Soạn Văn 9 Bài Tổng Kết Về Ngữ Pháp Violet / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Tổng Kết Về Ngữ Pháp (Tiếp Theo)

Soạn bài Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)

C- THÀNH PHẦN CÂU I. Thành phần chính và thành phần phụ

Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh, diễn đạt được một ý trọn vẹn

+ Chủ ngữ: thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi: Ai, cái gì, con gì?

+ Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian

– Thành phần phụ của câu:

+ Trạng ngữ: đứng đầu, cuối, giữa câu nhằm nói lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích… diễn ra sự việc ở trong câu

+ Khởi ngữ: thường đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài của câu nói, có thể thêm quan hệ từ về, đối với vào trước

Câu 2 (trang 145 sgk ngữ văn 9 tập 2)

a, Có lẽ: thành phần tình thái

b, Ngẫm ra: thành phần tình thái

c, Dừa xiên thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp … vỏ hồng: thành phần phụ chú

d, Bẩm: thành phần gọi – đáp

– có khi: thành phần tình thái

e, Ơi: gọi – đáp

D. CÁC KIỂU CÂU I. Câu đơn

Câu 1 (trang 146 sgk ngữ văn 9 tập 2)

a, Những nghệ sĩ// không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói điều gì mới.

CN VN

b, Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtoi cho nhân loại

CN VN

c, Nghệ thuật

CN VN

d, Tác phẩm

CN VN

e, [Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi Anh

CN VN

Câu 2 (trang 147 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Những câu đặc biệt được sử dụng:

a, Có tiếng nói xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ….

b, Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!

c, Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên.

II. CÂU GHÉP

Câu 1 (trang 147 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Các câu ghép trong đoạn trích:

a, Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

b, Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.

c, Ông lão vừa nói vừa chằm chằm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng

d, Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ

e, Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách trả cho cô gái

Câu 2 (trang 148 sgk ngữ văn 9 tập 2)

(a): Quan hệ bổ sung

(b): Quan hệ nguyên nhân

(c) : Quan hệ mục đích

Câu 3 (trang 148 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép

a, Quan hệ tương phản

b, Quan hệ bổ sung

c, Quan hệ điều kiện – giả thiết

Câu 4 (trang 148 sgk ngữ văn 9 tập 2)

∗ Quan hệ nguyên nhân ⇔ điều kiện

Vì quả bom tung lên và nổ trên không, (nên) hầm của Nho bị sập.

Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập.

Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.

∗ Quan hệ tương phản ⇔ nhượng bộ

Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập.

Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.

Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.

III BIẾN ĐỔI CÂU

Câu 1 (trang 149 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Câu rút gọn:

– Quen rồi.

– Ngày nào ít: ba lần.

Câu 2 (trang 149 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Các câu vốn là một bộ phận của câu đứng trước tách ra:

a, Và làm việc có khi suốt đêm.

b, Thường xuyên.

c, Một dấu hiệu chẳng lành.

Câu 3 (trang 149 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Câu bị động:

– Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.

– Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua khúc sông này.

– Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước khác nhau.

IV NHỮNG KIỂU CÂU ỨNG VỚI MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP KHÁC NHAU

Câu 1 (trang 150 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Câu nghi vấn:

Ba con, sao con không nhận? ( dùng để hỏi)

– Sao con biết là không phải? (dùng để hỏi)

Câu 2 (trang 151 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Câu cầu khiến:

– Ở nhà trông em nhá! (Ra lệnh)

– Đừng có đi đâu đấy. (Ra lệnh)

b,

– Thì má cứ kêu đi. (Dùng để yêu cầu)

– Vô ăn cơm! (Dùng để mời)

Câu 3 (Trang 151 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích có hình thức câu nghi vấn.

Nó được dùng để bộc lộ cảm xúc, điều này được xác nhận trong câu đứng trước của tác giả: ” Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên“

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bài Soạn Lớp 9: Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo)

1. Ôn lại các cách phát triển của từ vựng. Vận dụng kiến thức đã học để điền nội dung thích hợp vào các ô trống theo sơ đồ sau:

Các cách phát triển từ vựng gồm có hai cách:

Phát triển nghĩa của từ

Phát triển số lượng từ ngữ:

2. Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên.

Phát triển nghĩa cả từ:

Mắt: là một bộ phận của cơ thể người

Nghĩa phát triển: mắt na, mắt xích quan trọng,

Ngon: dùng để chỉ thức ăn.

