Soạn Văn 9 Bài Ôn Tập Về Thơ Ngắn Nhất / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn Lớp 9 Bài Ôn Tập Về Thơ Ngắn Gọn Hay Nhất

Câu hỏi bài Ôn tập về thơ tập 2 trang 89

a) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

b) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1964).

c) Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975).

d) Giai đoạn từ sau 1975.

Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?

Câu 3 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện của tình cảm mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.

Câu 4 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.

Câu 5 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên).

Câu 6 (trang 90 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Ôn tập về thơ

Trả lời câu 1 soạn văn bài Ôn tập về thơ trang 89

Trả lời câu 2 soạn văn bài Ôn tập về thơ trang 89

– Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1945- 1954): Đồng chí

a, Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1969): Đoàn thuyền đánh cá, bếp lửa, con cò

b, Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975): bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

c, Giai đoạn từ năm sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu

– Các tác phẩm tái hiện lại con người, đất nước Việt suốt thời kì lịch sử

+ Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng kiên cường, anh dũng

+ Công cuộc lao động, xây dựng đất nước trong thời đại mới

– Các tác phẩm thơ thể hiện tâm tư, tình cảm, tâm hồn của con người trong thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc

+ Tình cảm yêu nước, tình quê hương

+ Tình đồng chí, đồng đội, tinh thần cách mạng, lòng yêu kính Bác Hồ

+ Những tình cảm gần gũi, bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với tình cảm chung rộng lớn

Trả lời câu 3 soạn văn bài Ôn tập về thơ trang 90

Hai bài thơ: ” Khúc hát ru” và ” Con cò” đều đề cặp đến tình mẹ con: ca ngợi tình mẫu tử, thông qua điệu hát ru, mỗi bài thơ lại có nội dung độc đáo riêng

+ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” : Tình mẫu tử gắn liền với tình yêu đất nước, dân tộc

+ “Con cò” : khai thác và phát triển hình tượng con cò trong ca dao, dân ca để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, sự trở che của người mẹ đối với con

+ Hai bài thơ trên với bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go: cuộc trò chuyện cùng mây và sóng, thể hiện được sự ngây thơ, hồn nhiên và tình yêu thương mẹ thắm thiết.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Ôn tập về thơ trang 90

Bài thơ: đồng chí, bài thơ về tiểu đội xe không kính, và ánh trăng cùng viết về người lính cách mạng với nét đẹp trong tâm hồn, mỗi bài kết thúc những nét riêng và đặt trong hoàn cảnh khác nhau

– Đồng chí: Người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, chung nguồn gốc xuất thân và cảnh ngộ, từ đó gắn kết tạo nên sức mạnh tình đồng chí

– Bài thơ tiểu đội xe không kính: Hình ảnh người lái xe tiêu biểu cho thế hệ trẻ lạc quan, dũng cảm, ý chí chiến đấu kiên cường

– Ánh trăng: suy ngẫm của người lính đi qua chiến tranh, sống giữa sự hiện đại tiện nghi thời bình rồi lãng quên quá khứ. Bài thơ nhắc nhở đạo lí sống nghĩa tình, thủy chung

Trả lời câu 5 soạn văn bài Ôn tập về thơ trang 90

Bút phát xây dựng bài thơ:

– Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp lãng mạn tượng trưng

– Đồng chí: bút pháp tả thực, hình ảnh lãng mạn cuối bài ” đầu súng trăng treo” cuối bài có tính lãng mạn nhưng cũng xuất phát từ tính hiện thực

– Tiểu đội xe không kính: bút pháp tả thực qua hình ảnh cụ thể, chân thực những chiếc xe không kính.

