Soạn Văn 8 Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 Đề 1 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8: Viết Bài Tập Làm Văn Số 1

Soạn Văn 8: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự

Soạn Văn lớp 8 Viết bài tập làm văn số 1

Soạn Văn Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự

gồm các bài văn mẫu tham khảo hay về đề tài: Kể về một việc em đã làm cho bố mẹ phiền lòng. Qua tài liệu này, các bạn sẽ biết cách miêu tả một người từ ngoại hình đến tính cách, hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng và cách hành văn sáng tạo nhằm học tốt môn Văn lớp 8, đạt điểm cao trong bài viết văn số 1 lớp 8.

Soạn Văn: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

Mở bài: Ngày đầu tiên đi học là một trong những kỉ niệm quý giá của cuộc đời mỗi người. Kỉ niệm đó trong em có sâu đậm như thế nào?

Thân bài:

– Tâm trạng em trước ngày đi học đầu tiên: Vui mừng xen lẫn lo lắng, hồi hộp.

– Cảm nhận về cảnh vật xung quanh: Bầu trời, cây cối, không khí khai trường (bố mẹ chuẩn bị sách vở, đường phố đông đúc…).

– Hình ảnh ngôi trường hiện ra dưới con mắt trẻ thơ hồn nhiên như thế nào? Cảm xúc của em khi lần đầu đứng trước ngôi trường với vị trí là một học sinh mới.

– Ngày đi học đầu tiên với bạn mới, thầy cô xa lạ mà thân thiện.

– Những hoạt động mà em thấy vô cùng thú vị: Đứng xếp hàng chào cờ, nghe thầy cô phát biểu, lòng rạo rực bồi hồi theo những tiếng trống, …

– Khi ngồi trong lớp học, môn đầu tiên em học là môn gì, kiến thức mới lạ,…

Kết bài: Tâm trạng em khi nhớ về ngày đầu tiên đi học. Điều ấn tượng nhất với em về ngày đó như thế nào?

Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi.

Mở bài: Dẫn dắt kể về người muốn kể.

Thân bài:

– Miêu tả:

+ Ngoại hình: Đường nét khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, vóc dáng, trang phục,…

+ Tính cách: Đối xử với mọi người xung quanh, với gia đình, với bạn bè,…

– Một kỉ niệm ấn tượng nhất khiến người đó “sống mãi trong lòng tôi”.

– Cảm nhận về người ấy.

Kết bài: Cảm ơn người đã xuất hiện trong cuộc sống của tôi. Người ấy giữ một vị trí quan trọng nhường nào trong trái tim tôi.

Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn.

Mở bài: Một ngày tôi nhận ra sự trưởng thành của mình.

Thân bài:

– Bản thân khi đã lớn:

+ Vóc dáng, ngoại hình: Chiều cao, cân nặng, giọng nói, mụn ở mặt, tâm sinh lí,…

+ Tính cách, trí tuệ: Thay đổi, suy nghĩ, hành động bớt trẻ con, trưởng thành hơn.

– Những việc làm bất chợt nhận ra sự khác biệt khi còn trẻ con và khi đã lớn.

– Cảm nhận về việc đó có đáng vui không? Suy nghĩ của em như thế nào?

Kết bài: Nhận thức được hành động, việc làm khi khôn lớn với bản thân, gia đình, xã hội.

Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 Văn Tự Sự Lớp 8

Soạn bài Viết bài Tập làm văn số 1 Văn tự sự lớp 8 được soạn và biên tập từ đội ngũ giáo viên dạy ngữ văn giỏi uy tín trên cả nước. Đảm bảo chính xác, ngắn gọn, súc tích giúp các em dễ hiểu, dễ soạn bài viết bài Tập làm văn số 1 Văn tự sự.

Soạn bài Viết bài Tập làm văn số 1 Văn tự sự thuộc Bài 3 SGK Ngữ văn 8

Đề 1: Kể lại những kỉ niệm đầu tiên đi học

Bài làm

Đã mấy năm trôi qua rồi, bây giờ tôi đã khôn lớn. Như thể nghe thấy tiếng trống vang lên buổi tựu trường đầu tiên của tôi và tôi cũng tưởng rằng điều đó như vừa mới xảy ra thôi.