Nghĩa phát triển: xe chạy ngon, chỗ ngồi ngon, dáng người hơi bị ngon.

Phát triển số lượng từ:

Tạo từ ngữ mới: siêu thị, phần mềm, chát, sách đen, sách đỏ, điện thoại di động, , khả thi, kinh tế tri thức, ….

Vay mượn tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, e-mail, ra-đi-ô, a-xít, sô-cô-la

3. Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?

Không có ngôn ngữ nào mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ. Vì nếu không phát triển về nghĩa, mỗi từ chỉ có mọt nghĩa sẽ không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp.

1. Ôn lại khái niệm từ mượn

Khái niệm: Từ mượn là những từ vay mượn các tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp biểu thị.

2. Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau: a. Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ. b. Tiêng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngừ khác là do ép buộc của nước ngoài. c. Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt. d. Ngày nay, vốn từ tiêng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài nữa.

Nhận định đúng là:

c. Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

3. Theo cảm nhận của em thì nhừng từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,… có gì khác so với những lừ mượn như: a-xít, ra-đi- ô, vi-ta-min,…!

Sự khác nhau đó là:

Từ xăm, lốp, bếp ga, xăng tuy vay mượn nhưng nay đã được Việt hóa hoàn toàn.

Các từ A-xít, Ra-đi-ô, Vi-ta-min là những từ vay mượn nhưng vẫn còn giữ nhiều nét ngoại lai chưa được Việt hóa hoàn toàn.

1. Ôn lại khái niệm từ Hán Việt

Khái niệm.

Từ Hán Việt là từ mượn gốc của người Hán nhưng đọc theo cách của người Việt.

Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt dùng để tạo từ ghép.

Từ ghép Hán Việt có 2 loại:

Từ ghép đẳng lập.

Từ ghép chính phụ

2. Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau đây: a. Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiống Việt. b. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán. c. Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt. d. Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.

Quan niệm đúng là: b. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

Vì: nền văn hoá và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán. Từ Hán Việt thường được dùng trong các văn bản khoa học, văn chương, chính luận, hành chính.

1. Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.

Khái niệm:

Thuật ngữ: Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường dùng trong văn bản khoa học, công nghệ.

Đặc điểm:

Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm và ngược lại

Thuật ngữ không có tính biểu cảm

Biệt ngữ: Những từ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định.

3. Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội:

Vua quan thời phong kiến: Tâu, bẩm, khanh, đại thần, thần dân, bệ hạ….

Giới kinh doanh, buôn bán: vào cầu (có lãi), móm (lỗ), sập tiệm (vỡ nợ), chát (đắt)…

Giới thanh niên: xịn (hàng hiệu), sành điệu (am hiểu), đào mỏ (moi tiền)….

1. Ôn lại hình thức trau dồi vốn từ

Các hình thức trau dồi vốn từ bao gồm:

Rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ

Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết

2. Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau: bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.

Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành

Bảo hộ mậu dịch: Bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình

Dự thảo: Văn bản mới ở dạng dự kiến, cần phải đưa ra một hội nghị để thông qua

Đại sứ quán: Cơ quan đại diện chính thứcvà toàn diệncủa một nhà nước ở nước ngoài do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu

Hậu duệ: Con cháu của người đã chết

Khẩu khí: Khí phách của con người toát ra từ lời nói

Môi sinh: Môi trường sống của sinh vật

3. Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau a. Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới. b. Ngày xưa, Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân. c. Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.

a. Từ sai: béo bổ – Những thức ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể con người

b. Từ sai:: đạm bạc – chất lượng bữa ăn không được tốt, đơn giản.

c. Từ sai: tấp nập – nhiều người qua lại, những hoạt động diễn ra không ngừng.

Soạn Bài Tổng Kết Phần Văn Học

1. Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng.

2. Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

– Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam.

– Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam.

Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:

a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.

b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.

c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.

3. Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ‎ý sau:

a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.

c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.

