Soạn Văn 9 Bài 7 Sách Vnen / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 9 Vnen Bài 7: Cảnh Ngày Xuân

Soạn văn 9 VNEN Bài 7: Cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích

A. Hoạt động khởi động

Lời giải:

MÙA XUÂN CHÍN

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm-tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý – Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi. Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi. Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây, Thầm thì với ai ngồi dưới trúc Nghe ra ý vị và thơ ngây. Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?… MÙA XUÂN XANH Nguyễn Bính Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.

– Qua các tác phẩm văn học này, mùa xuân hiện lên với vẻ đẹp tươi tắn, ấm áp, giàu sức sống. Sức sống mùa xuân đến từ “làn nắng ửng”, từ màu xanh của cây cỏ, của đồng lúa, từ âm thanh reo vui của muôn loài và đặc biệt là từ tâm trạng náo nức, rạo rực của con người.

b) Khung cảnh mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi tả cảnh mùa xuân.

Bài làm:

Khung cảnh mùa xuân tươi sáng, diễm lệ được miêu tả qua những chi tiết đặc trưng:

Đường nét: từng đàn chim én bay thành hình thoi trên bầu trời “Con én thoi đưa”

Hình ảnh: cánh chim én chao liệng, cỏ non xanh mơn mởn, hoa lê trắng tinh khôi

Màu xanh: màu xanh của cỏ non, màu trắng của hoa lê

Những đặc sắc trong tả cảnh của Nguyễn Du:

– Cách dùng từ tinh tế: chữ “non” trong “cỏ non” gợi lên sức sống tươi mới của mùa xuân. Chữ “tận” mở ra một không gian bát ngát, thảm cỏ non xanh trải dài mênh mông đến tận chân trời.

– Bút pháp nghệ thuật chấm phá điểm xuyết: hai chữ “trắng điểm” đã làm cho bức tranh xuân trở nên sinh động và bừng sáng. Sắc “trắng” được tác giả điểm xuyết vào nền cỏ xanh tạo nên một bức tranh thật hài hòa về màu sắc.

– Nghệ thuật nhân hóa qua từ “điểm” giúp cho hình ảnh cành lê hiện lên rất có hồn. Cụm từ “trắng điểm” mang tính tạo hình cao gợi lên hình ảnh những bông hoa lên đang từ từ chuyển động. Bức tranh ở trạng thái tĩnh nhưng dường như cũng có sự vận động hết sức tinh tế.

c) Không khí và hoạt động của lễ hội trong tiết Thanh Minh được thể hiện như thế nào? Cách miêu tả của tác giả có gì đặc sắc?

Không khí của lễ hội trong tiết Thanh Minh được thể hiện qua những từ ngữ:

Các từ ghép được thi hào sử dụng một cách chọn lọc tinh tế, làm sống lại cái không khí đông vui, rộn ràng của mùa xuân, một nét đẹp trong nền văn hoá cổ truyền (lễ hội) của dân tộc ta.

d) So sánh cảnh vật không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu. Cách dùng từ của tác giả trong những câu thơ này có gì đáng chú ý?

Cảnh vật và không khí của mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có những nét riêng biệt so với 4 câu thơ đầu:

– Một khung cảnh yên tĩnh, êm ả, dường như lắng lại, đối lập với cảnh lễ hội náo nhiệt trước đó.

– Thời gian xế chiều tĩnh lặng.

– Cảnh được miêu tả thu hẹp lại quanh một dòng suối nhỏ, với dòng nước uốn quanh, nhịp cầu nho nhỏ, vẫn là cảnh mùa xuân nhưng là cảnh chiều, cảnh sau khi mọi người đã có một ngày tham gia lễ hội.

Cách dùng từ của tác giả trong đoạn thơ rất đặc sắc và giàu sức gợi:

Những từ ngữ “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ miêu tả sắc thái cảnh vật: thể hiện được không khí yên tĩnh, không gian nhỏ hẹp, sự chuyển động nhẹ nhàng mà còn miêu tả tâm trạng con người. Cảnh vật được cảm nhận qua tâm trạng con người nên cảnh mặt vật cũng đã nhuốm màu tâm trạng.

3. Trau dồi vốn từ

a) Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích sau là gì

Tiếng Việt hiện nay có khả năng rất lớn, phải nói là khả năng vô bờ bến để diễn tả đời sống tư tưởng và tình cảm ngày càng phong phú, đẹp đẽ của dân tộc ta. Bản thân nó đã giàu nó lại còn có khả năng biến hóa vô cùng, nếu chúng ta biết giữ nó, dùng nó, biết phát triển nó.

