Soạn Văn 9 Bài Kiểm Tra Về Thơ Và Truyện Hiện Đại / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 9: Kiểm Tra Thơ Và Truyện Hiện Đại

Soạn Văn: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại Câu 1 (trang 203 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Thơ tự do – 1948

Ca ngợi tình đồng chí cùng chung lí tưởng của những người lính cách mạng. Vẻ đẹp người lính cụ Hồ.

Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, giàu sức biểu cảm; vừa hiện thực vừa lãng mạn: Đầu súng trăng treo.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) Thơ tự do – 1969

Tư thế hiên ngang, dũng cảm, lạc quan của người lính lái xe trên nẻo đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mĩ.

Tứ thơ độc đáo, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; gần với lời văn xuôi

Câu 2 (trang 203 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tóm tắt truyện:

– Làng (Kim Lân)

Truyện kể về ông Hai quê ở làng Chợ Dầu. Ông gắn bó và yêu tha thiết làng quê mình. Vì cuộc sống của gia đình, vì cuộc kháng chiến, ông phải rời làng. Một hôm, nghe được tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, xấu hổ tủi nhục. Bế tắc, đau khổ, ông tâm sự với đứa con út cho vơi đi nỗi lòng. Rồi một hôm nhận được tin cải chính, ông Hai sung sướng tột độ. Mặc dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn vui vẻ đi khoe và kể về làng như trước.

– Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

Trên chuyến xe từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Ở đây, người họa sĩ già và cô kĩ sư đã nhận ra vẻ đẹp những người lao động thầm lặng trên cái nền lặng lẽ của Sa Pa. Ông họa sĩ luôn đi tìm hình ảnh lí tưởng cho bức tranh của mình chỉ kịp phác thảo những đường nét cơ bản về anh thanh niên.

– Chiếc lược ngà:

Ông Sáu là một cán bộ kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Mãi đến khi hòa bình lập lại ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ông là cha vì thấy vết sẹo trên mặt. Khi nhận ra cha và tình cha con thức dậy mãnh liệt thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, ông dồn nỗi nhớ thương và tình yêu con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà tặng con. Trong một trận càn của địch, ông đã hi sinh. Ông Sáu còn kịp đưa cây lược ngà cho người bạn đem về trao lại cho bé Thu. Câu 3 (trang 203 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai: Ông là người luôn tự hào về cái làng Chợ Dầu của mình; khi nghe tin làng mình theo Việt gian, ông bị ám ảnh nặng nề.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng ám ảnh, day dứt, và tình yêu với cách mạng.

– Với ông Hai, tình yêu làng quê và lòng yêu nước hòa quyện làm một.

Câu 4 (trang 204 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Vẻ đẹp trong cách sống: Yêu quý và tận tụy với mọi người, với công việc, sống giản dị.

– Vẻ đẹp tâm hồn: Trong sáng, lãng mạn, chân thật, hồn hậu.

– Mang những suy nghĩ khiêm nhường, quý trọng lao động, đầy niềm tin cuộc sống.

Câu 5 (trang 204 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Nhân vật bé Thu: Tình cảm thật sâu sắc, bé cứng cỏi, ương ngạnh nhưng cũng rất ngây thơ, đáng yêu.

– Tình cha con trong chiến tranh là thật sâu nặng. Điều này thể hiện qua việc ông Sáu giữ gìn và nâng niu lời hứa với con, việc ông Sáu vui mừng sung sướng dành hết tâm trí vào việc làm cây lược cho con.

Câu 6 (trang 204 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”: Vẻ đẹp bình dị mà cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ xuất thân từ nông dân, bước vào đời lính với những gian lao khốn khó, nhưng vẫn sáng ngời tình đồng chí đồng đội sâu sắc.

– Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Hình ảnh người lính với vẻ đẹp của những chàng trai có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy với tâm hồn sôi nổi trẻ trung, lạc quan yêu đời, tình đồng đội thắm thiết, ý chí chiến đấu mãnh liệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 7 (trang 204 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tình yêu con của người mẹ Tà – ôi:

– Gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khổ: Mẹ ước mong có hạt gạo, có hạt bắp, mong con mau lớn khôn trở thành chàng trai cường tráng để lao động sản xuất.

– Gắn với tình yêu đất nước: Mẹ mong con mau lớn để trở thành người lính kiên cường chiến đấu vì độc lập tự do, làm người dân của một đất nước anh hùng.

Câu 8 (trang 204 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ:

– Đồng chí (Chính Hữu): Hình ảnh chân thực, chi tiết sinh động, ngôn ngữ giản dị và cô đọng, giàu sức biểu cảm.

– Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận): Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới niềm vui của người lao động.

– Ánh trăng (Nguyễn Duy): Kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, giọng điệu tâm tình tha thiết, nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư.

Câu 9 (trang 204 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

– Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo (Đồng chí): Tính biểu tượng, gợi liên tưởng phong phú: Súng và trăng là gần và xa, hiện thực và lãng mạn,… Đó là những nét phẩm chất tâm hồn của người lính, cũng có thể xem là một biểu tượng của thơ ca kháng chiến – nền thơ kết hợp nhuần nhuyễn hiện thực và cảm hứng cách mạng.

– Hình ảnh biểu tượng trăng (Ánh trăng): Đồng hành cùng lời tâm tình của tác giả. Vượt qua ý nghĩa hiện thực, ánh trăng còn có ý nghĩa biểu tượng cho tình nghĩa thủy chung, đạo lí “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.

Soạn Bài: Kiểm Tra Thơ Và Truyện Hiện Đại

Soạn bài: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại – Ngữ văn lớp 9

I. Thơ II. Truyện

Truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.

Lặng lẽ Sa Pa

(trích truyện ngắn)

Nguyễn Thành Long

Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao. Qua đó, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức mình cho đất nước.

Chiếc lược ngà

(trích truyện ngắn)

Nguyễn Quang Sáng

Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau tám năm xa cách với nhiều éo le, trắc trở. Qua đó, ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh

Câu 2: a. Làng (Kim Lân)

Truyện kể về ông Hai quê ở làng Chợ Dầu. Ông gắn bó và yêu tha thiết làng quê mình. Ông thường khoe làng ông giàu đẹp, làng kháng chiến. Vì cuộc sống của gia đình, vì cuộc kháng chiến, ông phải rời làng. Tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ để nói chuyện về làng cho đỡ nhớ. Hằng ngày ông đến phòng Thông tin để theo dõi tin tức về làng. Một hôm, nhận được tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, xấu hổ tủi nhục. Mấy ngày liền ông không bước chân ra khỏi nhà. Bế tắc, đau khổ, ông tâm sự với đứa con út cho vơi đi nỗi lòng. Rồi một hôm nhận được tin cải chính, ông Hai sung sướng tột độ. Mặc dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn vui vẻ đi khoe và kể về làng như trước.

b. Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long)

Trên một chuyến xe đi Lào Cai có bác lái xe, ông họa sĩ và cô kỹ sư. Qua lời kể của bác lái xe, họ biết được anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Đến SaPa, xe dừng lại, anh thanh niên được bác lái xe giới thiệu gặp ông họa sĩ và cô kỹ sư. Anh mời họ lên thăm nhà. Qua cuộc trò chuyện vui vẻ, thân mật, họ biết được anh thanh niên hằng ngày làm công việc đo gió, đo mưa, giúp vào việc báo trước thời tiết. Khâm phục trước tinh thần làm việc và sự cống hiến lặng lẽ của anh thanh niên, họa sĩ vẽ chân dung anh. Để không vô lễ, anh ngồi yên cho ông vẽ nhưng từ chối vì nghĩ mình không xứng đáng. Ba mươi phút trôi qua, họ chia tay nhau trong sự lưu luyến. Họa sĩ và cô kỹ sư đi tiếp chặng đường, còn anh thanh niên trở về với công việc thường ngày của mình.

c. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Ông Sáu là một cán bộ kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Mãi đến khi hòa bình lập lại ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ông là cha vì thấy xa lạ. Đến khi nhận ra người cha và tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, ông dồn nỗi nhớ thương và tình yêu con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà để tặng cho con. Trong một trận càn của địch, ông đã hi sinh. Ông Sáu còn kịp đưa cây lược ngà cho người bạn đem về trao lại cho bé Thu.

Câu 3: Phân tích nét nổi bật trong tính cách ông Hai (truyện ngắn Làng, của Kim Lân.

Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc. Một ông Hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,… Ai đó đã một lần thấy nhà vàn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: Hình như ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải.

Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điểm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm.

Câu 4: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn, và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong “Lặng lẽ SaPa” Câu 5:

– Tình cảm của đứa con:

+ Bé Thu cũng rất thương yêu cha. Em tôn thờ và giữ trọn lòng thương nhớ cha qua bức ảnh.

+ Em ương bướng và chống đối anh Sáu, nhất định không chịu gọi anh một tiếng “Ba” chỉ vì em dành tình thương yêu đó cho người cha mà em thương nhớ.

+ Khi nhận ra cha “hai tay em ôm chặt cổ ba…” như muốn giữ anh Sáu ở mãi bên cạnh.

+ Sự thông minh và sự ương ngạnh của bé Thu làm người đọc thương em hơn trách em

– Tình cảm người cha:

+ Anh Sáu thương nhớ con xiết bao. Ngày về phép anh chỉ mong được ôm con vào lòng và gọi một tiếng “Ba”. Nhưng nó không chịu gọi…

+ Những ngày ở bên con, anh chăm sóc chiều chuộng con. Nhưng nó vẫn lạnh nhạt với anh…

+ Ngày anh ra đi, bé Thu hiểu ra mọi việc. Nó ôm chầm lấy cha muốn rời…

+ Ở chiến khu, anh làm cho con chiếc lược bằng ngà. Mỗi chiếc răng lược là bao nhiêu tình cảm thương nhớ mà anh dành cho con.

Câu 6:

a. Người lính hiên ngang, dũng cảm:

– Đọc qua hai bài thơ, người đọc nhận thấy hai người lính tuy ở hai thời kì khác nhau nhưng lòng yêu quê hương cao đẹp như nhau…

– Từ trong cuộc đời họ bước vào trang thơ với những nét đẹp hiên ngang dũng cảm: Anh lính trong “Đồng chí” dũng cảm rời quê hương ra đi rời bỏ cuốc cày, cầm vũ khí chiến đấu. Vì lí tưởng “súng bên súng, đầu sát bên đầu” mà anh đã ra đi để lại “ruộng nương, gian nhà” trong nỗi nhớ thương thầm lặng “Ruộng nương…lung lay”.

– Anh lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có khác hơn. Anh hiên ngang đối mặt với bom đạn kẻ thù, ngồi vào những chiếc xe bị lột từng lúc một cách trần trụi “không có kính…ta ngồi”. Vì xe vỡ kính, anh bình tĩnh đối diện với bao khó khăn tràn vào “không có kính ừ thì có bụi”, “không có kính ừ thì ướt áo”. Phải là người bình tĩnh mới có thể đương đầu với thế giới bên ngoài”. Nhìn thấy…buồng lái”

b. Người lính lạc quan, yêu đời vượt khó khăn:

– Trong “Đồng chí” người dù thiếu thốn “áo rách vai”, “quần vài mảnh vá” vẫn không nề hà. Anh và đồng đội đã vượt qua những cơn “sốt run người” hay những lúc “vầng trán ướt mồ hôi”. Tuy gian khổ nhưng anh vẫn mỉm cười vượt qua… “Áo anh…không giày”.

– Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” người lính dù “mưa tuôn mưa xối” dù “bụi phun tóc trắng” vẫn ung dung đối mặt, xem thường khó khăn, lấy gian khổ làm thử thách cho cuộc đời mình, lạc quan yêu đời…hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. “Chưa cần chúng tôi thôi”.

c. Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” người lính dù “mưa tuôn mưa xối” dù “bụi phun tóc trắng” vẫn ung dung đối mặt, xem thường khó khăn, lấy gian khổ làm thử thách cho cuộc đời mình, lạc quan yêu đời…hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. “Chưa cần chúng tôi thôi”.

– Tình đồng đội của những người lính là một nét đẹp luôn được ca ngợi. Họ cũng đoàn kết với nhau vượt qua mọi gian nan thử thách…

– Người lính trong “Đồng chí” chia cho anh từng “đêm rét chung chăn”. Họ nắm tay truyền cho nhau nghị lực, niềm tin, giúp nhau vượt qua những lúc thiếu thốn, hiểm nghèo. Họ “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, “thương nhau…tay”.

– Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” để động viên nhau tiếp tục cuộc chiến đấu. Mỗi một “chiếc xe từ trong bom rơi” trở về đã là thành viên của tiểu đội lái xe Trường Sơn. Những giờ phút họ ngồi bên nhau chia nhau bát cơm, đôi đũa là trở thành “gia đình” của nhau. “Những chiếc xe… gia đình đấy”.

d. Ý chí chiến đấu của người lính:

– Điểm nổi bất ở những người lính là ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ ra đi với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù chung. Cho nên dù đêm đông giá rét, dù gió lạnh thấu xương, họ vẫn “đứng cạnh nhau” quyết tâm chiến đấu “Đêm nay…trăng treo”.

– Ở “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” quyết tâm của người lính thể hiện qua việc tiếp tục lên đường, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam thân yêu. Họ “lại đi, lại đi” với ý chí chiến đấu cao độ, giải phóng đất nước, đem bầu “trời xanh” về cho nhân dân. Quyết tâm này thể hiện qua lí tưởng chiến đấu “vì miền Nam phía trước”. “Xe vẫn chạy …trái tim”.

Soạn Bài Kiểm Tra Về Thơ Và Truyện Hiện Đại Lớp 9 Hay Đầy Đủ Nhất

SOẠN BÀI KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI LỚP 9

I- Chuẩn bị ở nhà

II- Làm bài kiểm tra trên lớp

Câu 1 trang 203 SGK văn 9 tập 1: Câu 2 trang 203 SGK văn 9 tập 1:

Tóm tắt truyện ngắn Làng:

Ông Hai là một nông dân nghèo quê ở làng Chợ Dầu. Vì hoàn cảnh, ông phải rời làng đi tản cư. Ở nơi ở mới, ông Hai nhớ làng của mình vô cùng. Một hôm, ông nhận được tin làng theo giặc. Vô cùng xấu hổ, nhục nhã, ông không dám ra khỏi nhà và tâm sự với thằng con út cho vơi đi nỗi lòng. Khi nghe tin làng được cải chính, ông Hai sung sướng đi khoe với tất cả mọi người. Ông kể về trận đánh của làng mình như chính ông được chứng kiến vậy

Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa

Trên chuyến xe đi Lào Cai, ông họa sĩ và cô kĩ sư được bác lái xe giới thiệu cho gặp anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Anh mời họ lên nhà chơi và kể về công việc gian khổ nhưng không kém phần hạnh phúc của mình. Khâm phục trước tinh thần cống hiến của anh, ông họa sĩ định vẽ chân dung anh nhưng anh nói rằng mình không xứng và giới thiệu những người khác xứng đáng hơn. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi chỉ có 30 phút nhưng đã để lại những dư vị ngọt ngào trong lòng mỗi người.

Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà

Ông Sáu là một cán bộ kháng chiến đã xa nhà nhiều năm. Khi được nghỉ phép, ông về thăm nhà nhưng bé Thu- con gái của ông không nhận ông là cha. Đến khi ông Sáu sắp phải đi xa, tình cha con trỗi dậy mãnh liệt, bé Thu dặn ông mua cho nó một chiếc lược ngà. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình yêu và nỗi nhớ để làm chiếc lược ngà cho con. Chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh, chỉ kịp trao lại chiếc lược cho người đồng đội

Câu 3 trang 203 SGK văn 9 tập 1:

Nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai:

Ông Hai là người yêu làng, gắn bó với làng, thường xuyên khoe về làng của mình

Khi nghe tin làng đi theo giặc, ông vô cùng nhục nhã, xấu hổ. Sau khi đấu tranh dữ dội, ông quyết định bỏ làng để đi theo cách mạng và kháng chiến

Nghe tin làng được cải chính, ông vô cùng sung sướng và đi khoe với tất cả mọi người về việc nhà mình bị Tây đốt