4. Để nắm khái quát phần văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10, có thể ôn tập theo những gợi ý‎ sau:

a) Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

b) Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh (chị) đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.

c) Nêu những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

5. Hai nội dung lớn của văn học trung đại Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.

– Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn với tư tưởng “trung quân ái quốc” và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước thể hiện rất phong phú, đa dạng, tập trung ở một số phương tiện: ‎ thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc ; lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược; tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử, biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì Tổ quốc, tình yêu thiên nhiên đất nước…

– Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân văn của người Việt Nam vừa tiếp thu tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện rất phong phú, đa dạng, tập trung ở một số nội dung: thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người…

a) Phân tích nội dung yêu nước qua:

– Thơ phú thời Lí – Trần (Vận nước của Pháp Thuận, Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn).

– Sáng tác của Nguyễn Trãi (Đại cáo bình Ngô, Cảnh ngày hè).

– Các tác phẩm viết về lịch sử (những trích đoạn từ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên).

– Các tác phẩm nghị luận (Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung).

b) Phân tích nội dung nhân đạo qua:

– Thơ (bài kệ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du).

– Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, đi sâu vào những trích đoạn đã học).

– Truyện (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ).

– Truyện thơ (Truyện Kiều của Nguyễn Du, đi sâu vào những trích đoạn đã học).

6. Phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn lớp 10 gồm một số thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học cổ đại Hi Lạp, Ấn Độ, văn học trung đại Trung Quốc, Nhật Bản, những thể loại lớn như sử thi, thơ Đường luật, thơ hai-cư, tiểu thuyết chương hồi.

Để nắm được những kiến thức cơ bản của phần văn học nước ngoài, có thể ôn tập theo những gợi ý‎ sau:

a) So sánh để rút ra vài nhận xét về sự giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thiên sử thi: Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ).

b) Những nét đặc sắc của thơ Đường về nội dung và hình thức. Nêu một số điểm mà anh (chị) cảm thấy hay nhất ở những bài thơ Đường đã học. Nêu lên những nét đặc sắc khác nhau giữa thơ Đường (Trung Quốc) và thơ Hai-cư (Nhật Bản).

c) Qua đoạn trích từ Tam quốc diễn nghĩa, nêu nhận xét về lối kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.

7. Ôn tập phần Lí luận văn học, HS cần nắm lại những khái niệm cơ bản về văn bản văn học đồng thời viết vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu, phân tích các tác phẩm văn học. HS có thể ôn tập theo những câu hỏi sau:

a) Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học là gì?

b) Nêu những tầng cấu trúc của văn bản văn học.

c) Trình bày những khái niệm thuộc về nội dung và những khái niệm thuộc về hình thức của văn bản văn học. Cho một số ví dụ để làm sáng tỏ.

d) Nội dung và hình thức của văn bản văn học có quan hệ với nhau như thế nào? Cho một số ví dụ để làm sáng tỏ.

Câu 1 trang 146 – SGK Ngữ văn 10 tập 2: Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng.

Các bộ phận của văn học Việt Nam:

⇒ Hai bộ phận văn học đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa.

⇒ Hai bộ phận văn học cũng có những đặc trưng riêng.

Câu 2 trang 146 – SGK Ngữ văn 10 tập 2: Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau:

a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại.

b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.

c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.

a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất cuatr từng thể loại.

– Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

– Các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, vè, truyện thơ, chèo.

– Đặc trưng mỗi thể loại: Xem lại bài học tuần 2 và tuần 11.

b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ.

Gợi ý: Học sinh chọn và phân tích các đoạn trích và tác phẩm theo hai luận điểm chính: nội dung và nghệ thuật.

c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.

Học sinh tự thực hiện yêu cầu này.

Câu 3 trang 147 – SGK Ngữ văn 10 tập 2: Văn học viết Việt Nam gồm: văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) và văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay (văn học hiện đại). Cần nắm được đặc điểm chung và đặc điểm riêng của văn học trung đại và văn học hiện đại theo các gợi ‎ý sau:

a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

b) Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.

c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.

a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển.

– Chủ nghĩa yêu nước.

– Chủ nghĩa nhân đạo.

b) Văn học Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến văn học nước ngoài như thế nào? Nêu một số hiện tượng văn học tiêu biểu để chứng minh.

– Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với truyền thống dân tộc:

+ Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hoá dân gian Việt Nam.

+ Chứng minh: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương… đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao; Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ mang nhiều yếu tố của truyền thuyết, cổ tích thần kì…

– Văn học viết Việt Nam tiếp biến văn học nước ngoài:

+ Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học và văn hóa Trung Hoa.