Chúng ta có thể lấy rất nhiều ví dụ. Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý, hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Qua đoạn trích, tác giả gửi gắm thông điệp:

– Tiếng Việt có khả năng diễn tả phong phú, vô hạn nếu chúng ta biết sử dụng và phát triển nó. Muốn phát huy khả năng của Tiếng Việt, mỗi cá nhân cần không ngừng trau dồi ngôn ngữ, trau dồi vốn từ.

b) Chỉ ra lỗi diễn đạt trong những câu sau

(1) Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.

(2) Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2.500 năm.

(3) Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.

(1) Thừa từ “đẹp” vì “thắng cảnh” tức là cảnh đẹp (đã bao gồ tính chất đẹp)

(2) Dùng từ sai, không hợp lí. Từ “dự đoán” là để chỉ sự việc chưa xảy ra trong tương lai. Ở đây cần thay từ “dự đoán” thành “ước tính”.

(3) Dùng từ chưa hợp lí. Thay từ “đẩy mạnh” thành “mở rộng”.

c) Vì sao trong khi nói/viết thường có hiện tượng mắc lỗi diễn đạt như trên (do “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”)? Theo em cần phải làm gì để tránh được những lỗi diễn đạt ấy?

Nguyên nhân của những hiện tượng mắc lỗi như trên là do người viết/ nói chưa hiểu rõ, cặn kẽ nghĩa và cách dùng từ, tức là “không biết dùng tiếng ta”.

Như vậy, để “biết dùng tiếng ta” thì chúng ta trước hết cần phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ.

d) Đọc đoạn trích sau và rút ra cho bản thân ít nhất 2 bài học về trau dồi vốn từ:

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc Truyện Kiều, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với sức sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã ” ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà nó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

Xin kể lại hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù ta không hiểu nghĩa nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ áy là tiếng vùng quê ấy. Quê vợ Nguyễn Du ở Thái Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ lúc tháo con tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, lúc sợi tơ bắt đầu quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc người hái dâu chăn tằm. Nguyễn Du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài dũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sđd)

Những bài học rút ra từ đoạn trích trên:

– Một trong những phương pháp trau dồi vốn từ hiệu quả là học hỏi từ lời ăn tiếng nói của người dân.

– Trau dồi vốn từ là một việc phải làm thường xuyên, mài dũa đêm ngày.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu

a) Đọc văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích

b) Tìm hiểu văn bản

(1) Chỉ ra nội dung chính và nhận xét về kết cấu của đoạn thơ theo gợi ý sau

– 6 câu đầu:…

– … câu tiếp: …

– … câu cuối: …

– 6 câu đầu: Hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều.

– 8 câu tiếp: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều

– 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.

Kết cấu bài tho hợp lí, chặt chẽ.

(2) Khung cảnh thiên nhiên được thể hiện như thế nào trong sáu câu thơ đầu? Trong không gian đó, tâm trạng của Kiều ra sao? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả.

Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều:

– Cảnh thiên nhiên, không gian trước lầu Ngưng Bích hiện ra mênh mông, hoang vắng: theo chiều rộng (bốn bề bát ngát xa trông, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia); chiều cao (dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng trong một vòm trời); không gian cảnh vật rợn ngợp, mênh mông, hoang vắng.

– Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều:

“Mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người. Sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều chỉ có một mình thui thủi. Thời gian cứ trôi đi rồi gặp lại.

Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Kiều đang ở trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối với tâm trạng bẽ bàng, cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn. Cụm từ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều.

(3) Nỗi nhớ thương của Kiều hướng tới những ai? Nỗi nhớ thương đó được thể hiện qua những hình ảnh, từ ngữ nào? Nhận xét về Thúy Kiều từ những nỗi niềm thương nhớ đó.

Trong cảnh ngộ cô đơn, bẽ bàng, Thúy Kiều nhớ về người yêu và cha mẹ. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau vì những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nếu như khi nhớ Kim Trọng, Kiều hồi tưởng lại những kỉ niệm trong tình yêu, thì khi nhớ tới cha mẹ lòng nàng lại đầy xót xa và lo lắng. Những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó:

– Khi nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ tới lời thề đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.” Chữ “tưởng” vừa là nhớ vừa là hình dung, tưởng tượng ra hình ảnh của người yêu. “Dưới nguyệt chén đồng” là đang nhớ về kỷ niệm mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Kiều còn tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng ở quê nhà đang hướng về mình, tin tưởng và chờ mong uổng công vô ích: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”

“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: Câu thơ có hai cách hiểu

Tấm lòng Kiều nhớ thương Kim Trọng không bao giờ phai mờ, nguôi quên.

