Soạn Văn 9 Bài Quyền Trẻ Em / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 9 Vnen Bài 3: Tuyên Bố Thế Giới Về Sự Sống Còn, Quyền Được Bảo Vệ Và Sự Phát Triển Của Trẻ Em

Soạn văn 9 VNEN Bài 3: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em

A. Hoạt động khởi động

Trẻ em có những quyền gì? Bản thân em và các bạn đã và đang được hưởng những quyền đó như thế nào?

Pháp luật Việt Nam quy định một số quyền cơ bản của trẻ em như sau:

Điều 12. Quyền sống

Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Bản thân em và các bạn đều đang được hưởng đúng những quyền lợi của mình

B. Hoạt động hình thành kiến thức

a) Các mục 1 và 2 của Tuyên bố nêu lên vấn đề gì?

Các mục 1 và 2 của Tuyên bố nêu lên mục đích và tuyên bố chung của hội nghị là lời kêụ gọi toàn thể nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

b) Ngoài hai mục trên, văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

c) Cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới được tái hiện như thế nào? Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề này.

Cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới được tái hiện:

– Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;

– Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;

– Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý. Điều 6, tác giả đã nêu lên một con số đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do điều kiện sông quá tồi tệ.

Những thông tin bản Tuyên bố đưa ra gợi lên trong lòng chúng ta sự xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới. Thực trạng cuộc sống của trẻ em đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.

d) Phần Cơ hội cho thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có những điều kiện thuận lợi gì? Theo em điều kiện nào là thuận lợi nhất trong bối cảnh hiện nay?

Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần Cơ hội, cụ thể là:

– Sự liên kết giữa các nước có thể tạo ra đủ các phương tiện, kiến thức để bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

– Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.

– Công ước về quyền trẻ em ra đời đã tạo cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.

Theo em, việc Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được nhiều nước cùng kí kết và thực hiện sẽ là điều kiện thuận lợi nhất. Bởi đây sẽ là cơ sở pháp lí hữu hiệu để các nước trên thế giới cùng quan tâm, tôn trọng đến quyền và phúc lợi của trẻ em.

e) Bản Tuyên bố đã nêu lên mấy nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em? Chỉ ra tính toàn diện của các nhiệm vụ này.

Dựa trên tình hình thực tế, trong phần Nhiệm vụ, bản Tuyên bố đã đề ra 8 nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em:

1. Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.

2. Quan tâm săn sóc nhiều hơn đến trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.

3. Đảm bảo quyền bình đẳng nam – nữ (đối xử bình đẳng với các em gái).

4. Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở.

5. Cần nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hoá gia đình.

6. Cần giúp trẻ em nhận thức được giá trị của bản thân.

7. Bảo đảm sự tăng trưởng, phát triển đều đặn nền kinh tế.

Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai – gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế…

3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại (tiếp theo)

a) Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

CHÀO HỎI

Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.

Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.

Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:

– Có việc gì thế?

– Có việc gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

(1) Nhân vật chàng rể đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Dẫn chứng nào trong câu chuyện cho em biết điều đó?

(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này có nên hay không? Vì sao?

(3) Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học gì về việc vận dụng các phương châm hội thoại?

b) Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

(1) Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi

* Ví dụ 1

Bà cô ở quê nói chuyện với người cháu ở thành phố về chơi:

– Nhà mày có ăn rau muống không thì về cô cắt cho. Rau cô trồng ở bờ sông, chẳng bón phân, phun thuốc gì đâu!

– Ừ, cô sẽ cắt hết một lượt. Chắc cũng được nhiều đấy!

– Cô cho cháu vừa vừa thôi. Cô còn để mà ăn chứ!

– Mày mà không lấy thì cô cũng chỉ để cho lợn chứ nhà cô có ăn hết được đâu!

– Lời nói của người cô cho thấy phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết sự không tuân thủ phương châm hội thoại đó.

– Theo em, việc không tuân thủ phương châm hội thoại đó có thể là do nguyên nhân nào?

* Ví dụ 2

Mai và Khanh đang chuẩn bị cho chương trình đố vui trong ngày hội đọc sách của trường. Mai nói với bạn:

– Ừ, hỏi như vậy được đấy! Đúng yêu cầu của cô giáo là vấn đề phải mới nhưng không được xa lạ với các bạn.

– Bộ truyện này xuất bản lần đầu vào năm nào nhỉ?