Ở ông Hai, tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến

Câu 4 trang 204 SGK văn 9 tập 1:

Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa:

Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm với công việc

Niềm hạnh phúc của anh là được gắn kết với mọi người, phục vụ cho nhân dân và đất nước

Anh có tấm lòng nhân hậu, tinh thần cầu tiến, khiêm tốn, biết quan tâm tới mọi người

Câu 5 trang 204 SGK văn 9 tập 1:

Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng:

Bé Thu hồn nhiên, trong sáng, ương bướng và có tình yêu cha tha thiết, mãnh liệt

Không nhận bố vì trên mặt bố có vết sẹo

Cuống quýt khi nhận ra bố, không cho bố đi, đòi bố mua cho cây lược

Tình cha con được thể hiện vô cùng sâu sắc, cảm động trong đoạn trích, qua đó tác giả lên tiếng tố cáo chiến tranh đã phá hoại hạnh phúc của con người

Câu 6 trang 204 SGK văn 9 tập 1:

Hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí:

Người lính có xuất thân là nông dân, có chung mục đích, lí tưởng chiến đấu

Họ sẵn sàng bỏ lại tất cả những gì thân thuộc, gần gũi nhất để ra đi vì nghĩa lớn

Người lính gắn bó keo sơn với nhau trong những giờ phút khó khăn nhất, có tâm hồn lãng mạn vượt lên hiện thực khắc nghiệt

Hình ảnh người lính trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

Họ có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp hiểm nguy

Người lính còn có tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, ngang tàn rất lính, tinh thần lạc quan yêu đời và ý chí chiến đấu mãnh liệt để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Câu 7 trang 204 SGK văn 9 tập 1:

Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà ôi biểu hiện trong những lời ru của bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:

Tình thương con của người mẹ gắn với tình thương bộ đội, tình thương buôn làng, quê hương gian khó. Cho nên mẹ ước mong có hạt gạo, hạt bắp và mong con nhanh chóng lớn khôn để thành chàng trai cường tráng tham gia lao động sản xuất

Tình yêu con của mẹ còn gắn với tình yêu nước đang vất vả, gian lao trong công cuộc kháng chiến. Bởi vậy, mẹ mong con sau này trở thành người lính kiên cường, chiến đấu vì sự độc lập, tự do của dân tộc

Câu 8 trang 204 SGK văn 9 tập 1:

Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy):

Đồng chí: hình ảnh chân thực, ngôn ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm

Đoàn thuyền đánh cá: hình ảnh so sánh đặc sắc, giọng thơ sôi nổi, say mê, phơi phới niềm vui vào cuộc sống mới

Ánh trăng: sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, giọng thơ tâm tình, tha thiết, trĩu nặng suy tư

Câu 9 trang 204 SGK văn 9 tập 1:

Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo (Đồng chí), trăng (Ánh trăng:

Đầu súng trăng treo: thể hiện tâm hồn lãng mạn của người lính, là sự kết hợp giữa gần- xa, hiện thực- lãng mạn, chiến tranh- hòa bình…

Trăng: là biểu tượng của thiên nhiên vĩnh hằng, quá khứ tròn đầy, viên mãn, gợi nhắc người đọc về lối sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ

Nguồn Internet

Soạn Bài Kiểm Tra Về Thơ

Soạn bài Kiểm tra về thơ

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Diễn biến tâm trạng (mạch cảm xúc trữ tình) trong các bài thơ : Con cò (Chế Lan Viên), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Viếng lăng Bác (Viễn Phương).

– Con cò (Chế Lan Viên) : Mạch cảm xúc trữ tình được phát triển theo ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò, bắt đầu từ hình ảnh con cò trong ca dao theo lời ru của mẹ đi vào tiềm thức trẻ thơ, rồi biểu tượng cho sự nâng niu chăm chút của mẹ cho con suốt cuộc đời, cuối cùng là cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử và ý nghĩa lời ru.

– Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) : Mạch cảm xúc được khơi nguồn từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện : nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao của đất nước một “mùa xuân nho nhỏ” riêng mình. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu ca xứ Huế.