Tấm lòng của Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm cho hoen ố, phải gột rửa đến bao giờ cho sạch.

– Khi nhớ về cha mẹ, tác giả dùng từ “xót” để thể hiện tấm lòng xót xa, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con trong vô vọng. Nàng xót xa khi nghĩ đến cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình không thể ở bên chăm sóc. Không biết giờ đây ai là người chăm lo “quạt nồng ấp lạnh”. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điểm cố Xuân Lai, gốc Tử đều để nói về tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

(4) Sự tinh tế và tài năng của Nguyễn Du thể hiện như thế nào khi khắc họa nỗi niềm thương nhớ của Kiều?

Khi khắc họa nỗi nhớ của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du để Kiều nhớ Kim trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Kiều nhớ đến Kim Trọng trước vì trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã phải bán mình chuộc cha. Như vậy, Kiều đã đền đáp phần nào ơn sinh thành cho cha mẹ. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nàng phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ với Kim Trọng. Nàng vẫn luôn đau đớn vì mình đã phản bội lại lời hẹn ước. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Như vậy, Nguyễn Du đã để Kiều nhớ Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý của con người, thể hiện sự tinh tế và tài năng của tác giả.

(5) Bức tranh thiên nhiên trong 8 câu cuối của đoạn trích được miêu tả với những hình ảnh gì? Những hình ảnh đó đã góp phần thể hiện những trạng thái cảm xúc của Kiều như thế nào?

8 câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Thúy Kiều thông qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Cảnh vật ở đây là cảnh thực, là bức tranh quanh lầu Ngưng Bích. Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều:

– Hình ảnh “cửa bể chiều hôm” và “thuyền ai thấp thoáng” gợi hình ảnh con thuyền xa vời lúc ẩn, lúc hiện giữa biển khơi, cũng như gợi ra một hành trình lưu lạc, một tương lai mờ mịt của cuộc đời Kiều.

– “Ngọn nước mới sa” hay chính là cuộc đời Kiều đang êm đềm phẳng lặng bỗng gặp vực sâu như ngọn nước này.

– “Hoa trôi man mác” là hình ảnh những bông hoa bị dòng nước cuốn trôi, xô đẩy, cũng như chính Kiểu đang bị các thế lực tàn bạo trong xã hội vùi dập.

– “Nội cỏ rầu rầu” gợi hình ảnh những nội cỏ héo úa không còn sức sống hay chính là cuộc đời Kiều cũng đang úa tàn

– “Gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” miêu tả tâm trạng lo sợ hãi hùng của Kiều.

(6) Theo em, đặc sắc về nghệ thuật trong 8 câu thơ cuối là gì? Hãy sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để khẳng định quan điểm của em.

– Ở tám câu thơ cuối đoạn trích, Nguyễn Du đã cho thấy một bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Mỗi hình ảnh, mỗi một ngôn từ miêu tả thiên nhiên đều mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm trạng đau buồn và số phận đau khổ của Kiều. (Phân tích như câu trước).

– Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên.

2. Luyện tập trau dồi vốn từ

a) Hoàn thành việc sắp xếp các từ sau vào 3 cột cho phù hợp với từng nét nghĩa của tiếng đồng

đồng âm, đồng ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng giao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, đồng tiền

– Đồng (cùng nhau, giống nhau):

– Đồng (trẻ em):

– Đồng (chất):

– Đồng (cùng nhau, giống nhau): đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn, đồng niên

– Đồng (trẻ em): đồng ấu, đồng sự, đồng giao, đồng thoại

– Đồng (chất): đồng tiền

b) Phân biệt nghĩa của các từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó

(1) xấu xa/ xấu xí

(2) tay trắng/ trắng tay

(3) kiểm điểm/ kiểm kê

(4) nhuận bút/ thù lao

Bài làm:

(1) xấu xa/ xấu xí

– Xấu xa: bản chất, đạo đức kém, tồi tệ, độc ác

Ví dụ: Mã Giám Sinh là một tên buôn người xấu xa và trơ trẽn.

– Xấu xí: hình thức không đẹp mắt, ưa nhìn

Ví dụ: Bức tranh này trông thật xấu xí.

(2) tay trắng/ trắng tay

– Tay trắng: Không có chút vốn liếng, của cải gì

Ví dụ: Anh ấy quyết tâm xây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng.