Chứng minh: Nền văn học chữ Hán thời phong kiến với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan,… Các tác phẩm viết bằng chữ Nôm cũng bị ảnh hưởng của văn hóa Hán, cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố Hán, cũng như đã kế thừa thành tựu văn hóa văn học Hán.

+ Văn học viết Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp trong thời kì chuyển từ văn học trung đại sang văn học hiện đại.

Chứng minh: phong trào Thơ mới và các thể loại văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự… với những tên tuổi tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố…

c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.

Phương diện so sánh

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

Hệ thống thể loại

– Các thể loại trong văn học Hán: Thơ đường luật, Tiểu thuyết chương hồi, cáo, hịch,…

– Thơ tự do thay thế cho thơ Đường luật

– Tiểu thuyết hiện đại kiểu phương Tây, thay thế cho tiểu thuyết chương hồi.

– Bỏ các thể văn xuôi trung đại, thay vào đó là sự ra đời của dạng văn xuôi hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, kí, phóng sự, tuỳ bút,…

– Một số thể thơ đặc trưng của dân tộc: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn xen lục ngôn, …

Câu 4 trang 147 – SGK Ngữ văn 10 tập 2: Để nắm khái quát phần văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10, có thể ôn tập theo những gợi ý‎ sau:

a) Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

b) Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh (chị) đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.

c) Nêu những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

a) Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

– Thành phần văn học viết Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XIX (văn học trung đại): văn học chữ hán và văn học chữ Nôm.

– Quá trình phát triển: 4 giai đoạn:

+ Thế kỉ X đến thế kỉ XIV.

+ Thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

+ Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX.

– Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự.

– Những đặc điểm lớn về nghệ thuật: Tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa văn học nước ngoài.

b) Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh (chị) đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.

– Những thể loại văn học trung đại đã học: Thơ chữ Hán Đường luật, thơ Nôm Đường luật, thơ Nôm Đường luật sáng tạo (thất ngôn xen lục ngôn – “Cảnh ngày hè”), phú, cáo, tựa, sử kí, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, ngâm khúc, thơ Nôm lục bát, thơ Nôm song thất lục bát.

– Đặc điểm chủ yếu của một số thể loại:

+ Chiếu: loại văn bản do nhà vua ban lệnh cho quần thần hoặc toàn dân thiên hạ yêu cầu thực hiện một công việc nào đấy có ý nghĩa chính trị – xã hội (tương đương với công văn, chỉ thị).

+ Cáo: loại văn bản do vua ban nhằm tuyên bố trước nhân dân một vấn đề nào đấy (tương đương với tuyên ngôn).

+ Phú: loại văn viết theo luật, có vần, nhịp và đối, dùng để miêu tả, ngâm, vịnh cảnh đẹp, nhân đó ca ngợi hay ngụ ý một vấn đề nào đấy có tính xã hội hoặt triết lí.

+ Thơ Đường luật: thơ chữ Hán, có nguồn gốc từ thời Đường, tuân thủ niêm luật khắt khe, hạn chế sáng tạo nhưng mang tính thử thách nhằm sàng lọc ngôn từ của nhà thơ, gồm nhiều thể loại: thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn,…

+ Ngâm khúc: loại thơ dài, có cốt truyện nhưng không thành truyện, không phải truyện thơ, dùng để thể hiện nỗi niềm tâm sự của tác giả, thông qua hình tượng văn học.

+ Hát nói: thể loại dùng trong sân khấu, diễn xuất bằng cách đọc (nói) có nhạc điệu và ngữ điệu nhưng không phải ngâm hay hát.

c) Nêu những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

Câu 5 trang 147 – SGK Ngữ văn 10 tập 2: Hai nội dung lớn của văn học trung đại Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.

– Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn với tư tưởng “trung quân ái quốc” và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước thể hiện rất phong phú, đa dạng, tập trung ở một số phương tiện: ‎ thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc ; lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược; tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử, biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì Tổ quốc, tình yêu thiên nhiên đất nước…

– Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân văn của người Việt Nam vừa tiếp thu tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện rất phong phú, đa dạng, tập trung ở một số nội dung: thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người…

a) Phân tích nội dung yêu nước qua:

– Thơ phú thời Lí – Trần (Vận nước của Pháp Thuận, Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn).

– Sáng tác của Nguyễn Trãi (Đại cáo bình Ngô, Cảnh ngày hè).

