Soạn Văn 9 Bài Con Cò Giáo Án / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Giáo Án Bài Con Cò

2. Kĩ năng 3. Thái độ 1. Giáo viên 2. Học sinh 1. Ổn định tổ chức

Sĩ số:

9A:

9B:

9C:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

– GV hướng dẫn đọc bài

– Gọi HS đọc bài thơ.

H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả ?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

2. Chú thích:

a. Tác giả:

– Chế Lan Viên (1920- 1989)

– Tên khai sinh: Phan Ngọc Hoan.

– Quê: Quảng Trị, nhưng lớn lên ở Bình Định.

– Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới ; là nhà thơ có tên tuổi hàng đầu của nền thơ ca hiện đại VN ở thế kỉ XX.

– Thơ ông đầy chất suy tưởng, triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

– Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

H: T/phẩm sáng tác vào t/gian nào?

2. Tác phẩm:

– Sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường, Chim báo bão”.

HĐ2. HDHS đọc hiểu văn bản:

H: Bài thơ làm theo thể thơ nào?

H: Bài thơ được chia làm mấy đoạn? ND chính của mỗi đoạn?

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Thể thơ: thơ tự do

2. Bố cục: Gồm 3 đoạn.

+ ĐI: Hình ảnh con cò qua những lời hát ru q/thuộc đến với tuổi thơ.

+ ĐII: H/ảnh con cò đi vào tiềm thức của t/thơ, trở nên g/gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi ch/đường đời.

+ ĐIII: Từ h/ ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đ/với c/đời của mỗi người.

– HS đọc đoạn 1:

H: H/tượng con cò trong lời ru của mẹ đã được vận dụng từ những câu ca dao nào?

H: Phân tích ý nghĩa b/tượng từ h/ảnh con cò của các bài ca dao?

3. Phân tích:

a. Hình ảnh con cò qua những lời hát ru q/thuộc đến với tuổi thơ.

– Tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao → gợi nhớ cả câu. Thể hiện sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của h/ảnh con cò ở ca dao.

+ Trong con cò bay la, Con cò Đồng Đăng

⇒ Gợi vẻ …thong thả, nhịp nhàng, bình yên của c/s ít biến động thủa xưa.

+ Con c̣ò đi ăn đêm… → Tượng trưng cho người phụ nữ, người nông dân nhọc nhằn, vất vả lam lũ kiếm sống.

H: Phân tích, nhận xét về nội dung đoạn kết thúc lời ru I ?

– Qua lời ru của mẹ, h/ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ một cách vô thức. Đây là sự khởi đầu đi vào t/giới t/hồn con người.

– Những câu kết đoạn: Ngủ yên! ngủ yên!…con ngủ chẳng phân vân.

→ Ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa thể hiểu ND của những lời ru này, chúng chỉ cần được vỗ về trong những lời ru âu yếm, ngọt ngào được cảm nhận bằng trực giác sự che chở của người mẹ dành cho bé.

– HS đọc đ/thơ II

H: H/ảnh con cò với mỗi chặng đường của con người ntn?

b. H/ảnh con cò theo cùng con người trên mọi ch/đường đời:

– Khi ấu thơ: Con ngủ yên thì cò mới ngủ

…..đắp chung đôi.

– Đến tuổi tới trường:

“Mai khôn lớn…theo cò đi hoc”.

…theo gót đôi chân”.

– Lúc trưởng thành:

“Cánh cò trắng lại theo hoài…

Trước hiên nhà.

….hơi mát câu văn”

H: Nhận xét về ý nghĩa b/tượng của h/ảnh cánh cò trong đ/thơ này?

H: Hình ảnh cánh cò ở đ/thơ này có nghiă biểu tượng ntn ?

→ Hình ảnh cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tâm thức tuổi thơ, t/tục sống trong tâm thức con người và nâng đỡ con người trên mỗi chặng đường đời.

– H/ảnh cánh cò được XD bằng các liên tưởng, t/tượng của t/giả → gợi ý nghĩa b/tượng về ḷòng mẹ, về sự d́ìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

– HS đọc đoạn III.

