Soạn Văn 9 Bài Đồng Chí Vnen / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 9 Vnen Bài 9: Đồng Chí

Soạn văn 9 VNEN Bài 9: Đồng chí

A. Hoạt động khởi động

Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”? Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?

Cách gọi “đồng bào” này xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể rằng, mẹ Âu cơ đã sinh ra một bọc trứng, từ bọc trứng nở ra trăm người con là tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Từ “đồng bào” ở đây có nghĩa là “cùng một bào thai”. Vì vậy, người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” là ý coi nhau như anh em cùng sinh ra từ một bọc, có cùng một cội nguồn sinh dưỡng, cùng là “con Rồng cháu Tiên”.

Cách gọi “đồng bào” là cách gọi thân thương trìu mến, gắn liền với truyền thống “yêu nước với thương nòi” của người Việt. Hai tiếng “đồng bào” còn thể hiện một ý nghĩa rằng: mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng như nhau, giữa những con dân Việt không có gì khác biệt về đẳng cấp, quyền lợi. Từ ý niệm đồng bào cùng chung một Mẹ, một nguồn cội huyết thống đã hình thành một ý thức dân tộc cao độ với lòng yêu nước gắn liền với tình thương giống nòi.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

a) Bài thơ mang hình thức lời tâm tình, kể về tình đồng chí của hai người lính (anh với tôi). Em hãy cho biết, hai người lính xuất thân từ những miền quê như thế nào? Điều gì khiến họ vốn là những người xa lạ mà “không hẹn quen nhau”?

– Hai người lính đều có nguồn gốc xuất thân từ những miền quê nghèo khó:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua.

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Qua việc sử dụng thành ngữ “nước mặn đồng chua” và cụm từ “đất cày lên sỏi đá”, ta có thể hình dung ra quê hương nghèo khó của những người lính. Họ sinh ra từ miền ven biển ngập mặn, khó làm ăn; từ vùng trung du đồi núi đất bạc màu, cằn cỗi. Người lính trong bài thơ là những người nông dân mặc áo lính. Họ có cùng chung quê hương nghèo khổ, chung giai cấp.

– Vốn là những người xa lạ nhưng họ lại “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đó là vì họ cùng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nghe theo sự thúc giục của lòng yêu nước, nên họ đã cùng lên đường đi chiến đấu. Từ những phương trời xa lạ, những người lính đã gặp nhau, quen nhau và có cùng chung mục đích cứu nước.

b) Tình đồng chí của hai người lính có quá trình hình thành như thế nào? Em có nhận xét gì về dòng thứ bảy của bài thơ?

– Quá trình hình thành tình đồng chí của hai người lính:

+ Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ rồi gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh đều là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

+ Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng bên súng” là có chung nhiệm vụ đánh giặc. “Đầu sát bên đầu” là cùng chung ý nghĩa và lý tưởng. Họ cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

+ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”

– Dòng thơ thứ bảy của bài thơ hết sức đặc biệt.

+ Dòng thơ này chỉ có hai tiếng “đồng chí” ngắn gọn được tách riêng độc lập trở thành một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than.

+ Dòng thơ đã chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng, con đường (đồng chí), những biểu hiện của tình đồng chí.

+ Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7 là nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.

c) Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu và chia sẻ những gì với người bạn chiến đấu của mình? Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy có ý nghĩa gì?

Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng và cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ với người bạn chiến đấu của mình.

– Họ cảm thông, thấu hiểu một cách sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.” Khi là đồng chí của nhau, họ kể cho nhau nghe những câu chuyện nơi quê nhà, hoàn cảnh gia đình. Đó là chuyện “ruộng nương” gửi lại “bạn thân cày”, là chuyện “gian nhà không” lung lay mỗi khi gió đến. Qua những lời tâm tình ấy, những người lính càng hiểu và cảm thông cho nhau hơn. Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.

– Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

+ Người lính cùng nhau chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.”

+ Người lính cùng chia sẻ với nhau sự thiếu thốn về vật chất, quân tư trang trong cuộc đời quân ngũ: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày”.

Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy giúp những người lính càng tin tưởng và gắn kết nhau hơn, giúp họ càng thêm lạc quan, tin tưởng, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ. Tất cả những biểu hiện của tình đồng chí đồng đội đã được cô đúc lại trong hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí và truyền cho nhau niềm tin chiến thắng.

d) Trong 3 câu cuối, người lính hiện lên ở hoàn cảnh như thế nào? Trình bày cảm nhận của em về câu cuối bài thơ (hình ảnh, nhạc điệu,…)

– Trong ba câu thơ cuối, hình ảnh người lính hiện lên trong thờ điểm đêm khuya, nơi rừng hoang, dưới thời tiết sương muối khắc nghiệt, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc tới.

– Câu thơ cuối bài “Đầu súng trăng treo” rất thực và cũng rất lãng mạn. Câu thơ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ những liên tưởng phong phú. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các mặt bổ sung cho nhau của cuộc đời người lính cách mạng.

Câu thơ có bốn chữ tạo nên nhịp điệu như nhịp đập dịu dàng của trái tim người đồng chí. Nhập đập của trái tim chan chứa yêu thương.

Câu thơ cuối là một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Có lẽ chính vì vậy mà tác giả Chính Hữu đã lấy câu thơ này để đặt nhan đề cho cả tập thơ.

Chọn và nêu tác dụng của một hoặc một số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ (về thể thơ, ngôn từ, giọng điệu, những biện pháp nghệ thuật,…)

3. Tìm hiểu văn học địa phương

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản “Đồng chí”

a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.

– Cấu trúc sóng đôi “anh” và “tôi” trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện:

“Quê anh – Làng tôi”

“Anh với tôi…”

“Áo anh – quần tôi’

– Cấu trúc sóng đôi, đối xứng giữa “anh” và “tôi” ấy diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính.

3. Tìm hiểu văn học địa phương

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản “Đồng chí”

a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.

– Cấu trúc sóng đôi “anh” và “tôi” trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện:

“Quê anh – Làng tôi”

“Anh với tôi…”

“Áo anh – quần tôi’

– Cấu trúc sóng đôi, đối xứng giữa “anh” và “tôi” ấy diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính.

b) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ.

a) Từ đơn và từ phức

(1) Nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức (nêu ví dụ minh họa). Chỉ ra sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy.

– Khái niệm:

(2) Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

che chở, nho nhỏ, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, bờ bến, lấp lánh, lung linh, xanh xao, xa lạ, tri kỷ, lung lay.

b) Thành ngữ

(1) Thành ngữ là gì? Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

– Đánh trống bỏ dùi

– Chó treo mèo đậy

– Được voi đòi tiên

– Nước mắt cá sấu

Khái niệm: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Trong các tổ hợp từ trên, tổ hợp là thành ngữ bao gồm:

– Đánh trống bỏ dùi (làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở dang, thiếu trách nhiệm)

– Được voi đòi tiên (thái độ tham lam, được cái này rồi lại muốn cái khác tốt hơn)

– Nước mắt cá sấu (nước mắt thương xót giả dối; chỉ tình cảm giả nhân giả nghĩa để lừa người)

Tổ hợp là tục ngữ:

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác động, ảnh hưởng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người)

– Chó treo mèo đậy (Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kỹ để không cho mèo lục đớp. Ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất)

(2) Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.

c. Nghĩa của từ

(1) Nghĩa của từ là gì?

(2) Hoàn thành những thông tin trong bảng sau vào vở:

(3)Thế nào là nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Từ “đầu” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Súng bên súng đầu sát bên đầu Đầu súng trăng treo

(4) Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì khác nhau? Nêu ví dụ minh họa

(5) Bằng hiểu biết về hiện tượng từ đồng âm, em hãy chỉ ra giá trị của câu thơ sau:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(6) Cặp từ nào sau đây là từ trái nghĩa

Xanh- trong, sáng-trưa, mưa-nắng, vui-buồn, tóc-tai, quần- áo, tài-sắc

(2)

Từ nhiều nghĩa

Từ “chân”

Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân…)

Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn…)

Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng…)

Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. (hăng lên chạy càn, nhảy càn)

– Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. (đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.)