– Các tác phẩm viết về lịch sử (những trích đoạn từ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên).

– Các tác phẩm nghị luận (Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung).

b) Phân tích nội dung nhân đạo qua:

– Thơ (bài kệ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du).

– Ngâm khúc (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, đi sâu vào những trích đoạn đã học).

– Truyện (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ).

– Truyện thơ (Truyện Kiều của Nguyễn Du, đi sâu vào những trích đoạn đã học).

a) Phân tích nội dung yêu nước qua các tác phẩm cụ thể: (Gợi ý)

– Thơ phú thời Lí – Trần: gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc, biểu hiện trên các phương diện:

+ Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc (Sông núi nước Nam, Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo, Tựa Trích diễm thi tập).

+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược (Tỏ lòng, Bình Ngô đại cáo, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn).

+ Tự hào trước chiến công thời đại và truyền thống lịch sử (Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo).

+ Ca ngợi và ghi nhớ công ơn những người đã hi sinh vì tổ quốc (Phú sông Bạch Đằng).

+ Yêu thiên nhiên, cảnh đẹp đất nước (Cảnh ngày hè).

b) Phân tích nội dung nhân đạo qua các tác phẩm cụ thể: (Gợi ý)

– Lòng thương cảm đối với số phận con người (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm).

– Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Chuyện chức phá sự đền Tản Viên).

– Khẳng định, đề cao con người trên các mặt: phẩm chất, tài năng, khát vọng chân chính (Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm).

– Đề cao quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người (Truyện Kiều).

Câu 6 trang 148 – SGK Ngữ văn 10 tập 2: Phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn lớp 10 gồm một số thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học cổ đại Hi Lạp, Ấn Độ, văn học trung đại Trung Quốc, Nhật Bản, những thể loại lớn như sử thi, thơ Đường luật, thơ hai-cư, tiểu thuyết chương hồi.

Để nắm được những kiến thức cơ bản của phần văn học nước ngoài, có thể ôn tập theo những gợi ý‎ sau:

a) So sánh để rút ra vài nhận xét về sự giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thiên sử thi: Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ).

b) Những nét đặc sắc của thơ Đường về nội dung và hình thức. Nêu một số điểm mà anh (chị) cảm thấy hay nhất ở những bài thơ Đường đã học. Nêu lên những nét đặc sắc khác nhau giữa thơ Đường (Trung Quốc) và thơ Hai-cư (Nhật Bản).

c) Qua đoạn trích từ Tam quốc diễn nghĩa, nêu nhận xét về lối kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.

a) So sánh để rút ra vài nhận xét về sự giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thiên sử thi: Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ).

Phương diện so sánh

Đam Săn (Chiến thắng Mtao Mxây)

Ô-đi-xê (Uy-li-xơ trở về)

Ra-ma-ya-na (Ra-ma buộc tội)

Đề tài

Chiến tranh mở rộng bộ tộc, bộ lạc

Ngày hội ngộ sau 20 năm xa cách do chiến tranh và lưu lạc.

Danh dự và tình yêu

Chủ đề

Ca ngợi tù trưởng anh hùng

Ca ngợi sự thông minh, lòng chung thuỷ của người vợ Pê-lê-nốp

Đề cao danh dự con người

Đặc điểm hình tượng

Người anh hùng có sức mạnh phi thường

Nhân vật có mâu thuẫn nội tâm, nhưng nổi bật là lòng chung thuỷ và sự thông minh.

Nhân vật có vẻ đẹp rực rỡ vì lòng tư trọng

Vai trò của yếu tố kì ảo

Có yếu tố thần linh (ông trời) phù trợ.

Có thần linh nhưng không xuất hiện trực tiếp

Thần lửa phù trợ

b) Những nét đặc sắc của thơ Đường về nội dung và hình thức. Nêu một số điểm mà anh (chị) cảm thấy hay nhất ở những bài thơ Đường đã học. Nêu lên những nét đặc sắc khác nhau giữa thơ Đường (Trung Quốc) và thơ hai-cư (Nhật Bản).

– Những nét đặc sắc của thơ Đường:

+ Nội dung: quan tâm đến hai đề tài chính là thiên nhiên và thế sự, qua đó bộc lộ tư tưởng nhân đạo, tư tưởng trung quân ái quốc, cùng những tấm lòng vì nước vì dân…

+ Về nghệ thuật: thơ Đường có những quy định nghiêm ngặt về niêm, luật; nghệ thuật đối đã được đẩy lên mức độ cao nhất; thi pháp thơ Đường cũng đạt đến trình độ phát triển rất cao, từng là mẫu mực cho thơ phương Đông trong nhiều thế kỉ.

