Soạn Văn 9 Bài Chị Em Thúy Kiều Giáo An / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài Chị Em Thúy Kiều Ngữ Văn 9

Chị Em Thúy Kiều là một trong những đoạn trích độc đáo cả về ngôn ngữ cả về nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Du. Giải Văn hôm nay cũng sẽ mang đến cho các em học sinh được một bài soạn hay, hấp dẫn để các em có thể nắm bắt được nội dung bài học một cách đầy đủ nhất.

Soạn bài Chị Em Thúy Kiều

Bài làm

– 4 câu đầu tiên: Nói lên được vẻ đẹp chung của hai chị em.

– 4 câu tiếp: Tác giả cũng đã miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân.

– 16 câu còn lại: Miêu tả tài sắc của Thúy Kiều.

Có thể nhận thấy được chính kết cấu đoạn thơ đi từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2 (SGK trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 1):Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

– Có thể nhận thấy được chính hình tượng ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân (hình ảnh thiên nhiên như trăng, hoa, tuyết, ngọc, mây): Miêu tả khuôn mặt như khuôn trăng, hoa cười (Nguyễn Du ý muốn nới nụ cười tươi tắn xinh đẹp). Với hình ảnh ngọc thốt (như muốn nói chính là lời nói nhẹ, trong trẻo quý giá), thêm nữa đó chính là hình ảnh của mây thua nước tóc (hình ảnh mái tóc dài, dày, bóng mượt), tuyết nhường màu da (ý muốn nói ở đây chính là một làn da trắng hơn cả tuyết).

– Nhân vật Thúy Vân có vẻ đẹp viên mãn, nàng đẹp một cách đầy đặn hài hòa với thiên nhiên. Một vẻ đẹp dịu dàng và vô cùng đoan trang, khuôn phép, nết na, thùy mị. Thông qua đây thì cũng đã dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ biết bao.

Câu 3 (SGK trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 1):Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân?

Những nét thể hiện được vẻ đẹp Thúy Kiều so với khi tả Thúy Vân :

– Điểm giống: Tác giả cũng đã lấy được một vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cái đẹp, có thể nhận thấy được cả hai vẻ đẹp đểu đạt mức hoàn mĩ.

– Điểm khác : Thúy Kiều dường như cũng không được tả từng đường nét khuôn mặt, thế nhưng chính những đặc biệt gợi tả đôi mắt trong như nước mùa thu (Làn thu thủy…). Thông qua đây cũng chính những vẻ đẹp của Kiều sắc sảo đẹp một vẻ đẹp vô cùng mặn mà, nàng là một tuyệt thế giai nhân. Thúy Kiều mà đẹp đến mức mà thiên nhiên thua, thiên nhiên cũng phải nhường với vẻ đẹp của Vân thì phải hờn ghen tị với vẻ đẹp của Kiều.

Câu 4 (SGK trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 1):Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào

Thông qua đoạn trích có thể nhận thấy được một vẻ đẹp tài năng cũng như chính là tâm hồn của Kiều có đầy đủ tài năng như tài năng cầm, kì, thi, họa đạt mức lí tưởng. Tài năng này thực sự cũng thật hiếm có trong thiên hạ, tài năng của nàng dường như cũng đã vượt trội hẳn phần sắc. Thực sự thì nhân vật Thúy Kiều và có tâm hồn thanh cao, nàng lại còn đa sầu, đa cảm và có một cuộc sống nề nếp và hạnh phúc.

→ Tất cả những điều này dường như cho thấy được nhân vật Thúy Kiều là người tài sắc vẹn toàn, tuyệt thế giai nhân sắc nước nghiên trời.

Câu 5 (SGK trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 1):Người ta thường nói: sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?

Những từ như “thua” và “nhường” khi mà Nguyễn Du miêu tả Thúy Vân có sắc thái nhẹ nhàng, đồng thời cũng mang được một sự yên bình hơn. Khi đó cũng đã lại dự báo số phận êm ả, một sự phẳng lặng trong cuộc sống. Còn ngược lại ta nhận thấy được vẻ đẹp Kiều thì thiên nhiên lúc này đây cũng phải “ghen” và “hờn”. Tất cả những sắc thái biểu cảm như báo trước sẽ có sự giành giật, đồng thời cũng đã lại dự báo một số phận đầy sóng gió của nàng Kiều.

