Soạn Văn 9 Bài Lặng Lẽ Sa Pa Giáo Án / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Giáo Án Ngữ Văn 9 Bài Lặng Lẽ Sa Pa

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài Lặng lẽ Sapa

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 bài Lặng lẽ Sa pa là giáo án mẫu lớp 9, bám sát kiến thức, kỹ năng và những quy định trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 9. Qua bài giáo án điện tử lớp 9 này, giáo viên giúp học sinh hiểu được: Vẻ đẹp về hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm… Đây là tài liệu bổ ích cho mỗi giáo viên khi soạn giáo án điện tử lớp 9, mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Ngữ văn 9 bài: LẶNG LẼ SA PA

– Nguyễn Thành Long –

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Vẻ đẹp về hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.

Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.

2. Kĩ năng: *Kĩ năng bài học:

Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

* Kĩ năng sống: giao tiếp, tự nhận thức.

3. Thái độ:

Giáo dục Hs ý thức yêu quý trân trọng những con người sống có lí tưởng, cống hiến thầm lặng cho đất nước; Giáo dục Hs ý thức học tập noi theo những tấm gương đó.

II. Phương pháp – kĩ thuật dạy học III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Gv: giáo án, tài liệu tham khảo.

Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk.

IV. Các hoạt động chủ yếu 1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: 5p

Nhận xét về tình huống truyện “Làng” của Kim Lân

Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc.

3. Bài mới: 1p

Giới thiệu: Từ những cuộc gặp gỡ với những con người lặng lẽ, bình thường đang làm việc miệt mài cho đất nước ở Sa Pa – nơi nghỉ mát kì thú, nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp. Qua 1 chuyến đi, ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành 1 câu chuyện ngắn đặc sắc, dạt dào chất thơ.

? Trình bày hiểu biết về tác giả?

Gv: Ông thường có những chuyến đi thực tế ở nhiều nơi, vốn sống và LĐ của ông được dành vào việc viết truyện ngắn và bút kí. Ông là người biết chọn lọc từ cuộc sống những mẩu chuyện thực từ nơi này, nơi kia rồi liên kết chúng lại trong 1 chuỗi lời kể tự nhiên. Cốt truyện của ông có nhiều chỗ li kì, chứa đầy những gay cấn và chất thơ vừa nhẹ nhàng vừa trầm lắng thiết tha.

? Cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

GV: Thời điểm 1970, đất nước tập trung xây dựng miền Bắc XHCN, rất nhiều người nhiệt tình hăng say cống hiến sức mình cho tổ quốc, góp phần làm giàu đẹp cho đất nước.

– Gv hướng dẫn chậm, cảm xúc lắng sâu

– Gv đọc mẫu

– Hs tìm hiểu một số chú thích sgk.

Trên cây cầu số 4, chiếc xe chở hành khách lên Lai Châu dừng lại nghỉ để lấy nước và cho hành khách nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái về một người “cô độc nhất thế gian” đó là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.

Anh mời mọi người lên nhà chơi, anh chạy lên trước hái hoa tặng cô gái, họ chuyện trò khoảng 30 phút; anh kể chuyện mình sống và làm việc ở đây, anh rất yêu và gắn bó với công việc, anh thích đọc sách,trồng hoa, trồng rau, nuôi gà, anh ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. Biết ông họa sĩ vẽ mình, anh giới thiệu cho ông anh thanh niên trên đỉnh Phan-xi-păng, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu bản đồ sét.

Cô kĩ sư nghe anh nói chuyện đã nhận thấy mối tình đầu nhạt nhẽo mà mình từ bỏ là đúng và yên tâm công tác ở miền núi. Cô muốn để lại chiếc khăn làm kỉ niệm của cuộc gặp gỡ nhưng anh không hiểu nên đã trả lại cho cô. Hết 30 phút, anh chia tay mọi người và tặng họ trứng và hoa, không tiễn họ xuống đến tận xe…

I. Đọc – tìm hiểu chung 1. Tác giả – tác phẩm

– Nguyễn Thành Long (1925- 1991) quê Quảng Nam.