Từ đồng nghĩa

là từ có nghĩa tương tự nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế cho nhau).

Tô- bát, Cây viết – cây bút, Ghe – thuyền, Ngái – xa, Mô – đâu, Rứa – thế

Từ trái nghĩa

là từ có nghĩa trái ngược nhau.

xấu – đẹp, xa – gần, voi – chuột, rộng – hẹp

Trường từ vựng

là tập hợp các từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

Máu, chém giết: trường nghĩa về sự chết chóc.

(3) Khái niệm:

(4)

Từ đồng âm: Những từ khác nhau nhưng có cách phát âm giống nhau và có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Từ nhiều nghĩa: Một từ có thể mang nhiều nét nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong đó có 1 nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Những nét nghĩa này không hoàn toàn khác nhau.

VD:Từ: “bàn”: Nghĩa 1: là vật gắn liền với tuổi học sinh,dùng để học trong nhà trường (VD: bàn ghế)Nghĩa 2: là hoạt động nói chuyện,trao đổi về vấn đề gì đó (VD: bàn bạc)

VD Từ “chân”: Nghĩa 1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân…)

Nghĩa 2: là bộ phận của con người,dùng để đứng vững hoặc để di chuyển. (VD: bàn chân của em)

– quốc: tổ quốc

– gia: gia đình

D.Hoạt động vận dụng

1. Vận dụng những hiểu biết về trường từ vựng, hãy nêu và phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ quê hương, trang phục và cảm giác trong đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy, các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau:

Ríu rít sẻ nâu, trong khiết tiếng chim ri“Cho gươm mời đến Thúc lang Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non, Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không? Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, “Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?” khung trời tuổi thơ xanh rờn cổ tíchNắng với mưa, oi nồng và giá buốtmộc mạc hồn làng mẹ nuôi tôi lớn lên.

Trong rất nhiều lãng đãng nhớ và quênlàng vẫn thế. Cánh đồng vẫn thếMùa hanh hao tay cuốc bầm ruộng nẻlúa nghẹn đòng trắng xác những mùa rơm.

Tôi tan vào làn hương ngát mạ noncảm nhận lời ban sơ của đấtĐiều gì mãi còn – điều gì sẽ mấtlàng nhói lên trong hoài vọng bất thường.

3. Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán, cảnh Thùy Kiều (nhờ sự giúp đỡ của Từ Hải ) khi gặp lại và báo ân với Thúc Sinh có đoạn:

Từ “người cũ” và “cố nhân” trong đoạn thơ trên có đồng nghĩa không? Chúng có thể hoán đổi vị trí cho nhau được không? Vì sao?

Bài Soạn Lớp 9: Đồng Chí

Tác giả:

Chính Hữu (Trần Đình Đắc), quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông bắt đầu làm thơ năm 1947, thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.

Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

Tác phẩm:

Viết bài thơ vào đầu năm 1948 , trích trong tập “đầu súng trăng treo”.

Thể loại: Thơ tự do

Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Bố cục: 3 phần

Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?

Trả lời:

Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm cảm: Đồng chí! Kiểu câu đặc biệt này tạo tiếng ngân vang, một nốt nhấn – một sự phát hiện, một lời khẳng định.

Khẳng định, ngợi ca, tình cảm thiêng liêng, cao quý mới mẻ bắt nguồn từ tình cảm truyền thống: tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu.

Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?

Trả lời:

Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong sáu câu thơ đầu là:

Cùng nguồn gốc xuất xứ

Cùng giai cấp

Cùng cảnh ngộ

Cùng chung nhiệm vụ

Cùng suy nghĩa

Cùng chí hướng, cùng lí tưởng

Đặc biệt, tình “đồng chí” hình thành, xây dựng trên nhiều cung bậc tình cảm khác nhau từ thấp lên cao.

Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó.