– Trắng tay: mất hết tiền bạc, của cải, không còn gì.

Ví dụ: Vì lô đề, cờ bạc anh ấy đã thành kẻ trắng tay.

(3) kiểm điểm/ kiểm kê

– Kiểm điểm: xem xét, đánh giá lại từng cái, từng việc để có nhận định chung.

Ví dụ: Cô giáo đang kiểm điểm những bạn vi phạm nội quy trong tuần.

– Kiểm kê: kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng.

Ví dụ: Nhân viên đang kiểm kê lại hàng trong kho.

(4) nhuận bút/ thù lao

– Nhuận bút: tiền trả công cho người viết một tác phẩm.

Ví dụ: Tôi vừa nhận nhuận bút của bài thơ đăng trên báo “Văn nghệ” .

– Thù lao :khoản tiền trả công để bù đắp vào sức lao động đã bỏ ra.

Ví dụ: Tháng này, tiền thù lao cho công nhân làm việc ca đêm tăng lên.

c) Cùng nói về màu xanh nhưng ở mỗi đoạn trích, Nguyễn Du lại có cách diễn đạt khác: xanh, xanh xanh. Phân tích sự khác nhau về ý nghĩa và sắc thái biểu cảm của những từ ấy, qua đó chỉ ra dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du.

(1) Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh .

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Sự khác nhau giữa hai đoạn trích thể hiện ở chính tâm trạng mà người trong đoạn trích cụ thể:

Cụm từ xanh xanh trong đoạn trích (2) lại biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt và cũng là nỗi đau đớn, xót xa, lo lắng và khắc khoải của một kiếp má đào, trôi nổi, vô định, mong manh và bế tắc không biết đi về nơi đâu.

d) Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói tới việc lấy tài liệu để viết như sau:

Muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là:

Nghe: Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy mà viết.

Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi.

Thấy: Mình phải đi đến xem xét, mà thấy.

Xem: Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, báo chí nước ngoài.

Ghi: Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã học được, thì chép lấy để dùng mà viết […].

(Hồ Chí Minh, Cách viết, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, sđd)

Dựa theo ý kiến trên, hãy nêu cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ. Trình bày theo dạng sơ đồ), sau đó cùng trao đổi với bạn để thống nhất câu trả lời.

Soạn Văn 9 Vnen Bài 9: Đồng Chí

Soạn văn 9 VNEN Bài 9: Đồng chí

A. Hoạt động khởi động

Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”? Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?

Cách gọi “đồng bào” này xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể rằng, mẹ Âu cơ đã sinh ra một bọc trứng, từ bọc trứng nở ra trăm người con là tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Từ “đồng bào” ở đây có nghĩa là “cùng một bào thai”. Vì vậy, người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” là ý coi nhau như anh em cùng sinh ra từ một bọc, có cùng một cội nguồn sinh dưỡng, cùng là “con Rồng cháu Tiên”.

Cách gọi “đồng bào” là cách gọi thân thương trìu mến, gắn liền với truyền thống “yêu nước với thương nòi” của người Việt. Hai tiếng “đồng bào” còn thể hiện một ý nghĩa rằng: mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng như nhau, giữa những con dân Việt không có gì khác biệt về đẳng cấp, quyền lợi. Từ ý niệm đồng bào cùng chung một Mẹ, một nguồn cội huyết thống đã hình thành một ý thức dân tộc cao độ với lòng yêu nước gắn liền với tình thương giống nòi.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

a) Bài thơ mang hình thức lời tâm tình, kể về tình đồng chí của hai người lính (anh với tôi). Em hãy cho biết, hai người lính xuất thân từ những miền quê như thế nào? Điều gì khiến họ vốn là những người xa lạ mà “không hẹn quen nhau”?

– Hai người lính đều có nguồn gốc xuất thân từ những miền quê nghèo khó:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua.

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Qua việc sử dụng thành ngữ “nước mặn đồng chua” và cụm từ “đất cày lên sỏi đá”, ta có thể hình dung ra quê hương nghèo khó của những người lính. Họ sinh ra từ miền ven biển ngập mặn, khó làm ăn; từ vùng trung du đồi núi đất bạc màu, cằn cỗi. Người lính trong bài thơ là những người nông dân mặc áo lính. Họ có cùng chung quê hương nghèo khổ, chung giai cấp.

– Vốn là những người xa lạ nhưng họ lại “tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Đó là vì họ cùng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nghe theo sự thúc giục của lòng yêu nước, nên họ đã cùng lên đường đi chiến đấu. Từ những phương trời xa lạ, những người lính đã gặp nhau, quen nhau và có cùng chung mục đích cứu nước.

b) Tình đồng chí của hai người lính có quá trình hình thành như thế nào? Em có nhận xét gì về dòng thứ bảy của bài thơ?

