Soạn Văn 9 Bài Miêu Tả Trong Vb Tự Sự Ngắn Nhất / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Lớp 9: Miêu Tả Trong Văn Bản Tự Sự

Soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự hại mình.

Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che, vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy đều cầm dao chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.

Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

Tóm tắt các sự việc chính trong đoạn trích văn bản tự sự trên.

Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa. Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh. Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.

Gợi ý: Tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự tức là trả lời câu hỏi: Văn bản kể về những sự việc gì? Bản thân các sự việc của câu chuyện được đặt theo trình tự trước – sau đúng như nó diễn ra trong câu chuyện chỉ thể hiện được rất hạn chế diễn biến cụ thể, sinh động của câu chuyện (như đoạn văn trên). Sở dĩ như vậy bởi vì muốn tái hiện một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn diễn biến các sự việc trong câu chuyện, người ta phải kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Ở đoạn văn trên, là sự lắp ghép các sự việc, yếu tố miêu tả đã bị tước đi, vì thế không tái hiện được diễn biến của trận đánh.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc lại hai đoạn trích Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân để tìm những yếu tố tả người và tả cảnh.

Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều: Có một câu tả cảnh (Êm đềm trướng rủ màn che); còn lại chủ yếu là các hình ảnh tả tài sắc của Thuý Kiều và vẻ đẹp của Thuý Vân. Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên được lấy để khắc hoạ vẻ đẹp của hai nhân vật chứ không phải để tả thiên nhiên. Đây là đặc điểm ước lệ của văn học trung đại.

Trong đoạn trích Cảnh mùa xuân:

Chú ý các hình ảnh tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên; Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh; Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân; Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

2. Các yếu tố miêu tả trong hai trích đoạn Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân có tác dụng gì trong việc thể hiên nội dung?

Gợi ý: Chú ý vai trò của yếu tố miêu tả trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Nhờ yếu tố miêu tả, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau giữa hai chị em Thuý Kiều như thế nào? Yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong việc ca ngợi vẻ đẹp của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh?

3. Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong chiều Thanh Minh.

Gợi ý: Xác định nội dung của đoạn văn: sự việc, nhân vật, phong cảnh, diễn biến cuộc du xuân. Trong đó, chú ý dựa vào những hình ảnh gợi tả ở đoạn trích để miêu tả về cảnh đẹp ngày xuân, khung cảnh chơi xuân nhộn nhịp, cảnh chiều tà, dáng vẻ của chị em Thuý Kiều khi chuẩn bị ra về,…

4. Viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.

Gợi ý: Không nên dùng lại y nguyên những hình ảnh ước lệ trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều để giới thiệu mà phải biết liên tưởng từ những hình ảnh gợi tả mà tác giả sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của hai nhân vật này theo cảm nhận của riêng mình. Chú ý đảm bảo mạch giới thiệu theo câu chuyện (ở đây là việc giới thiệu về gia đình Thuý Kiều, trình tự giới thiệu từ Thuý Vân đến Thuý Kiều, từ vẻ đẹp hình thức đến tài hoa,…).

Theo chúng tôi

Soạn Bài Miêu Tả Trong Văn Bản Tự Sự Lớp 9 Đầy Đủ Hay Nhất

SOẠN BÀI MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ LỚP 9 HAY NHẤT

I Tìm hiểu yêu tố miêu tả trong văn bản tự sự

1, Đoạn trích trên kể về truyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi

2, Đoạn trích thuật lại những sự việc sau

Vua Quang Trung cho ghép các ván lại, 10 lính khiêng một bức, rồi tiến sạt báo vây đồn Ngọc Hồi

Quân Thanh bắn tên không trunga phát nào

Quân vua Quan Trung khiếng ván xông lên đánh tan quân Thanh

Quân Thanh thất bại, chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn

3, Nếu chỉ đơn giản là tường thuật lại sự việc riễng ra như trong sử sách thì câu truyện sẽ mất đi sự lôi cuốn, không làm cho nguwofi đọc cảm giác huwngas thú vì đó đơn giản chỉ là một cách trần thuật để truyền đạt thông tin