Câu 6 (SGK trang 83 Ngữ Văn 9 Tập 1):Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

Người đọc có thể nhận thấy được một bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Nhân vật Thúy Vân được miêu tả để có thể làm nổi bật, tô nền bật lên vẻ đẹp Thúy Kiều. Có thể nhận thấy được trong khi Nguyễn Du cũng đã giành 4 câu thơ để tả Vân thì có đến 16 câu tả Kiều sau nữa. Thông qua đây chúng ta cũng nhận thấy được tất cả những vẻ đẹp của Vân đều có phần đứng sau cái vẻ “sắc sảo, mặn mà” của Kiều. Nhân vật Thúy Kiều ngoài nhan sắc còn được Nguyễn Du ưu ái và miêu tả về tài năng bội phần.

Chị em Thúy Kiều thực sự là một đọn trích hay và vô cùng độc đáo trong Truyện Kiều. Nội dung bài soạn bám sát chương trình học, trả lời đầy đủ chính xác hi vọng cũng sẽ là một cuốn tài liệu bổ ích giúp cho các em học tốt!

Chúc các em có một giờ học vui vẻ!

Minh Nguyệt

Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá

Soạn bài Những Ngôi Sao Xa Xôi

Soạn bài Chị Em Thúy Kiều

Bài Soạn Lớp 9: Chị Em Thúy Kiều

Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều, sau bốn câu thơ giới thiệu gia cảnh họ Vương, tác giả tập trung miêu tả tài sắc chị em Thúy Kiều.

Đoạn trích có tên: “Gặp gỡ và đính ước” (từ câu 15 đến câu 38) trong tổng 3254 câu thơ của truyện.

Bố cục: 4 phần

4 câu đầu: giới thiệu về vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều

4 câu tiếp: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân

12 câu tiếp: Miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều

4 câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em

Trả lời:

Kết cấu của đoạn thơ gồm có 4 phần:

4 câu đầu: giới thiệu về vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều

4 câu tiếp: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân

12 câu tiếp: Miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều

4 câu cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em

Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân? Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?

Trả lời:

Những hình tượng mang tính ước lệ dùng để miêu tả Thúy Vân:

Nét đẹp của Thúy Vân được ví khuôn mặt trong trịa như trăng rằm, đôi mày cong, đậm như hình con ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc, mái tóc bóng mượt hơn mây, làn da trắng mịn hơn tuyết.

Với nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liệt kê và biện pháp ước lệ, tác giả đã vẽ lên một nhân vật Thúy Vân có vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống đoan trang, phúc hậu và quý phái. Với vẻ đẹp ấy, Thúy Vân đã khiến cho thiên nhiên phải thua, phải nhường. Qua đó, tác giả muốn gợi báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và hạnh phúc của nàng.

Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân?

Trả lời:

Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu.

Điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ của Thúy Kiều so với tả Thúy Vân của tác giả:

Giống nhau: Cả Thúy Vân và Thúy Kiều, nhà thơ đều sử dụng những hình ảnh ước lệ trong tự nhiên để vẽ ra bức chân dung nhan sắc và ngoại hình.

Khác nhau: Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thuỷ”; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thuý Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào?

Trả lời:

Bên cạnh vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” thì theo nét tả của tác giả, Thúy Kiều còn là một cô gái vô cùng thông mình với nhiều tài năng hiếm ai có được. Thúy Kiều thực sự là người con gái tài năng khi am tường thi họa, thông thạo ngũ âm. Không chỉ vậy, nàng còn là một người nghệ sĩ tài hoa, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng nàng đã sáng tác ra khúc nhạc “Bạc mệnh” đầy da diết, khắc khoải.

Như vậy, qua những tài năng đó cho thấy, Kiều là người có tâm hồn đa sầu, đa cảm, vẻ đẹp của Kiều có sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Đúng là một giai nhân tuyệt thế. Tuy nhiên, với cách miêu tả này, tác giả đã dự báo trước Kiều sẽ có một số phận éo le, sóng gió và bất hạnh.