Trả lời:

Những hình ảnh chân thực, lời thơ giản dị, cấu trúc sóng đôi : Anh – Tôi, áo anh – Quần tôi .trong các câu thơ tạo sự đối xứng giúp ta cảm nhận được sự tương đồng giữa “Anh” và “Tôi”. Cuộc sống chiến đấu của người lính nơi chiến trường với bao thiếu thốn, khó khăn, gian khổ, hy sinh. Người lính trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đã phải chịu đựng những thiếu thốn tối thiểu nhất: thiếu thuốc khi đau ốm, thiếu vũ khí trang bị, thiếu lương thực, thực phẩm, quần áo.Họ đã vượt qua với một nghị lực phi thường và niềm lạc quan tươi trẻ.

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Câu thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc: Tình cảm gắn bó keo sơn, siết chặt tay, kề vai sát cánh bên nhau, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, cùng nhau vượt qua gian khó. Chỉ một cái bắt tay nhưng nồng ấm tình đồng chí.

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.

Trả lời:

Trong bức tranh trên, nổi lên nền cảnh rừng khuya giá rét, là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng.

Câu thơ thể hiện được điều kiện chiến đấu đầy khắc nghiệt, nơi rừng núi hoang vu hiểm trở, những trận sương muối lạnh buốt người. Trong không gian, điều kiện khó khăn ấy, những người lính vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Sức mạnh của tình đồng đội đã giup họ vượt lên trên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang của mùa đông, sương muối giá rét.

Tình đồng chí, đồng đội thật đẹp, những khó khăn không làm những người lính nản chí, họ cùng nhau chiến đấu. Cùng sống, cùng chiến đấu và cùng nhau vượt qua những hiểm nguy.

Súng – trăng là hai sự vật đối lập đã được gắn kết với nhau bởi tình đồng chí đồng đội của người chiến sĩ. Hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn gợi liên tưởng phong phú: gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu hòa hợp với chất trữ tình.

Đầu súng trăng treo

Bốn chữ không chỉ gợi hình ảnh đẹp mà còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát . Một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm. Và trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần, có lúc như treo lơ lửng trên đầu súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với người lính như một người bạn, rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật.

Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?

Trả lời:

Tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí vì:

“Đồng chí” cùng chung lí tưởng, chí hướng. Đây là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng. Tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.

Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?

Trả lời:

Hình ảnh những người lính thời kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp. Đó là những con người là một hình ảnh chân thực, giản dị, mộc mạc, tình cảm dồng đội gắn bó và thiêng liêng, sẵn sàng xả thân vì quê hương, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Họ sẵn sàng dâng hiến cả tuổi xuân cho sông núi quê hương. Bỏ lại sau lưng là gia đình, quê thiếu bàn tay các anh chăm sóc.

Đẹp hơn nữa chính là thế giới tâm hồn, là tình cảm gắn bó của những người lính, cùng chung những khó khăn nhưng họ cũng chung những lí tưởng, khát vọng hòa bình cho dân tộc. Họ luôn có ý thức gắn bó, sống đùm bọc, tương trợ nhau không chỉ trong cuộc sống mà cả trong chiến đấu. Đó là hình ảnh những người lính bộ đội cụ Hồ.

Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí (“Đêm nay… trăng treo”).

Trả lời:

Khổ thơ cuối cùng là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là bức tranh đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Nó vừa như khép lại một bản nhạc ca tình đồng chí vừa mở ra một liên tưởng bất ngờ, thú vị.

“Đêm nay rừng hoang sương muối”

Đêm nay, trong cái rét cắt da, cắt thịt của sương muối “rừng hoang” nhưng tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính đứng vững trên trận tuyến đánh quân thù trong tư thế chủ động “chờ” đón đánh địch. Tình yêu thương giữa những người đồng chí có sức mạnh vô cùng. Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét, là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vươn lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tính đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang của mùa đông, sương muối giá rét. Người lính trong cảnh phục kích giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa, đó là vầng trăng. “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vừa là một hình ảnh thực vừa lãnh mạn. Đêm khuya trăng sáng. Vầng trăng như sà thấp xuống, như đậu vào đầu nóng súng đang gương cao, tạo nên hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Hình ảnh còn gợi nhiều liên tưởng: Mình và anh là một cặp đồng chí, phải chăng súng và trăng cũng là một cặp đồng chí. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Súng và trăng, hiện thực và lãng mạn. Súng và trăng, chiến sĩ và hòa bình.

