lúa cần ngập một phần trong nước để đảm bảo luôn có lượng nước cần thiết cho chúng phát triển và hạn chế sự phát triển các loài cỏ dại. Ngoài ra ở một số vùng nước cao cây lúa có thể cao từ 1m đến 1m8, loại này được gọi là lúa nổi, thân chúng dài như vậy để tránh úng nước, dẫn đến thối, hỏng. Lúa không cần các loài côn trùng, hay các tác nhân như gió để thụ phấn, mà chúng là loại tự thụ phấn, sau khi thụ phấn phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng, qua thời gian sẽ đông đặc lại và có màu trắng sữa, khi đó chúng đã trở thành hạt gạo, chờ ngày chín để gặt đem về. Lúa được chia làm hai loại: lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp có mùi thơm hơn, thường để đồ xôi, làm bánh; còn lúa tẻ là cây lương thực chính hàng ngày của người dân Việt Nam. Trong lúa tẻ lại được chia làm nhiều tiểu loại, với từng đặc trưng riêng.

Cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Là loại lương thực phổ biến ở các nước châu Á, duy trì sự sống, sinh trưởng của con người. Dù trong những bữa cơm đơn sơ, đạm bạc hay cầu kì đắt đỏ cũng không thể thiếu đi bát cơm trắng, thơm, dẻo ngọt. Không chỉ vậy, lúa con là loại lương thực xuất khẩu chủ lực của một số nước như: Thái Lan, Việt Nam,… đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Cây lúa không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người, mà trở thành mặt hàng xuất khẩu, đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, cho đất nước.

Không chỉ vậy, mọi bộn phận của lúa đều được tận dụng, thân của chúng sau khi gặt về cho trâu bò ăn hoặc làm chất đốt. Vỏ trấu dùng làm chất đốt thay củi. Như vậy, có thể thấy, ở nông thôn cây lúa có vai trò cực kì quan trọng.

Không chỉ đem lại cho con người cuộc sống no ấm, đầy đủ mà cây lúa còn là biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam – văn minh lúa nước. Là biểu tượng cho người nông dân cần cù, mộc mạc, hiền làng chăm chỉ:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm mô hạt đắng cay muôn phần

Ngoài ra, sự phát triển của cây lúa không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống kinh tế, xã hội mà nó còn có giá trị lịch sử. Bởi sự phát triển của cây lúa gắn liền với quá trình lịch sử nước ta, in những dấu ấn không thể phai mờ trong các thời kì lịch sử đầy thăng trầm. Chắc hẳn chúng ta vẫn không quên sự tích Bánh chưng bánh giày với chàng Lang Liêu cần cù, chịu khó được thần giúp đỡ tạo nên hai thứ bánh: bánh chưng – tượng trưng cho đất, và bánh giầy tượng trưng cho trời. Chỉ một hạt gạo bé nhỏ nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa, giá trị đối với đời sống tâm linh Việt Nam.

Lúa là loại lương thực phổ biến không chỉ của các nước châu Á mà đã trở thành lương thực của quan trọng của toàn thế giới. Cây lúa ngày càng khẳng định vững chắc hơn nữa, vị trí, vai trò của mình. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển, diện tích đất nông nghiệp, trong đó có diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp, cần có những biện pháp tích cực để đảm bảo diện tích trồng lúa, bởi đó cũng chính là cách đảm bảo an ninh lương thực.

Bài văn mẫu 4

Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt nam. Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh – nền văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau.

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới.

Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”, “hạt gạo”. Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Đối với người Việt nói riêng hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..

Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.

Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng “ngồi” được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã “xanh đầu”. Mạ cũng có “gan”. “Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập “gan” thì dảnh mạ sẽ “chết”.

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay “đứng chân”. Cũng như chữ “ngồi” ở trên, chữ “đứng chân” rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã “đứng chân” được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách “đẻ nhánh”. Nhánh “con” nhánh “cái” thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa “đang thì con gái”, thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn “tròn mình”, “đứng cái” rồi “ôm đòng”. Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ / Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị “nghẹn”. “Nghẹn” là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng…

Ngoài ra cũng có thể bị “ngã”, bị “nằm” lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị “ngã” non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa “nằm” dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi “nhe răng cười” ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt, hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

Bài văn mẫu 5

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”,”hạt gạo”.

Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..

Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.

Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng “ngồi” được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã “xanh đầu”. Mạ cũng có “gan”. “Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập “gan” thì dảnh mạ sẽ “chết”.

