Soạn Văn 9 Bài Miêu Tả Văn Bản Tự Sự / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Lớp 9: Miêu Tả Trong Văn Bản Tự Sự

Soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự hại mình.

Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che, vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy đều cầm dao chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.

Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

Tóm tắt các sự việc chính trong đoạn trích văn bản tự sự trên.

Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa. Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh. Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.

Gợi ý: Tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự tức là trả lời câu hỏi: Văn bản kể về những sự việc gì? Bản thân các sự việc của câu chuyện được đặt theo trình tự trước – sau đúng như nó diễn ra trong câu chuyện chỉ thể hiện được rất hạn chế diễn biến cụ thể, sinh động của câu chuyện (như đoạn văn trên). Sở dĩ như vậy bởi vì muốn tái hiện một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn diễn biến các sự việc trong câu chuyện, người ta phải kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Ở đoạn văn trên, là sự lắp ghép các sự việc, yếu tố miêu tả đã bị tước đi, vì thế không tái hiện được diễn biến của trận đánh.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc lại hai đoạn trích Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân để tìm những yếu tố tả người và tả cảnh.

Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều: Có một câu tả cảnh (Êm đềm trướng rủ màn che); còn lại chủ yếu là các hình ảnh tả tài sắc của Thuý Kiều và vẻ đẹp của Thuý Vân. Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên được lấy để khắc hoạ vẻ đẹp của hai nhân vật chứ không phải để tả thiên nhiên. Đây là đặc điểm ước lệ của văn học trung đại.

Trong đoạn trích Cảnh mùa xuân:

Chú ý các hình ảnh tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên; Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh; Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân; Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

2. Các yếu tố miêu tả trong hai trích đoạn Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân có tác dụng gì trong việc thể hiên nội dung?

Gợi ý: Chú ý vai trò của yếu tố miêu tả trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Nhờ yếu tố miêu tả, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau giữa hai chị em Thuý Kiều như thế nào? Yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong việc ca ngợi vẻ đẹp của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh?

3. Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong chiều Thanh Minh.

Gợi ý: Xác định nội dung của đoạn văn: sự việc, nhân vật, phong cảnh, diễn biến cuộc du xuân. Trong đó, chú ý dựa vào những hình ảnh gợi tả ở đoạn trích để miêu tả về cảnh đẹp ngày xuân, khung cảnh chơi xuân nhộn nhịp, cảnh chiều tà, dáng vẻ của chị em Thuý Kiều khi chuẩn bị ra về,…

4. Viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.

Gợi ý: Không nên dùng lại y nguyên những hình ảnh ước lệ trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều để giới thiệu mà phải biết liên tưởng từ những hình ảnh gợi tả mà tác giả sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của hai nhân vật này theo cảm nhận của riêng mình. Chú ý đảm bảo mạch giới thiệu theo câu chuyện (ở đây là việc giới thiệu về gia đình Thuý Kiều, trình tự giới thiệu từ Thuý Vân đến Thuý Kiều, từ vẻ đẹp hình thức đến tài hoa,…).

Theo chúng tôi

Soạn Bài Miêu Tả Trong Văn Bản Tự Sự Sbt Ngữ Văn 9 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 54, 55 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng gì ?

1. Bài tập 1, trang 92, SGK.

Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học ( Chị em Thuý Kiều, tr. 81 và Cảnh ngày xuân, tr. 84). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.

Trả lời:

Hai đoạn trích Truyện Kiều nêu trong bài tập 1, một đoạn tả người và một đoạn tả cảnh là chính.

2. Miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng gì ?

A – Để người đọc hình dung được sự việc

B – Để người đọc hình dung được con người

C – Để người đọc hình dung được cảnh vật

D – Để câu chuyện trở nên sinh động hơn

Trả lời:

Xem lại phần Ghi nhớ trong bài Miêu tả trong văn bản tự sự ( Ngữ văn 9, tập một, trang 92) để làm bài.

3. Trong truyện cổ dân gian không có yếu tố miêu tả nào sau đây ?

A – Tả cảnh vật

B – Tả hành động

C – Tả nội tâm nhân vật

D – Tả người

Trả lời:

Liên hệ với các truyện cổ dân gian đã học ở lớp 6 để rút ra nhận xét: Trong các truyện cổ dân gian không có yếu tố miêu tả tâm lí nhân vật.