– Nhà văn có nhiều đống góp cho nền văn học hiện đại VN ở thể loại truyện và kí

– Viết sau chuyến đi Lào Cai mùa hè 1970.

2. Đọc- Tóm tắt

Soạn Bài Lớp 9: Lặng Lẽ Sa Pa

Soạn bài lớp 9: Lặng lẽ Sa Pa

Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa

LẶNG LẼ SA PA

Nguyễn Thành Long

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng mà sâu sắc, thẫm đẫm chất thơ. Nhẹ nhàng, kín đáo như Sa Pa thành phố trong sương, và cũng giàu sức sống với hoa trái ngát hương bốn mùa. Lặng lẽ mà không buồn tẻ, những con người nơi đây đang từng ngày thầm lặng cống hiến sức lực của mình, thầm lặng đem lại hương sắc cho cuộc sống. Đọc truyện ngắn này, chúng ta chúng ta có thể thấy: “Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc!”

2. Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Tác giả không hề cho biết tên của các nhân vật. Qua cuộc hội ngộ của những con người “không có tên” ấy, hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. Câu chuyện về cuộc hội ngộ chỉ diễn ra trong vòng ba mươi phút, người hoạ sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung của mình nhưng chân dung của chàng thanh niên, của những con người đang cống hiến tuổi xuân, ngày đêm lặng lẽ làm việc thì đã hiện ra rõ nét. Chân dung ấy hiện ra trước hết qua sự giới thiệu của bác lái xe vui tính, qua sự quan sát, cảm nhận, suy ngẫm nhà nghề của bác hoạ sĩ, qua sự cảm nhận của cô gái trẻ và qua sự tự hoạ của chàng trai.

3. Theo lời giới thiệu của bác lái xe, cái con người “cô độc nhất thế gian” là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Trong câu chuyện phác thảo chân dung của bác lái xe, đáng chú ý là chuyện “thèm người” của anh chàng “cô độc nhất thế gian” kia. Không phải anh ta “sợ người” mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người “nhìn trông và nói chuyện một lát”.

Qua cái nhìn của ng­ời hoạ sĩ, người thanh niên hiện ra với “tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ”. Anh ta sống trong “Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách.”. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán.

Trong sự cảm nhận của cô kĩ sư mới ra trường, cuộc sống của người thanh niên là “cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp”, anh mang lại cho cô “bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên”.

Nếu như người hoạ sĩ lão thành mới chỉ ghi được “lần đầu gương mặt của người thanh niên” thì chính những lời tâm sự của một kẻ “thèm người” khi được gặp người đã là một bức chân dung tự hoạ khá hoàn chỉnh. Chân dung là gì nếu không phải là những nét vẽ tinh thần, những nét gợi tả phẩm chất? Những nét tự hoạ của anh thanh niên về cả những con người đang làm việc như anh khiến người hoạ sĩ già, dù đã trải nhiều chuyện đời phải suy ngẫm rất nhiều:

“Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người.”

Vậy những điều gì ở chàng thanh niên đã làm cho người hoạ sĩ già suy nghĩ và thậm chí làm thay đổi cả cái quan niệm về mảnh đất Sa Pa vốn có trong ông?

Nỗi “thèm người” ở anh thanh niên không phải nỗi nhớ cuộc sống đông đúc, tiện nghi, an nhàn, như anh nói: “Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng.”. Người thanh niên hiểu rất rõ công việc của mình, chấp nhận sống trong hoàn cảnh buồn tẻ, cô độc để làm công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Nhưng con người ấy không hề thấy buồn tẻ, cô độc. Cái sự “thèm người” của chàng thanh niên là lẽ bình thường của con người, nhất lại là tuổi trẻ. Anh sống với triết lí: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”. Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: “bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài”. Và chắc chắn ông sẽ còn bối rối khi muốn dựng lên chân dung của Sa Pa. Bởi vì, trong sự tự hoạ của chàng trai còn hiện ra những chân dung khác nữa, cũng quên mình, say mê với công việc nh­ anh kĩ sư rau dưới Sa Pa “Ngày này sang ngày khác… ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào…”, nhà nghiên cứu sét mười một năm không rời xa cơ quan một ngày vì sợ có sét lại vắng mặt. Cái lặng lẽ của cảnh sắc Sa Pa thì cây cọ trên tay người hoạ sĩ có thể lột tả không mấy khó khăn, nhưng cái không lặng lẽ của Sa Pa như ông đã thấy qua những con người kia thì vẽ thế nào đây? Người hoạ sĩ nhận thấy rất rõ “sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời.”.

4. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong Lặng lẽ Sa Pa, có hai nhân vật hầu như chỉ lặng lẽ nghe và suy ngẫm. Đó là người hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ. Trước chàng trai trẻ trung yêu đời, hiểu và yêu công việc thầm lặng của mình, người hoạ sĩ nhận ra rằng Sa Pa, cái tên mà chỉ nghe đến “người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi”, có những con ng­ời làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Thoạt đầu, đáp lại lời bác lái xe, người hoạ sĩ nói: “Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc”. Sau khi gặp, được nghe chàng thanh niên nói, được chứng kiến và hiểu cuộc sống của những con người đang làm việc thực sự, cống hiến thực sự, quan niệm của người hoạ sĩ đã thay đổi. Lúc chia tay, người hoạ sĩ già còn chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh và nói: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh mấy hôm được chứ?”

Đây không chỉ là sự thay đổi trong cái nhìn về Sa Pa mà còn là sự thay đổi trong quan niệm của một nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp. Còn cô gái? Khi từ biệt, “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta trao cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay”. Cô đã hiểu được nhiều điều từ cuộc sống, công việc của chàng trai. Có lẽ trong cái bắt tay ấy là niềm tin, là ý nghĩa đích thực của lao động, là cả sự thầm lặng cống hiến cho đời,… Những điều đó sẽ giúp cô vững vàng hơn trong những bước đầu tiên vào đời.

5. Nguyễn Thành Long đã cho người đọc thấy cái không lặng lẽ của Sa Pa. Với những nét vẽ mộc mạc, bức chân dung về mảnh đất trên cao ấy có sức ấm toả ra từ những bàn tay, khối óc đang từng ngày bền bỉ, thầm lặng cống hiến.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Qua việc đọc, phân tích các yếu tố nghệ thuật: miêu tả nhân vật, miêu tả thiên nhiên,… có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi ngươi; đồng thời thấy được nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Theo chúng tôi

Soạn Văn 9 Bài Lặng Lẽ Sa Pa Vnen

A. Hoạt động khởi động

1. HS nghe một số ca khúc và trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước.

Ví dụ bài Khát vọng tuổi trẻ – tác giả Vũ Hoàng:

Đường dài tương lai quê hương đang gọi mời Tuổi trẻ hôm nay chung tay xây đời mới Dù lên rừng, hay xuống biển Vượt bão dông vượt gian khổ Tuổi trẻ kề vai, vững vàng chân bước người ơi. Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.

Sau khi nghe các ca khúc này, học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước. Có thể tham khảo một số gợi ý sau:

Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, thế hệ trẻ phải luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng đất nước.

Bổn phận thanh niên, của thế hệ trẻ là phải sống có lý tưởng, có ý chí vươn lên, có hoài bão lớn lao, cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc và nhân dân.

Thế hệ trẻ Việt Nam cần phải tích cực tự học tập, nâng cao đạo đức, trình độ, thể lực, trí lực, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Lặng lẽ Sa Pa

2. Tìm hiểu văn bản

a) Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Theo em, đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?

Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa:

Cốt truyện: “Lặng lẽ Sa Pa” có cốt truyện đơn giản kể lại một cuộc gặp gỡ của bốn người bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên trong vòng ba mươi phút giữa cảnh núi rừng lặng lẽ, thơ mộng. Qua cuộc gặp ấy chân dung cửa anh thanh niên hiện ra khiến người đọc phải suy nghĩ.

“Bức chân dung” mà tác giả nói đến đó là bức chân dung của anh thanh niên làm công tác khí tượng giữa cái lạnh lẽo và mây mù của Sa Pa.

Nhân vật anh thanh niên được hiện lên qua lời kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông họa sĩ, cô kỹ sư và qua chính những lời tự bộc bạch của anh.

b) Tìm các chi tiết về nhân vật anh thanh niên trong truyện để hoàn thiện phiếu học tập.

Anh thanh niên trong truyện:

Hoàn cảnh nhân vật xuất hiện: Tình huống cơ bản của truyện là cuộc gặp gỡ rồi lên thăm chốc lát nơi ở và làm việc của anh thanh niên với bác lái xe và hai hành khách trên xe. Anh thanh niên trong truyện được giới thiệu như là người cô độc nhất thế gian. Do mới lên nhận công tác, “thèm người quá” nên anh kiếm cớ để xe dừng lại. Anh xuất hiện khi thấy có xe chở khách đến.

Quan hệ với các nhân vật khác:

Anh là người mến khách (vui mừng, cảm động khi có khách đến thăm).

Là người sống chu đáo, biết quan tâm đến mọi người (hái hoa tặng khách, chuẩn bị trứng luộc cho khách ăn trưa trên xe,…), ân cần, chu đáo với bác lái xe (gửi tam thất cho vợ bác).

Là người say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao: Công việc của anh hết sức vất vả “đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất”, phải lấy ốp vào lúc một giờ, bốn giờ sáng xung quanh tối mịt nhưng anh vẫn rất nghiêm túc, đúng giờ. Hiệu quả làm việc rất cao, anh đã góp phần phát hiện ra đám mây khô giúp không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ.

Là người có nếp sống khoa học, ngăn nắp: căn phòng làm việc của anh sắp đặt rất gọn gàng đâu vào đấy, đặc biệt là một giá sách và một quyển sách đang đọc dở ở trên bàn chứng tỏ tinh thần học hỏi không ngừng.

Là người có tâm hồn cao đẹp: ở một mình song anh vẫn trồng hoa thược dược, lay ơn đủ màu, vườn hoa ấy tươi đẹp như tâm hồn anh vậy.

Là người khiêm tốn, giản dị: anh nói rất ít về mình, để dành thời gian nói chuyện với mọi người, từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ về anh, anh cho rằng có người khác còn xứng đáng hơn anh.

Bài làm:

Nhân vật ông họa sĩ:

Chất trữ tình của tác phẩm đến từ bức tranh thiên nhiên Sa Pa đẹp độc đáo, kì lạ và đầy thơ mộng:

Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.

Chất trữ tình chủ yếu được toát lên từ nội dung câu chuyện:

Tình huống truyện giàu chất trữ tình: từ một cuộc gặp gỡ bất ngờ, ngắn ngủi nhưng để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người.

Từ trong lời đối thoại của các nhân vật, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạc của lối sống mà nhân vật anh thanh niên gợi ra.

3. Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này !

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.

– Chào anh.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

a) Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?

Đoạn trích kể về phút chia tay có phần lưu luyến, bịn rịn của anh thanh niên, cô gái trẻ và ông họa sĩ. Kể về cuộc chia tay giữa thanh niên với cô kỹ sư trẻ và ông họa sĩ già.

b) Ai là người kể về các nhân vật và sự kiện trên? (Gợi ý: Có phải là một trong các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó?) Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? (Gợi ý: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?…)

Chuyện kể theo ngôi thứ 3, người kể giấu mình và không phải là một trong ba nhân vật xuất hiện trong truyện

Vì nếu người kể là một trong ba nhân vật thì nhân xưng phải là tên một trong ba người này hoặc là xưng “tôi”, “mình”.

c) Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,… là nhận xét của ai về nhân vật nào?

Những câu “Những giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ” ; “Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại được nữa, hay nhìn ta như vậy” là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và tậm trạng của anh, người kể chuyện đă nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ anh ta những suy nghĩ, cảm xúc của mình lúc chia tay cô gái.

d) Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật.

Người kể chuyện đã kể lại câu chuyện một cách rõ ràng, cụ thể, nói lên được suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của các nhân vật. Ta thấy điều này vì người kể chuyện vừa kể, vừa tả, vừa nói hộ các suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Khi trò chuyện với bác họa sĩ, nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa có nói:

a) Qua những lời tâm sự trên, theo em, lí do nào khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc?

Những lí do khiến anh thanh niên cảm thấy hạnh phúc:

– Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng và anh thấy mình “thật hạnh phúc”. Với anh, hạnh phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước.

– Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, được cống hiến và làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Quan niệm của em về cuộc sống hạnh phúc? Trình bày điều đó trong đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ)

Học sinh tự trình bày quan niệm riêng của bản thân về một cuộc sống hạnh phúc. Có thể tham khảo quan điểm trong đoạn văn sau:

Đối với em, một cuộc sống hạnh phúc chính là luôn cảm thấy thoải mái và bằng lòng với những gì mà mình đang có. Nếu chúng ta không có được những thứ mình thích thì hãy học thích những gì mình có. Đó chính là cội nguồn của hạnh phúc. Con người thường khao khát, tham vọng những thứ xa vời, xa xỉ mà bản thân chưa có nên lúc nào họ cũng cảm thấy bất mãn, chán ghét cuộc sống hiện tại. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, không phải lúc nào cuộc sống cũng sẽ được như ý nguyện. Thay vì đó, chúng ta hãy học cách hạnh phúc và hài lòng với những điều nhỏ nhoi của cuộc sống, học cách chấp nhận và yêu thương ngay cả những khiếm khuyết của bản thân. Hãy coi những vui buồn, sướng khổ như là một phần tất yếu của cuộc sống. Khi ấy, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy hạnh phúc với cuộc sông của mình.

2. Ôn tập phần Tiếng Việt

a) Các phương châm hội thoại

(1) Trao đổi và nêu ví dụ về một số tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại.

Phương châm về lượng: nói phải có nội dung, nội dung nói đáp ứng nhu cầu cuộc giao tiếp, không thừa hoặc không thiếu thông tin.

Ví dụ:

A: Anh ơi! Ngày mai là thứ mấy ạ?

B: Ngày mai là một thứ trong tuần.

Câu trả lời của B không đủ nội dung, vừa thừa lại vừa thiếu vì dĩ nhiên một tuần được chia thành 7 ngày.

Phương châm về chất: chỉ nói những điều mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực. Ví dụ trong truyện Lợn cưới, áo mới: cả hai anh chàng khoác lác đều muốn khoe đồ mới của mình mà không trả lời đung nội dung câu hỏi

(2) Trong đoạn hội thoại sau, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Dụng ý của tác giả là gì khi để nhân vật của mình vi phạm phương châm hội thoại.

Có người hỏi:

– Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào …

(Kim Lân, Làng)

Trong đoạn hội thoại, lời nói của nhân vật ông Hai đã vi phạm phương châm quan hệ.

Tác giả để nhân vật của mình vi phạm phương châm hội thoại với dụng ý diễn tả tâm trạng bối rối, muốn đánh trống lảng của nhân vật.

b) Xưng hô trong hội thoại

Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong đoạn hội thoại sau

(Gợi ý: cách xưng hô của người nói đã tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn” chưa?)

Cách xưng hô của nhân vật anh thanh niên đã tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”, thể hiện thái độ khiêm nhường, thành thực và tôn trọng, lịch sự với người nghe.

b) Xưng hô trong hội thoại

Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong đoạn hội thoại sau

(Gợi ý: cách xưng hô của người nói đã tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn” chưa?)

Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:

– Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Cách xưng hô của nhân vật anh thanh niên đã tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”, thể hiện thái độ khiêm nhường, thành thực và tôn trọng, lịch sự với người nghe.

c) Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Xác định lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp.

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta vào việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Lời dẫn trong đoạn trích:

(1) Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là gì vậy?

(2) “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”

Lời dẫn (1) là ý nghĩ

Lời dẫn (2) là lời nói

Cả hai lời dẫn đều được dẫn trực tiếp.

3. Luyện tập về kể chuyện trong văn bản tự sự.

Đọc đoạn trích sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:

a. So với đoạn trích ở mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?

So với đoạn trích trong Lặng lẽ Sa Pa, đoạn trích này sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể truyện xưng “tôi”.

Người kể truyện trong đoạn trích là nhân vật chính của tác phẩm (cậu bé Hồng)

So với ngôi kể thứ 3 trong đoạn trích trên, ở ngôi kể thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể về những gì mình nhìn thấy, nghe thấy, những sự việc mình đã trải qua và mình suy nghĩ một các cụ thể. Nhờ vậy, câu chuyện mang đến cảm giác gần gũi, thân mật.

Về hạn chế, ngôi kể thứ nhất thiếu khách quan hơn so với ngôi kể thứ 3 và dễ đem lại cảm giác đơn điệu, nhàm chán, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của một nhân vật.

b. Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với người thứ nhất.

Có thể lựa chọn cách kể theo lời của anh thanh niên như sau:

Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Tôi giật mình nói to và tiếng cười đầy tiếc nuối. Tôi chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. Tôi vừa nước vào và kêu lên:

– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Để người con gái khỏi trở lại bàn, tôi lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn từ tay tôi và quay vội đi.

Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay tôi lắc mạnh và nói:

– Chào anh. Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho tôi nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt tôi – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ tôi gặp lại cô gái ấy nữa, hay nhìn ta như vậy.

– Chào anh.

D. Hoạt động vận dụng

1. Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập làm văn số 3 – văn tự sự

Đề 1: Hãy kể về một việc làm nhỏ nhưng có ích của mình đối với cộng đồng, xã hội nơi mình đang sống.

Đề 2: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa mình và thầy, cô giáo.

Đề 3: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Đề 1: Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu ngắn gọn về việc tốt mà em đã làm.

2. Thân bài

– Kể diễn biến sự việc:

Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.

Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?

Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.

Hành động cụ thể của em khi đó.

– Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào cho nơi mình đang sống (với cộng đồng).

3. Kết bài

– Cảm xúc của em sau khi làm được một việc tốt.

Đề 2: Dàn ý

1. Mở bài:

Từ không khí ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 dẫn dắt đến câu chuyện kỉ niệm của mình với thầy (cô) giáo cũ.

2. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

Đó là người thầy(cô) như thế nào?

Diện mạo, tính tình, tác phong làm việc hằng ngày của thầy (cô).

Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm, cao trào của câu chuyện?…

Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em bài học gì hay ấn tượng, cảm xúc như thế nào?

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm và tóm tắt về một tấm gương tuổi trẻ thành công nhờ theo đuổi đam mê trong công việc.

Với những thành tích đáng khâm phục giành được cho thể thao Việt Nam, VĐV Ánh Viên thực sự là một biểu tượng của giới trẻ; là một tấm gương đáng noi theo. Nguyễn Thị Ánh Viên (sinh ngày 9 tháng 11 năm 1996 tại ấp Ba Cau, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ) là một nữ vận động viên thuộc đội tuyển bơi lội quốc gia Việt Nam. Những bài học bơi đầu tiên của Ánh Viên là cùng ông nội của mình tại con rạch sau nhà. Năm 10 tuổi, Ánh Viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng và bắt đầu chặng đường khổ luyện cùng các huấn luận viên thuộc Quân Khu 9 và sau đó là kì đào tạo dài hạn tại Florida – Mỹ. Từ con rạch nhỏ đến đường bơi dài cả nghìn mét ở đấu trường quốc tế là chặng đường gần 10 năm không ngừng cố gắng của Ánh Viên. Cô gái nhỏ chưa bước qua tuổi 20 nhưng từ lâu đã phải quen với cường độ tập luyện vô cùng khắc nghiệt và những ngày đau đáu nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình nơi đất khách quê người. Ánh Viên chấp nhận đánh đổi cuộc sống bình thường như bao thiếu nữ đồng trang lứa khác chỉ để chuyên tâm vào đam mê lớn nhất của đời mình: Bơi lội. Và đáp lại những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy, Ánh Viên đã nhận được những “trái ngọt” trong sự nghiệp của mình. 8 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ tại SEA Games 28 và phá vỡ 8 kỷ lục tại đại hội thể thao Đông Nam Á là những thành quả mà Ánh Viên xứng đáng có được sau tất cả khó khăn, đắng cay trong từng ấy thời gian. Với quyết tâm theo đuổi đam mê bơi lội của mình, giờ đây, Nguyễn Thị Ánh Viên đã trở thành siêu kình ngư số 1 Việt Nam và là một trong những cái tên nổi bật nhất của thể thao nước nhà.