– Quá trình hình thành tình đồng chí của hai người lính:

+ Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ rồi gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh đều là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

+ Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng bên súng” là có chung nhiệm vụ đánh giặc. “Đầu sát bên đầu” là cùng chung ý nghĩa và lý tưởng. Họ cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

+ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”

– Dòng thơ thứ bảy của bài thơ hết sức đặc biệt.

+ Dòng thơ này chỉ có hai tiếng “đồng chí” ngắn gọn được tách riêng độc lập trở thành một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than.

+ Dòng thơ đã chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng, con đường (đồng chí), những biểu hiện của tình đồng chí.

+ Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7 là nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.

c) Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu và chia sẻ những gì với người bạn chiến đấu của mình? Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy có ý nghĩa gì?

Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng và cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ với người bạn chiến đấu của mình.

– Họ cảm thông, thấu hiểu một cách sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.” Khi là đồng chí của nhau, họ kể cho nhau nghe những câu chuyện nơi quê nhà, hoàn cảnh gia đình. Đó là chuyện “ruộng nương” gửi lại “bạn thân cày”, là chuyện “gian nhà không” lung lay mỗi khi gió đến. Qua những lời tâm tình ấy, những người lính càng hiểu và cảm thông cho nhau hơn. Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.

– Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

+ Người lính cùng nhau chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.”

+ Người lính cùng chia sẻ với nhau sự thiếu thốn về vật chất, quân tư trang trong cuộc đời quân ngũ: “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày”.

Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy giúp những người lính càng tin tưởng và gắn kết nhau hơn, giúp họ càng thêm lạc quan, tin tưởng, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ. Tất cả những biểu hiện của tình đồng chí đồng đội đã được cô đúc lại trong hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí và truyền cho nhau niềm tin chiến thắng.

d) Trong 3 câu cuối, người lính hiện lên ở hoàn cảnh như thế nào? Trình bày cảm nhận của em về câu cuối bài thơ (hình ảnh, nhạc điệu,…)

– Trong ba câu thơ cuối, hình ảnh người lính hiện lên trong thờ điểm đêm khuya, nơi rừng hoang, dưới thời tiết sương muối khắc nghiệt, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc tới.

– Câu thơ cuối bài “Đầu súng trăng treo” rất thực và cũng rất lãng mạn. Câu thơ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ những liên tưởng phong phú. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các mặt bổ sung cho nhau của cuộc đời người lính cách mạng.

Câu thơ có bốn chữ tạo nên nhịp điệu như nhịp đập dịu dàng của trái tim người đồng chí. Nhập đập của trái tim chan chứa yêu thương.

Câu thơ cuối là một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Có lẽ chính vì vậy mà tác giả Chính Hữu đã lấy câu thơ này để đặt nhan đề cho cả tập thơ.

Chọn và nêu tác dụng của một hoặc một số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ (về thể thơ, ngôn từ, giọng điệu, những biện pháp nghệ thuật,…)

3. Tìm hiểu văn học địa phương

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản “Đồng chí”

a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.

– Cấu trúc sóng đôi “anh” và “tôi” trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện:

“Quê anh – Làng tôi”

“Anh với tôi…”

“Áo anh – quần tôi’

– Cấu trúc sóng đôi, đối xứng giữa “anh” và “tôi” ấy diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính.

3. Tìm hiểu văn học địa phương

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản “Đồng chí”

a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.

– Cấu trúc sóng đôi “anh” và “tôi” trong bài thơ “Đồng chí” được biểu hiện:

“Quê anh – Làng tôi”

“Anh với tôi…”

“Áo anh – quần tôi’

– Cấu trúc sóng đôi, đối xứng giữa “anh” và “tôi” ấy diễn tả sự gắn bó keo sơn, mật thiết, không thể tác rời trong tình đồng chí của những người lính.

b) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ.

a) Từ đơn và từ phức

(1) Nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức (nêu ví dụ minh họa). Chỉ ra sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy.