4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn – hôm nay tôi đi học.

a) Trong đoạn văn tự sự trên, tác giả đã sử dụng biện pháp miêu tả chủ yếu nào sau đây ?

A – Tả người

B – Tả hành động

C – Tả nội tâm nhân vật

D – Tả cảnh

b) Chỉ ra sự khác nhau về cách miêu tả trong đoạn văn sau đây so với đoạn văn trên của Thanh Tịnh.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng: – Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem ! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vần nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩỵ nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị nảy túm tóc lắng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Trả lời:

b) Cũng là miêu tả nhưng mỗi nhà văn, tuỳ vào mỗi hoàn cảnh, sự việc, sự vật,… mà dùng bút pháp tả người, tả cảnh, tả tâm trạng hay tả hành động. Hai đoạn văn trên tiêu biểu cho hai bút pháp tả tâm trạng và tả hành động.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Hướng Dẫn Soạn Bài Miêu Tả Trong Văn Bản Tự Sự

Tài liệu hướng dẫn soạn bài miêu tả trong văn bản tự sự của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các em nắm vững những kiến thức quan trọng của bài học và gợi ý trả lời các câu hỏi tại trang 91 và 92 sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1.

Cùng tham khảo…

Soạn bài miêu tả trong văn bản tự sự 9

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 91 và phần luyện tập trang 92 sách giáo khoa.

Bài tập – Trang 91 SGK

Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự

Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cười voi đi đốc thúc, mờ súng ngày mồng 5 tiến sút đồn Ngục Hồi Quân Thanh nổ súng hắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trà gió nam, thành ra quân Thanh lại tự lùm hại mình. Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thắng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên dã chạm nhau thì quãng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là sầm Nghi Đống tự thắt cố chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chỉ)

Đọc đoạn trích sau:

Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

a. Đoạn trích kể về trận đánh nào? Trong trận đánh đó, nhân vật vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?

b. Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích. Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiộn những đối tượng nào?

c. Kể lại nội đung đoạn trích trên, có bạn nêu ra sự việc sau đây:

– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.

– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.

– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.

– Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.

Nêu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với cách miêu tả trong đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?

a) Đoạn trích này kể về trận đánh đồn Ngọc Hồi. Trong trận đánh này, Quang Trung là người chỉ huy. Vua xuất hiện trong một tư thế oai phong: Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc,…

b) Các chi tiết miêu tả trong đoạn trích:

– Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, … vua Quang Trung cưỡi voi để đốc thúc,…

– Quận Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời,…

– Quận Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.

Các chi tiết miêu tả nêu trên đã khắc hoạ rõ nét khí thế tấn công của quân Tây Sơn cũng như sự thất bại của giặc.

c) Nếu chỉ kể lại diễn biến sự việc như trên thì câu chuyện sẽ không sinh động, nhân vật sẽ không nổi bật. Bởi bản thân các sự việc của câu chuyện được đặt theo trình tự trước – sau đúng như nó diễn ra trong câu chuyện chỉ mới ghi lại đủ sự việc mà chưa diễn tả được các sự việc ấy diễn ra như thế nào.

1 – Trang 92 SGK

Như vậy, muốn tái hiện một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn diễn biến các sự việc trong câu chuyện, người ta sẽ phải kếp hợp sử dụng yếu tố miêu tả trong trần thuật.

Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều vừa học ( Chị em Thúy Kiều và cảnh ngày xuân ). Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy.

1. Đoạn trích ” Chị em Truyện Kiều”:

– Những yếu tố tả người

Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

+/ Tả vẻ đẹp chung của 2 chị em:

Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

+/ Tả Thúy Vân:

Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

+/ Tả Thúy Kiều:

+/ Yếu tố cả cảnh: Có một câu tả cảnh ( Êm đềm trướng rủ màn che)

– Giá trị của những yếu tố miêu tả ấy là: Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời: “trăng, hoa,mây, tuyết, ngọc” là thủ pháp nghệ thuật ước lệ khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ như mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Thúy Kiều thì có đôi mắt lóng lánh như “thu thủy” (nước mùa thu), “xuân Sơn” (núi mùa xuân), hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