Đẹp làm sao nòng súng vươn cao vì vầng trăng hòa bình! Hình ảnh đầu súng trăng treo cuối bài làm cho cả bài thơ như sáng lên trong không gian bát ngát đầy trăng, khiến cho ta không còn thấy đói rét, không còn thấy áo rách quần vá, chỉ còn thấy ngời sáng tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng và cảm động.

Soạn Bài Đồng Chí Lớp 9

SOẠN BÀI ĐỐNG CHÍ LỚP 9

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Chính Hữu (1926 – 2007) tên thật là Trần Đình Đắc. Quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ

Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập “đầu súng trăng treo” (1966) là tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhưng có bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.

2. Tác phẩm

Bài thơ “đồng chí” được sáng tác đầu năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng độ tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1947 – 1954).

II. Hướng dẫn soạn bài Đồng chí đọc hiểu chi tiết.

Câu 1 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Dòng thứ bày của bài thơ có cấu tạo đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có 1 từ, hai tiếng và dấu chấm cảm: “Đồng chí!”. Kiểu câu đặc biệt này tạo điểm nhấn. Nó vang lên như sự phát hiện, lời khẳng định. Nó còn tựa như cái bắt tay thân thiết giữa những con người. Nó như cái bàn lề gắn kết hai đoạn: đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.

Câu 2 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Sáu câu thơ đầu bài nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Đó là tình cảm bắt nguồn từ sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó. Họ cùng chung giai cấp xuất thâm chung mục đích lí tưởng. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:” đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Câu 3 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Trong bài thơ có những chi tiết, hình ảnh vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao về tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính cách mạng:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, người lính chia sẻ hơi ấm cho nhau. Đắp “chung chăn” chỉ là mẹ và con, “chung chăn” chỉ là vợ với chồng, giờ đây “chung chăn” lại là mình và anh trong cái chăn ta ấm tình đồng chí, ta là đôi “tri kỉ” gắn bó với nhau tâm đầu ý hợp.

Mười câu tiếp thoe là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí:

+ Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

+ Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”

+ Nhất là cùng trải qua những “cơn sốt run người vừng trán mồ hôi”

Câu 4 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Sự sát cánh cùng nhau chiến đấu: giữa rừng già hoang vu, lạnh lẽo những người lính vẫn cảm thấy ấm áp, ấm lòng vì có đồng đội sát cánh bên mình.

Đầu súng trăng treo: câu thơ đẹp nhất trong bài thơ hiện lên hình ảnh vừa tả thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, súng tượng trưng cho người chiến sĩ chiến đấu, trăng tượng trưng cho người thi sĩ làm thơ.

Câu 5 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Theo phần chú thích của SGK:đồng chí là người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người ở cùng trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là đồng chí, đây là một từ hoàn toán mới, một mối quan hệ mới trong xã hội thực dân – phong kiến chưa hề có, nó chỉ trở nên thông dụng trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Toàn bộ nội dung bài thơ tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí. Có thể nói nhan đề bài thơ thâu tóm nội dung bài thơ.

Câu 6 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Qua bài thơ hình ảnh anh bộ đội kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp: đẹp ở sự giản dị đời thường, đẹp ở sự chịu đựng gian khó, đẹp ở thái độ dứt khoát để hi sinh chiến đấu vì Tổ quốc mà không vướng bận tình riêng, đẹp ở lí tưởng chiến đấu vì một ngày mai tươi sáng hòa bình.