– Nét đặc sắc khác nhau giữa thơ Đường và thơ hai-cư:

Phương diện so sánh Thơ Đường Thơ hai-cư

– Đề tài: thiên nhiên và thế sự

⇒ Bộc lộ tư tưởng nhân đạo, tư tưởng trung quân ái quốc, tấm lòng vì nước vì dân,…

– Ghi lại một cảnh vật đơn sơ

⇒ Gợi cho người đọc liên tưởng, suy tư về một triết lí nào đó.

– Thi pháp đạt trình độ cao, là mẫu mực thơ phương Đông

– Không tả, chỉ gợi, dựa trên các phạm trù thẩm mĩ thẫm đẫm Thiền tông: vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng,…

c) Qua đoạn trích từ Tam quốc diễn nghĩa, nêu nhận xét về lối kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.

Đoạn trích Hồi trống cổ thành cho thấy:

– Nghệ thuật kể chuyện của Tam quốc diễn nghĩa rất hấp dẫn vì tạo ra những mâu thuẫn có kịch tính cao độ. Nếu cuộc đoàn viên giữa hai anh em Quan Công và Trương Phi mà diễn ra trong yên bình thì không có chuyện gì để kể. Chỉ vì sự hiểu nhầm, chỉ vì cá tính của Trương Phi, và quan trọng hơn là vì tình cảm giữa họ thật sự là tình cảm của những anh hùng thượng nghĩa nên đã đẩy kịch tính của màn đoàn viên lên mức độ cao hơn.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa mang tính cổ điển ở chỗ tính cách các nhân vật thường được đẩy tới những thái cực, với các mặt tương phản rõ rệt. Cho nên, cá tính của Trương Phi và Vân Trường đều được khắc hoạ một cách rất nổi bật.

Câu 7 trang 149 – SGK Ngữ văn 10 tập 2: Ôn tập phần Lí luận văn học, HS cần nắm lại những khái niệm cơ bản về văn bản văn học đồng thời viết vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu, phân tích các tác phẩm văn học. HS có thể ôn tập theo những câu hỏi sau:

a) Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học là gì?

b) Nêu những tầng cấu trúc của văn bản văn học.

c) Trình bày những khái niệm thuộc về nội dung và những khái niệm thuộc về hình thức của văn bản văn học. Cho một số ví dụ để làm sáng tỏ.

d) Nội dung và hình thức của văn bản văn học có quan hệ với nhau như thế nào? Cho một số ví dụ để làm sáng tỏ.

a) Những tiêu cí chủ yếu của văn bản là gì?

– Văn bản ấy phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

– Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.

– Văn bản được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng: truyện, thơ, kịch,…

b) Nêu những tầng cấu trúc của văn bản văn học.

Những tầng cấu trúc của văn bản văn học gồm: ngôn từ, hình tượng và hàm nghĩa.

c) Trình bày những khái niệm thuộc về nội dung và những khái niệm thuộc về hình thức của văn bản văn học. Cho một số ví dụ để làm sáng tỏ.

– Các khái niệm thuộc về nội dung:

+ Đề tài: lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Ví dụ: đề tài của Số đỏ là cuộc sống của tư sản thành thị đầy rẫy những sự lố lăng và bệnh hoạn được che phủ bên ngoài lớp sơn của văn minh Âu hóa.

+ Cảm hứng nghệ thuật: nội dung, tình cảm chủ đạo của văn bản. Ví dụ: Cảm hứng nghệ thuật trong Số đỏ là cảm hứng phê phán, lên án, trào phúng.

– Các khái niệm thuộc về nội dung:

+ Ngôn từ: lớp vỏ bên ngoài của tác phẩm, bao gồm các đơn vị âm thanh, từ, ngữ và câu, là những chất liệu quan trong để xây dựng hình tượng trong tác phẩm. Ví dụ: ngôn từ trào phúng, giễu nhại, phê phán của Vũ Trọng Phụng.