Đoạn trích trên tái hiện trận đánh của Vua quan Trung một cách sinh động dựa vào các yếu tố miêu ta

II Luyện tập bài miêu tả trong văn bản tự sự

Câu 1 trang 91 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

a, Trong đoạn trích chị em Thúy Kiều cảu tác giả Nguyễn Du:

“Êm đềm trướng rủ màn che”: tả cảnh

Còn lại toàn bộ đoạn trích đều tập trug khắc họa vẻ đẹp của hai chị em. Cả hai chị em Thúy Kiều đều được ví với thiên nhiên, Nguyễn Du lấy thiên nhiên làm chuẩn mức để vẻ nên hai chân dung mĩ miều. Đây là một cách ước lệ đắc trưng của văn học trung đại

Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân:

Các hình ảnh miêu tả cảnh vật:

Con én đưa thoi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Ngổn ngang gõ đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay

Miêu tả con người:

Gần xa nô nức yến anh

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Chị em thư thẩn dang tay ra về

b, Nguyễn Du trong đoạn trích sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả trong việc khắc hỏa vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều khiến người đọc cảm nhận được nhan sắc dung hòa phúc hậu của Thúy Vân và vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều

Câu 2 trang 91 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Viết đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh dựa vào đoạn trích ” cảnh ngày xuân “

Thời gian thấm thoắt như thoi đưa, chim én bay lượn khắp bầu trời trong xanh. xuân về mà đã sang tháng ba. Mọi người nhân dịp này cũng nhau chảy hội đạp thanh. Chị em Thúy Kiều cũng háo hức hào vào dòng người chảy hội. Đi tảo mộ, nàng chứng kiến người người ngữ ngữ nô nức nhộn nhịp khắp phố phường. Đến chiều tà, hai chị em cùng nhau ra về, họ đi theo một dòng suối nhỏ uốn lượn, phía bên kia có một chiếc cầu bắc ngang. Nơi đây khắc hẳn phố phường náo nhiệt, yên tĩnh và hoang vu đến kì lạ.

Nguồn Internet

Soạn Bài Miêu Tả Và Biểu Cảm Trong Văn Tự Sự (Ngắn Gọn)

Câu 1.

– Yếu tố miêu tả:

+ Xe chạy chầm chậm…Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.

+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

– Yếu tố biểu cảm:

+ Diễn tả sự suy nghĩ : Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

+ Bộc lộ sự cảm nhận : Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

+ Phát biểu cảm tượng : Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

→ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm không đứng riêng mà đan xen vào yếu tố tự sự.

Câu 2:

Nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì sự liên kết các yếu tố tự sự trở nên khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.

Câu 3:

Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ còn lại các câu văn miểu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không có các sự việc, khi ấy đó không còn là “chuyện” nữa.

II.LUYỆN TẬP Câu 1:

: + Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.

+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng… (Các em tìm thêm)

*Tức nước vỡ bờ. + Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp xoàn xoạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm

+ Thầy em cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột

+ Rồi chị đón lấu cải Tỉu ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không.

. + Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài thở khói…

+ Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc cỏn con ấy.

– Các đoạn văn trên có yếu tố miêu tả làm hiện ra trước mắt người đọc cảnh vật, sự việc và có tác động đến những câu văn biểu cảm, làm cho đoạn văn bật ra được ý nghĩa sâu sắc đầy hình tượng.