Người ta thường nói: sắc đẹp của Thuý Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thuý Kiều “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?

Trả lời:

Vẻ đẹp của Vân được tác giả miêu tả là “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.

Ta có thể thấy đây là một vẻ đẹp có gì đó hiền hòa, chưa có sự đố kị của thiên nhiên. Chỉ là Mây thua, tuyết nhường. Điều này là điều quá bình thường trong cuộc sống, nên dự báo được cuộc đời của Thúy Vân là cuộc đời bình yên, suôn sẻ.

Ngược lại, vẻ đẹp của Kiều được tác giả miêu tả “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.

Đọc câu thơ này, ta dường như đã cảm nhận được sự ganh ghét, đố kị ở trong đó thông qua từ ngữ, hoa ghen, liễu hơn. Một vẻ đẹp vượt trội, ngạo nghễ, thách thức với tự nhiên. Sự đối kị ấy khiến ta nghĩ đến tai hoạ sẽ đến với nàng. Điều này dự báo về cuộc sống đầy sóng gió, biến cố trong tương lai.

Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?

Trả lời:

Trọng tâm của đoạn trích là vẻ đẹp tài năng của Thúy Kiều và bức chân dung của Kiều nổi bật hơn.

Số câu thơ tả Thúy Vân chỉ có 4 câu trong khi số câu thơ tả Thúy Kiều gồm có 16 câu.

Khi tả Thúy Vân, tác giả chỉ miêu tả nhan sắc, đến Thúy Kiều nàng không chỉ đẹp bằng nhan sắc, tâm hồn mà còn đẹp bởi tài năng.

Tác giả tả Thúy Vân trước để làm nền nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Kiều. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân rất đẹp, để rồi sau đó so sánh: “Kiều càng sắc sao mặn mà/So về tài sắc lại là phần hơn” để làm “đòn bẩy” tôn vẻ đẹp của nàng Kiều lên. Do vậy, chân dung của Thuý Kiều gây ấn tượng mạnh hơn về sắc, về tài, về tinh.

Soạn Bài Chị Em Thúy Kiều Ngữ Văn Lớp 9

Đề bài: Soạn bài Chị Em Thúy Kiều Ngữ văn lớp 9

Bố cục bài thơ: bài thơ có thể chia làm 3 phần: 4-4-16

– Bốn câu thơ đầu: Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân Thúy Kiều;

– Bốn câu thơ tiếp: Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân

– Mười sáu câu thơ còn lại: Miêu tả tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều

2. Vẻ đẹp của Thúy Vân được khắc họa thông qua những nét vẽ và bút pháp của Nguyễn Du như sau:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Đó là một vẻ đẹp nổi bật lên với sự sangt rọng quí phái và cũng không kém phần phúc hâu. Nét đẹp của Thúy Vân đước ước lệ với những vẻ đẹp của tạo hóa như khuôn trăng, hoa cười, ngọc thốt… Những hình ảnh ước lệ đó còn tăng thêm vẻ đẹp rạng ngời của thúy Vân. Thông qua đó tác giả muốn nói tới số phận của nàng Vân, sẽ vô cùng viên mãn và êm đềm

3, Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân lại càng làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà và hiếm thấy ở Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Sự miêu tả của tác giả không chỉ hướng tới ngoại hình và vẻ đẹp bên ngoài của Thúy Kiều mà còn là cái tài của thúy Kiều. Một người không chỉ đẹp người đẹp nết mà còn tài sắc vẹn toàn.

Đặc biệt vẻ đẹp đó còn được nhấn nhá ở đôi mắt: “làn thu thuỷ”; đôi mắt sáng và trong trẻo lại có chút đượm buồn rất có hồn

4, Để nói tới vẻ mười phân vẹn mười của Thúy Kiều tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng, tâm hồn của Kiều. Trong quan niệm của tư tưởng phong kiến: cầm – kì – thi – hoạ là những thứ mà người con gái cần phải biết và như thế Thúy Kiều là có đủ tất cả những tài năng đó. Nổi lên tất cả là tài đánh đàn của Nàng Kiều, với những khúc nhạc làm man mác người nghe. Cũng như thúy Vân sự miêu tả của tác giả có dụng ý nói tới cuộc đời đầy sóng gió của nàng Kiều, bạc mệnh và éo le..