Tìm hiểu và giới thiệu về một tấm gương tuổi trẻ mà em biết và yêu quý. Có thể tham khảo ví dụ sau:

……………………………………………………………..

Soạn Bài: Lặng Lẽ Sa Pa

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện được rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972.

* Tóm tắt:

Trên chuyến xe từ Hà Nội lên Lào Cai, có ông họa sĩ già, bác lái xe và cô kĩ sư trẻ tình cơ quen nhau. Bác lái xe giới thiệu cho ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Trong 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của mình. Ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh từ chối và giới thiệu cho ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thì cảm thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.

* Bố cục:

Văn bản có thể được chia làm 3 phần:

Phần 3: còn lại: Cuộc chia tay cảm động giữa 3 người.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Cốt truyện đơn giản, mặc dù chỉ là cuộc gặp gỡ, hội ngộ giữa 4 con người: ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên và bác lái xe.

* Tình huống truyện giản dị, nhẹ nhàng mà lặng lẽ.

* Tác phẩm này, theo lời của tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung về anh thanh niên, được hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của bác lái xe, cô kĩ sư trẻ và ông họa sĩ già.

Câu 2:

Phân tích nhân vật anh thanh niên qua truyện.

* Là một người say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao:

Sống một mình trên đỉnh núi suốt 4 năm trời, là con người “cô độc nhất thế gian”

Công việc của anh đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và cần cù, chăm chỉ, yêu nghề, nhưng anh thì vẫn luôn nghiêm túc, làm việc đúng giờ.

* Có nếp sống khoa học, ngăn nắp, căn phòng mà anh làm việc luôn gọn gàng, nơi ở sạch sẽ.

* Có tâm hồn đẹp, anh chăm chỉ trồng hoa, đọc sách, yêu thiên nhiên.

* Tính tình cởi mở, chu đáo với mọi người, anh tặng hoa cho cô kĩ sư, tặng trứng cho ông họa sĩ, tặng tam thất cho bác lái xe, nói năng cởi mở và chân thành.

* Khiêm tốn giản dị: anh nói ít về mình mà chủ yếu để dành thời gian nói chuyện với mọi người, từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ mình, giới thiệu cho ông họa sĩ những con người xứng đáng hơn mình.

Câu 3:

Phân tích nhân vật ông họa sĩ:

Là một người nghệ sĩ giàu kinh nghiệm và tinh tế: ông có thể nhận ra Sa Pa mặc dù chưa đến đó lần nào và cũng không ai giới thiệu, ông rất tinh tế và nhạy cảm.

Là một người yêu nghề, sẵn sàng đi đến những nơi xa xôi để tìm cảm hứng để sáng tạo nghệ thuật.

Có trực giác nhạy bén: mặc dù chỉ là tình cờ gặp anh thanh niên nhưng ông cũng đã cảm nhận được vẻ đẹp của người con trai ấy. Rồi ông đã thay đổi suy nghĩ và quan niệm khi tiếp xúc với anh thanh niên. Có thể nói, đây không phải là sự thay đổi trong cái nhìn về Sa Pa mà còn là sự thay đổi trong quan niệm của một người nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp.

Câu 4:

* Chất trữ tình của tác phẩm được thể hiện ở những chi tiết: trong đoạn văn tả cảnh Sa Pa và giọng văn của tác giả “Nắng bây giờ đã … như một bó đuốc lớn”.

* Tác dụng của chất trữ tình đó: Làm cho câu chuyện trở nên mượt mà, đậm chất thơ, như những tác phẩm hội họa lung linh kì ảo.

Câu 5:

Chủ đề của truyện: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người vô danh, hằng ngày cứ lặng lẽ cống hiến hết mình cho đất nước, cho nhân dân. Trong số những con người đó, nổi bật lên là hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, anh một mình tự giác vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, đem lại niềm vui cho mọi người.