H: Từ sự thấu hiểu t/lòng người mẹ, nhà thơ đã k/quát 1 q/luật gì?

c. Suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đ/với c/đời của mỗi người:

– Ý nghĩa biểu tượng của h/ảnh con cò:

– Dù ở gần con… …cò mãi yêu con

⇒ Con cò b/tượng cho người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cả cuộc đời.

– Quy luật tình cảm:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

…..lòng mẹ vẫn theo con.

→ Tình mẫu tử có ý nghĩa bền vững sâu sắc.

H: Phân tích ý nghĩa k/quát của các câu thơ cuối?

– Phần cuối bài thơ:

“Một con cò thôi

…Vỗ cánh qua nôi.

→ Lời thơ thấm đẫm chất triết lí ,trí tuệ Người mẹ nghĩ về thân phận những con cò nhỏ bé, đáng thương trong c/đời.

– Đoạn thơ đúc kết ý nghĩa phong phú của h/tượng con cò trong những lời ru.

HĐIII. HDHS tổng kết:

H: Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

III. Tổng kết:

– ND: K/thác h/tượng con cò trong những lời hát ru, bài thơ n/ca tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru đ/với c/sống mỗi con người.

– NT: Thể thơ tự do, bài thơ gợi âm hưởng lời hát ru, giọng thơ gợi sự suy ngẫm, triết lí. Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao.

4. Củng cố, luyện tập:

300 BÀI GIẢNG GIÚP CON LUYỆN THI LỚP 10 CHỈ 399K

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 9 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Soạn Văn 9 Ngắn Nhất Bài: Con Cò

Câu 1: Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì?

Câu 2: Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung biến đổi như thé nào qua các đoạn thơ?

Câu 3: Trong đoạn đầu của bài thơ, những câu ca dao nào được sử dụng? Nhận xét về cách vận dụng

Câu 4: Ở bài thơ này có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”

“Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

Em hiểu nhưu thế nào về những vần thơ trện?

Câu 5: Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ.Các yếu tố qqys có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm, cảm xúc của bài thơ?

Luyện tập

Câu 1: Đọc lại bài ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm ( Ngữ văn 9 tập 1, bài 12). Đối chiếu với bài con cò và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Con cò

Câu 2: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống mỗi người

Câu 1: Hình ảnh con cò

Hình ảnh con cò bay lả bay la trên những ruộng lúa bao la: hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.

Hình ảnh con cò hiện lên trong lời ru: mang đến sự nhẹ nhàng, ngọt ngào của âm điệu lời ru qua đó thể hiện tình yêu và sựu che chở của người mẹ dành cho con cái.

Câu 2: Đoạn thơ chia làm ba phần

Phần 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

Phần 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.

Phần 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự phát triển:

Con cò trong lời ru (phần 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (phần 2)

Con cò trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời (phần 3).

Câu 3: Những câu ca dao được sử dụng trong bài là:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng”

“Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”

“Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.”

Nhận xét cách vận dụng:

Trong hai bài ca dao trước: hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa.

Trong bài ca dao này: hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con.

Câu 4: Ý nghĩa những vần thơ:

Hình ảnh cánh cò là hình ảnh tượn trưng cho mỗi câu thơ nhưng qua đó ẩn chứa là một tình yêu thương con bao la của người mẹ

Hình ảnh con cò vất vả kiếm mồi gợi lên lòng mẹ bất chấp thời gian, không gian, không quản vất vả, nguyện hi sinh hết mình vì con cái.

Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

Từng vần thơ là nỗi niềm tình cảm, là những vất vả hi sinh, tình yêu thương bao bọc che chở của người mẹ dành cho con.

Câu 5: Nhận xét về thể thơ và nhịp điệu

Về thể thơ: sử dụng thể thơ tự do, bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp âm điệu lời ru. giọng suy ngẫm, triết lý.

Về nhịp điệu, giọng điệu:giai điệu đều đều, êm ái giọng điệu suy ngẫm, triết lý làm cho việc thể hiện cảm xúc đa dạng, nhất quán và sáng tạo.