Câu 2:

Tôi nhìn dòng người đông đúc giữa sân bay rộng lớn này, lòng tự hỏi liệu bà còn nhận ra tôi không. Khi mẹ đưa tôi sang Mĩ sinh sống, rời xa Hà Nội, tôi khi ấy chỉ là cô bé 10 tuổi. Tôi trở về sau 9 năm, khi biết tin bà đang mắc bệnh u não. Hôm nay tôi về, bà nói sẽ ra đón tôi, nhưng tôi vẫn chưa nhìn thấy ai quen thuộc cả. Một nhóm người già trẻ. A bác tôi! Người ngồi xe lăn kia, không lẽ, đó là bà tôi! Tôi vội vã chạy đến, bà tôi đã già hơn trước. Những nếp nhăn hằn sâu hơn, màu tóc bạc nhiều hơn, nhưng khuôn mặt bà vẫn hiền hậu như thế. Bà khóc rồi. Bà ơi! Đứa cháu bao năm xa cách nay đã về bên bà rồi. Cháu nhớ bà lắm. Tôi vừa nhìn khuôn mặt hiền từ của bà vừa thốt lên nức nở như một đứa trẻ, càng khóc to hơn khi nghĩ đến căn bệnh bà đang phải chịu. Bà nở nụ cười hạnh phúc, vòng tay ôm lấy tôi: “Cháu gái ngốc của bà”

chúng tôi

Soạn Bài Miêu Tả Và Biểu Cảm Trong Văn Bản Tự Sự (Siêu Ngắn)

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

– Yếu tố miêu tả:

+ Xe chạy chầm chậm

+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại

+ Khóc nức nở, sụt sùi

+ Còm cõi, xơ xác

+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

+ Khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

– Yếu tố biểu cảm:

+ Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt

+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

– Các yếu tố này đan xen vào nhau và đan xen vào các yếu tố tự sự có trong đoạn văn.

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

– Viết lại đoạn văn sau khi lược bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm:

Xe chạy… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Mẹ tôi kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, tôi òa lên khóc. Mẹ tôi cũng khóc theo:

– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi.

Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những gì.

– Nếu thiếu miêu tả và biểu cảm làm đoạn văn kể chuyện không sinh động, cụ thể, trở nên khô khan.

– Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự: làm cho đoạn văn trở nên sinh động, cụ thể và sâu sắc hơn.

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

– Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn, chỉ để lại các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn không tạo nên câu chuyện vì không có sự việc, đối tượng, nhân vật rõ ràng, cụ thể.

– Vai trò của yếu tố kể người, kể việc trong văn bản tự sự: Kể người và việc là nội dung chính của văn bản tự sự, thiếu nó sẽ không tạo nên câu chuyện.

Luyện tập

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

– Văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh)

“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp … Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp”

→ Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn làm cho đoạn văn hấp dẫn, sinh động hơn, làm rõ trạng thái chần chừ của các bạn học sinh và bày tỏ suy nghĩ của tôi khi đứng trước một thế giới mới lạ.

– Văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố)

“Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng, ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói….Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…”

→ Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho hành động của chị Dậu được miêu tả sắc sảo và mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Đồng thời, thể hiện rõ sự yếu đuối, bất lực của anh Dậu và sức mạnh phản kháng của chị Dậu

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Lâu lắm rồi gia đình tôi mới có dịp được về quê thăm ông bà ngoại. Giữa tiết trời mùa hè oi ả, nắng vàng phủ đầy trên mọi nẻo đường, chiếc xe từ từ chuyển bánh. Trên xe, cả gia đình tôi cười nói vui vẻ hoà cùng với những ca từ ngọt ngào. Mọi người trong gia đình tôi ai ai cũng háo hức được gặp lại ông bà ngoại. Xe chạy tầm hai giờ thì tới nơi. Lúc chiếc xe dừng lại, tôi thấy ông bà ngoại đã đứng chờ sẵn ở cổng. Mái tóc của ông và bà nay đã bạc nhiều hơn trước và gương mặt cũng nhiều nếp nhăn hơn. Ông bà nở nụ cười thật tươi, tôi và em gái chạy ngay tới sà vào lòng ông bà còn bố mẹ tôi thì xách hành lí ở xe vào nhà. Thế rồi, ông bế em gái tôi lên còn bà thì ôm chầm lấy tôi. Giây phút ấy, tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc. Sắp xếp đồ đạc xong, cả gia đình tôi cùng ông bà ngồi bên bàn nước chè xanh kể bao nhiêu chuyện. Tôi mong ông bà sẽ sống thật lâu cùng con cháu.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.