– Khái niệm:

(2) Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

che chở, nho nhỏ, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, bờ bến, lấp lánh, lung linh, xanh xao, xa lạ, tri kỷ, lung lay.

b) Thành ngữ

(1) Thành ngữ là gì? Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

– Đánh trống bỏ dùi

– Chó treo mèo đậy

– Được voi đòi tiên

– Nước mắt cá sấu

Khái niệm: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Trong các tổ hợp từ trên, tổ hợp là thành ngữ bao gồm:

– Đánh trống bỏ dùi (làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở dang, thiếu trách nhiệm)

– Được voi đòi tiên (thái độ tham lam, được cái này rồi lại muốn cái khác tốt hơn)

– Nước mắt cá sấu (nước mắt thương xót giả dối; chỉ tình cảm giả nhân giả nghĩa để lừa người)

Tổ hợp là tục ngữ:

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác động, ảnh hưởng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người)

– Chó treo mèo đậy (Thức ăn treo cao để tránh chó ăn, và đậy kỹ để không cho mèo lục đớp. Ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất)

(2) Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.

c. Nghĩa của từ

(1) Nghĩa của từ là gì?

(2) Hoàn thành những thông tin trong bảng sau vào vở:

(3)Thế nào là nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Từ “đầu” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Súng bên súng đầu sát bên đầu Đầu súng trăng treo

(4) Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì khác nhau? Nêu ví dụ minh họa

(5) Bằng hiểu biết về hiện tượng từ đồng âm, em hãy chỉ ra giá trị của câu thơ sau:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

(6) Cặp từ nào sau đây là từ trái nghĩa

Xanh- trong, sáng-trưa, mưa-nắng, vui-buồn, tóc-tai, quần- áo, tài-sắc

(2)

Từ nhiều nghĩa

Từ “chân”

Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân…)

Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn…)

Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng…)

Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. (hăng lên chạy càn, nhảy càn)

– Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. (đồ đan bằng tre bằng nứa thường dùng để nhốt chim hay gà.)

Từ đồng nghĩa

là từ có nghĩa tương tự nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế cho nhau).

Tô- bát, Cây viết – cây bút, Ghe – thuyền, Ngái – xa, Mô – đâu, Rứa – thế

Từ trái nghĩa

là từ có nghĩa trái ngược nhau.

xấu – đẹp, xa – gần, voi – chuột, rộng – hẹp

Trường từ vựng

là tập hợp các từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

Máu, chém giết: trường nghĩa về sự chết chóc.

(3) Khái niệm:

(4)

Từ đồng âm: Những từ khác nhau nhưng có cách phát âm giống nhau và có nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Từ nhiều nghĩa: Một từ có thể mang nhiều nét nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong đó có 1 nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Những nét nghĩa này không hoàn toàn khác nhau.

VD:Từ: “bàn”: Nghĩa 1: là vật gắn liền với tuổi học sinh,dùng để học trong nhà trường (VD: bàn ghế)Nghĩa 2: là hoạt động nói chuyện,trao đổi về vấn đề gì đó (VD: bàn bạc)

VD Từ “chân”: Nghĩa 1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân…)

Nghĩa 2: là bộ phận của con người,dùng để đứng vững hoặc để di chuyển. (VD: bàn chân của em)

– quốc: tổ quốc

– gia: gia đình

D.Hoạt động vận dụng

1. Vận dụng những hiểu biết về trường từ vựng, hãy nêu và phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ quê hương, trang phục và cảm giác trong đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy, các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau:

Ríu rít sẻ nâu, trong khiết tiếng chim ri“Cho gươm mời đến Thúc lang Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non, Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không? Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, “Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?” khung trời tuổi thơ xanh rờn cổ tíchNắng với mưa, oi nồng và giá buốtmộc mạc hồn làng mẹ nuôi tôi lớn lên.

Trong rất nhiều lãng đãng nhớ và quênlàng vẫn thế. Cánh đồng vẫn thếMùa hanh hao tay cuốc bầm ruộng nẻlúa nghẹn đòng trắng xác những mùa rơm.

Tôi tan vào làn hương ngát mạ noncảm nhận lời ban sơ của đấtĐiều gì mãi còn – điều gì sẽ mấtlàng nhói lên trong hoài vọng bất thường.

3. Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán, cảnh Thùy Kiều (nhờ sự giúp đỡ của Từ Hải ) khi gặp lại và báo ân với Thúc Sinh có đoạn:

Từ “người cũ” và “cố nhân” trong đoạn thơ trên có đồng nghĩa không? Chúng có thể hoán đổi vị trí cho nhau được không? Vì sao?

Soạn Văn 9 Bài Bến Quê Vnen

a) Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau:

Làm khí tượng, ở được cao như thế mới là lí tưởng chứ.