– Khoảng cuối thế kỉ XX.

– Câu trả lời của Khanh có đáp ứng điều Mai muốn biết hay không? Vì sao?

– Có phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại đó?

(2) Khi bác sĩ nói bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của người đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Mục đích của bác sĩ khi làm như vậy là gì? Theo em điều đó có cần thiết không?

(3) Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có tuân thủ phương châm về lượng không? Cần hiểu ý câu nói này như thế nào?

(4) Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy cho biết : Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân nào?

4. Tìm hiểu về xưng hô trong hội thoại

a) Chỉ ra cách dùng của một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho ví dụ cụ thể

b) Đọc các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu

(1) Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không chút bận tâm.

(2) Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

– Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hói hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này:

– Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

– Xác định những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên.

– Chỉ ra sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dế Choắt trong hai đoạn trích. Giải thích lí do của sự thay đổi đó.

– Những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích: Tôi, ta, chú mày, anh, em

– Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt:

+ Đoạn trích (1) ta – chú mày

+ Đoạn trích (2) tôi – anh

Dế Mèn đã hối hận về tội lỗi của mình cho nên cách xưng hô của Dế Mèn với Dê Choắt thay đổi hẳn. Đó là cách xưng hô tôn trọng nhau, thể hiện sự bình đẳng.

– Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn:

+ Đoạn trích (1) em – anh

+ Đoạn trích (2) tôi – anh

Khi này, Dế Choắt không còn là kẻ phải nhờ vả nên nói với Dế Mèn như một người bạn, lời khuyên chân thành của một người bạn.

c) Chọn một mục ở cột A ghép với một mục ở cột B (ghi vào vở) để có được những lưu ý đúng về xưng hô trong hội thoại.

1 – b: Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.

2 – a: Cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.

(2) Khi bác sĩ nói bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của người đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Mục đích của bác sĩ khi làm như vậy là gì? Theo em điều đó có cần thiết không?

(3) Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có tuân thủ phương châm về lượng không? Cần hiểu ý câu nói này như thế nào?

(4) Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy cho biết: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân nào?

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em.

a) Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chính của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Trong số 8 nhiệm vụ mà bản Tuyên bố nêu ra, theo em nhiệm vụ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, cứu vãn sinh mệnh trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Để được hưởng thụ, thực hiện các quyền khác thì điều kiện trước hết là các em phải được sống, được lớn lên khỏe mạnh. Điều 6 trong bài Tuyên bố đã nêu lên những số liệu đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng AIDS, hoặc do điều kiện sống: thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh, và do tác động của vấn đề ma túy. Những số liệu khủng khiếp này đã cho thấy nhiệm vụ quan trọng trước hết là phải bảo vệ được sức khỏe và sinh mệnh của trẻ em trên toàn thế giới.

2. Luyện tập về các phương châm hội thoại và xưng hô trong hội thoại

a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Chẳng chào chẳng hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng:

– Chúng tôi hôm nay đến đây không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông đâu mà nói thẳng cho ông biết: Từ nay, chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi!

(Chân, tay, Tai, Mắt, Miệng)

Thái độ và lời nói của các nhân vật Chân, Tay đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?

b) Minh nhận được tin nhắn mời dự đám cưới của bạn là một cô gái người Anh đang học Tiếng Việt: Thứ bảy tuần sau, chúng ta làm lễ thành hôn, mời anh tới dự.

Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ngữ xưng hô như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?

Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ngữ xưng hô chúng ta và chúng tôi/ chúng em.

– chúng ta: gồm cả người nói và người nghe

– chúng tôi/chúng em: không gồm người nghe

Cô bạn người Anh đã dùng từ xưng hô chúng ta nhầm lẫn – dễ gây hiểu lầm: mai cô và Minh sẽ làm lễ thành hôn.

Cần thay từ chúng ta bằng từ: chúng em hoặc chúng tôi.

Sự nhầm lẫn là do cô gái mới học Tiếng Việt, chưa hiểu rõ và cặn kẽ được cách dùng từ chính xác.

c) Nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sau

Chuyện kể rằng có một danh tướng trên đường kinh lí, một hôm đi ngang qua trường học cũ của mình, ông ghé vào thì gặp lại người thầy từng dạy ông ở lớp một. Ông kính cẩn thưa:

– Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là…

Người thầy giáo già hoảng hốt:

– Thưa ngài, ngài là…

– Thưa thầy, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…

Soạn Bài Chị Em Thúy Kiều Ngữ Văn 9

Chị Em Thúy Kiều là một trong những đoạn trích độc đáo cả về ngôn ngữ cả về nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Du. Giải Văn hôm nay cũng sẽ mang đến cho các em học sinh được một bài soạn hay, hấp dẫn để các em có thể nắm bắt được nội dung bài học một cách đầy đủ nhất.