III. Luyện tập bài Đồng chí

Câu 1 trsng 131 SGK ngữ văn 9 tập 1:

học thuộc bài thơ

Câu 2 trang 131 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Gợi ý: xem lại câu 4, nêu lên những cảm nhận chân thành

Nguồn Internet

Soạn Văn 9 Vnen Bài 5: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Soạn văn 9 VNEN Bài 5: Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn

A. Hoạt động khởi động

1. Có ý kiến cho rằng cuộc tấn công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung là cuộc tấn công thần tốc trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam.

Hãy tìm một số dẫn chứng lịch sử tiêu biểu để khẳng định điều đó và nêu lên suy nghĩ của em.

Lời giải:

Cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh chỉ trong khoảng 5 ngày từ đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân (tức ngày 25/1/1789 dương lịch) đến chiều mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/1/1789), quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của vua Quang Trung, đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng đất nước.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản 2. Tìm hiểu văn bản

a) Tìm đại ý và bố cục của đoạn trích

Đại ý: Hồi thứ mười bốn là một trong những phần hay nhất của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, dựng lên hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược và lũ vua quan phản nước, hại dân một cách chân thực, sinh động.

Nội dung này được cụ thể bằng những ý chính trong ba đoạn sau:

– Đoạn 1: từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)”: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.

– Đoạn 2: từ “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” cho đến “vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…”: cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh.

– Đoạn 3: từ “Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê” cho đến hết: Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

b) Trước khi tiến ra Thăng Long, vua Quang Trung đã làm những việc gì? Điều đó cho thấy ông là người như thế nào?

Trước khi tiến ra Thăng Long, vua Quang Trung đã làm những việc:

– Nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, đích thân cầm quân đi ngay; lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc; gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu; tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ; biết dùng người, đối đãi công bằng

– Sáng suốt nhận định tình hình, quyết định tiến quân ra Bắc tiêu diệt giặc; lời lẽ sắc bén, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ, có tư tưởng nhân đạo,…; lên kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng của giặc, chiến thuật nghi binh,…)

– Trước khi đánh giặc đã tính đến cả đối sách với giặc sau khi chiến thắng

Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt.

c) Tìm một số hình ảnh chi tiết tiêu biểu thể hiện những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Tây Sơn. Em có nhận xét gì về nghệ thuật trần thuật và cảm xúc của tác giả khi nói về những chiến thắng đó.

Một số hình ảnh chi tiết tiêu biểu thể hiện những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Tây Sơn chính là sự thất bại thảm hại của lũ bè bọn bán nước, cướp nước:

+ Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồng trước qua cầu phao, quân thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng, tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai bây giờ chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.

+ Quân Thanh tan rã, Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt, và sau khi sang đến Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.

Nhận xét về nghệ thuật trần thuật:

Nghệ thuật trần thuật chân thực, sinh động cùng với cảm xúc tự hào dân tộc, lòng kính phục của tác giả khi nói tới những chiến thắng đó . Cụ thể: Việc tác giả ở đây thuật lại một cách rất chân thực sâu sắc cho người đọc thấy được như mình đang ở trong cuộc chiến đó, trong niêm vui chiến thắng và cũng cho thấy được nỗi căm phẫn khi đất nước rơi vào tay những kẻ bất đức. Cách thuật lại một cách rất thật như vậy cho thấy ngòi bút của tác giả không né tránh những điều đau thương hay thất bại của quân dân mà nhìn thẳng vào đó để biết được thực tế và có cách đối diện với thực tế đó. Đó cũng là tình cảm chân thực của tác giả thể hiện qua từng câu văn.

d) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống được khắc họa như thế nào? Giọng điệu trần thuật của tác giả có sự khác biệt gì khi nói về hai cuộc tháo chạy này.

– Quân tướng nhà Thanh:

+ Tôn Sĩ Nghị bất tài, không nắm được tình hình thực tế, kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: “chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc; khi quân Tây Sơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao”…

+ Quân tướng hèn nhát, thảm bại: khi nghe tiếng quân Tây Sơn, quân Thanh ở trong đồn Hạ Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”; ở đồn Ngọc Hồi quân thì “bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, tướng thì tự thắt cổ chết; thấy nghi binh thì “đều hết hồn hết vía, vội trốn”; khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.”…

– Vua tôi Lê Chiêu Thống:

+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc;

+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh;

+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh…

Giọng điệu trần thuật của tác giả có sự khác biệt khi nói về hai cuộc tháo chạy này:

+ Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hả hê sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.

+Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống nhịp điệu chậm hơn, miêu tả tỉ mỉ giọt nước mắt của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi nhà Lê… Âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.

– Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì: mặc dù tôn trọng tính khách quan trong phản ánh, song không thể chối bỏ được thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận. Vì các tác giả đều là những cựu thần của nhà Lê, nên không thể không có sự thương xót, ngậm ngùi cho tình cảnh của vua tôi Lê Chiêu Thống. Đấy là điều tạo nên sự khác biệt trong thái độ và cách miêu tả hai cuộc tháo chạy.

3. Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

a) Hãy tìm những từ ngữ phù hợp với phần giải thích sau:

Chợ nhỏ, không cố định ở một chỗ, có thể giải tán nhanh

Trên thị trường hết sạch một sản phẩm nào đó mọi người mua quá nhiều.

Nói say sưa, huyên thuyên, không có cơ sở chắc chắn về một điều gì đó.

Sự phản đối kịch liệt của nhiều người bằng những câu nói mỉa mai, miệt thị.

b) Có thể tạo nên những từ ngữ mới nào trên cơ sở ghép các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ? Giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.

Có thể ghép thành các từ: điện thoại di động; kinh tế tri thức; đặc khu kinh tế; sở hữu trí tuệ.

Giải nghĩa:

Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao.

Kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sánh ưu đãi.

Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với các sản phẩm do hoạt động trí tuệ đem lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ..

c) Em hãy cho biết ngoài cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc thì còn cách nào khác để phát triển từ vựng?

ngoài cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc thì còn có thể tạo thêm từ mới để phát triển từ vựng

Bệnh mất khả năng miễn dịch gây tử vong.

Nghiên cứu có hệ thống các điều kiện để tiêu thụ hàng hóa.

Hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau.

Nguồn gốc: Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu

g) Từ các câu d và e, em hãy cho biết có thể phát triển từ vựng tiếng Việt bằng cách nào?

Có thể phát triển từ vựng tiếng Việt bằng cách:

+ Tạo từ ngữ mới

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn

a) Đoạn trích sau đây gợi nhớ đến những câu thơ nào đã học? Điểm chung mà các tác giả thể hiện trong đoạn trích và trong những câu thơ đó là gì?

Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải người, mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc.

Đoạn trích gợi nhớ đến những câu thơ trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác;

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên xưng đế một phương;

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại;

Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét.

Chứng cứ còn ghi.”

Cả hai đoạn trích đều mạnh mẽ khẳng định nền độc lập, chủ quyền của đất nước Đại Việt. Đồng thời tái hiện lại những trang sử vàng hào hùng của dân tộc, những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang thuộc về chính nghĩa còn quân xâm lược luôn phải chuốc thất bại thảm hại.

b) Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ? Chia sẻ với các bạn trong lớp về suy nghĩ của em.

Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh, tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Có thể thấy, tác phẩm đi theo quan niệm văn sử bất phân – một nét đặc thù của văn học trung đại Việt Nam. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

X + tặc (Ví dụ: hải tặc)

X + hóa (Ví dụ: đô thị hóa)

X + điện tử (Ví dụ: thư điện tử)

X + tặc: lâm tặc, sơn tặc, tin tặc, …

X + hóa: hiện đại hóa, lão hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, công nghiệp hóa, thương mại hóa…

X + điện tử: thiết bị điện tử, trò chơi điện tử, báo điện tử,…

c) Cùng bạn tìm ra một số từ ngữ mới được sử dụng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.

Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong những hàng quán nhỏ, tạm bợ.

Hết đát: (hàng hoá) hết hạn sử dụng.

Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao.

Quá cảnh:thời gian giữa các điểm dừng này dùng để tiếp nhiên liệu cho máy bay, hoặc dừng để đón thêm khách và hàng hóa.