(Nguyễn Thành long, Lặng lẽ Sa Pa)

(1) Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. (2) – Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm rồi mới lên đến đây, vất vả quá! (3) Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn! c) Chỉ ra các phép liên kết trong những câu sau đây: (1) – Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. (2) Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt cả má. (3) Từ phòng bên kia, một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: Bác cần nằm xuống phải không ạ?

d) Tìm hàm ý của câu in đậm trong truyện sau:

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng: – Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy! Người ăn mày nghe nói, vội trả lời: – Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy! – Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt? – Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi!

Chương Chính – Phong Châu, Truyện cười dân gian Việt Nam)

Soạn Văn 9 Bài Ánh Trăng Vnen

A. Hoạt động khởi động

Kể tên những bài thơ viết về ánh trăng mà em đã được học. Nêu cảm nhận về hình ảnh trăng trong một bài thơ.

Những bài thơ viết về ánh trăng đã học:

“Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh

“Rằm tháng giêng” – Hồ Chí Minh

“Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh

Cảm nhận về hình ảnh trăng trong bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Hai câu đầu bài thơ “Cảnh khuya” miêu tả cảnh trăng sáng trong đêm khuya. Giữa đêm rừng Việt Bắc thanh vắng, yên ả vang lên tiếng suối chảy róc rách, trong trẻo “như tiếng hát xa”. Bao trùm cả bức tranh là ánh trăng sáng hòa quyện, gần gũi và tràn đầy sức sống “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Ánh trăng soi chiếu xuống cây cổ thụ làm in trên mặt đất những mảng màu sắc sáng tối, tạo nên cảnh chập chùng của ánh trăng. Hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ” mang nét đẹp cổ điển của ánh trăng trong thơ cổ, khi kết hợp với hoa, hình ảnh ấy đã tạo nên vẻ đẹp đầm ấm, quấn quýt của thiên nhiên. Hai từ “lồng” liên kết ba sự vật riêng biệt, khác hẳn nhau nhưng lại không hề tương phản mà dường như chúng lại hòa quyện, đan xen tạo nên một bức tranh sống động và vô cùng gợi cảm. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và thật ấm áp.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản “Ánh trăng”

2. Tìm hiểu văn bản

a) Dựa vào mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, hãy chỉ ra bố cục của bài thơ.

Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:

Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ và cuối cùng đọng lại trong cái “giật mình” ở cuối bài thơ.

Dựa theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, bài thơ có thể chia theo bố cục 3 phần:

Phần 1 (hai khổ đầu): kỉ niệm của tác giả gắn bó với vầng trăng, nhịp thơ là lời tự sự nhẹ nhàng về quá khứ.

Phần 2 (hai khổ tiếp): Sự lãng quên vầng trăng khi sống trong môi trường mới và bất ngờ gặp lại vầng trăng khi đột ngột mất điện. Giọng thơ thể hiện sự đột ngột, ngỡ ngàng

Phần 3 (hai khổ cuối): Sự đối diện với vầng trăng và suy ngẫm về những ngày đã sống cùng vầng trăng. Giọng điệu trở nên trầm lắng và tha thiết hơn.

b) Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng có mối quan hệ như thế nào?

Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng là những người bạn tri kỉ của nhau.

Cuộc sống vất vả, gian lao nhưng con người gần gũi và gắn bó với thiên nhiên, với “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng”,… Điệp từ “với” được lặp lại ba lần nhằm diễn tả sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những điều tươi đẹp của tuổi thơ. Trong những năm tháng gian lao, ác liệt của “hồi chiến tranh ở rừng”, vầng trăng đã trở thành người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí, đồng đội cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính.

Trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ tươi đẹp và chan hòa tình nghĩa: “Trần trụi với thiên nhiên/ Hồn nhiên như cây cỏ”. Phép liên tưởng và so sánh cho ta thấy được vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng.

Bài làm:

d) Điều gì khiến nhân vật trữ tình giật mình nhận ra sự thay đổi của mình?

Khi con người đã coi vầng trăng “như người dưng qua đường”, thì bỗng:

“Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn.”

Khi “thình lình”, đột ngột “đèn điện tắt” là lúc ánh sáng hiện đại, nhân tạo mất đi. Con người “vội bật tung cửa sổ” theo bản năng, như một thói quen. Và trong khoảnh khắc từ bóng tối bước ra ánh sáng, con người đã không khỏi ngỡ ngàng khi gặp lại, đối diện với vầng trăng tròn khi xưa. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ, đột ngột ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ.