– Ánh trăng Nguyễn Duy: đưa vào nhiều hình ảnh, chi tiết thực, bình dị, bằng bút pháp gợi tả, khái quát biểu tượng

Trả lời câu 6 soạn văn bài Ôn tập về thơ trang 90

Phân tích một khổ thơ bất kì :

Đoạn văn tham khảo (khổ thơ cuối bài Sang thu) :

Khổ thơ cuối bài Sang thu, hình ảnh mùa thu đậm nét hơn, nhà thơ cảm nhận bằng kinh nghiệm và suy tư sâu lắng chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ đầu :

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Vẫn là nắng mưa sấm chớp như mùa hạ nhưng mức độ lại khác nhau, mức độ giảm dần, nhạt dần. Hai dòng thơ cuối bài là một hình ảnh đẹp, sấm là âm thanh của những cơn mưa dông thường có ở mùa hạ, không còn bất ngờ làm người ta giật mình nữa. Hình ảnh sấm cũng mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ sự bất thường trong cuộc đời, những khó khăn trắc trở mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Mùa thu đã bắt đầu nhuốm buồn những hàng cây nhìn đã đứng tuổi, từ hình ảnh thực của thiên nhiên, tác giả đã gợi ý nghĩa sâu xa hơn hàng cây đứng tuổi – chỉ những con người từng trải, những con người ấy sẽ vững vàng hơn trước khó khăn, giông bão của cuộc đời.

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Ôn tập về thơ ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Ôn tập về thơ siêu ngắn

Soạn Bài Ôn Tập Về Thơ

Soạn bài Ôn tập về thơ

Câu 1: Lập bảng thống kê

Câu 2 (trang 89 sgk ngữ văn 9 tập 2)

– Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1945- 1954): Đồng chí

a, Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1969): Đoàn thuyền đánh cá, bếp lửa, con cò

b, Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975): bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

c, Giai đoạn từ năm sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu

– Các tác phẩm tái hiện lại con người, đất nước Việt suốt thời kì lịch sử

+ Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng kiên cường, anh dũng

+ Công cuộc lao động, xây dựng đất nước trong thời đại mới

– Các tác phẩm thơ thể hiện tâm tư, tình cảm, tâm hồn của con người trong thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc

+ Tình cảm yêu nước, tình quê hương

+ Tình đồng chí, đồng đội, tinh thần cách mạng, lòng yêu kính Bác Hồ

+ Những tình cảm gần gũi, bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với tình cảm chung rộng lớn

Câu 3 (trang 90 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Hai bài thơ: ” Khúc hát ru” và ” Con cò” đều đề cặp đến tình mẹ con: ca ngợi tình mẫu tử, thông qua điệu hát ru, mỗi bài thơ lại có nội dung độc đáo riêng

+ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” : Tình mẫu tử gắn liền với tình yêu đất nước, dân tộc

+ “Con cò” : khai thác và phát triển hình tượng con cò trong ca dao, dân ca để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, sự trở che của người mẹ đối với con

+ Hai bài thơ trên với bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go: cuộc trò chuyện cùng mây và sóng, thể hiện được sự ngây thơ, hồn nhiên và tình yêu thương mẹ thắm thiết.

Câu 4 (trang 90 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Bài thơ: đồng chí, bài thơ về tiểu đội xe không kính, và ánh trăng cùng viết về người lính cách mạng với nét đẹp trong tâm hồn, mỗi bài kết thúc những nét riêng và đặt trong hoàn cảnh khác nhau

– Đồng chí: Người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, chung nguồn gốc xuất thân và cảnh ngộ, từ đó gắn kết tạo nên sức mạnh tình đồng chí

– Bài thơ tiểu đội xe không kính: Hình ảnh người lái xe tiêu biểu cho thế hệ trẻ lạc quan, dũng cảm, ý chí chiến đấu kiên cường

– Ánh trăng: suy ngẫm của người lính đi qua chiến tranh, sống giữa sự hiện đại tiện nghi thời bình rồi lãng quên quá khứ. Bài thơ nhắc nhở đạo lí sống nghĩa tình, thủy chung

Câu 5 (trang 90 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Bút phát xây dựng bài thơ:

– Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp lãng mạn tượng trưng

– Đồng chí: bút pháp tả thực, hình ảnh lãng mạn cuối bài ” đầu súng trăng treo” cuối bài có tính lãng mạn nhưng cũng xuất phát từ tính hiện thực

– Tiểu đội xe không kính: bút pháp tả thực qua hình ảnh cụ thể, chân thực những chiếc xe không kính.