2. Những yếu tố tả cảnh trong đoạn trích ” Cảnh ngày xuân”

“Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

– Mùa xuân có chân dung xa rộng, có chim én bay, hoa lệ nở và cỏ xanh trải rộng tận chân trời. Màu cỏ tràn ra trong một không gian rộng lớn. Một vài bông hoa lê nở trắng điểm xuyết trên cái nền xanh vô tận ấy, tạo nên một sự tương phản điểm tô thêm cho bức tranh xuân đặc sắc:

– Giá trị của những yếu tố miêu tả ấy: Nguyễn Du tả cảnh mùa xuân thật ngắn gọn chỉ bằng bốn câu thơ với một vài nét đặc tả. Một loạt từ hai âm tiết (trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu, … gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng. Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội; các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội; các tính từ (gần xa, nô nức) làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội. Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh”, gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én bay ríu rít.

Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh. Trong khi kể vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.

– Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều: Có một câu tả cảnh (Em đềm trướng rủ màn che): Còn lại chủ yếu là các hình ảnh tả tài sắc của Thủy Kiều và vẻ đẹp của Thủy Vân. Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên được lấy để khắc hoạ vẻ đẹp của hai nhân vật chứ không phải để tả thiên nhiên. Đây là bút pháp ước lệ của văn học trung đại.

– Trong đoạn trích Cảnh mùa xuân:

+ Chú ý các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi, Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên; Thọi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay Tà tà bóng ngả về tây, phong cảnh có bể thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh; Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

+ Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân; Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Ngày Thanh minh đến, những cánh đồng cỏ xanh đến tận chân trời, một màu cỏ non dịu dàng êm ả. Đó đây có những bụi hoa lệ nở trăng xoá. Người người dập dìu, túm năm tụm ba trên đường. Kẻ đi xe, người đi ngựa, kẻ võng lọng nghênh ngang. Nhóm khác lại ung dung tản bộ. Nơi nơi nô nức tiếng cười tiếng nói. Có nơi chen chân đông nghịt ……” 3 – Trang 92 SGK

– Chú ý vai trò của yếu tố miêu tả trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều. Nhờ yếu tố miêu tả, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau giữa hai chị em Thúy Kiều như thế nào? Yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong việc ca ngợi vẻ đẹp của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh?

Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời của mình

Chú ý đảm bảo mạch giới thiệu theo câu chuyện ( ở đây là việc giới thiệu về gia đình Thúy Kiều, trình tự giới thiệu từ Thúy Vân đến Thúy Kiều, từ vẻ đẹp hình thức đến tài hoa,…)

Nhà Vương viên ngoại có hai con gái đầu lòng xinh đẹp, đặt tên chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân. Hai chị em nổi tiếng trong vùng là hai cô con gái có tư cách đạo đức nghiêm trang mẫu mực của một gia đình nề nếp. Họ chẳng khác nào như hai cành mai quý. Tư tưởng họ tinh khiết như tuyết đầu đông. Mỗi người, Có một nét đẹp khác nhau nhưng thật là hoàn hảo mười phân vẹn mười.

Thúy Vân thì có nét đoan trang hiền hòa, khác hẳn với những cô gái bình thường. Khuôn mặt nàng bầu bĩnh như vầng trăng tròn với đôi lông mày nở nang. Khi Thúy Vân mỉm cười, hệt như một đoá hoa quỳnh nở sáng màn đêm. Khi nàng thốt lời, tiếng nói nàng trong như ngọc, lời lẽ nàng êm ái như ru. Tóc nàng mềm mại, óng ả hơn mây. Da nàng nếu đem so với tuyết thì tuyết phải nhường bước.

Soạn bài miêu tả trong văn bản tự sự ngắn nhất

a, Đoạn trích kể lại chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi

b, Đoạn trích kể ba sự việc chính:

– Quang Trung cho ghép ván lại, mười người khiêng một bức tiến sát đồn Ngọc Hồi

– Quân Thanh bắn không trúng người nào, rồi phun khói lửa

– Quân của vua Quang Trung nhất tề xông lên mà đánh

Bài 1 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1

c, Chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ kể đơn giản sự kiện

So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện sinh động nhờ miêu tả

Bài 2 trang 92 SGK Ngữ văn 9 tập 1

– Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da – Kiều càng sắc sảo mặn mà – Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh – Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông og bướm đi về mặc ai

– Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa – Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm Ngổn ngang gò đống kéo lên Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay Tà tà bóng ngả về tây – Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

– Các yếu tố miêu tả khắc họa được vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp sắc sảo của Thúy Kiều (trong Chị em Thúy Kiều), và vẽ ra khung cảnh mùa xuân với hoa cỏ, với người đi lễ, đi hội (trong Cảnh ngày xuân).