Con người lặng lẽ đối diện với vằng trăng trong tư thế có phần thành kính:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng. “

Đối diện với ánh trăng là sự đối diện với chính mình, với con người hiện tại và cả với con người trong quá khứ. Chính thứ ánh sáng dung dị đôn hậu đó của trăng đã chiếu tỏ nhiều kỉ niệm thân thương, đánh thức bao tâm tình vốn tưởng chừng ngủ quên trong góc tối tâm hồn người lính. Dù con người đã đổi thay thì vầng trăng vẫn “tròn vành vạnh”. “Ánh trăng im phăng phắc” như một lời nhắc nhở, trách cứ đầy nghiêm khắc khiến con người bừng tỉnh và “giật mình” nhận ra sự thay đổi bạc bẽo của mình. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự đấu tranh với chính mình để sống tốt đẹp hơn.

Bài làm:

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu

a) Đọc văn bản “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” b) Tìm hiểu văn bản

(1) Bài thơ mang hình thức lời hát ru những em bé dân tộc Tà – ôi ở chiến khu Trị – Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Em hãy cho biết lời hát ru chia thành mấy khúc? Mỗi khúc được nhận ra bằng dấu hiệu nào?

Lời hát ru được chia làm 3 khúc, mỗi khúc có 2 khổ thơ:

Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội.

Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.

Khúc thứ ba: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.

Mỗi khúc được nhận ra bằng dấu hiệu:

Từng khúc đều được mở đầu bằng hai câu: “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi – Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi.”

Bài làm:

Bài làm:

(4) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ?

Cấu trúc lặp đi lặp lại của lời ru tạo giọng điệu trữ tình, tha thiết, vừa mở rộng, vừa xoáy sâu vào trong lòng người đọc sự ngọt ngào, trìu mến.

2. Tổng kết từ vựng

a) Đọc bài ca dao và thực hiện yêu cầu “Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

(Ca dao)

(1) Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ nào là từ láy?

Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ “lận đận” là từ láy.

(2) Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên.

Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên: nước non, thác, ghềnh, bể, ao.

(3) Chỉ ra và nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa.

Các cặp từ trái nghĩa:

lên – xuống: nhấn mạnh sự vất vả, gian truân trong cuộc đời.

đầy – cạn: nhấn mạnh cảnh đời ngang trái, loạn lạc, bể đầy, ao cạn.

b) Từ “chân” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển? Chỉ ra phương phức chuyển nghĩa của từ?

(1) Cỏ non xanh tận chân trời.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

(2) Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

(Chính Hữu – Đồng chí)

Từ “chân” trong câu thơ “Cỏ non xanh tận chân trời” được dùng theo nghĩa chuyển.

Phương thức chuyển nghĩa là phương thức ẩn dụ.

c) Bằng hiểu biết về trường từ vựng, em hãy phân tích nét độc đáo về nghệ thuật trong bài thơ sau:

Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro, em biết không?

(Vũ Quần Phương, Áo đỏ)

Trong đoạn thơ, tác giả đã xây dựng hai trường từ vựng:

Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng, tro.

Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với lửa: lửa, cháy, tro.

Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhờ nghệ thuật dùng từ, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc. Qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.

d) Đọc bài thơ và thực hiện yêu cầu

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường,

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước còn cau mặt với tang thương.

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

(Bà Huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ)

(1) Chỉ ra những từ Hán Việt và nhận xét về cách dùng từ trong bài thơ.

Những từ Hán Việt trong bài thơ: hí trường, tinh sương, thảo, tịch dương, tuế nguyệt, tang thương, đoạn trường.

Việc vận dụng các từ Hán Việt một cách linh hoạt đã mang đến cho bài thơ màu sắc cổ điển, trang trọng, làm nên giá trị của “Thăng Long thành hoài cổ” và đóng dấu phong cách riêng của nữ sĩ thành Thăng Long so với các nhà thơ trung đại khác cùng thời.

Bài làm:

e) Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh và điệp ngữ trong những câu thơ miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều: Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

( Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Biện pháp nghệ thuật so sánh và điệp ngữ được sử dụng rất đặc sắc và tinh tế, giúp diễn tả một cách sống động và gợi cảm âm thanh tiếng đàn của Thúy Kiều. Từ những tính chất vô hình và trừu tượng như “đục” và “trong”, “khoan”, “mau”, qua biện pháp so sánh đã được cụ thể hóa, chi tiết hóa, nghệ thuật hóa một cách đặc sắc.

3. Luyện tập về sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự

a) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu

( Lỗi lầm và sự biết ơn – sgk trang 100)

(1) Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?

Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn:

“Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”

“Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.

(2) Nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn.

Yếu tố nghị luận có tác dụng khiến câu chuyện trở nên sâu sắc và có ý nghĩa.

……………………………………………………………..