+ Kết cấu: sự sắp xếp, tổ cức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Ví dụ: Kết cấu nhiều tình huống truyện cao trào trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

+ Thể loại: những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản. Ví dụ: Chất tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng khác với chất tiểu thuyết của Nam Cao.

d) Nội dung và hình thức của văn bản văn học có quan hệ với nhau thế nào? Cho một số ví dụ để làm sáng tỏ.

– Nội dung và hình thức của văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách, và có quan hệ tồn tại và bao chứa nhau: nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định, và ngược lại bất kể hình thức nào cũng mang một nội dung nhất định.

– Ví dụ: thể loại là một yếu tố thuộc hình thức của văn bản văn học, tuy nhiên nó cũng chi phối cả nội dung của văn bản, chẳng hạn thể loại tiểu thuyết không thể viết như truyện ngắn, hoặc ngược lại.

Soạn Bài Tổng Kết Về Từ Vựng (Tiếp Theo)

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

I. Từ tượng thanh và từ tượng hình

Câu 1 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

Câu 2 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Những loài vật nào có tên gọi mô phỏng âm thanh tiếng kêu của nó: bò, bê, tắc kè, mèo, (chim) cuốc, (chim) chích choè, tu hú, đa đa, bìm bịp, ba ba,…

Câu 3 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Các từ lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ là những từ tượng hình. Hình ảnh đám mây đã được miêu tả một cách sinh động từ màu sắc cho đến hình dáng, sự thay đổi hình dáng, màu sắc.

II. Một số phép tu từ từ vựng

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– So sánh : đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm làm rõ sự vật, tăng tính gợi cảm.

– Ẩn dụ : gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

– Nhân hoá : gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người.

– Hoán dụ : gọi tên sự vật này bằng tên của một sự vật khác có quan hệ gần gũi.

– Nói quá : phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

– Nói giảm nói tránh : dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

– Điệp ngữ : lặp lại từ ngữ (hoặc cả một cụm) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

– Chơi chữ : lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Đặc sắc nghệ thuật của những câu thơ là :

a. – Ẩn dụ : Hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều (cái bé nhỏ, thoảng qua)

Lá, cây : dùng để chỉ gia đình Kiều (cái căn bản, lâu dài)

→ Đây là câu Thúy Kiều khuyên cha toan tự vẫn, ý nói thà để con bán mình đi xa, còn cha phải sống để trông nom mẹ và các em.

b. – So sánh : tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng mưa.

→ thể hiện sự đa dạng về các cung bậc và âm thanh của tiếng đàn.

c. – Nói quá : Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm đổ cả nước, làm nghiêng cả thành.

→ Khẳng định sắc đẹp của Kiều là không gì sánh bằng, một vẻ đẹp hiếm có.

d. – Nói quá : gác kinh nơi Kiều bị giam lỏng, viện sách nơi Thúc Sinh đọc sách là hai nơi rất gần nhau thế mà giờ đây cách xa như cách vạn dặm.

→ diễn tả sự ngăn cách của Kiều và Thúc Sinh lúc bấy giờ.

e. – Chơi chữ : tài và tai là hai chữ gần âm nhưng khác nghĩa. Tài là tài hoa, tài năng; còn tai là tai họa, tai ương.

→ Sự phũ phàng của số phận người tài hoa, suy ngẫm về đời.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ :

a. – Phép điệp : năm chữ còn trong câu thơ ngắn, từ đa nghĩa say sưa.

– Tác dụng : khẳng định sự say sưa của anh với rượu, đúng hơn là cô bán rượu. Sự say sưa đó là một sự hiển nhiên tất yếu như trời đất non nước vậy.

b. – Phép nói quá : đá núi to lớn sừng sững thế kia mà gươm có thể mài mòn, nước sông nhiều đến vậy mà voi cũng có thể uống cạn.

– Tác dụng : diễn tả sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn.

c. – Phép so sánh : so sánh âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát.

– Tác dụng : diễn tả tiếng suối êm dịu, trong lành đưa đến cho con người nhiều cảm xúc êm đềm, thể hiện được tâm hồn thơ mộng của tác giả.

d. – Phép nhân hóa : vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.

– Tác dụng : tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người, trăng đáp lại cái nhìn của người thi sĩ.

e. – Phép ẩn dụ : em bé trên lưng là mặt trời của mẹ.

– Tác dụng : em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của đời mẹ. Cách nói kín đáo giàu tính biểu tượng.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: