Soạn Văn 9 Bài 1 Ngắn Gọn / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 9 (Ngắn Gọn)

Văn học Việt Nam xuất hiện từ thời dựng nước và gắn liền với lịch sử lâu dài của dân tộc. Nền văn học ấy gồm hai bộ phận là văn học dân gian và văn học viết. Văn học Viết ra đời từ thế kỉ thứ X, bao gồm các thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Từ cuối thế kỉ XIX chữ quốc ngữ được dùng để sáng tác thay thế dần cho chữ Hán và chữ Nôm. Văn học Việt Nam đã phát triển qua ba thời kì lớn: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 và từ sau cách mạng tháng Tám 1945. Tư tưởng yêu nước, tinh thần nhân đạo, sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan là những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam. Nền văn học ấy cũng thường kết tinh ở những tác phẩm có quy mô không lớn, có vẻ đẹp hài hòa, trong sáng. Văn học Việt Nam là bộ phận quan trọng của văn hóa tinh thần dân tộc, thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. Nhìn trên tổng thể, sáng tác văn học thuộc ba loại là tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận chủ yếu sử dụng các phương thức lập luận. Thể là dạng tồn tại của tác phẩm văn học. Văn học dân gian khá phong phú phân thành ba nhóm: tự sự , trữ tình và sân khấu dân gian. Trong văn học trung đại đã hình thành một hệ thống thể loại hoàn chỉnh và chặt chẽ. Thơ Việt Nam sử dụng phổ biến thể thơ có nguồn gốc Trung Quốc như cổ phong, Đường luật ; song thất lục bát cũng được sử dụng khá phổ biến. Văn xuôi trung đại có nhiều thể truyện, kí. truyện dài viết theo chương hồi. Truyện thơ có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, ngoài ra còn có chiếu, hịch, cáo. Trong văn học hiện đại, có nhiều thể loại mới xuất hiện như kịch nói, phóng sự, kí. Nhìn chung ngày càng đa dạng, linh hoạt, không bị gò bó vào các quy tắc cố định, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo của chủ thể sáng tác.

Thư ( điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận. Nội dung thư (điện) cần phải nêu được lý do, lời chúc mừng hoặc lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành. Thư (điện) cần được viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân thành.

Soạn Văn Lớp 9 Bài Cố Hương Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Cố hương ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao? Câu 3 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tác giả đã sử dụng biện pháp nào để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của con người và cảnh vật ở cố hương?

Câu 1 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Tìm bố cục của truyện

Câu 2 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Trong truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?

Câu 3 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

Tác giả đã sử dụng biện pháp nào để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của con người và cảnh vật ở cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?

Câu 4 (trang 218 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

– Đoạn văn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn thể hiện điều gì?

– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật.

– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Cố hương

Trả lời câu 1 soạn văn bài Cố hương trang 218

– Phần 1 (từ đầu… đang làm ăn sinh sống): suy nghĩ nhân vật tôi trên con đường về quê

– Phần 2 (tiếp…sạch như trơn quét): tác giả đau xót trước thực tại tiều tụy, nghèo túng của quê hương

– Phần 3 (còn lại): trên đường xa quê, những suy ngẫm về hiện tại và tương lai

Trả lời câu 2 soạn văn bài Cố hương trang 218

Hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và “tôi”- bạn thời thơ ấu của Nhuận Thổ

– Nhân vật tôi là nhân vật trung tâm, vì là nhân vật quan sát, thể hiện mọi sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ. Nhân vật tôi là người ngồi thuyền về quê, ở quê, ngồi thuyền xa quê và suy ngẫm về khoảng cách giữa con người với ước vọng về xã hội tốt đẹp

Trả lời câu 3 soạn văn bài Cố hương trang 218

– Tác giả sử dụng biện pháp miêu tả và kể chuyện làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ

+ Cậu bé linh lợi, hùng dũng với khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật… cổ đeo vòng bạc sáng loáng

+ Là cậu bé biết nhiều thứ: bẫy chim, nhặt vỏ sò, canh dưa, nhìn thấy cá nhảy, hai chân như nhái nhảy

– Trái ngược với hình ảnh Nhuận Thổ khi bé, là Nhuận Thổ khi trưởng thành

+ Anh cao gấp hai trước, nước da vàng sạm, có những nếp nhăn sâu hoắm

+ Anh đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm…

+ Bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ thông

→ Cách xưng hô, đối xử của Nhuận Thổ, tác giả làm nổi bật hình dáng bên ngoài, sự thay đổi suy nghĩ, đối xử

Duy có những nét không đổi như: cần cù, chịu khó, chân thành

Ngoài ra còn có sự thay đổi của cảnh vật, con người:

– Chị Hai Dương vốn là người đẹp, nay đã trở nên chanh chua, xấu xí, tham lam

– Nông thôn thay đổi

+ Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả

+ Mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại , thân hào đày đọa

→ Hình ảnh người nông dân khốn cùng, sự thay đổi tệ hại hơn những điều trong quá khứ

Trả lời câu 4 soạn văn bài Cố hương trang 218

– Đoạn (a) chủ yếu theo phương thức tự sự:

+ Kể lại sự việc khi hai người xa nhau: nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ

+ Phương thức biểu cảm, nêu tình cảm của mình với Nhuận Thổ

– Đoạn (b) phương thức chủ yếu là miêu tả

Tác giả muốn so sánh, làm nổi bật sự thay đổi đột ngột của Nhuận Thổ từ trước cho tới giờ

+ Tác giả miêu tả khuôn mặt, đôi mắt, nước da, bàn tay, dáng điệu

+ Nhuận Thổ thay đổi theo chiều hướng xấu đi, tiều tụy và mụ mẫm đầu óc

– Đoạn ( a) phương thức nghị luận

+ Thức tỉnh mọi người phải tạo ra con đường mới, thay đổi nông thôn và xã hội Trung Quốc

+ Làm cuộc cách mạng để thay đổi xã hội, hướng con người tới những điều tốt đẹp hơn

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Cố hương lớp 9 tập 1 trang 219

Điền vào bảng sao cho thích hợp

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 219

Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ

Nhuận Thổ khi còn nhỏ

Nhuận Thổ lúc đứng tuổi

Hình dáng

Nước da bánh mật, mặt tròn trĩnh, cổ đeo vòng bạc

đội mũ lông chiên rách tươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm

– Bàn tay thô kệch, nứt nẻ

– Mặt nhiều nếp nhăn

Động tác

Tay lăm lăm cầm đinh ba, cổ đâm theo con tra

Môi mấp máy, không ra tiếng, dáng điệu cung kính

Giọng nói

Hồn nhiên, lưu loát

Lễ phép, cung kính

Thái độ với “tôi”

Thân thiện, cởi mở

Xa cách, cung kính

Tính cách

Hồn nhiên, thông minh, lanh lợi

Khúm núm, e dè, khép nép

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 1, giải ngữ văn lớp 9 tập 1, soạn văn lớp 9 bài Cố hương ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Cố hương siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 9 Bài Bến Quê Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Bến quê ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 107 SGK Ngữ văn 9, tập 2): Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì? Câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2): Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo?

Câu 1 (trang 107 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Câu 2 (trang 107 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo? Phân tích sự miêu tả tâm lí nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.

Câu 4 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Ở đoạn kết, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩ của các chi tiết ấy.

Câu 5 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng.

(Gợi ý: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ sông bên này bị sụt lở, chi tiết anh con trai sa vào đám chơi phá cờ thế…)

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Bến quê

Trả lời câu 1 soạn văn bài Bến quê trang 107

Nhân vật Nhĩ có hoàn cảnh đặc biệt:

Từng đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đời lại gắn chặt với giường bệnh bởi căn bệnh hiểm nghèo, nên không thể tự mình dịch chuyển được

– Nhĩ phát hiện vùng đất bên kia đẹp, bình yên thì không có khả năng chạm tới

– Đặt nhân vật vào tình huống nghịch lý ấy, tác giả muốn dẫn bạn đọc trải nghiệm về cuộc đời

– Cuộc sống và số phận con người chứa đựng nhiều điều bất thường, nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, hiểu biết và dự tính của con người

– Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình, và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp gần gũi, như cái bãi bôi bên kia sông, người vợ tần tảo, giàu tình yêu, đức hi sinh tới khi giã biệt cuộc đời Nhĩ mới cảm nhận được

Trả lời câu 2 soạn văn bài Bến quê trang 107

Qua khung cửa sổ, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp trước đây dù có đi khắp nơi trên thế giới, anh cũng không thấy được

– Không gian có chiều sâu và bề rộng: những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông

– Cảnh đẹp bình dị gần gũi ngay xung quanh Nhĩ nhưng phải tới cuối đời, khi nằm trên giường bệnh anh mới nhận ra

– Nhĩ khao khát đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị bỏ quên

→ Sự thức tỉnh xen lẫn với ân hận, xót xa của Nhĩ

Trả lời câu 3 soạn văn bài Bến quê trang 108

Ngòi bút miêu tả tâm lý Nguyễn Minh Châu tinh tế, giàu tinh thần nhân đạo

– Tác giả đặt nhân vật vào vào tình huống ngặt nghèo để nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc về bản thân mình

– Nhĩ suy nghĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những người cụ thể như vợ, con, chính cuộc đời mình

+ Mọi cảnh vật trước mắt Nhĩ trở nên đẹp, khi Nhĩ sắp từ giã cõi đời

+ Hình ảnh người vợ gầy guộc với sự tần tảo là ” nơi nương tựa” cho cả gia đình

+ Sự thức tỉnh của Nhĩ về vẻ đẹp bên kia bãi bồi tô đậm hình ảnh đứa con mải chơi không thấy bãi bồi hấp dẫn

+ Là tình yêu với cuộc sống, được trải nghiệm qua cuộc đời nhiều thăng trầm

– Nhĩ suy nghĩ về Liên: anh nhận ra tất cả sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng của vợ

– Nhĩ khao khát được đặt chân tới bãi bồi bên kia sông

Trả lời câu 4 soạn văn bài Bến quê trang 108

Kết truyện tác giả miêu tả chủ yếu về chân dung, cử chỉ nhân vật với vẻ khác thường.

– “Anh cố thu nhặt mọi sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát”

→ Hành động chứng tỏ sự khẩn thiết, muốn ra hiệu cho đứa con mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày

– Có một ý nghĩa khác: muốn thức tỉnh mọi người về những cái “vòng vèo, chùng chình” để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản gị, gần gũi, bền vững

Trả lời câu 5 soạn văn bài Bến quê trang 108

Các hình ảnh trong bài mang tính đa nghĩa, nghĩa thực và nghĩa biểu tượng:

– Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc rộng ra là quê hương, xứ sở

– Những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng… có ý nghĩa nhân vật Nhĩ đang đi tới những ngày cuối cùng

– Đứa con trai ham chơi gợi ý nghĩa về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống của con người

– Hành động, cử chỉ Nhĩ cuối truyện thể hiện sự thức tỉnh cũng như nguyện vọng của Nhĩ muốn con thực hiện ước nguyện của mình

Trả lời câu 6 soạn văn bài Bến quê trang 108

Chủ đề truyện thể hiện trong đoạn văn: “Trong cuộc sống, con ngừơi thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Cần phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.”

– Tác giả nhắc nhở con người cần thức tỉnh để nhìn nhận đúng đường hướng cần phải đi

– Khẳng định giá trị bền vững vẫn luôn tồn tại trong những điều bình dị, gần gũi nhất

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Bến quê lớp 9 tập 2 trang 108

Câu 1 (trang 108 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, bình dị của một hàng cây, một con thuyền, dòng sông, bến đò, bãi bồi… Tất cả những hình ảnh tưởng chừng bình thường nhưng lại giàu giá trị biểu tượng.

Câu 2 (trang 108 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Đoạn văn trên là lời gửi gắm của tác giả về triết lý cuộc đời thông qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Những dòng suy nghĩ ấy đã đánh thức trong mỗi người đọc về nghịch lý của cuộc sống. Con người ta trong cuộc sống sẽ gặp phải những vòng vèo, chùng chình khiến ta lãng quên mất những giá trị hạnh phúc, những vẻ đẹp bình dị mà bền lâu ở ngay xung quanh chúng ta như bãi bồi bên kia sông. Khi con trẻ, con người chỉ chăm chăm tìm kiếm những vẻ đẹp nơi phương xa mà không nhận ra chính gia đình, quê hương mình mới là những giá trị, những cái đẹp đích thực. Nhưng đến khi con người nhận ra được điều này thì đã muộn, cũng như Nhĩ, vì căn bệnh khiến liệt nửa người dưới mà anh không còn cơ hội để đặt chân lên bãi bồi bên kia sông nữa. Con trai anh là Tuấn cũng không thể giúp bố hoàn thành tâm nguyện cuối cùng.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 108

