Soạn Văn 9 Bài Dô Tả Dô Tà / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Văn Bản Dô Tả Dô Tà

Tuần 9 : Ngày 20 tháng 10 năm 2013Tiết 42:Chương trình địa phương phần vănVăn bản: dô tả dô tà ( Mạnh Lê) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh :1. Về kiến thức:– Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình.– Bước đầu biết cách sưu tầm tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương Thanh Hoá như Mạnh Lê. 2. Về kĩ năng:– Rèn kĩ năng đọc và kĩ năng phân tích tác phẩm thơ địa phương Thanh Hoá. 3. Về thái độ:– Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương. II. Chuẩn bị của thầy trò: 1.Giáo viên: . Tài liệu địa phương Thanh Hóa in tháng 10 năm 2013. 2. Học sinh: – Học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của điạ phương. III. Tổ chức các hoạt động dạy – học :1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới:

hoạt động của thầy và trò nội dung cần đạt

Hoạt động 1:Tổ chức đọc – hiểu .HS đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm thể hiện trong bài thơ.

Hoạt động 2:? Tìm các chi tiết, hình ảnh đặc trưng nói về Thanh Hóa được sử dụng trong bài thơ ?

? Những biểu hiện này nói với em điều gì về quê hương xứ Thanh ?

? Phát biểu cảm súc của em khi học bài thơ- bài ca về đất và người xứ Thanh?

? Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ ?

-Hoạt động 3;– Hướng dẫn HS khắc lại nội dung và nghệ thuật bài thơ.

Hoạt động 4:– Hs làm bài tập theo hướng dẫn của GV.I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả, tác phẩm:( Xem chú thích * trong sách tài liệu trang 37)– Mạnh Lê khai sinh là Lê Văn Mạnh(1953-2008) quê thôn Trà Đông, Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.Hội viên hội nhà văn Việt Nam.– Dôtả dô tà(1995)II. Phân tích:1.Hình ảnh đặc trưng của Thanh Hóa:– Có điệu hò Sông Mã dô tả dô tà, rau má, có câu hát điệu múa dân gian “ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”– Lịch sử quê hương Thanh Hóa rạng ngời Vua Lê, Trạng Quỳnh đi vào nhân gian, truyền thống hiếu học, địa danh lịch sử cầu Hàm Rồng.– Giọng nói quê Thanh: Mô, tê, răng, rứa.

– Bằng những biểu hiện đặc trưng của đất và người Thanh Hóa, trên nèn nhịp điệu câu hò Sông Mã, một làn điệu dân cac quen thuộc, bài thơ là một bài ca, ca ngượi tự hào, tình yêu sâu nặng đối với quê hương Thanh Hóa mến yêu. Nơi đây có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, có những con người cần cù lao động, hiếu học, anh hùng, lạc quan, chân chất, giàu tình cảm dù trải qua trường kì gian khổ.2.Cảm nghĩ về bài thơ:* Bài thơ là một bài ca với âm điệu của giọng hà Sông Mã quen thuộc, bài thơ như một lời tâm sự, tự hào về quê hương sứ Thanh mến yêu. Nơi đây có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, có những con người cần cù lao động, hiếu học, anh hùng, lạc quan, chân chất, giàu tình cảm dù trải qua trường kì gian khổ.

III. Tổng kết: 1. Nội dung: Bài thơ bằng những biểu hiện đặc trưng của đất và người Thanh Hóa, trên nèn nhịp điệu câu hò Sông Mã, một làn điệu dân cac quen thuộc, bài thơ là một bài ca, ca ngượi

Soạn Bài Lớp 9: Miêu Tả Trong Văn Bản Tự Sự

Soạn bài: Miêu tả trong văn bản tự sự

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự hại mình.

Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che, vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy đều cầm dao chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.

Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

Tóm tắt các sự việc chính trong đoạn trích văn bản tự sự trên.

Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa. Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh. Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.

Gợi ý: Tóm tắt các sự việc trong văn bản tự sự tức là trả lời câu hỏi: Văn bản kể về những sự việc gì? Bản thân các sự việc của câu chuyện được đặt theo trình tự trước – sau đúng như nó diễn ra trong câu chuyện chỉ thể hiện được rất hạn chế diễn biến cụ thể, sinh động của câu chuyện (như đoạn văn trên). Sở dĩ như vậy bởi vì muốn tái hiện một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn diễn biến các sự việc trong câu chuyện, người ta phải kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Ở đoạn văn trên, là sự lắp ghép các sự việc, yếu tố miêu tả đã bị tước đi, vì thế không tái hiện được diễn biến của trận đánh.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc lại hai đoạn trích Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân để tìm những yếu tố tả người và tả cảnh.

Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều: Có một câu tả cảnh (Êm đềm trướng rủ màn che); còn lại chủ yếu là các hình ảnh tả tài sắc của Thuý Kiều và vẻ đẹp của Thuý Vân. Các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên được lấy để khắc hoạ vẻ đẹp của hai nhân vật chứ không phải để tả thiên nhiên. Đây là đặc điểm ước lệ của văn học trung đại.

Trong đoạn trích Cảnh mùa xuân:

Chú ý các hình ảnh tả cảnh: con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cành lê trắng điểm một vài bông hoa; Ngổn ngang gò đống kéo lên; Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay; Tà tà bóng ngả về tây; phong cảnh có bề thanh thanh; Nao nao, dòng nước uốn quanh; Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Tả người: Gần xa nô nức yến anh; Dập dìu tài tử giai nhân; Ngựa xe như nước, áo quần như nêm; Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

2. Các yếu tố miêu tả trong hai trích đoạn Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân có tác dụng gì trong việc thể hiên nội dung?

Gợi ý: Chú ý vai trò của yếu tố miêu tả trong việc khắc hoạ vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Nhờ yếu tố miêu tả, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khác nhau giữa hai chị em Thuý Kiều như thế nào? Yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong việc ca ngợi vẻ đẹp của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh?

3. Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong chiều Thanh Minh.

Gợi ý: Xác định nội dung của đoạn văn: sự việc, nhân vật, phong cảnh, diễn biến cuộc du xuân. Trong đó, chú ý dựa vào những hình ảnh gợi tả ở đoạn trích để miêu tả về cảnh đẹp ngày xuân, khung cảnh chơi xuân nhộn nhịp, cảnh chiều tà, dáng vẻ của chị em Thuý Kiều khi chuẩn bị ra về,…

4. Viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.

Gợi ý: Không nên dùng lại y nguyên những hình ảnh ước lệ trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều để giới thiệu mà phải biết liên tưởng từ những hình ảnh gợi tả mà tác giả sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của hai nhân vật này theo cảm nhận của riêng mình. Chú ý đảm bảo mạch giới thiệu theo câu chuyện (ở đây là việc giới thiệu về gia đình Thuý Kiều, trình tự giới thiệu từ Thuý Vân đến Thuý Kiều, từ vẻ đẹp hình thức đến tài hoa,…).

Theo chúng tôi

Soạn Bài Lớp 9: Miêu Tả Nội Tâm Trong Văn Bản Tự Sự

Soạn bài lớp 9: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. MIÊU TẢ BÊN NGOÀI

Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và cho biết bức tranh thiên nhiên được miêu tả ở những câu thơ nào?

Gợi ý: Thiên nhiên được miêu tả trong 4 câu thơ đầu và 8 câu thơ cuối đoạn trích. Qua cái nhìn của Kiều, thiên nhiên hiện ra không thuần tuý chỉ là sự miêu tả bên ngoài mà còn có tác dụng gợi tả tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài được miêu tả trực tiếp hơn ở 4 câu thơ đầu:

Miêu tả bên ngoài để gợi tả bên trong, tâm trạng bên trong lại nhuốm lên cảnh vật, tạo ra bức tranh đẹp mà buồn thương. Điều này được thể hiện rõ hơn ở những câu thơ cuối:

Miêu tả bên ngoài còn là miêu tả hình dáng, hành động, ngôn ngữ,… con người. Hãy tìm dẫn chứng cho đặc điểm này trong các tác phẩm tự sự đã được học.

Gợi ý: Đọc lại hai văn bản Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ trong chương trình Ngữ văn 8, tập một để thấy được sự kết hợp giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả diễn biến tâm lí bên trong nhân vật. Đặc biệt là nghệ thuật khắc hoạ những diễn biến tâm lí của nhân vật Lão Hạc.

2. MIÊU TẢ BÊN TRONG

Tâm trạng nhớ thương của Kiều được miêu tả trực tiếp ở những câu thơ nào trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?

Gợi ý:

Lưu ý, bút pháp ước lệ của văn học cổ chi phối nghệ thuật miêu tả tâm trạng bên trong con người: qua những hình ảnh mang tính ước lệ (mây sớm đèn khuya, dưới nguyệt chén đồng, tin sương, quạt nồng ấp lạnh, sân Lai, gốc tử). Cho nên, những câu thơ trên vẫn là những câu trực tiếp miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Đọc lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều và cho biết:

Chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh được miêu tả ở những câu thơ nào? Việc miêu tả này có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật?

Tâm trạng của Kiều được miêu tả trong những câu thơ nào?

Gợi ý:

Chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh được miêu tả trong những câu thơ tiêu biểu:

Những đặc điểm về ngoại hình có tác dụng làm nổi bật bản chất xấu xa của hạng người bất nhân, tính cách con buôn.

Tâm trạng của nàng Kiều được miêu tả trong các câu tiêu biểu:

2. Dựa vào đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, hãy viết một đoạn văn kể lại việc Mã Giám Sinh mua Kiều.

Gợi ý: Chú ý kết hợp kể chuyện (Mã Giám Sinh và Tú Bà mặc cả mua bán Kiều) với miêu tả ngoại hình Mã Giám Sinh, miêu tả tâm trạng đau đớn, ê chề của Kiều.

3. Dựa vào đoạn trích Kiều báo ân báo oán, trong vai nàng Kiều, hãy kể lại việc báo ân báo oán. Trong lời kể, cố gắng làm nổi bật tâm trạng của Kiều khi đối diện với Hoạn Thư.

Gợi ý:

Lựa chọn ngôi kể: để nhập được vai một cách sâu sắc, tự do và trực tiếp hơn trong diễn tả nội tâm, là “tôi” – Kiều, chứ không phải là kể từ ngôi thứ ba “Kiều” – “nàng”;

Kết hợp kể chuyện phiên toà báo ân báo oán với việc miêu tả chân dung nhân vật qua đặc điểm ngoại hình, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ; đặc biệt chú ý diễn tả những phản ứng trong tâm trạng của Kiều trước từng nhân vật, từng sự việc;

Tập trung làm nổi bật cuộc đối thoại giữa Kiều với Hoạn Thư, nhấn mạnh những suy nghĩ, diễn biến tình cảm của Kiều trước kẻ đã từng vùi dập mình và những suy nghĩ dẫn tới hành động tha bổng.

4. Một lần, em trót gây ra một chuyện không hay đối với một bạn trong lớp. Hãy viết một đoạn văn kể lại sơ lược câu chuyện và thể hiện rõ tâm trạng thực của mình sau sự việc ấy.

Gợi ý: Có thể ghi lại diễn biến tâm trạng của mình theo một số định hướng:

Nhớ lại suy nghĩ của mình trước và trong lúc gây ra việc không tốt;

Kể lại trạng thái tình cảm của mình sau khi gây ra việc không tốt: buồn, ân hận, tự trách mình,…

Theo chúng tôi

Soạn Bài Miêu Tả Trong Văn Bản Tự Sự Lớp 9 Đầy Đủ Hay Nhất

SOẠN BÀI MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ LỚP 9 HAY NHẤT

I Tìm hiểu yêu tố miêu tả trong văn bản tự sự

1, Đoạn trích trên kể về truyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi

2, Đoạn trích thuật lại những sự việc sau

Vua Quang Trung cho ghép các ván lại, 10 lính khiêng một bức, rồi tiến sạt báo vây đồn Ngọc Hồi

Quân Thanh bắn tên không trunga phát nào

Quân vua Quan Trung khiếng ván xông lên đánh tan quân Thanh

Quân Thanh thất bại, chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn

3, Nếu chỉ đơn giản là tường thuật lại sự việc riễng ra như trong sử sách thì câu truyện sẽ mất đi sự lôi cuốn, không làm cho nguwofi đọc cảm giác huwngas thú vì đó đơn giản chỉ là một cách trần thuật để truyền đạt thông tin

Đoạn trích trên tái hiện trận đánh của Vua quan Trung một cách sinh động dựa vào các yếu tố miêu ta

II Luyện tập bài miêu tả trong văn bản tự sự

Câu 1 trang 91 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

a, Trong đoạn trích chị em Thúy Kiều cảu tác giả Nguyễn Du:

“Êm đềm trướng rủ màn che”: tả cảnh

Còn lại toàn bộ đoạn trích đều tập trug khắc họa vẻ đẹp của hai chị em. Cả hai chị em Thúy Kiều đều được ví với thiên nhiên, Nguyễn Du lấy thiên nhiên làm chuẩn mức để vẻ nên hai chân dung mĩ miều. Đây là một cách ước lệ đắc trưng của văn học trung đại

Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân:

Các hình ảnh miêu tả cảnh vật:

Con én đưa thoi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Ngổn ngang gõ đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay

Miêu tả con người:

Gần xa nô nức yến anh

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Chị em thư thẩn dang tay ra về

b, Nguyễn Du trong đoạn trích sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả trong việc khắc hỏa vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều khiến người đọc cảm nhận được nhan sắc dung hòa phúc hậu của Thúy Vân và vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều

Câu 2 trang 91 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Viết đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh Minh dựa vào đoạn trích ” cảnh ngày xuân “

Thời gian thấm thoắt như thoi đưa, chim én bay lượn khắp bầu trời trong xanh. xuân về mà đã sang tháng ba. Mọi người nhân dịp này cũng nhau chảy hội đạp thanh. Chị em Thúy Kiều cũng háo hức hào vào dòng người chảy hội. Đi tảo mộ, nàng chứng kiến người người ngữ ngữ nô nức nhộn nhịp khắp phố phường. Đến chiều tà, hai chị em cùng nhau ra về, họ đi theo một dòng suối nhỏ uốn lượn, phía bên kia có một chiếc cầu bắc ngang. Nơi đây khắc hẳn phố phường náo nhiệt, yên tĩnh và hoang vu đến kì lạ.

Nguồn Internet