– Viếng lăng Bác(Viễn Phương) : Mạch cảm xúc đi theo trình tự vào thăm lăng Bác. Từ khi đứng trước lăng, đến khi bước vào và ra về. Mở đầu là cảm xúc về cảnh thiên nhiên bên ngoài lăng (hàng tre), tiếp đó là cảm xúc về hình ảnh dòng người bất tận vào viếng lăng. Cảm xúc, suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về.

Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài Con cò của Chế Lan Viên, mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

– Con cò trong bài Con cò của Chế Lan Viên : tượng trưng cho tấm lòng trong trắng, cho những nỗi khổ, nỗi vất vả của người mẹ, người phụ nữ, cho niềm vui và mơ ước hiện nay, cho tình yêu thương rộng lớn của người mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng, thân thương và lo lắng xót xa của người mẹ.

– Mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải : đó là mùa xuân của thiên nhiên tươi đẹp, mùa xuân sức sống của đất nước, mùa xuân của đời người, của tác giả, muốn cống hiến, muốn hòa nhập.

Câu 4 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những biến chuyển của đất trời lúc giao mùa trong bài Sang thu.

– Từ ngữ : bỗng, hình như (ngỡ ngàng, xúc động), phả, chùng chình (rung cảm tinh tế).

– Hình ảnh : hương ổi, gió se, sương (những dấu hiệu đặc trưng mùa thu được cảm nhận bằng nhiều giác quan), sự biến chuyển càng được khẳng định rõ trong các hình ảnh sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây, sự níu kéo của mùa hạ với các hình ảnh nắng, mưa, sấm, hàng cây đứng tuổi cũng gợi ra nhiều liên tưởng thú vị.

Câu 5 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Những điều ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ.

– Nhà thơ muốn cống hiến hết sức mình vào mùa xuân đất nước, ước nguyện chân thành làm “con chim, cành hoa, nốt trầm” góp cái đẹp cho đất nước.

– Niềm mong ước được cống hiến hết sức, sống hết mình, lao động hết mình “Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc” một cách lặng lẽ.

Câu 6 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Những hình ảnh ẩn dụ (mặt trời, vầng trăng, tràng hoa) trong bài thơ Viếng lăng Bác đã có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ?

– Mặt trời: Bác to lớn, vĩ đại, như mặt trời thiên nhiên mang ánh sáng sự sống đến muôn loài, Bác chính là mặt trời mang ánh sáng độc lập.

– Vầng trăng : Bác là vầng trăng hiền dịu, che chở, bao bọc người dân Việt Nam sống trong hạnh phúc ấm no.

– Tràng hoa : lòng thành kính và biết ơn, xúc động của tác giả và con dân Việt Nam.

Câu 7 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Qua lời trò chuyện với con, người cha trong bài thơ Nói với con của Y Phương đã thể hiện những tình cảm và suy nghĩ gì về quê hương, dân tộc?

– Tình cảm gia đình ấm cúng.

– Ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.

– Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống của dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Câu 8 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phân tích nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của các bài thơ : Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Nói với con.

– Con cò : gợi lại điệu hát ru trong ca dao qua hình ảnh con cò, con cò biểu tượng cho tình mẹ, lòng mẹ và sự chở che.

– Mùa xuân nho nhỏ : Từ hình ảnh mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước, tác giả bộc lộ ước nguyện cống hiến mùa xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân đất nước. Hình ảnh tiêu biểu ở con chim, nhành hoa, nốt nhạc, và “lộc giắt đầy trên lưng” người lính.

– Nói với con : hình thức lời tâm tình, nhắc nhở, dặn dò của người cha với giọng điệu tha thiết, trìu mến và tin cậy để thể hiện tình cảm gia đình và tình cảm quê hương, nâng lên thành lẽ sống. Hình ảnh giản dị, gần gũi người đồng mình và các hình ảnh đặc trưng của người miền núi.

Câu 9 (trang 97 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Cảm nghĩ của em về tình yêu thương, sự che chở của lòng mẹ trong bài Con cò (Chế Lan Viên).

– Tình mẹ bao la, rộng lớn, mẹ vất vả cực nhọc nuôi con lớn lên bằng những lời ru thân thương, dịu dàng.

– Mẹ yêu thương, che chở và theo con suốt cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ – Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube: