Soạn Văn 9 Bài 1 Vietjack / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn Lớp 9 Bài Thuật Ngữ, Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1

So sánh hai cách giải thích từ nước và từ muối

I. Thuật ngữ là gì?

Câu 1: So sánh hai cách giải thích từ nước và từ muố i :

– Cách 1 : nêu những dấu hiệu bên ngoài, có thể quan sát được trực tiếp bằng giác quan. Các từ muối, nước ở cách 1 là từ thông thường.

– Cách 2 : nêu những tính chất đặc trưng bên trong. Những tính chất này là kết quả nghiên cứu khoa học. Người nghe cũng phải có những kiến thức khoa học nhất định thì mới hiểu được. Các từ muối, nước ở đây là thuật ngữ.

Câu 2 :

– Thạch nhũ : thuật ngữ môn Địa lí.

– Bơ-dơ : thuật ngữ môn Hóa học.

– Ẩn dụ : thuật ngữ môn Ngữ văn.

– Phân số thập phân : thuật ngữ môn Toán

Những thuật ngữ trên chủ yếu dùng trong văn bản khoa học và công nghệ.

II. Đặc điểm của thuật ngữ :

Câu 1 : Các thuật ngữ ở mục 2 nói trên chỉ có một nghĩa.

Câu 2 :

– Từ muối trong câu (a) – Muối là một tập hợp chất có thể hòa tan trong nước – là nghĩa thuật ngữ, chỉ có một nghĩa.

– Từ muối thứ hai trong câu (b) ( Tay nâng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau) là từ thông thường ở đây được dùng theo sắc thái biểu cảm (gợi lên nỗi vất vả đã nếm trải).

Luyện tập

Câu 1 : Vận dụng kiến thức đã học ở các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học để điền thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống và xác định mỗi thuật ngữ được điền vào thuộc lĩnh vực khoa học nào.

– Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. (Vật lí)

– Xâm thực là hiện tượng làm hủy hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân : gió, băng hà, nước chảy,… (Địa lí)

– Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới. (Hóa học)

– Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. (Ngữ văn)

– Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. (Lịch sử)

– Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp cúc với đầu nhụy. (Sinh học)

– Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. (Địa lí)

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất. (Vật lí)

– Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. (Địa lí)

– Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên. (Hóa học)

– Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. (Lịch sử)

– Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy. (Toán học)

Câu 2 : Điểm tựa là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. Nhưng trong đoạn trích này nó không được dùng như một thuật ngữ. Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy).

Câu 3 :

– Trong trường hợp (a) (Nước tự nhiên ở sông, hồ, ao, biển,… là một hỗn hợp), từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ.

– Trong trường hợp (b) (Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục), từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.

– Đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường :

Dùng hỗn hợp phân chuồng và phân hóa học thì tốt hơn dùng riêng rẽ.

Câu 4 : Thuật ngữ cá của sinh học : động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. Theo cách hiểu thông thường của người Việt (thể hiện qua cách gọi cá voi, cá heo và có thể kể thêm cá sấu), cá không nhất thiết phải thở bằng mang.

Câu 5 : Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ thị trường của kinh tế học và thuật ngữ thị trường của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm, vì hai thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt, chứ không phải trong cùng một lĩnh vực.

Soạn Bài: Ánh Trăng – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Nguyễn Duy trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Ánh trăng được Nguyễn Duy viết vào năm 1978 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi, hiện đại, nơi những người lính từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến tranh gian khổ mà nghĩa tình.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn.

* Bố cục: Văn bản có thể được chia làm 3 phần:

Phần 1: 2 khổ thơ đầu: Vầng trăng quá khứ gắn bó với tuổi thơ

Phần 2: 2 khổ thơ tiếp: Vầng trăng hiện tại và sự bội bạc của con người trong cuộc sống hiện đại

Phần 3: 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài thơ được bố cục theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.

Câu 2:

* Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa:

Là vầng trăng của thiên nhiên, đất trời tươi đẹp, khoáng đạt

Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ

Là tình cảm trong quá khứ, luôn hồn nhiên, tươi đẹp, sáng rọi khắp nhân gian

Trăng là phần trong sáng, tốt đẹp của con người, chiếu sáng những góc khuất mới nảy sinh khi con người sống trong nhà lầu, xe hơi, sống trong những ánh sáng của đèn điện, trong vật chất tiện nghi.

* Khổ thơ trong bài thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm là khổ cuối cùng.

Câu 3:

* Nhận xét về kết cấu, giọng điệu của bài thơ:

Kết cấu bài thơ độc đáo, được phát triển theo trình tự thời gian. Từ quá khứ hồn nhiên, thân thiết với vầng trăng cho đến hiện tại, trong một thành phố, một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, vầng trăng đã bị lãng quên, bị coi như người dưng qua đường. Nhờ mất điện mà con người gặp lại vầng trăng và giật mình về thái độ sống vô tình của mình, tự soi xét lại bản thân.

Giọng điệu của bài thơ tâm tình nhờ thể thơ 5 chữ, nhịp thơ tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, trầm lắng, suy tư.

Câu 4:

* Thời điểm ra đời của bài thơ: sau đại thắng mùa xuân vào năm 1975, người lính từ chiến khu trở về thành phố, họ có một cuộc sống trong thời hòa bình, phương tiện sống hiện đại hơn, khác xa với thời chiến tranh.