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay “đứng chân”. Cũng như chữ “ngồi” ở trên, chữ “đứng chân” rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã “đứng chân” được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách “đẻ nhánh”. Nhánh “con” nhánh “cái” thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa “đang thì con gái”, thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn “tròn mình”, “đứng cái” rồi “ôm đòng”. Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị “nghẹn”. “Nghẹn” là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng…

Ngoài ra cũng có thể bị “ngã”, bị “nằm” lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị “ngã” non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa “nằm” dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi “nhe răng cười” ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước – nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

Bài văn mẫu 6

Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Đất nước Việt Nam – cái nôi của nền văn minh lúa nước, bên mỗi xóm thôn bản làng, những cánh đồng xanh thẳm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây lúa xanh tươi.

Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính trong ươm mầm từ những hạt thóc vàng căng mẩy. Hạt thóc ngâm nước ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sếch sang trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba con còn theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm.

Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mẹ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải chịu cảnh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín bốn xung quanh bờ thửa ngăn cho cái rét không làm lạnh chân mạ.

Nắng hửng trời quan, bà già mùa đông mệt mỏi đi nghỉ ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành, bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về bó mạ:

Vừa bằng thằng bé lên ba Thắng lưng con cón chạy ra ngoài đồng Thế là người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần những cánh đồng đất ải trắng trước đây đã thành những ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên dưới bàn tay chăm sóc nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. Rì rào rì rào… lúa thì thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió, sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc du dương:

Việt Nam đất nước quê hương tôi Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi Đồng xanh lúa rập rờn biển cả… Chẳng mấy mốc ba tháng nông nhàn đã qua, lúa vào đòng làm hạt, mùi thơm của lúa nếp, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng người ta chỉ thấy một màu vàng rực tươi rói, những bông lúa hạt đều tăm tắp uốn cong như lưỡi câu báo hiệu một mùa vàng bội thu. Ngày mùa cả làng quê toàn màu vàng, ngoài đồng lúa vàng xuộm, dưới sân rơm và thóc vàng ròn, chú cún vàng nhảy nhót lăng xăng như chia sẻ cùng chủ. Ai mà chẳng vui khi thành quả lao động của mình đến ngày được gặt hái.

Cứ thế một hay hai vụ lúa trở thành cây lương thực chính của người nông dân. Vụ chiêm xuân từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5; vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Cây lúa đã đem đến cho đất nước một nguồn thu lớn, mỗi hécta cho ba tấn thóc, không chỉ là cung cấp lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước mà nó còn là nguồn xuất khẩu gạo. Chúng ta tự hào có những cánh đồng lúa thóc quê hương như cánh đồng năm tấn ở Thái Bình, Đồng Tháp Mười ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Năm tháng trôi qua bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước chẳng thế mà nó được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật quý.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh trang 42

Dàn ý tương tự Đề 1. Bài văn mẫu

Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.

Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…

Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.

Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh trang 42

Dàn ý

Mở bài : Giới thiệu chó là loài động vật thông minh và tình cảm, là loài vật nuôi quen thuộc trong rất nhiều gia đình.

Thân bài :

– Đặc điểm, hình dáng : có 4 chân, lớp lông tùy từng loại mà có sự khác nhau, cơ thể chó dài và to, chiếc mõm dài thường hay lè lưỡi, đặc biệt chó có 3 mí mắt…

– Đặc tính :

+ Quá trình phát triển : mang thai trong bụng mẹ 60 – 62 ngày, sau 4 tuần tuổi có thể có 28 chiếc răng.

+ Tai và mũi cực thính, nhưng thị giác lại rất kém. Chó có 2 lớp lông, răng sắc nhọn, chạy rất nhanh

+ Đặc điểm sống : các tập tính, thói quen.

+ Vô cùng trung thành với chủ.

– Vai trò :

+ Trông giữ nhà cửa.

+ Thú cưng của con người.

+ Chó nghiệp vụ phục vụ điều tra.

Kết bài : Đánh giá chung về loài chó.

Bài văn mẫu – Con chó

Trong các loài vật nuôi nhà thì chó được coi là một loại vật nuôi được tất cả mọi người lựa chọn để chông nhà. Con chó từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành của con người và hiện nay còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành cảnh sát và bảo vệ an ninh. Một chú chó cưng trong nhà là một sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết tất cả các gia đình.

Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 15. 000 năm vào cuối Kỷ băng hà Tổ tiên của loài chó là chó sói. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơ Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói là một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước. Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng hà, cách đây khoảng 40. 000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà.

Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng 60 đến 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận được 35. 000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém,chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.

Người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi – người 30, và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó bằng 4 năm tuổi người. Ngày nay, nhu cầu nuôi chó cảnh đang được phát triển nên những giống chó nhỏ hoặc chó thông minh được nhiều người chơi quan tâm đến. Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi chó là con vật thủy chung, gần gũi với con người. Chó giúp con người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt, và được coi là con vật trung thành, tình nghĩa với con người.

Chó là một loài động vật rất thông minh trong tất cả mọi công việc. Có thể nói chó là một loài động vật không bao giờ phản bội chúng ta và là một người bạn đồng hành của con người trong tất cả mọi hoàn cảnh.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh trang 42

Dàn ý

Mở bài : Giới thiệu về di tích, thắng cảnh đó và nét đặc sắc mà em muốn nói tới : vẻ đẹp thiên nhiên của chùa Hương.

Thân bài :

– Giới thiệu chung về vị trí địa lí của toàn bộ khu vực chùa Hương.

– Dãy núi đá vôi tồn tại từ hơn 200 triệu năm mang vẻ đẹp kì thú với những tên gọi mang tính bí ẩn (Núi Long. Ly, Quy, Phượng…)

– Suối không sâu nhưng quanh co uốn lượn bồng bềnh.

– Động thực vật phong phú ,quý hiếm tạo nên môi trường sinh thái độc đáo, đa dạng.

– Các hang động huyền bí, ảo diệu.

– Những ngôi chùa đầy màu sắc tâm linh.

→ Khu thắng cảnh chùa Hương được hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời, có núi sông, có hang động có chùa chiền. Một khung cảnh kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Kết bài : Cảm nghĩ của em (tự hào về di tích, thắng cảnh).

Bài văn mẫu – Đền Mẫu Thủy

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng nói:

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Hai tiếng “Việt Nam” chất chứa hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước để hình thành nên bốn ngàn năm văn hóa, văn hiến của dân tộc. Trong kho tàng văn hóa ấy, một nét đẹp tín ngưỡng tâm linh đã ăn sâu bám rễ trong tâm thức của người Việt đó là tục thờ Mẫu – một loại hình tín ngưỡng thờ Tam Tứ phủ, phản ánh tư duy nông nghiệp lúa nước và hướng tới truyền thống đạo lí tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” đối với các vị anh hùng có công bảo vệ biên cương bờ cõi nước Việt. Và một trong các trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu là ngôi đền linh thiêng cổ kính mang tên “Đền Mẫu Thủy Linh Từ”.

Ngôi đền Mẫu Thủy Linh Từ nằm ở phía Nam Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, tọa lạc tại một cánh đồng chiêm trũng Trôi Ao Sen thuộc phủ Hoài Đức xưa, nay là địa phận thuộc thôn Nội – Đức Thượng – Hoài Đức – Hà Nội. Đây là một ngôi đền cổ được bao bọc xung quanh là đầm phá ao sen rộng lớn của hệ thống ven sông Hồng. Qua thời gian năm tháng, được sự bồi tụ của sông mà dần dần hình thành nên đồng bằng ngày nay.

Đền gắn liền với sự tích Mẫu Thủy đền Giẻ Trôi Ao Sen mang đậm màu sắc huyền thoại gắn liền với sự sùng bái tự nhiên ( Mẹ trời, mẹ đất, mẹ nước…) của cư dân nông nghiệp thời thượng cổ. Vào thời Lê Trung Hưng (khoảng đầu thế kỉ XVII) tại làng Nội thôn có một người con gái tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp tên là Nguyễn Thị Tại, vì mến mộ đức hạnh của nàng mà Nguyễn Như – một chàng trai hào phú cùng làng khôi ngô, tuấn tú đã lấy về làm vợ. Ở đầu làng là một vùng đầm phá ao sen bốn mùa bát ngát, hương thơm ngào ngạt, các thanh niên trai tráng trong làng đều thường ngày ra đây bắt cá làm cơm, lấy nước về ăn… và khi muốn đi chợ phố Bến (chợ Phùng) thì phải đi qua Cống Đá nơi này.

Vào một hôm nọ, nàng cùng ba người bạn đi chợ qua đây thì khi về trời nắng gắt bỗng nổi can qua, trời đất mịt mù, gió xoáy dựng nước thành cột lướt qua đoàn người. Thoáng chống mưa tạnh, trời quang thì nàng biến mất. Hai người bạn sợ hãi chạy về báo tin để cho mọi người đi tìm kiếm. Nhưng tìm mãi, tìm mãi mà không thấy đâu, ai cũng bụng bảo dã chắc nàng đã bị nước dữ cuốn trôi mất.