Soạn bài Chị Em Thúy Kiều

Bài làm

– 4 câu đầu tiên: Nói lên được vẻ đẹp chung của hai chị em.

– 4 câu tiếp: Tác giả cũng đã miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân.

– 16 câu còn lại: Miêu tả tài sắc của Thúy Kiều.

Có thể nhận thấy được chính kết cấu đoạn thơ đi từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2 (SGK trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 1):Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

– Có thể nhận thấy được chính hình tượng ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân (hình ảnh thiên nhiên như trăng, hoa, tuyết, ngọc, mây): Miêu tả khuôn mặt như khuôn trăng, hoa cười (Nguyễn Du ý muốn nới nụ cười tươi tắn xinh đẹp). Với hình ảnh ngọc thốt (như muốn nói chính là lời nói nhẹ, trong trẻo quý giá), thêm nữa đó chính là hình ảnh của mây thua nước tóc (hình ảnh mái tóc dài, dày, bóng mượt), tuyết nhường màu da (ý muốn nói ở đây chính là một làn da trắng hơn cả tuyết).

– Nhân vật Thúy Vân có vẻ đẹp viên mãn, nàng đẹp một cách đầy đặn hài hòa với thiên nhiên. Một vẻ đẹp dịu dàng và vô cùng đoan trang, khuôn phép, nết na, thùy mị. Thông qua đây thì cũng đã dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ biết bao.

Câu 3 (SGK trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 1):Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân?

Những nét thể hiện được vẻ đẹp Thúy Kiều so với khi tả Thúy Vân :

– Điểm giống: Tác giả cũng đã lấy được một vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cái đẹp, có thể nhận thấy được cả hai vẻ đẹp đểu đạt mức hoàn mĩ.

– Điểm khác : Thúy Kiều dường như cũng không được tả từng đường nét khuôn mặt, thế nhưng chính những đặc biệt gợi tả đôi mắt trong như nước mùa thu (Làn thu thủy…). Thông qua đây cũng chính những vẻ đẹp của Kiều sắc sảo đẹp một vẻ đẹp vô cùng mặn mà, nàng là một tuyệt thế giai nhân. Thúy Kiều mà đẹp đến mức mà thiên nhiên thua, thiên nhiên cũng phải nhường với vẻ đẹp của Vân thì phải hờn ghen tị với vẻ đẹp của Kiều.

Câu 4 (SGK trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 1):Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào

Thông qua đoạn trích có thể nhận thấy được một vẻ đẹp tài năng cũng như chính là tâm hồn của Kiều có đầy đủ tài năng như tài năng cầm, kì, thi, họa đạt mức lí tưởng. Tài năng này thực sự cũng thật hiếm có trong thiên hạ, tài năng của nàng dường như cũng đã vượt trội hẳn phần sắc. Thực sự thì nhân vật Thúy Kiều và có tâm hồn thanh cao, nàng lại còn đa sầu, đa cảm và có một cuộc sống nề nếp và hạnh phúc.

→ Tất cả những điều này dường như cho thấy được nhân vật Thúy Kiều là người tài sắc vẹn toàn, tuyệt thế giai nhân sắc nước nghiên trời.

Câu 5 (SGK trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 1):Người ta thường nói: sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?

Những từ như “thua” và “nhường” khi mà Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân có sắc thái nhẹ nhàng, đồng thời cũng mang được một sự yên bình hơn. Khi đó cũng đã lại dự báo số phận êm ả, một sự phẳng lặng trong cuộc sống. Còn ngược lại ta nhận thấy được vẻ đẹp Kiều thì thiên nhiên lúc này đây cũng phải “ghen” và “hờn”. Tất cả những sắc thái biểu cảm như báo trước sẽ có sự giành giật, đồng thời cũng đã lại dự báo một số phận đầy sóng gió của nàng Kiều.