– Ánh trăng Nguyễn Duy: đưa vào nhiều hình ảnh, chi tiết thực, bình dị, bằng bút pháp gợi tả, khái quát biểu tượng

Câu 6 (trang 90 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phân tích một khổ thơ bất kì :

Đoạn văn tham khảo (khổ thơ cuối bài Sang thu) :

Khổ thơ cuối bài Sang thu, hình ảnh mùa thu đậm nét hơn, nhà thơ cảm nhận bằng kinh nghiệm và suy tư sâu lắng chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ đầu :

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Vẫn là nắng mưa sấm chớp như mùa hạ nhưng mức độ lại khác nhau, mức độ giảm dần, nhạt dần. Hai dòng thơ cuối bài là một hình ảnh đẹp, sấm là âm thanh của những cơn mưa dông thường có ở mùa hạ, không còn bất ngờ làm người ta giật mình nữa. Hình ảnh sấm cũng mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ sự bất thường trong cuộc đời, những khó khăn trắc trở mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Mùa thu đã bắt đầu nhuốm buồn những hàng cây nhìn đã đứng tuổi, từ hình ảnh thực của thiên nhiên, tác giả đã gợi ý nghĩa sâu xa hơn hàng cây đứng tuổi – chỉ những con người từng trải, những con người ấy sẽ vững vàng hơn trước khó khăn, giông bão của cuộc đời.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Văn Lớp 8 Bài Ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 8 bài Ôn tập về văn bản thuyết minh ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2) Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận? Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2) Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì? Câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2) Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?

Soạn văn lớp 8 bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Soạn văn lớp 8 trang 35 tập 2 bài Ôn tập về văn bản thuyết minh ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Ôn tập lý thuyết tập 2 trang 35

Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?

Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?

Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?

Câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?

Sách giải soạn văn lớp 8 bài Ôn tập lý thuyết

Trả lời câu 1 soạn văn bài Ôn tập lý thuyết trang 35

Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng trong đời sống:

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhằm cung cấp tri thức cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

+ Tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Ôn tập lý thuyết trang 35

Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận

+ Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.

+ Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.

+ Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.

+ Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.

→ Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Ôn tập lý thuyết trang 35

Để làm tốt bài văn thuyết minh cần:

+ Bước chuyển bị tài liệu bằng việc quan sát, tìm đọc, thu thập thông tin từ nhiều nguồn ( sách vở, truyền thông, thực nghiệm…).

+ Phải xây dựng được bố cục của bài văn thuyết minh theo trình tự hợp lý.

+ Làm nổi bật được điều muốn thuyết minh: đặc điểm, tính chất, cách sử dụng…

+ Xác định rõ mục đích thuyết minh và đối tượng thuyết minh

+ Sử dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Ôn tập lý thuyết trang 35

Những phương pháp thuyết minh được chú trọng:

+ Nêu định nghĩa

+ Giải thích

+ Liệt kê

+ So sánh

+ Dùng số liệu

+ Phân tích

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Ôn tập về văn bản thuyết minh lớp 8 tập 2 trang 35

Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Giới thiệu một đồ dùng

b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh

c) Giới thiệu một thế loại văn học

d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)

Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:

a) Giới thiệu một đồ dùng:

b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em

c) Giới thiệu một thể loại văn học

d) Giới thiệu một loài hoa

e) Giới thiệu một loài động vật

g) Giới thiệu một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam

Sách giải soạn văn lớp 8 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 35

a, Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt

Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng thuyết minh (thước kẻ, bút chì, bút máy…)

Thân bài:

– Nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng : hãng sản xuất

Hình dáng: Màu sắc, kích thước

Cấu tạo:

+ Gồm mấy phần?