Tiết trời Thanh minh vừa đến, màu xanh bát ngát của cỏ non, hoa lê điểm trắng, chim én đầy trời tạo nên ngày du xuân thật đẹp, thơ mộng. Tài tử giai nhân dập dìu đi hội. Chị em Thúy Kiều cũng tưng bừng sắm sửa đi du xuân. Chiều tàn, họ lại thơ thẩn ra về, họ đi qua một vùng nghĩa địa hiu hắt, người đi viếng đã về hết, chỉ còn lại những nấm mộ hương khói, thoi vàng vó rắc…Bóng chiều về tây, dòng suối nhỏ trong vắt, uốn quanh chảy chầm chậm, luồn dưới một cây cầu nho nhỏ. Quang cảnh thật thơ mộng những cũng thật tiêu điều. Tâm trạng con người cũng xao xuyến, nao nao….

Giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình :

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai người con gái của một gia đình trung lưu lương thiện. Cả hai đều có sắc đẹp tuyệt trần. Thúy Vân mang nét đẹp hiền hậu, với khuôn mặt tròn đầy, nụ cười đẹp như hoa, lời nói đoan trang nhẹ nhàng trong trẻo như ngọc châu, lại thêm mái tóc dài mượt và làn da trắng mịn càng làm tôn lên vẻ đẹp phúc hâu, quý phái. Vân đẹp đến vậy, nhưng Kiều còn đẹp hơn bội phần, vẻ đẹp của Kiều thật khó diễn tả nổi, nàng đẹp mặn mà, đẹp đến sắc sảo. Đặc biệt ở đôi mắt hút hồn của Kiều, nó trong như nước mùa thu, lấp lánh, đẹp tuyệt vời.

Kiến thức cơ bản

Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm.

➜ Xem toàn bộ hướng dẫn soạn văn 9 bài 6

[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài bài miêu tả trong văn bản tự sự một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Soạn Bài: Miêu Tả Và Biểu Cảm Trong Văn Bản Tự Sự

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

(Đoạn văn trang 72, 73 – SGK Ngữ Văn 8 tập 1) Yêu cầu :

1. Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên. (Chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ?

2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn trên để rút ra nhận xét : Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ? Từ đó rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện.

3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? (Nó có thành “chuyện” không ? Vì sao ?). Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.

II – Luyện tập

1. Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học như Tôi đi học (Thanh Tịnh), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao),… Phân tích giá trị của các yếu tố đó.

2. Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, …) sau một thời gian xa cách (chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể).

I – Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

(Đoạn văn trang 72, 73 – SGK Ngữ Văn 8 tập 1) Yêu cầu : Câu 1 trang 73 – SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :

– Các yếu tố miêu tả :

+ Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại.

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói.

+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

+ Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.

– Các yếu tố biểu cảm :

+ Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

+ Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc ?

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt.

+ Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng.

Các yếu tố miêu tả biểu cảm và tự sự không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau : vừa kể, vừa tả và biểu cảm.

Câu 2 trang 73 – SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :

– Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa 2 mẹ con thêm sinh động, với tất cả màu sắc, hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật… như hiện lên trước mắt người đọc.

– Yếu tố biểu cảm giúp người viết thể hiện được rõ tình mẫu tử sâu nặng, buộc người đọc phải xúc động, trăn trở, suy nghĩ trước sự việc và nhân vật.

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này làm cho ý nghĩa của truyện càng thêm thấm thía và sâu sắc. Nó cũng giúp tác giả thể hiện được thái độ trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.

Câu 3 trang 73 – SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? (Nó có thành “chuyện” không ? Vì sao ?). Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự. Nhận xét :

Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có chuyện. Bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên, các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được.

Ghi nhớ :

– Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.

II – Luyện tập Câu 1 trang 74 – SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :

Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản :

Tôi đi học (Thanh Tịnh) :

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…

Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) :

Chị Dậu nghiến hai hàm răng :

– Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem !

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Câu 2 trang 74 – SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :

Đoạn văn tham khảo