Câu 6 (SGK trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 1):Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

Người đọc có thể nhận thấy được một bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Nhân vật Thúy Vân được miêu tả để có thể làm nổi bật, tô nền bật lên vẻ đẹp Thúy Kiều. Có thể nhận thấy được trong khi Nguyễn Du cũng đã giành 4 câu thơ để tả Vân thì có đến 16 câu tả Kiều sau nữa. Thông qua đây chúng ta cũng nhận thấy được tất cả những vẻ đẹp của Vân đều có phần đứng sau cái vẻ “sắc sảo, mặn mà” của Kiều. Nhân vật Thúy Kiều ngoài nhan sắc còn được Nguyễn Du ưu ái và miêu tả về tài năng bội phần.

Chị em Thúy Kiều thực sự là một đọn trích hay và vô cùng độc đáo trong Truyện Kiều. Nội dung bài soạn bám sát chương trình học, trả lời đầy đủ chính xác hi vọng cũng sẽ là một cuốn tài liệu bổ ích giúp cho các em học tốt!

Chúc các em có một giờ học vui vẻ!

Minh Nguyệt

Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá

Soạn bài Những Ngôi Sao Xa Xôi

Soạn bài Chị Em Thúy Kiều

Soạn Văn 9 Ngắn Nhất Bài: Những Đứa Trẻ

Câu 1: Thử chia văn bản thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nến sự kết nối chặt chẽ.

Câu 2: Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến cho hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động.

Câu 1: Văn bản có thể chia thành 3 phần

Phần 1 (từ đầu.. ấn em nó cúi xuống): tình bạn đẹp, trong sáng của những đứa trẻ

Phần 2 (tiếp… Cấm không được đến nhà tao!): Ông bố cấm không cho những đứa trẻ chơi với nhau

Phần 3 (Còn lại): Tình bạn vẫn tiếp tục, mặc cho ông bố ngăn cản

Có những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3

Chi tiết: Những câu chuyện cổ tích, những con chim được nhắc lại từ ở đầu cho đến cuối đoạn trích

Tác dụng: Khiến cho đoạn trích có sự kết nối chặt chẽ từ đầu cho đến cuối.

Câu 2: Hoàn cảnh gia đình:

Chú bé A-li-ô-sa: con nhà nghèo, mồ côi cha từ lúc ba tuổi, mẹ đi lấy chồng khác còn em ở cùng với ông bà ngoại.

Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp: là con nhà giàu, bố chúng đã từng làm đại tá, dù đã về hưu song cuộc sống của chúng vẫn rất sung túc và đủ đầy.

Mối quan hệ giữa hai gia đình: Mặc dù là hàng xóm nhưng hai gia đình có địa vị xã hội khác nhau nên cũng không thể thân thiết

Nhà văn ấn tượng sâu sắc với tình bạn tuổi thơ trong trắng vì:

Tuy gia cảnh khác nhau, địa vị xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có điểm tương đồng rất lớn đó là sự thiếu thốn tình cảm gia đình.

Cả bốn đứa trẻ đều còn rất nhỏ, tuổi cũng ngang ngang nhau, đang ở trong độ tuổi nghịch ngợm và ưa khám phá.

Những kí ức và kỉ niệm này đã khiến cho bốn đứa trẻ thiếu thốn tình thương ấy xích lại gần nhau.

Câu 3: Một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả:

1. Cả ba đứa có bẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con..

2. Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà

3. Một trong số ba anh em chúng cứ phải luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi.

4. Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm.

5. Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,…

6 … nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ…

Cảm nhận về những hình ảnh:

Những đứa trẻ ấy cần được yêu thương, chăm sóc và bảo hộ.

Chúng nghe bị chi phối và áp đặt đến đáng thương.

Cuộc sống của chúng bị tù túng đến nỗi chúng không còn nhìn thấy và cảm nhận được niềm vui nữa.

Câu 4: Câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích được lồng vào nhau:

Khi nhắc đến mẹ thật và mẹ khác trong câu chuyện của những đứa trẻ: nhân vật tối đã nghĩ ngay tới dì ghẻ ác độc trong truyện cổ tích

Hình ảnh người bà cũng xuất hiện trong câu chuyện đời thường và gắn liền với những câu chuyện cổ tích

Sự đan xen như một cách để ông tái hiện lại tâm hồn, suy nghĩ của trẻ thơ, những câu chuyện cổ tích và tình thưng giữa những đứa trẻ đã trở thành sợi dây gắn kết giữa chúng.