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn đầu đặc sắc:

– Hình ảnh thiên nhiên giàu tính biểu tượng

+ Những bông hoa bằng lăng đậm sắc hơn giống như chút sức lực cuối cùng của Nhĩ cố đặt chân tới bãi bồi bên kia sông

+ Vẻ đẹp thiên nhiên đẹp đẽ giàu màu sắc trữ tình, qua hình ảnh bãi bồi bên kia sông, thể hiện tình yêu tha thiết của nhân vật Nhĩ với quê hương

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 108

Đoạn văn trên gửi gắm tâm tư của tác giả về triết lý cuộc đời qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Dòng suy nghĩ đánh thức trong lòng người đọc về nghịch lý cuộc sống. Con người ta không thể thoát khỏi những chùng chình, vòng vèo khiến ta quên lãng đi giá trị hạnh phúc, lâu bền ở ngay cạnh ta. Tuổi trẻ, ai cũng chăm chăm kiếm tìm giá trị hạnh phúc ở nơi xa mà không nhận ra rằng chính quê hương, gia đình là giá trị, vẻ đẹp đích thực. Tới khi nhận ra được chân lí này thì cũng đã muộn.

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Bến quê ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Bến quê siêu ngắn

Soạn Văn Lớp 9 Bài Hợp Đồng Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 9 bài Hợp đồng ngắn gọn hay nhất : Đọc Hợp đồng mua bán sách giáo khoa ở mục I (trang 138 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào? 2. Phần nội dung hợp đồng gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng.

Đọc văn bản đã cho (trang 137, 138 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi.

a) Tại sao cần phải có hợp đồng?

b) Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?

c) Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?

d) Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Đặc điểm của hợp đồng

Trả lời câu soạn văn bài Đặc điểm của hợp đồngtrang 137

a + b. Hợp đồng ghi lại thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.

c. Yêu cầu cần đạt của hợp đồng là trình bày theo bố cục :

– Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí hợp đồng.

– Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất giữa các bên.

– Phần kết thúc: Ghi chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết trong hợp đồng và xác nhận dâu của cơ quan (nếu có).

d. Một số hợp đồng như : Hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà,…

Đọc Hợp đồng mua bán sách giáo khoa ở mục I (trang 138 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:

1. Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào?

2. Phần nội dung hợp đồng gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong hợp đồng.

3. Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào?

4. Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?

1. Mục đích của văn bản hợp đồng ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thỏa thuận đã cam kết

2. Bố cục của hợp đồng thể hiện ở các mục chủ yếu

– Phần mở đầu

+ Quốc hiệu tiêu ngữ

+ tên hợp đồng

+ thời gian địa điểm

+ Họ tên, chức vụ, địa chỉ, các bên kí hợp đồng

– Phần nội dung:

Ghi lại nội dung theo từng khoản được thống nhất giữa các bên

3 – Phần kết thúc: ghi chức vụ, kí, họ tên đại diện các bên tham gia kí kết trong hợp đồng, xác nhận của cơ quan

4. Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Hợp đồng lớp 9 tập 2 trang 139

Câu 1 (trang 139 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Hãy lựa chọn tình huống cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau

Câu 2 (trang 139 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều kiện cần cụ thể hóa bản hợp đồng thuê nhà.

Sách giải soạn văn lớp 9 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 139

Tình huống a và d không viết hợp đồng

+ Trường hợp a, viết đơn đề nghị

+ Trường hợp d, viết biên bản bàn giao

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 139

– Phần mở đầu

+ Tiêu ngữ

+ Tên hợp đồng (hợp đồng thuê nhà)

+ Thời gian, địa điểm

+ giới thiệu về đối tác của các bên kí hợp đồng: bên A (bên cho thuê nhà) – bên B ( bên thuê nhà)

+ Phần kết thúc: chữ kí, họ tên của người đại diện bên A- chữ kí, họ tên người đại diện bên B

– Một số điều cần cụ thể trong hợp đồng thuê nhà:

+ Trách nhiệm và quyền hại của bên A

+ Trách nhiệm và quyền hạn bên B

+ Thống kê hiện trạng tài sản

Tags: soạn văn lớp 9, soạn văn lớp 9 tập 2, giải ngữ văn lớp 9 tập 2, soạn văn lớp 9 bài Hợp đồng ngắn gọn , soạn văn lớp 9 bài Hợp đồng siêu ngắn