+ Gồm những bộ phận nào?

+ Các bộ phận được sắp xếp ra sao? Công dụng của từng bộ phận

Cách sử dụng

Cách bảo quản

Kết luận: Giá trị, tầm quan trọng hữu ích của đồ dùng đó trong học tập

b, Dàn bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh tại quê hương

Thân bài:

– Vị trí địa lý

+ Diện tích ( lớn, nhỏ )

+ Đến đó bằng phương tiện gì thuận tiện?

+ Cảnh vật xung quanh thắng cảnh đó như thế nào?

– Nguồn gốc ( hình thành và phát triển)

+ Lịch sử hình thành: có từ bao giờ, ai là người khởi công xây dựng…

+ Hiện tại thắng cảnh đó trong tình trạng nào? ( cần tu sửa nâng cấp, đã được sửa sang kiên cố…)

+ Quy mô

– Nhìn toàn cảnh:

+ Nhìn tổng thể từ xa

+ Nổi bật nhất là điều gì

+ Kiến trúc nổi bật bên trong: Cách trang trí, sắp xếp, bố cục…

– Giá trị văn hóa lịch sử của địa danh

+ Địa danh tô điểm đẹp cho vùng quê như thế nào?

+ Thu hút lượng khách du lịch

Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ chung về đối tượng

c, Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em được học

Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại văn học mà em chọn thuyết minh ( văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại)

Thân bài:

Khái quát chung:

+ Đưa ra khái niệm về thể loại văn học đó

– Các đặc trưng của thể loại:

+ Chỉ ra các đặc điểm cơ bản

+ Nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật có giá trị khu biệt

– Dẫn ra các tác phẩm văn học tiêu biểu của thể loại

Kết bài: Cảm nghĩ chung về thể loại văn học đó.

d, Giới thiệu về cách làm đồ dùng học tập

Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập định làm ( hộp bút, giá để sách vở, túi vải đựng bút

Thân bài:

– Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Cách làm tiến hành theo từng bước

– Yêu cầu về mặt thành phẩm

– Điều cần chú ý trong quá trình làm ra sản phẩm

– Công dụng của đồ dùng học tập vừa làm

– Cách bảo quản, giữ gìn

Kết bài: Cảm nghĩ về vai trò của đồ dùng học tập tự làm

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 35

Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

Tam Cốc Bích Động vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Với hơn 2 tiếng đi theo đường cao tốc Cầu Giẽ- Pháp Vân, bạn có thể tới được danh lam thắng cảnh thú vị này. Tam Cốc – Bích Động từ lâu được ngợi ca là Nam Thiên Đệ nhị động” . Bạn nên tới danh thắng này vào mùa hè để có thể di chuyển trên thuyền thăm các hang động đá vôi tuyệt mĩ. Tam Cốc có ba hang chính là hang Cả, hang Hai, và Hang Ba. Trong đó Hang Cả là hang động rộng và đẹp nhất. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngồi trên thuyền đi sâu vào trong những hang động đã có tuổi đời hàng nghìn năm khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp như thực như mộng của các khối nhũ đá rủ xuống. Mỗi khối nhũ đá với nhiều cảnh độc đáo: rồng cuộn hổ quyd, cảnh tiên ông râu tóc bạc đánh cờ… Khi tới đây, mọi người sẽ cảm thấy sự an lạc, thư thái về tâm hồn. Thăm Bích Động bạn nhất định bạn phải tưới chùa Hạ và chùa Trung, chùa Thượng để chuyến đi được trọn vẹn. Nơi đây từng được thân phụ Nguyễn Du là nhà nho Nguyễn Nghiễm từng lưu lại tùy bút ” Búi đá, vườn câu tới đình chùa”. Bạn nào may mắn còn có cơ hội hái được những đóa hoa Sơn Kim Cúc bỏ xíu, thơm ngào ngạt để ướp trà với nước suối Tiên thì thật tuyệt vời.