Câu 1: Văn bản có thể chia thành 3 phần: đầu tiên là tình bạn đẹp, trong sáng của những đứa trẻ (từ đầu…ấn em nó cúi xuống), tiếp là Ông bố cấm không cho những đứa trẻ chơi với nhau (tiếp…đến Cấm không được đến nhà tao) và Đoạn còn lại là tình bạn vẫn tiếp tục, mặc cho ông bố ngăn cản.

Câu 2: Hoàn cảnh Chú bé A-li-ô-sa và Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp hoàn toàn trái ngược nhau. Chú bé A-li-ô-sa là con nhà nghèo, mồ côi cha từ lúc ba tuổi, Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp là con nhà giàu, bố chúng đã từng làm đại tá, dù đã về hưu song cuộc sống của chúng vẫn rất sung túc và đủ đầy.

Tuy gia cảnh khác nhau, địa vị xã hội khác nhau là trời vực trở thành bức tường ngăn cách những đứa trẻ ấy lại nhưng giữa chúng có điểm tương đồng rất lớn đó là sự thiếu thốn tình cảm gia đình. Cả bốn đứa trẻ đều còn rất nhỏ, tuổi cũng ngang ngang nhau.

Câu 3: Một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả là “Cả ba đứa có bẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con.”; “Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”; “luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi”; “Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm” “Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,…”

Câu 1: Văn bản có thể chia thành 3 phần

Câu 2: Hoàn cảnh gia đình trái ngược giữa Chú bé A-li-ô-sa và Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp:

Tuy gia cảnh khác nhau, địa vị xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có điểm tương đồng rất lớn:

Đó là sự thiếu thốn tình cảm gia đình

Tuổi cũng ngang ngang nhau, đang ở trong độ tuổi nghịch ngợm và ưa khám phá.

Câu 3: Một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm và cảm nhận về những hình ảnh:

Bà: Người bà luôn luôn chăm sóc lo lắng cho cháu

Soạn Bài: Những Đứa Trẻ – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả ( các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Mác-xim Go-rơ-ki trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Những đứa trẻ được trích trong chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu (gồm 13 chương).

* Tóm tắt:

Truyện kể về 3 anh em con nhà Ốp-xi-an-ni-cốp lại ra chơi với A-li-ô-sa sau một tuần xảy ra sự kiện đứa em nhỏ bị ngã xuống giếng. Chúng nói với nhau rất nhiều thứ chuyện. Bỗng nhiên lão đại tá bắt gặp và đuổi khỏi nhà, cấm các con của ông chơi với cậu. Nhưng không vì thế mà lũ trẻ chịu xa nhau, chúng vẫn tìm mọi cách để chơi với nhau một cách vụng trộm.

* Bố cục: Văn bản Những đứa trẻ có thể được chia làm 3 phần:

Phần 3: còn lại : Sự bền chặt của tình bạn vượt qua rào cản ngăn cấm.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bố cục: mục trên

* Những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ là: ba đứa trẻ hàng xóm, chuyện về những con chim, những chuyện cổ tích, người bà hiền hậu.

Câu 2:

* Hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa và 3 đứa con ông đại tá: là hàng xóm của nhau nhưng địa vị xã hội khác nhau tạo ra rào cản ngăn cách mối quan hệ tự nhiên giữa những đứa trẻ mồ côi. Do trong một lần, A-li-ô-sa đã góp sức cứu đứa trẻ là con nhà ông đại tá bị rơi xuống giếng nên 3 đứa mới rủ A-li-ô-sa sang chơi cùng. Có thể nói, chính hoàn cảnh sống thiếu tình thương đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa lũ trẻ.

Câu 3:

* Một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa: Vẻ ngoài của chúng giống nhau (mặc áo xanh và quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau, khuôn mặt tròn, mắt sáng, phải phận biệt theo tầm vóc. Chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con, những con ngỗng con ngoan ngoãn.

Câu 4:

Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki:

Có thể nói, đoạn trích đã thể hiện đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích. Những chi tiết về “dì ghẻ”, “mẹ khác” khiến người đọc liên tưởng đến mụ dì ghẻ độc ác trong những truyện cổ tích. Rồi đến khi những đứa trẻ nói về “mẹ thật”, A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào thế giới truyện cổ tích. Hơn thế nữa, chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng của truyện cổ tích.

5

/

5

(

6

bình chọn

)