Bàn tay vàng”: bàn tay tài giỏi, khéo léo, hiếm có trong lao động.

D. Hoạt động vận dụng

1. Giả sử có một đoàn khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc tiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung, nhóm em sẽ thuyết trình giới thiệu như thế nào? Lập dàn ý cho bài thuyết trình đó.

Lời giải: Mở bài

Giới thiệu người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ: một vị vua văn võ song toàn, có công lớn trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.

Giới thiệu Hoàng Lê nhất thống chí:

Được viết bằng chữ Hán, theo lối chương hồi.

Đoạn trích này phần lớn nằm ở hồi thứ 14.

Đoạn trích kể về chiến thắng vẻ vang của Quang Trung trong trận đại phá quân Thanh.

Thân bài:

Giới thiệu qua về vua Quang Trung:

Quang Trung là một vị vua yêu nước, thương dân.

Là người luôn muốn khẳng định chủ quyền của dân tộc và muốn trực tiếp cầm quân đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Đích thân hạ lệnh xuất quân ra Bắc.

Thân chinh lãnh đạo quân đội thu phục Bắc Hà.

Quang Trung có tài thao lược và dụng binh: Đẩy mạnh công tác tuyển duyệt binh lính.

Động viên binh lính trước ngày lên đường.

Diễn biến chính:

Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn ở Thăng Long, rút quân về Tam Điệp và cho người vào Phủ Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.

Nhận được tin ngày 24/11, Nguyễn Huệ liền tổ chức lại lực lượng chia quân làm hai đạo thuỷ – bộ.

Ngày 25 tháng Chạp, làm lễ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, trực tiếp chỉ đạo hai đạo quân tiến ra Bắc.

Ngày 29 tháng Chạp, quân Tây Sơn ra đến Nghệ An, Quang Trung cho dừng lại một ngày, tuyển thêm hơn 1 vạn tinh binh, mở một cuộc duyệt binh lớn.

Ngày 30, quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp, hội cùng Sở và Lân. Quang Trung đã khẳng định: “Chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người Thanh”. Cũng trong ngày 30, giặc giã chưa yên, binh đao hãy còn mà ông đã nghĩ đến kế sách xây dựng đất nước mười năm sau chiến tranh. Ông còn mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở thành Thăng Long mở tiệc lớn. Ngay đêm đó, nghĩa quân lại tiếp tục lên đường. Khi quân Tây Sơn ra đến sông Thanh Quyết gặp đám do thám của quân Thanh, Quang Trung ra lệnh bắt hết không để sót một tên.

Rạng sáng ngày 3 Tết, nghĩa quân bí mật bao vây đồn Hạ Hồi và dùng mưu để quân Thanh đầu hàng ngay, hạ đồn dễ dàng.

Rạng sáng ngày mùng 5 Tết, nghĩa quân tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân giặc chống trả quyết liệt, dùng ống phun khói lửa ra nhằm làm ta rối loạn, nhưng gió lại đổi chiều thành ra chúng tự hại mình. Cuối cùng, quân Thanh phải chịu đầu hàng, thái thú Điền châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.

Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung đã dẫn đầu đoàn quân thắng trận tiến vào Thăng Long. Đám tàn quân của giặc tìm về phía đê Yên Duyên gặp phục binh của ta, trốn theo đường Vịnh Kiều lại bị quân voi ở Đại áng dồn xuống đầm Mực giày xáo, chết hàng vạn tên. Một số chạy lên cầu phao, cầu phao đứt, xác người ngựa chết làm tắc cả khúc sông Nhị Hà. Mùng 4 Tết nghe tin quân Tây Sơn tấn công, Tôn Sỹ Nghị và Lê Chiêu Thống đã vội vã bỏ lên biên giới phía bắc. Khi gặp lại nhau, Nghị có vẻ xấu hổ nhưng vẫn huyênh hoang. Cả hai thu nhặt tàn quân, kéo về đất Bắc.

Kết bài: Chiến thắng đị thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn là chiến thắng vẻ vang của dân tộc