* Kiểm diện: Sĩ số
9A:
9C:
2. Kiểm tra 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạtHĐ1. HDHS Đọc và tìm hiểu chú thích:
– HD đọc
H/s đọc: to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, lắng đọng…
– GV đọc mẫu – H/s đọc
H: Giới thiệu những nét chính về T/g?
I. Đọc – tìm hiểu chú thích
1. Đọc:
2. Chú thích (SGK/145)
a) Tác giả: Bằng Việt(Nguyễn Việt Bằng) sinh 1941.
Quê: Thạch Thất – Hà Tây- HN
– Làm thơ từ đầu 1960 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong KCCMĩ
– Hiện là chủ tịch hội liên hiệp VHNT Hà Nội.
H: Em hãy giới thiệu vài nét về tác phẩm?
– Y/c xem 1 số chú thích khó SGK
b) Tác phẩm:
” Bếp lửa”sáng tác năm 1963 – T/g đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô
– Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây- bếp lửa”(1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
c) Chú thích khác (SGK/145)
HĐ2. HDHS đọc – hiểu văn bản:
– Em hãy cho biết thể loại của bài thơ.
H: Cho biết mạch cảm xúc của bài thơ?
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Thể loại
– Thơ tự do: 8 tiếng/ câu
– Gieo vần: Vần chân và vần liền- theo cặp câu.
2. Mạch cảm xúc và bố cục:
a) Mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng.
– Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.
H: Tìm bố cục của bài thơ? Nội dung chính của từng phần?
b) Bố cục: Gồm 4 đoạn”
– Đ1: phần mở đầu: 3 dòng đầu
→ Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
– Đ2: 4 khổ tiếp: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
– Đ3: khổ 5: suy ngẫm về cuộc đời bà.
– Đ4: khổ cuối: khẳng đinh tình cảm của người cháu đã trưởng thành, đi xa song không nguôi nhớ bà.
– Học sinh đọc khổ thơ đầu tiên
H: Cháu nhớ bà, trong kí ức của người cháu có hình ảnh nào xuất hiện đầu tiên?
H: Hình ảnh ” một bếp lửa” lặp lại có tác dụng gì trong câu thơ?
H: Hình ảnh bếp lửa trong kí ức của cháu được miêu tả qua từ ngữ nào?
H: Từ láy “chờn vờn”” ấp iu” có tác dụng gợi hình và gợi cảm ntn?
(Từ “ấp iu” là sự kết hợp 2 từ “ấp ủ” và “nâng niu” em liên tưởng ntn về h/ả người nhóm bếp?)
H: Điều gì trong lòng người cháu cùng xuất hiện với bếp lửa nồng đượm?
H: Cách nói “biết mấy nắng mưa”hay ở chỗ nào? (Cách nói ẩn dụ → gợi ra cuộc đời vất vả lo toan của bà)
H: Em cảm nhận như thế nào về nội dung 3 câu thơ đầu?
3. Phân tích
a. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà
– Hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong kí ức”bếp lửa”
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”
→ Điệp ngữ “một bếp lửa” diễn đạt 1 kỉ niệm rất riêng tư không mờ phai trong kí ức về hơi ấm gia đình.
– “chờn vờn” → từ láy tượng hình miêu tả h/ảnh ngọn lửa trong sương sớm → Gợi cảm giác ấm áp , quen thuộc trong mỗi gia đình ở một miền quê yên tĩnh.
– “ấp iu” → vừa gợi tả chính xác công việc nhóm bếp vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
– Cùng xuất hiện với h/ả “bếp lửa” là tình cảm “Cháu thương bà…nắng mưa”
⇒ H/ả bếp lửa trong kí ức đã đưa cháu trở về với nỗi nhớ thương bà, gọi về kỉ niệm những năm tháng tuổi thơ bên bà .
4. Củng cố – luyện tập
– GV hệ thống lại bài.
300 BÀI GIẢNG GIÚP CON LUYỆN THI LỚP 10 CHỈ 399K
Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 9 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!
Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 9 chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.