Luyện tập

Câu 1: Giống nhau: Cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái

Khác nhau:

“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là khúc hát ru của bà mẹ tà ôi. Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.

“Con cò” là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya, tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài:

Giá trị nội dung: Thông qua việc khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru để ngợi ca tình yêu thương của mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời của mỗi con người.

Giá trị nghệ thuật:

Bài thơ đậm đà chất liệu dân ca, có thể thơ tự do cảm xúc được thể hiện linh hoạt

Hình ảnh con cò gợi nhớ đến những hình ảnh rất quen thuộc của ca dao

Bài thơ có những hình ảnh mang ý nghĩa đúc kết sâu sắc và có tính triết lí, tạo nên chiều sâu cảm xúc thơ

Câu 2: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống mỗi người

Bài viết tham khảo

Đối với tôi, hạnh phúc là khi còn có mẹ ở bên. Tình mẹ, chắc có lẽ trong tâm thức mỗi con người đều cảm nhận được. Mẹ là người luôn bên cạnh che chở, dìu dắt cho ta qua bao ngày tháng gian nan, cực khổ. Đôi bàn tay hao gầy vì sương gió nhẹ nhàng đưa nôi và tiếng hát ngọt ngào của mẹ đưa ta vào những giấc ngủ bình yên. Lời hát ru ấy như chứa đựng bao tâm tình mẹ gửi gắm, mong con lớn khôn, mong con trở thành người có ích cho xã hội. Cho dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, vẫn là bến bờ, là điểm tựa cho con bởi:” con dù lớn vẫn là con của mẹ”. Dù vất vả đến đâu, mẹ cũng âm thầm chịu đựng, chỉ mong sao con khôn lớn trưởng thành. Sự hi sinh cao cả của những người mẹ đã khiến bao trái tim không khỏi rung cảm và xúc động. Chúng ta cần yêu thương mẹ nhiều hơn, chăm ngoan học hành để khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ và đền đáp công ơn trời bể mẹ đã dành cho ta trong suốt cuộc đời này. Hãy mang đến những điều hạnh phúc nhất, tốt đẹp nhất cho người đã sinh ra ta, nuôi ta lớn khôn thành người.

Câu 1: Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò xuất hiện trong những câu hát ru. Hình ảnh con cò bay lả bay la trên những ruộng lúa bao la (người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống); Hình ảnh con cò hiện lên trong lời ru mang đến sự nhẹ nhàng, ngọt ngào của âm điệu lời ruthể hiện tình yêu và sựu che chở của người mẹ dành cho con cái.

Câu 2: Đoạn thơ chia làm ba phần với nội dung lần lượt như sau:

Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự phát triển: Con cò trong lời ru (phần 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (phần 2) và trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời (phần 3).

Câu 3: Những câu ca dao được sử dụng trong bài:

1. “Con cò bay lả bay la/ Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng”

2. “Con cò bay lả bay la/ Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”

3. “Con cò mày đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao/ Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong/Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.”

Câu 5: Trong bài sử dụng thể thơ tự do, bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp âm điệu lời ru và điệu:giai điệu đều đều, êm ái giọng điệu suy ngẫm, triết lý làm cho việc thể hiện cảm xúc đa dạng, nhất quán và sáng tạo.

Luyện tập

Câu 1: Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” và “Con cò” đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái. “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là khúc hát ru của bà mẹ tà ôi (tình thương con gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước), “Con cò” là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya (sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái)

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung của bài: ngợi ca tình yêu thương của mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời của mỗi con người. Thông qua nghệ thuật:

Câu 2: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống mỗi người

Bài viết tham khảo

Tình mẹ – hai tiếng thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Với mỗi người, hạnh phúc là khi còn có mẹ ở bên. Từ hình hài bé nhỏ, mẹ đã nâng niu, nuôi dưỡng và chở che cho ta qua bao ngày tháng gian nan, cực khổ. Đôi bàn tay hao gầy vì sương gió nhẹ nhàng đưa nôi và tiếng hát ngọt ngào của mẹ đưa ta vào những giấc ngủ bình yên. Lời hát ru ấy như chứa đựng bao tâm tình mẹ gửi gắm, mong con lớn khôn, mong con trở thành người có ích cho xã hội. Dù vất vả đến đâu, mẹ cũng âm thầm chịu đựng, chỉ mong sao con khôn lớn trưởng thành. Chẳng phải ngẫu nhiên mà dân gian đã lựa chọn hình ảnh “con cò” trong những câu hát khi nói về mẹ: chịu thương chịu khó, nhẫn nại, tần tảo sớm hôm, yeu thương con và sẵn sàng hi sinh tất cả vì con. Chắc hẳn mọi người chưa thể quên hình ảnh người mẹ, chị biết căn bệnh ung thư quái ác đang hành hạ mình nhưng từ chối chữa bệnh để sinh con. Và rồi, sau ca sinh ấy, chị đã ra đi mãi mãi, đổi lại cho con cuộc sống bình yên. Sự hi sinh cao cả của những người mẹ đã khiến bao trái tim không khỏi rung cảm và xúc động. Vì lẽ đó, chúng ta cần yêu thương mẹ nhiều hơn, chăm ngoan học hành để khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ và đền đáp công ơn trời bể mẹ đã dành cho ta trong suốt cuộc đời này.

Câu 1: Hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru, qua đó tác giả muốn nói:

Câu 2: Hình ảnh con cò được biến đổi xuyên suốt qua 3 phần:

1. hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ

Câu 3: Các câu ca dao sử dụng trong bài:

“Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng”

“Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”

“Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.”

Câu 4: Từng vần thơ là nỗi niềm tình cảm, là những vất vả hi sinh, tình yêu thương bao bọc che chở của người mẹ dành cho con.

Câu 5: Nghệ thuật về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài như sau:

Luyện tập

Câu 1: Đối chiếu bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹvới bài con cò:

Có sự giống nhau là cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái.

Thế nhưng cách vận dụng khác nhau:

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Với nội dung ngợi ca tình yêu thương của mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời của mỗi con người. Tác giả đã khắc họa bài thơ bằng chất liệu dân ca, có thể thơ tự do, hình ảnh con cò gợi nhớ đến những hình ảnh rất quen thuộc của ca dao và bài thơ có những hình ảnh mang ý nghĩa đúc kết sâu sắc và có tính triết lí, tạo nên chiều sâu cảm xúc thơ.

Câu 2: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống mỗi người

Bài viết tham khảo

Có biết bao nhiêu thứ tình cảm trên đời, nhưng có tình nào bao la, sâu sắc và vô tận như tình mẹ dành cho con. Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù có thể thành công hay thất bại, dù có thể thành vĩ nhân,thành anh hùng hay chỉ là một người bình thường thì con vẫn luôn cần có mẹ nâng đỡ, yêu thương, che chở. Chẳng phải ngẫu nhiên mà dân gian đã lựa chọn hình ảnh “con cò” trong những câu hát khi nói về mẹ: chịu thương chịu khó, nhẫn nại, tần tảo sớm hôm, yeu thương con và sẵn sàng hi sinh tất cả vì con. Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và cuộc đời con người, cánh cò và tình mẹ, rõ ràng đến đây đã có sự quyện hòa, quấn quýt khó phân biệt. Cái sắc trắng phau phau của cánh cò, cái dịu dàng, êm ả của cánh cò bay lả, bay la cứ như thế dập dìu,gắn kết đi cùng con người trên mỗi bước đường lớn khôn trưởng thành. Tình mẹ – hai tiếng thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Thật hạnh phúc khi ta còn có mẹ ở bên, vì vậy hãy luôn luôn làm cho mẹ vui, đừng để người mẹ hôm nào cũng lo lắng cho ta phải bận tâm.

Soạn Bài Con Cò Sbt Ngữ Văn 9 Tập 2

1. Con cò là một hình tượng rất quen thuộc trong ca dao, dân ca Việt Nam, đặc biệt là hát ru. Em hãy chép lại một số câu có hình ảnh con cò và cho biết con cò trong ca dao xưa thường mang ý nghĩa biểu tượng gì.

Trả lời:

Tìm đọc các sách tuyển chọn ca dao, dân ca để ghi lại những câu có hình ảnh con cò. Ví dụ :

– Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Nàng về nuôi cái cùng con Để anh đi trảy nước non Cao Bằng. – Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.

Nói chung, hình ảnh con cò trong ca dao thường là biểu tượng của người phụ nữ, với hai phương diện chính : cuộc sống vất vả, nhọc nhằn, nhiều cay đắng và những phẩm chất tốt đẹp của họ ( chăm chỉ, tần tảo, giàu đức hi sinh, lòng ngay thẳng, trong sạch).

2. Hình ảnh bao trùm và xuyên suốt toàn bài thơ là hình ảnh con cò. Hình ảnh ấy vừa thống nhất lại vừa có sự biến đổi. Em hãy nêu sự biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò qua ba đoạn của bài thơ.

Trả lời:

Mạch vận động của cảm xúc và tư tưởng trong một bài thơ trữ tình thường gắn với sự vận động, biến đổi của hình tượng trung tâm của bài thơ, ở bài thơ này là hình ảnh con cò. Đọc kĩ lại ba đoạn của bài thơ để nhận ra sự vận động trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò.

Ở đoạn I, con cò hiện ra qua những câu hát ru để đén với tuổi ấu thơ một cách vô thức qua âm điệu của lời ru, mặc dù đứa trẻ chưa hề biết con cò. trong đoạn II, hình ảnh con cò gắn bó với mỗi con người trong suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ rồi tuổi đến trường và cả khi trưởng thành. Con cò từ trong lời ru đã đi vào tâm thức của mỗi con người, hay cũng chính là những lời ru của mẹ đã theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đến đoạn III thì hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ luôn theo sát, yêu thương và nâng đỡ cho mỗi con người, dù ở nơi đâu và trong suốt cả cuộc đời.

3. Viết một đoạn văn trình bày cách hiểu và cảm nghĩ của em về những câu thơ sau :

Dù ở gần con,

Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò mãi yêu con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Trả lời:

Ở năm dòng thơ đầu, qua hình ảnh con cò theo sát cuộc đời mỗi người, dù lên rừng xuống bể, tác giả khẳng định tấm lòng của người mẹ luôn theo sát đứa con. Từ đó, nhà thơ suy ngẫm và khái quát một quy luật của tình mẹ ở hai câu sau : “Con dù lớn… theo con”.

Trình bày cảm nghĩ của mình về những câu thơ này cần chân thực, nói đúng những suy nghĩ và cảm xúc của mình, tránh công thức.

4. Vì sao tác giả viết :

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi.

Hình ảnh con cò trong những câu thơ này mang ý nghĩa biểu tượng về điều gì ?

Trả lời:

Trong bốn câu thơ này, hình ảnh con cò được mở rộng thêm về ý nghĩa biểu tượng. Nếu ở trên, con cò tượng trưng cho tấm lòng của mẹ “Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”, thì ở đây “con cò” trong lời hát ru là cuộc đời rộng lớn “vỗ cánh qua nôi” của đứa trẻ. Vì sao nhà thơ lại có thể viết như vậy ? Bởi vì cánh cò trong những lời hát ru gợi lên những gian lao, vất vả của bao số phận con người – người lao động, người mẹ cũng như những phẩm chất tốt đẹp của họ. Đồng thời, hình ảnh con cò trong ca dao hát ru còn gợi ra vẻ đẹp thanh bình, khung cảnh làng quê, gắn liền với cuộc sống, mơ ước bao đời của dân tộc ta.

Trả lời:

Để cảm nhận được đúng và sâu về hình ảnh người mẹ trong những câu thơ của Nguyễn Du, em cần đọc đi đọc lại đoạn thơ, chú ý đến các từ ngữ và hình ảnh đặc sắc, gây được ấn tượng rõ rệt. Cũng cần lắng nghe âm điệu và phát hiện ra giọng điệu của đoạn thơ ; rồi vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, kinh nghiệm và hiểu biết thực tế của chính mình để suy ngẫm, phát hiện ý nghĩa và giá trị thẩm mĩ của hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ.

chúng tôi

Hướng Dẫn Soạn Bài Con Cò

Chế Lan Viên I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM

1.Tác giả :

– Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.

– Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh thơ của ông phong phú đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo,thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ,kì thú.

– Tác phẩm chính: Điêu tàn (1937),Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967),Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984

2.Tác phẩm : a – Hoàn cảnh sáng tác:

– Bài thơ “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967)

– Đây là một trong những bài thơ hay và độc đáo của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.

b – Thể loại, kết cấu:

– Thể loại: Thể thơ tự do, các câu dài ngắn không đều, phát triển theo mạch cảm xúc, số tiếng trong mỗi câu theo một luật định nào ( luật phối thanh, hiệp vần…)

– Bài thơ chia thành 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu.

+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên mỗi chặng đường đời của con người.

+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm, triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.

c – Đề tài:

– Tình mẹ con thiêng liêng gần gũi đối với con người đã từ lâu trở thành đề tài cho thi ca nhạc họa, mà không bao giờ cũ, không bao giờ thôi quyến rũ người đọc. Chế Lan Viên góp thêm một tiếng nói mới,độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài này bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ngợi ca tình mẹ, lời ru của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

d – Một số điểm cần lưu ý về hình ảnh con cò trong bài thơ:

– “Con cò” là một bài thơ dài, nhiều ý, hình tượng phong phú, biến hóa hàm súc. Hình tượng con cò trong bài thơ khi là hình ảnh thực,khi là hình ảnh tượng trưng: khi là mẹ, khi là con, khi là đất trời, khi là cuộc đời, khi là hiện tại, khi lại là tương lai… Nhưng đều bắt nguồn từ truyền thống, và bao trùm lên tất cả là lòng mẹ yêu con, hạnh phúc vì con, hi vọng và mong muốn những điều tốt đẹp ở con cho hôm nay và cho cả mai sau.

– Con cò là một hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Con cò thường làm tổ trên ngọn tre, kiếm ăn nơi cánh đồng, bãi sông, đầm hồ, ao nước, không ăn lúa mà chỉ bắt sâu bọ nên không có hại, không bị săn đuổi ( được gọi là “cát điểu”). Từ lâu, nó đã trở thành người bạn của người nông dân, nhất là trong cảnh “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồngcày vợ cấy con trâu đi bừa”. Và có lẽ vì thế, mà con cò đã đi vào ca dao dân ca Việt Nam cổ truyền như một biểu tượng về người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ vất vả, cần cù, chịu thương, chịu khó,giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Cho nên, những câu ca về con cò đồng thời cũng là những lời hát ru dịu buồn của bà, của mẹ. Bởi vậy, bài thơ được xem như là lời mẹ ru con qua hình tượng con cò.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò. Đó là con cò trong ca dao truyền thống, xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.

2. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn:

 Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

 Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.

 Đoạn 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

3. Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những câu ca dao:

 Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng

 Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

 Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa. Trong bài ca dao sau (con cò mày đi ăn đêm…), hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con.

4. Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ. Bởi vậy, những câu thơ mang tính khái quát trong bài đều là những câu thơ chan chứa tình cảm yêu thương của người mẹ:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Đó là một quy luật tình cảm bền vững và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi.

Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

5. Dựa vào đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, có thể nhận diện:

a. Về thể thơ:

Trong bài thơ này, tác giả sử dụng thể thơ tự do nhưng các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Tuy nhiên, trong bài thơ, ta còn nhận thấy giọng suy ngẫm, triết lý.

b. Về hình ảnh:

Hình ảnh con cò trong ca dao trở thành điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Những hình ảnh trong bài thơ vừa rất gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu ý nghĩa biểu tượng và sắc thái biểu cảm.