Soạn Văn 8 Viết Bài Văn Số 2 / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8: Viết Bài Tập Làm Văn Số 2

Soạn Văn 8: Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Soạn Văn 8 Viết bài tập làm văn số 2 tập 1

Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ I sắp tới đây của mình.

Soạn Văn: Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Đề 1: Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.

Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi và kỉ niệm đáng nhớ với nó.

– Đó là con gì? Tại sao em yêu thích nó? Nó có tính cách phá phách hay hiền dịu?

– Kỉ niệm đáng nhớ xảy ra:

+ Hoàn cảnh không gian, thời gian.

+ Sự việc diễn ra: Bắt đầu, quá trình, kết quả ra sao?

– Những ấn tượng sâu đậm về kỉ niệm đó để lại trong em cảm xúc gì khi sự việc xảy ra và trong hiện tại.

Kết bài: Em cảm thấy như thế nào khi nhớ lại kỉ niệm đó. Thời điểm hiện tại con vật nuôi đó như thế nào.

Đề 2: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.

Mở bài: Em từng mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn: Bị điểm kém, học hành không nghiêm túc, quậy phá, trêu chọc và đánh bạn…

– Hoàn cảnh xảy ra sự việc: Thời gian (một buổi chiều, sau giờ học), không gian (trên dãy hành lang cạnh lớp học).

– Nguyên nhân của việc em đánh bạn: Do bạn trêu chọc cùng với việc em nóng tính không kiểm soát được hành vi.

– Kể lại sự việc diễn ra:

+ Một chiều sau giờ học Toán, em thấy bạn Nam buồn vì chuyện bố mẹ ly hôn nhưng em không những không an ủi mà còn lấy chuyện đó ra đùa giỡn.

+ Nam tức giận quát em, cảm thấy bị xúc phạm, em nóng tính đã không kiểm soát được hành vi của mình và đánh bạn.

+ Nam cũng không giữ được bình tĩnh xông vào đánh em. Mỗi cú đấm làm hai bên cùng tăng lên sự tức giận và lao vào nhau. Đến lúc có người vào can ngăn thì hai đứa đều có vết bầm ở má.

+ Thầy, cô giáo giảng giải cho em lỗi sai của mình và của bạn. Em đã nhận ra sự sai lầm trong suy nghĩ và hành động của bản thân.

– Hậu quả của hành động: Gây thương tích cho bạn và cho bản thân, gây ra sự thất vọng về một đứa con ngoan trò giỏi của bố mẹ và thầy cô.

– Suy nghĩ về hành động: Tự giận mình vì đã làm bố mẹ và thầy cô buồn. Hối hận vì những hành động và suy nghĩ nông nổi của mình.

Kết bài: Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời. Tự hứa phải biết giữ bình tĩnh suy xét mọi việc trước khi hành động và sẽ không tái phạm hành động như vậy nữa.

Đề 3: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.

Mở bài: Giới thiệu việc tốt em làm – giúp một đứa trẻ đi lạc tìm mẹ trong khu vui chơi đông đúc. Cảm xúc của em và thái độ của bố mẹ khi đó.

– Hoàn cảnh xảy ra sự việc: Vào một buổi lễ hội… Em đi chơi và gặp một em bé chừng 4 tuổi đang thút thít vẻ sợ hãi trong một góc.

– Sự việc xảy ra:

+ Em đến gần bé hỏi han và biết bé đang bị lạc mẹ giữa đám đông.

+ Em quyết định dẫn bé ra quầy trung tâm nhờ người thông báo tìm mẹ cho bé. Em ở cạnh bé suốt thời gian chưa gặp được mẹ, vì bé rất sợ hãi.

+ Cuối cùng mẹ bé cũng chạy đến với khuôn mặt đầy lo lắng ôm chầm lấy con. Thế là bé đã gặp được mẹ rồi.

– Em mừng cho hai mẹ con. Về nhà em kể lại cho bố mẹ và bố mẹ rất vui lòng vì em đã biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

Kết bài: Em cảm thấy rất vui và tự hào, cũng vui vì khiến bố mẹ vui lòng. Tự hứa với bản thân sẽ làm nhiều việc tốt hơn nữa.

Đề 4: Nếu là người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thê nào?

Ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong truyện như người thứ ba ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với ngôi kể ông giáo trong truyện).

Mở bài: Hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo kể chuyện bán chó. Có ông giáo và người kể (tôi).

– Lão Hạc kể chuyện: Lão đã bán cậu Vàng với cảm giác tội lỗi, lương thiện dằn vặt tâm lão.

– Nét mặt, biểu cảm lão Hạc: Đau khổ, ân hận, chua xót.

– Về ông giáo: Nghĩ ngợi và thương lão, biểu hiện trên nét mặt và lời an ủi lão Hạc.

– Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân: Thương xót cho lão Hạc và cảnh đời, cảnh người trong xã hội.

Kết bài: Nhắc lại việc bán chó. Nhận định, đánh giá sự việc.

Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 2

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự

A. Đề văn và bài văn mẫu

Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

I. Dàn ý

Đầu thư : Thời gian, địa điểm viết. Lời chào, giới thiệu bản thân, lí do viết thư.

Nội dung thư :

– Hỏi thăm tình hình bạn trong những năm qua (học tập, cuộc sống, công tác của bạn).

– Giới thiệu hoàn cảnh hiện tại của bản thân (công việc, gia đình)

– Kể lại tình huống về thăm trường : vô tình đi ngang hay có chủ ý, thời gian (mùa hè), có đi cùng ai không?

– Hình ảnh ngôi trường sau 20 năm xa cách có thay đổi nhiều :

+ Con đường đến trường, cổng trường, toàn bộ quang cảnh (sân trường, cây cối, các dãy nhà, lớp học, cơ sở vật chất).

+ Những người thầy, người cô sau 20 năm đã thấy tuổi già hiện trên gương mặt.

+ Hồi tưởng về quá khứ với bạn bè thầy cô.

– Cuộc gặp gỡ người xưa : gặp lại thầy cô, bạn bè, ôn chuyện cũ và bày tỏ cảm nhận khi thấy ngôi trường trở nên khang trang, sạch sẽ hơn.

– Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ sau buổi thăm trường.

Cuối thư : Lời chào, lời chúc, hứa hẹn và ký tên.

Đề 2: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.

I. Dàn ý

Mở bài : Giới thiệu về giấc mơ đó (hoàn cảnh, nội dung).

Thân bài : Kể lại giấc mơ :

– Không gian, thời gian cuộc gặp gỡ trong mơ ấy.

– Nhân vật trong giấc mơ : em là ai, người thân đã xa lâu ngày đó là ai (ông bà,…), người đó xuất hiện trong giấc mơ từ đâu, hình ảnh đầu tiên (dáng người, khuôn mặt thân quen…)

– Cuộc gặp gỡ, câu chuyện (kỉ niệm, những chuyện vui buồn đã qua, điều mơ ước của em chưa kịp làm khi người thân đã đi xa)

Đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.

I. Dàn ý

Mở bài : Giới thiệu chung về trận chiến em muốn kể lại, hoàn cảnh em đã đọc, nghe, xem trận chiến đó.

Thân bài :

– Hoàn cảnh lịch sử diễn ra trận chiến.

– Diễn biến :

+ Không gian, thời gian.

+ Người chỉ huy, lực lượng chiến đấu của hai bên tham chiến.

+ Những binh sách yếu lược được vận dụng thành công trong cuộc chiến.

– Kết quả trận chiến đó : quân nào chiến thắng, những chiến công lẫy lừng nào, có để lại hậu quả, thương vong lớn cho nhân dân.

Kết bài : Cảm nghĩ của bản thân.

Đề 4: Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.

I. Dàn ý

Mở bài : Giới thiệu không gian, thời gian, sự vật, cảm xúc của em (sáng 30 Tết, em đi lễ tảo mộ cùng gia đình theo phong tục truyền thống).

Thân bài :

– Giải thích khái niệm “tảo mộ” : tảo mộ là thăm viếng, sửa sang và khang trang lại phần mộ tổ tiên, ông bà, người thân trong sáng ngày cuối năm trước khi vào Tết Nguyên đán.

– Việc đi tảo mộ :

+ Công cuộc chuẩn bị, em đi cùng với ai, phương tiện gì.

+ Quang cảnh ngày hôm ấy : khí trời mùa xuân mát mẻ, trong xanh.

+ Đến nghĩa trang : tìm được phần mộ người thân, quét dọn, chuẩn bị đồ lễ (thắp hương, cắm hoa, bày hoa quả…), khấn vái thành tâm.

+ Không khí nghiêm trang.

Kết bài : Cảm nhận của em sau buổi tảo mộ đó (em nhớ những người thân của mình, nghĩ về đời người ngắn ngủi, em hiểu được rằng chúng ta không được quên và tôn trọng những người đã xa chúng ta đến một thế giới khác). Lễ tảo mộ là một phong tục đáng được giữ gìn để nhớ về tổ tiên trong văn hóa Việt.

Đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã học, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.

Đề 4: Đã có một lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy kể lại cuộc thăm viếng đó.

B. Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý

1. Tìm hiểu đề:

– Xác định yêu cầu của đề bài:

+ Đề bài yêu cầu kể về đối tượng nào?

+ Có cần kết hợp giữa kể với các thao tác khác (miêu tả, biểu cảm,…) không?

– Lập ý: Nhớ lại hoặc tưởng tượng ra câu chuyện (nhân vật, sự việc, diễn biến,…); lựa chọn ngôi kể.

2. Lập dàn ý:

Lập dàn ý cho bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả theo bố cục ba phần.

– Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện sẽ kể, dẫn dắt để lôi cuốn người đọc.

– Thân bài: Trình bày diễn biến các sự việc.

+ Nhân vật: chỉ có nhân vật người kể chuyện hay còn có những nhân vật khác? Có thể kết hợp giới thiệu nhân vật trong diễn biến sự việc.

+ Sắp xếp trình tự các sự việc theo diễn biến trước – sau hoặc theo trình tự đảo ngược từ hiện tại nhớ về quá khứ.

+ Em dự định sử dụng miêu tả ở những tình tiết nào, để làm gì?

– Kết bài: Kết thúc câu chuyện; nêu suy nghĩ của mình về kết cục câu chuyện hoặc ấn tượng về những gì đã diễn ra trong câu chuyện. Nêu bài học hoặc cảm nhận chung mà câu chuyện đã gợi ra.

3. Viết một số đoạn văn:

– Đoạn tả lại cảm xúc của mình trước khung cảnh ngôi trường cũ; những hình ảnh gắn với kỉ niệm thời đi học.

– Đoạn tả diễn tả tình cảm vui sướng, xúc động của mình khi gặp lại người thân; đoạn tả hình ảnh người thân.

– Đoạn tả khung cảnh trận chiến đấu, khắc hoạ diễn biến các sự việc chính trong trận chiến đấu, hình ảnh những đội quân,…

– Đoạn diễn tả cảm xúc của mình trước ngội mộ người thân; tả ngôi mộ người thân,…

– Đoạn tả những hình ảnh em bắt gặp trong các bức tranh khi xem triển lãm,…

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Văn 8: Viết Bài Tập Làm Văn Số 1

Soạn Văn 8: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự

Soạn Văn lớp 8 Viết bài tập làm văn số 1

Soạn Văn Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự

gồm các bài văn mẫu tham khảo hay về đề tài: Kể về một việc em đã làm cho bố mẹ phiền lòng. Qua tài liệu này, các bạn sẽ biết cách miêu tả một người từ ngoại hình đến tính cách, hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng và cách hành văn sáng tạo nhằm học tốt môn Văn lớp 8, đạt điểm cao trong bài viết văn số 1 lớp 8.

Soạn Văn: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

Mở bài: Ngày đầu tiên đi học là một trong những kỉ niệm quý giá của cuộc đời mỗi người. Kỉ niệm đó trong em có sâu đậm như thế nào?

Thân bài:

– Tâm trạng em trước ngày đi học đầu tiên: Vui mừng xen lẫn lo lắng, hồi hộp.

– Cảm nhận về cảnh vật xung quanh: Bầu trời, cây cối, không khí khai trường (bố mẹ chuẩn bị sách vở, đường phố đông đúc…).

– Hình ảnh ngôi trường hiện ra dưới con mắt trẻ thơ hồn nhiên như thế nào? Cảm xúc của em khi lần đầu đứng trước ngôi trường với vị trí là một học sinh mới.

– Ngày đi học đầu tiên với bạn mới, thầy cô xa lạ mà thân thiện.

– Những hoạt động mà em thấy vô cùng thú vị: Đứng xếp hàng chào cờ, nghe thầy cô phát biểu, lòng rạo rực bồi hồi theo những tiếng trống, …

– Khi ngồi trong lớp học, môn đầu tiên em học là môn gì, kiến thức mới lạ,…

Kết bài: Tâm trạng em khi nhớ về ngày đầu tiên đi học. Điều ấn tượng nhất với em về ngày đó như thế nào?

Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi.

Mở bài: Dẫn dắt kể về người muốn kể.

Thân bài:

– Miêu tả:

+ Ngoại hình: Đường nét khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, vóc dáng, trang phục,…

+ Tính cách: Đối xử với mọi người xung quanh, với gia đình, với bạn bè,…

– Một kỉ niệm ấn tượng nhất khiến người đó “sống mãi trong lòng tôi”.

– Cảm nhận về người ấy.

Kết bài: Cảm ơn người đã xuất hiện trong cuộc sống của tôi. Người ấy giữ một vị trí quan trọng nhường nào trong trái tim tôi.

Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Mở bài: Một ngày tôi nhận ra sự trưởng thành của mình.

Thân bài:

– Bản thân khi đã lớn:

+ Vóc dáng, ngoại hình: Chiều cao, cân nặng, giọng nói, mụn ở mặt, tâm sinh lí,…

+ Tính cách, trí tuệ: Thay đổi, suy nghĩ, hành động bớt trẻ con, trưởng thành hơn.

– Những việc làm bất chợt nhận ra sự khác biệt khi còn trẻ con và khi đã lớn.

– Cảm nhận về việc đó có đáng vui không? Suy nghĩ của em như thế nào?

Kết bài: Nhận thức được hành động, việc làm khi khôn lớn với bản thân, gia đình, xã hội.

Ngữ Văn 8 , Viết Bài Văn Số 1

Ngữ văn 8 , viết bài văn số 1

Kể lại ngày đầu tiên đi học……………………………………… …………….

Có lẽ, trong cuộc đời trong sáng của tuổi học trò chúng mình, cái đáng nhớ nhất là buổi tựu trường đầu tiên vào lớp 1 thì phải. Một ngày rãnh rỗi, tôi ngồi vào bàn học và cầm quyển sách ngữ văn 8 đọc bài “Tôi đi học”, tự nhiên có cái gì đó thút đẩy tôi nhớ lại cái buổi tựu trường đầu tiên của mình. Tôi và mẹ đã sếp vở vào trong chiếc cặp gấu xinh xắn của tôi từ hôm qua rồi. Tôi mặt thử bộ đồ mà mẹ đã mua cho tôi. Tôi nhìn vào tấm gương trước mặt, tôi bật cười vì thấy là lạ. Tối hôm đó, tôi không sao ngủ được vì ngày mai là ngày tôi vào lớp 1, rồi ngủ thiết đi không hay biết. Sáng đó là 1 buổi bình minh trong xanh, những chú chim đang hót véo von bên những hàng cây ven đường cùng chị gió rủ nhau đánh nhạc. Mẹ dắt tay tôi đi trên con đường làng quen thuộc, 2 bên đường là cây xanh và thấp thoáng cánh đồng lúa bát ngát.Cảnh vật hôm nay trông sao lạ lạ, có lẽ lúa vàng hơn thì phải. Ở phía xa xa, sau những hàng cây xanh xanh là ngôi trường làng mà tôi sẽ học ở đó. Đến trước cổng trường, tôi có cảm giác hơi lo sợ, mà chẳng biết tại sao nữa. Rồi mẹ dắt tay tôi vào cổng, sân trường kha khá rộng và dày đặc người. Lúc đó tay tôi nắm chặt tay mẹ, mẹ cúi nhìn rồi xoa đầu tôi nói: – “Con đừng lo, có mẹ đây mà”

Nghe mẹ nói, tôi cảm thấy bớt sợ hơn 1 tí. Tếng trống từ phía xa vang lên như đánh vào tim tôi 1 cái, tôi giật mình, mẹ xoa đầu và dẫn tôi đến lớp. Trước cửa lớp là cô giáo sẽ chủ nhiệm tôi. Cô đọc tên từng bạn và đến lược tôi,tôi sợ quá, không biết làm sao nên òa lên khóc, cô giáo có vẻ mặt hiền hậu ấy nhẹ nhàng nói với tôi: -“Em đừng khóc nữa, các bạn sẽ cười đấy, và chút nữa mẹ không đến đón em đâu, thôi em vào lớp đi nào” Tôi nhìn cô và bước vào lớp. Lớp học sạch sẽ và thoáng mát, bên phía dưới, các bạn đang ngồi trên những chiếc bàn sạch sẽ. Tôi ngồi vào chỗ trống ở phía cuối của lớp. Cô vào, giới thiệu rồi xếp chỗ lại và bầu lớp trưởng. Tôi được ngồi cạnh 1 bạn nữ, làm quen với bạn ấy và nhiều bạn nữa. Cô giáo đọc và chúng tôi đánh vần theo. Tan học, mẹ đến đón tôi về, trên đường về nhà, tôi kể cho mẹ nghe tôi đã học những gì. Cái ngày tựu trường là cái ngày tất cả các học sinh đều trải qua,có lẽ ai đó không nhớ đến nó, nhưng tôi thì khác, cái ngày tựu trường vào lớp 1 luôn ở mãi trong lòng tôi. Mỗi lần nhớ đến, làm tôi hăng hái học tập nên năm nào cũng được học sinh giỏi.