* Chủ đề của bài thơ: Nhắc về những năm tháng gian lao trong cuộc đời của người lính.

* Bài thơ Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ nguồn” gợi đạo lí thủy chung tình nghĩa. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Soạn Bài: Bếp Lửa – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Bằng Việt trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

* Thể thơ: tự do

* Bố cục: Bài thơ Bếp lửa có thể được chia làm 4 phần:

Phần 1: khổ 1: Hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc

Phần 2: 4 khổ tiếp: Những kỉ niệm thời thơ ấu sống bên bà và hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa

Phần 3: 2 khổ tiếp: Suy ngẫm của cháu về bếp lửa và người bà

Phần 4: khổ cuối: Niềm thương nhớ của người cháu với người bà khi đi xa.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bài thơ là lời của nhân vật người cháu nói về người bà, nói về tình yêu thương mà bà đã giành cho cháu trong những ngày tháng gian khổ.

* Bố cục của bài thơ ở mục trên.

Câu 2:

* Trong hồi tưởng của người cháu, rất nhiều những kỉ niệm về bà và tình bà cháu đã được gợi lại:

Nạn đói vào năm 1945, lúc đấy, người cháu mới lên 4 tuổi, năm đó đã trở thành bóng đêm ghê rợn ám ảnh người cháu cho đến tận bây giờ.

Rồi khi cha mẹ bận đi công tác, 8 năm người cháu ở cùng bà, được bà dạy cho học, dạy làm, được bà kể chuyện cho nghe, trao cho cháu cả tình yêu thương của một người mẹ, người cha, ngày ngày bà cặm cụi nhóm lửa nuôi lớn cháu.

Câu 3:

Hình ảnh bếp lửa xuất hiện xuyên suốt bài thơ và được nhắc tới 10 lần. Khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa thì người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Điều đó là do hình ảnh bếp lửa đã trở thành biểu tượng, bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, đó không chỉ là ngọn lửa củi, lửa rơm, mà đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình yêu thương, ấp ủ.

Tác giả viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !”, đây là một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó nhưng tràn đầy tình yêu thương, ấm áp.

Câu 4:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Ở hai câu thơ dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa” là vì từ “ngọn lửa” mang tính khái quát cao, ngọn lửa mang tính biểu tượng. Đây không phải ngọn lửa để nấu nướng mà là ngọn lửa của tình yêu thương của người bà. Nó mang đến hơi ấm và tỏa sáng như bà đang trao tình cảm ấm áp cho người cháu.

Theo em, những câu thơ trên muốn nói tình yêu thương to lớn của người bà luôn tỏa sáng, ấm áp, không thể nào dập tắt được và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Câu 5:

* Cảm nhận về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ: tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâu nặng, cứ nhẹ nhàng, giản dị mà thấm thía, sâu xa. Tình cảm ấy như đã vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong tim người cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua bao tháng năm đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa cháu và bà cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhớ về bà, nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà. Có thể nói, tình yêu và lòng biết ơn đối với người bà của cháu cũng chính là tình yêu đối với quê hương, đất nước.

1.8

/

5

(

22

bình chọn

)

Soạn Bài: Cố Hương – Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Lỗ Tấn trong SGK Ngữ văn 9 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất  của tập Gào thét (1923).

* Tóm tắt:

Trong chuyến về quê lần cuối cùng để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống, nhân vật “tôi” cảm thấy đau xót khi nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê mình. Từ đó, nhân vật “tôi” đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa bấy giờ. Ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do chính con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là hoàn toàn bình đẳng. Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật “tôi” hi vọng tất cả mọi người sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

* Bố cục: Văn bản có thể được chia làm 3 phần:

Phần 3: còn lại : Những suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên đường rời đi xa quê hương.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bố cục của truyện như trên.

Câu 2:

* Trong truyện có 2 nhân vật chính là nhân vật “tôi” và nhân vật Nhuận Thổ.

* Nhân vật trung tâm là nhân vật Nhuận Thổ bởi vì thông qua nhân vật này, tác giả đã thể hiện được mọi sự thay đổi của làng quê.

Câu 3:

* Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ là: so sánh tương phản giữa quá khứ và hiện tại. Trong quá khứ, Nhuận Thổ là một cậu bé nhanh nhẹn, thông minh, tiểu anh hùng, còn hiện tại, nhân vật này là một cố nông già nua, nghèo khó, đông con.

* Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn đề cập đến vấn đề sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do nạn tham nhũng gây ra, sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của thím Hai Dương và Nhuận Thổ.

* Qua sự miêu tả đó, tác giả đã thể hiện thái độ thất vọng, buồn bã trước sự thay đổi của con người và cảnh vật ở quê hương mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng bày tỏ nỗi băn khoăn, day dứt về một sự thay đổi, về khát khao hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.

Câu 4:

* Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức miêu tả là đoạn văn b, qua đó, tác giả muốn làm nổi bật về sự thay đổi của Nhuận Thổ về mặt ngoại hình để người đọc thấy được tình cảnh sống khốn khó của Nhuận Thổ cũng như những người nông dân miền biển nói chung.

* Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức tự sự (kết hợp với biểu cảm) là đoạn văn a, qua đó, tác giả muốn làm nổi bật mối quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thân thời thơ ấu.

4.5

/

5

(

2

bình chọn

)