Soạn Văn 9 Bài Khởi Ngữ Tập 2 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Khởi Ngữ Sgk Ngữ Văn 9 Tập 2

Hướng dẫn Soạn Bài 18 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Khởi ngữ sgk Ngữ văn 9 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10.

I – ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỞI NGỮ TRONG CÂU

1. Câu 1 trang 7 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.

a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)

c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […].

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt).

Trả lời:

– Vị trí: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.

– Về quan hệ với vị ngữ: từ ngữ in đậm không phải chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như chủ ngữ.

2. Câu 2 trang 8 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?

Trả lời:

Trước các từ in đậm này có thể thêm các quan hệ từ “về’, “đối với”.

II – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 8 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây:

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

(Kim Lân, Làng)

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d) Làm khí tượng ở được cao như thế mới là lý tưởng chứ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Trả lời:

Các khởi ngữ (im đậm):

2. Câu 2 trang 8 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thêm trợ từ thì):

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Trả lời:

Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểu, giải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.

Viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).

a) – Làm bài (thì) anh ấy (làm bài) cẩn thận lắm.

– Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

b) Hiểu (thì) tôi hiểu rồi nhưng giải (thì) tôi chưa giải được.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Soạn Bài Lớp 9: Khởi Ngữ

Soạn bài lớp 9: Khởi ngữ

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 9 học kì 2

KHỞI NGỮ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)

c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Gợi ý:

Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

CN

Giàu, tôi cũng giàu rồi.

CN

Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta

CN

2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó.

Gợi ý:

Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.

Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.

3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu?

Gợi ý: Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ?

Gợi ý: Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

(Kim Lân, Làng)

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý:

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểu, giải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.

3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).

Gợi ý:

Soạn Bài: Sang Thu – Ngữ Văn 9 Tập 2

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh trong SGK Ngữ văn 9 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Sang thu được sáng tác vào mùa thu năm 1977, được in trong tập Từ chiến hào đến thành phố.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ.

* Bố cục: Bài thơ có thể được chia làm 3 đoạn:

Phần 1: khổ thơ đầu: Những tín hiệu giao mùa

Phần 2: khổ thơ thứ 2: Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa

Phần 3: khổ thơ thứ 3: Những suy tư và chiêm nghiệm của nhà thơ.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: hương ổi phả vào gió se, gió thu giăng mắc chầm chậm, dòng sông dềnh dàng trôi, những cánh chim bắt đầu vội vã, đám mây hạ – thu, nắng cuối hạ vơi dần cơn mưa. Tâm trạng tác giả ngỡ ngàng, bâng khuâng qua các từ “bỗng, hình như”. Sau đó nhà thơ gợi tả bằng những hình ảnh dòng sông, bầy chim, đám mây, hiện tượng nắng, mưa, sấm trên hàng cây đứng tuổi.

Câu 2:

Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu:

Hương vị: mùi ổi chín – trái cây mùa thu.

Cảm nhận bằng xúc giác: gió se, sương, thời tiết se se lạnh của mùa thu.

Hình ảnh vạn vật đang chuyển mình: sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” (hình ảnh nhân hóa).

Câu 3:

* Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua câu thơ: “Có đám mây mùa hạ – Vắt nửa mình sang thu”. Đây là hình ảnh nhân hóa , đầy liên tưởng gợi hình, gợi cảm, một ranh giới mơ hồ, nên thơ.

* Hai dòng thơ cuối:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Ý nghĩa tả thực: những tiếng sấm đã không còn bất ngờ nữa, sấm gắn liền với những cơn mưa rào mùa hạ quen thuộc và cũng đã bớt dần.

Ý nghĩa ấn dụ: Sấm là đại diện cho những điều bất thường, dữ dội trong cuộc sống hằng ngày, “hàng cây đứng tuổi” là những người từng trải. Con người bình thản sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

Soạn Văn chúc các em học tập tốt!

4.5

/

5

(

4

bình chọn

)

Soạn Bài: Nói Với Con – Ngữ Văn 9 Tập 2

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Y Phương trong SGK Ngữ văn 9 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Nói với con được Y Phương sáng tác vào năm 1980, được in trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

* Bố cục:

Phần 2: còn lại: Tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương và lời dặn dò của người cha.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mãnh liệt, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ theo mạch cảm xúc đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm của quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống.

Câu 2:

Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

4 câu thơ đầu có những hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô ý song lại tạo ra sự độc đáo trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống và tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Con người trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên mơ mộng, trữ tình của quê hương.

Câu 3:

Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của người “đồng mình”, những đức tính đó là:

Dễ thương, giàu tình cảm

Có tấm lòng thủy chung, luôn gắn bó với quê hương

Hồn nhiên, mạnh mẽ, không ngại gian khổ

Là những con người có bản lĩnh, bền bỉ, không dễ dàng bỏ cuộc.

Mộc mạc, chân chất nhưng vẫn không kém phần kiêu hãnh, giàu ý chí, nghị lực và niềm tin.

Từ đó, người cha muốn nhắc nhở con trên đường đời sống phải có nghĩa tình thủy chung biết chấp nhận vượt qua gian nan bằng ý chí. Hơn thế nữa, con phải luôn tự hào về truyền thống của dân tộc mình, phải không ngừng cố gắng góp phần phát triển quê hương giàu mạnh.

Câu 4:

* Qua bài thơ, em thấy tình cảm của người cha đối với người con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng.

* Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là lòng tự hào, là sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và muốn con tự tin bước vào đời.

Câu 5:

Cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ rất độc đáo. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao. Hơn thế nữa lại giàu chất thơ, độc đáo và đậm chất dân tộc.

5

/

5

(

1

bình chọn

)