Thuyết minh về thể loại thơ lục bát

Thể thơ lục bát là một trong những thể loại truyền thống của nền văn học Việt. Thơ lục bát trở nên phổ biến, đi sâu vào đời sống tinh thần thơ ca của nước ta thông qua những câu tục ngữ, ca dao, đồng dao, lời hát ru… Hiện nay nhiều nhà thơ hiện đại cũng sử dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Thể thơ lục bát thường do một cặp câu sáu tiếng và một câu tám tiếng xen kẽ lẫn nhau. Luật bằng trắc về thanh điệu cũng tạo nên sự hài hòa về nhịp điệu, tạo nhạc tính cho lời thơ. Cũng tuân thủ theo niêm luật nhất định, câu lục và câu bát tuân thủ chặt chẽ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận và nhị- tứ-lục phân minh. Về việc phối hợp thanh điệu, chỉ có tiếng thứ tư là trắc, tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám là bằng. Trong các câu tám các tiếng thứ sáu, thứ tám buộc phải khác dấu và ngược lại. Thể thơ này được gieo vần bằng, tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát, cứ thế tạo nên sự nhịp nhàng êm ái cho câu thơ. Thơ lục bát mềm mại thích hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người Việt. Thơ lục bát luôn nền nã, nhẹ nhàng và kín đáo luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt.

Tags: soạn văn lớp 8, soạn văn lớp 8 tập 2, giải ngữ văn lớp 8 tập 2, soạn văn lớp 8 bài Ôn tập về văn bản thuyết minh ngắn gọn , soạn văn lớp 8 bài Ôn tập về văn bản thuyết minh siêu ngắn

Soạn Bài: Ôn Tập Về Luận Điểm (Siêu Ngắn)

Soạn bài: Ôn tập về luận điểm

I. KHÁI NIỆM LUẬN ĐIỂM

Câu 1 (Trang 73 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Chọn c

Câu 2 (Trang 73 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

a. Các luận điểm có trong bài là :

b. Xác định hai luận điểm như trên là không chính xác . Vì các ý đưa không phải là các quan điểm hay ý kiến mà nó chỉ là vấn đề mà thôi.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬN ĐIỂM VỚI VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 (Trang 73 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

+ Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là vấn đề về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Nếu trong bài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì không đủ làm sáng tỏ vấn đề.

Mục đích của nhà vua khi ban “Chiếu dời đô” có thể không đạt được nếu như vậy vì chỉ một vấn đề ấy thôi không đủ đề làm sáng tỏ việc vì sao “cần phải dời đô đến Đại La”.

Câu 2 (Trang 74 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Luận điểm có mối quan hệ với vấn đề cần giải quyết

+ Luận điểm phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề

+ Luận điểm phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 (Trang 74 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Chọn hệ thống luận điểm thứ nhất

Câu 2 (Trang 73 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

+ Luận điểm phải phân biệt nhau rõ ràng và liên kết chặt chẽ với nhau

+ Luận điểm trước là cơ sở để nêu luận điểm sau

IV. LUYỆN TẬP

Câu 1 (Trang 75 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

+ Cả hai luận điểm đều không chính xác

+ Luận điểm ấy là “Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc”

Câu 2 (Trang 75 sgk Ngữ Văn 8 tập 2)

Các luận điểm đều thích hợp trừ luận điểm “nước ta là nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời”

Có thể sắp xếp các luận điểm:

– Giáo dục luôn luôn là vấn đề quyết định đến mọi mặt của đời sống xã hội

– Giáo dục ý nghĩa lớn đối với nhân cách và trí tuệ con người mang lại sự phát triển trong tương lai của nhân loại

– Giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế

– Giáo dục là chìa khóa của tương lai.