Ba năm sau, bỗng nàng trở về nhưng lại bụng mang dạ chửa, gia đình chồng và làng xóm xung quanh gặn hỏi nhưng nàng không nói nửa lời. Thấm thoát thời gian qua đi, nàng sinh hạ ra một cái bọc lạ, bên trong là một đôi rắn có mào đỏ, vừa ra khỏi bụng mẹ, đôi rắn lớn nhanh như thổi, dài bằng ba đòn gánh, to như ống trát mạ, ai lấy đều kinh hồn bạt vía. Lúc ấy, nàng mới bộc lộ tâm sự của mình: ngày ấy, vì mến mộ tài sắc Vua Thủy Tề dưới Long cung đã bắt nàng về làm vợ. Sống dưới thủy cung, dù được sống trong cung vàng, điện ngọc, cá tôm hầu hạ nhưng quanh năm thương nhớ chồng con, quê nhà trốn cũ trên trần. Vì thế, vua Thủy Tề đã trả về quê cũ. Trước khi đi, ngài có rặn rằng: ” Trên đó ta có một hành cung tọa lạc trên lưng rùa nổi giữa đầm sen, nay giao cho nàng cai quản; còn mọi điều mắt thấy tai nghe dưới thủy cung không được tiết lộ kẻo rước họa vào thân…”. Nói đoạn, ngài sai Ngư Long rẽ nước đưa nàng trở về quê nhà.

Vừa kể đến đây thì nàng lăn đùng ra chết. Tương truyền là khi được trả về trần gian, nàng đã buộc phải ngậm một chiếc lá thần ở cổ họng, nếu làm lộ chuyện dưới thủy cung thì sẽ chết ngay tức khắc khi dao cứa vào cổ.

Vì cảm thương cho thân phận bất hạnh của một kiếp hồng nhan, làng trên xóm dưới, kể cả chức sắc trong làng cùng làm ma chay cho nàng. Mộ nàng đặt tại xứ Hương Thị bên Đầm Sen, chỉ sau một đêm đã đùn thành một gò lớn, tục gọi là Gò Lăng. Trên mộ có ghi “Thủy thần điểm huyệt” nhắc tới đôi rắn (được gọi là Ông Cộc, ông Dài) đưa đường chọn huyệt táng. Dân làng suy tôn nàng làm Mẫu Thủy và lập đền thờ trên đảo Rùa Nổi quanh năm hương khói phụng thờ.

Lạ thay, dù ngôi đền nằm giữa vùng đầm nước mênh mang nhưng mưa to đến mấy cũng không ngập nổi. Mực nước càng dâng cao bao nhiêu thì ngôi đền và khu Gò Lăng càng nổi lên cao bấy nhiêu. Vì thế, đền Giẻ ( đền Mẫu Thủy) nay còn được gọi là “Đền Bong Bóng”.

Kiến trúc của ngôi đền hiện giờ được xây dựng theo hình chữ “Đinh”. Từ cổng Tam quan đi vào 50m, bên tay trái là Đảo Phật Bà với bức tượng Đức Mẹ Quan Âm Đại Sĩ hiền từ, một tay bấm khuyết cầm cành liễu, một tay cầm bình cam lộ trang nghiêm, thanh tịnh. Vòng qua đảo đi sâu vào trong khoảng 100 bước là tới chính cung, hai bên tả – hữu là gian nhà thờ Thần thổ địa, thần cai quản bản đền. Bên trong nội cung chính là gian thờ Mẫu Thủy (âm đọc chệch là Mẫu Thoải) với đôi câu đối cổ ca ngợi đức hạnh của ngài:

“Quốc sắc khuynh thành thiên hạ hữu

Nữ trung chính trực thế gian vô”

Dịch:

“Người đẹp nghiêng nước, nghiêng thành thì có thừa

Người phụ nữ trung trinh, tiết hạnh thì khó thấy”

Phía bên trái của gian thờ Mẫu là gian thờ Chúa bà sơn trang, cai quản mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể với bức đại tự có đề “U hiển sơn lâm” (Rừng núi linh thiêng bí ẩn); bên trái là ban thờ Trần Triều tức Đức vua cha Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn – một vị đại tướng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược với hào khí Sát Thát, Đông A uy dũng bốn phương. Bên trên cửa võng có bức đại tự “Trần Triều hiển thánh”, bên dưới có đôi câu đối:

“Đức đại an dân thiên cổ thịnh

Công cao hiển thánh vạn niên trường”.

Tạm dịch:

“Đức lớn an dân nghìn năm còn mãi

Công cao hiển thánh mãi mãi muôn đời”

Ở giữa ban thờ công đồng Đình thần Tam Tứ phủ là cây hương đá cổ cùng bốn trụ đá được phát lộ năm 1998, có niên đại cách chúng ta ngày nay trên dưới 1000 năm lịch sử.

Lễ hội hằng năm của Đền được tổ chức vào ngày 21 tháng 2 âm lịch, tương truyền là ngày Mẫu được trả về trần gian và ngày 22 tháng 8 âm lịch tương truyền là ngày Vua cha Bát Hải Động Đình (tức là vua Thủy Tề) đón Mẫu về làm vợ. Lễ hội được tổ chức trọng thể thu hút hàng trăm, hàng nghìn khách thập phương tứ xứ mọi nơi về lễ bái, hầu đồng lấy lộc cầu may. Các trò chơi dân gian trong lễ hội cũng được diễn ra hết sức sôi động như: kéo co, đi cầu khỉ, bịt mắt đập niêu…và đặc biệt là cuộc chơi thi thooirr cơm và hát quan họ trên thuyền rồng. Bởi tương truyền rằng, khi Mẫu được trả về trần gian, vua Thủy Tề đã cho Ngư Long làm hiển hoa thành thuyền rồng, cùng các nàng tiên cá hóa phép làm người cưỡi rồng theo hầu cơm nước và hát tiễn Mẫu lên trần.

Đền Mẫu Thủy Linh Từ là một trong các ngôi đền cổ kính, linh thiếng thờ Mẫu Thoải – một vị Mẫu trong hàng tứ phủ có nhiệm vụ coi sóc, trị thủy miền sông nước. Đây là ngôi đền duy nhất trong các ngôi đền trên cả nước có Lăng mộ Mẫu Thoải và hiện vẫn còn rất nhiều các dấu tích gắn liền với truyền thuyết của Mẫu Thủy vùng Trôi Ao Sen như: Đền thờ, Cống Lửi ( nơi Mẫu bị vua Thủy Tề bắt đi), Gò Dương Vó ( dấu tích của gót ngựa Thánh Gióng đi qua)… Với tất cả những yếu tố trên Đền xứng đáng với danh hiệu “Đệ Tam Quốc Mẫu Linh Từ”, là một trong các trung tâm tâm linh linh thiêng nhất cả nước, chung đúc khí thiêng của ngàn năm văn hóa dân tộc Việt Nam!.

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 1, giải ngữ văn lớp 9 tập 1, soạn văn lớp 9 bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh siêu ngắn

Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 6 Lớp 9

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 lớp 9

Bài Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 thuộc: Bài 23 SGK ngữ văn 9

Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp?

Đề 1: Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng).

DÀN Ý

I. Mở bài:

Giới thiệu đoạn trích Trong lòng mẹ, nhân vật bé Hồng và tình mẫu tử thống thiết.

II. Thân bài:

– Nêu tình cảnh éo le, đáng thương của mẹ con chú bé Hồng.

– Tình yêu mẹ của bé Hồng sâu sắc, thể hiện qua thái độ phản ứng lại khi người cô đã nói xấu mẹ Hồng và nhất là ở tình cảm sung sướng, hạnh phúc mãnh liệt của bé khi gặp lại mẹ.

– Suy nghĩ của em về khát vọng được sống với mẹ của trẻ em.

III. Kết bài:

– Nêu nhận định, đánh giá chung về tình mẫu tử thống thiết của bé Hồng ở đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.

Trong mỗi chúng ta có lẽ “tình mẫu tử” vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được đền đáp, Hồng đã ở “trong lòng mẹ”.

Chú bé Hồng – nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác”. Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.

Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.

– Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mặt rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười “rất kịch” của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.

Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.

Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những cổ tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: “Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.

Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.

Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ”Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.

Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lâu nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.

Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.

Trong giây phút này, Hồng như sống trong “tình mẫu tử” hạnh phúc ấy. Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi – Hồng không nghĩ đến nó nữa…

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.

Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!

Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp?

“Làng quê” – hai tiếng thật êm đềm và thân thuộc biết bao. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ hướng ngòi bút của mình về giếng nước, gốc đa, con đò,… hướng về người nông dân thật thà, chất phác. Kim Lân là một trong những nhà văn viết truyện ngắn và khai thác rất thành công về đề tài này. Truyện ngắn “Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học