5, Nguyễn Du đã vô cùng tài tình để vẽ ra hai nét đẹp rạng ngời nhưng lại dự báo được số phận của họ qua bức chân dung của hai con người này. Sự khác nhau cũng như chênh lệch trong nhan sắc và sử dụng số lượng câu thơ để nói về hai con người cũng đủ để người ta thấy được tác giả rất dành tâm huyết cho nhân vật của mình. Vẻ đẹp của thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu còn ở Kiều là vể sắc sảo cùng với đó là tài năng hơn người.

Soạn Bài: Chị Em Thúy Kiều – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả: Nguyễn Du

2. Tác phẩm

Vị trí đoạn trích: Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần mở đầu của tác phẩm Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ:

4 câu thơ đầu: Giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.

4 câu thơ tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân

16 câu thơ còn lại: Vẻ đẹp của Thúy Kiều.

Trình tự miêu tả nhân vật của tác giả theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2:

* Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như trăng rằm (khuôn trăng); nụ cười tươi tắn, xinh đẹp (hoa cười); lời nói nhẹ nhàng, trong trẻo, quý giá (ngọc thốt); mái tóc dài, dày, bóng mượt (mây thua nước tóc); làn da trắng hơn cả tuyết (tuyết nhường màu da).

* Qua những hình tượng ấy, em thấy Thúy Vân đẹp một vẻ đẹp viên mãn, phúc hậu, đầy đặn và rất hài hòa với thiên nhiên. Chân dung này của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.

Câu 3:

Vẻ đẹp của Thúy Kiều cũng được gợi tả bằng việc sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, tượng trưng. So với miêu tả Thúy Vân:

Giống: đều lấy thiên nhiên làm thước đo chuẩn mực của cái đẹp, cả hai vẻ đẹp đều đạt đến vẻ hoàn mĩ.

Khác: Kiều không được gợi tả từng đường nét trên khuôn mặt mà tác giả đặc biệt gợi tả đôi mắt của nàng trong như nước mùa thu. Vẻ đẹp của Kiều là một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, nàng là một tuyệt sắc giai nhân. Nếu như nói thiên nhiên phải thua, nhường trước vẻ đẹp của Vân thì phải hờn ghen với vẻ đẹp của Kiều.

Câu 4:

* Bên cạnh vẻ đẹp về ngoại hình, tác giả còn nhấn mạnh vào vẻ đẹp tài năng và tâm hồn của Kiều. Cầm, kì, thi, họa đều đạt đến trình độ lí tưởng, hiếm có trong nhân gian. Đặc biệt, Kiều có năng khiếu về đàn, tài đàn của nàng đã vượt lên trên mọi người. Thể hiện ở cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác để ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Câu 5:

* Người ta thường nói, vẻ đẹp của Thúy Vân “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” là sự dự báo về số phận của hai người. Theo em là hoàn toàn đúng. Bởi vì:

Về Thúy Vân: tác giả dùng từ “thua” và “nhường”, hai từ này mang sắc thái nhẹ nhàng và yên bình hơn và dự báo một số phận, một cuộc đời êm ả, ít sóng gió.

Về Thúy Kiều: tác giả dùng từ “ghen” và “hờn” có sắc thái biểu cảm cao hơn như dự báo trước sẽ có sự giành giật, dự báo một số phận, một cuộc đời đầy sóng gió.

Câu 6:

Trong hai bức chân dung của Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy Thúy Kiều nổi bật hơn, Thúy Vân được miêu tả chỉ để tô nền cho vẻ đẹp của Thúy Kiều. Trong khi Nguyễn Du chỉ dùng 4 câu thơ để miêu tả Thúy Vân thì có tận 16 câu thơ để miêu tả Thúy Kiều. Hơn thế nữa, vẻ đẹp của Vân được miêu tả chủ yếu ở ngoại hình, còn của Kiều là cả ngoại hình, tài năng và tâm hồn.

4.7

/

5

(

3

bình chọn

)