Vào tối hôm trước khi buổi tựu trường đầu tiên của tôi, ba tôi chuẩn bị cặp sách, mẹ thì ủi quần áo để chuẩn bị cho tôi đi học vào ngày mai. Mọi thứ đều đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tôi thì háo hức đợi đến ngày mai vì đó cũng chính là sự tự hào của bố mẹ. Mong ước của họ là thấy con mình được cấp sách đến trường. Sáng hôm đó, tôi thức dậy thật sớm và vệ sinh cá nhân xong, tôi tự mặc quần áo của mình, đeo cặp sách sẵn sàng. Ọuang cảnh trên con đường thật kì lạ, khác hẳn so với trước đây, mọi thứ xung quanh đều được thay đổi. Từ những bãi đất trống đã thành những ngôi nhà lớn, từ những con đường hẹp đã trở thành một con đường rộng rãi, thoáng mát. Khi đến trường, tôi thấy ngôi trường “ôi chao, sao rộng lớn quá vậy? kèm theo đó là một sự ngạc nhiên trên gương mặt của tỏi. Tôi bị choáng ngợp và không dám bước vào nhưng khi thấy ai ai cũng đang vui vẻ bước vào thì tôi lại suy nghĩ lại, bước qua cánh cổng đó là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới kì diệu ấy sê giúp chúng ta khôn lớn, biết được những kiến thức cần có và quen biết được nhiều bạn bè mới, thầy cô mới, mang đến cho ta biết bao điều thú vị. Lúc xếp hàng, ai ai cũng đều đứng nghiêm chỉnh để đi vào lớp. Bước vào lớp học, tôi thấy rất tuyệt vời vì bàn ghế được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Các lớp khác cũng đều như vậy. Tôi nghe nói bên Nhật, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ai ai cũng tạm thời gác công việc của mình để tham gia buổi lề khai giảng năm học mới. Đối với người Nhật, đó chính là ngày quan trọng nhất. Tới khi gặp cô giáo chủ nhiệm, tôi cứ sợ ràng cô sẽ rất nghiêm khắc và rất dữ cho tới khi qua tiết học đầu tiên thỉ tôi mới biết rằng cô là một cô giáo rất nhiệt tình trong việc giảng dạy, hiền lành, yêu thương và tận tình giúp đờ chúng tôi trong việc học tập. Sau khi học hết ngày đầu tiên thì tôi lại mong ước ngày hôm sau mau mau đến để tôi được đi học và khám phá nhiều điều thú vị hơn nữa.

Suốt mấy năm qua, kí ức đó sẽ luôn luôn ghi khắc trong tim tôi. Nhớ lắm kí niệm tuổi học trò ơi!

Đề 2: Người ấy sống mãi trong lòng tôi

Bài làm

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. “

Đó là bài ca dao nói về công lao to lớn của các bậc sinh thành. Để sinh được chúng ta và dạy dỗ chúng ta nên người, cha me đã phải hi sinh rất nhiều. Vì thế. chúng ta cần phải biết kính trọng và quý mến cha mẹ của mình. Tôi cũng vậy. Tôi rất yêu thương cha mẹ tôi nhưng người mà tôi ghi nhớ trong lòng chính là người mẹ thân yêu.

Mẹ tôi rất tuyệt vời. Người tôi yêu quý có một mái tóc dài mượt và đen óng ả. Mái tóc ấy khoác lên một khuôn mặt hình trái xoan rất đẹp. Thêm vào đó là một đôi mắt long lanh như hai hòn bi ve. Ôi! Khuôn mặt ấy là một khuôn mặt của thiên thần mặc dù da có đôi ba nếp nhăn vì khổ cực chăm sóc cho gia đình tôi. Không những vậy mẹ còn có một đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng. Nhờ đôi bàn tay này mà mẹ đã nấu được những món ăn cho gia đình tôi. Không chỉ đẹp về ngoại hình mà mẹ còn đẹp về tính cách nữa. Mẹ tôi rất nhân hậu và rất tốt bụng. Mẹ tôi là một người rất yêu thương gia đình của mình nên tôi yêu mẹ nhiều lắm. Vì mẹ đã chăm sóc tôi rất tận tình và gần gũi nhiều nên kỉ niệm giữa tôi và mẹ có rất nhiều điều đáng nhớ.

Có một kỉ niệm giữa tôi và mẹ khiến cho tôi nhớ mãi đó là vào một buổi chiều trời sắp mưa to nhưng tôi lại đi chơi. Mẹ bảo tôi đừng đi nhưng tôi vẫn trốn đi chơi. Đang chơi mải mê thì trời mưa tầm tã nhưng vì ham chơi, đang lao vào cuộc vui nên tôi cứ thế mà tiếp tục chơi, người tôi ướt sũng cả. Tối hôm đó, bố đi công tác nên chỉ có mẹ con tôi ở nhà. Vì ướt người cho nên tôi đã bị cảm lạnh rất nặng. Ngoài trời thì mưa rất lớn, nhưng mẹ vẫn chạy trong mưa để mua thuốc cho tôi uống. Nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi rơi nước mắt vì thương xót cho mẹ. Cả đêm đó mẹ đã tận tình chăm sóc tôi mà không hề trách mắng vì tôi đã cãi lời mẹ. Khi thấy đôi mắt long lanh của mẹ buồn rầu thì tôi rất thối hận, dằn vặt trong lòng mình. Tối hôm sau, tôi thấy mẹ ngủ thiếp đi bên giường của tôi. Tôi âm thầm ôm mẹ và hứa với lòng rằng: “Con sẽ không bao giờ cãi lời mẹ nữa đâu, con hứa đó”. Qua kỉ niệm này, tôi càm thấy yêu mẹ nhiều lắm.

Tôi yêu mẹ, mẹ luôn là người sống mãi trong lòng tôi bởi mẹ đã mang cả cuộc đời mẹ dành cho tôi đó là tình thương yêu bao la, sự hi sinh một đời cho hạnh phúc của tôi. Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!

(Bài làm của HS)

Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn

Bài làm

Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thể chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.

Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng… Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mơ hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hơn.

Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng để cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiểu rằng không thể không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.

Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là những ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đơn giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng có mục tiêu nào có thể đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ để tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đổi mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.

Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn… Tôi hiểu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Chu Văn An thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiểu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo những hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.

Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chị sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hơn trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:

– Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!

Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình – có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Soạn Bài: Viết Bài Tập Làm Văn Số 2 Lớp 9 Hay Nhất Đề 1

Trong bài tập làm văn số 2 lớp 9, các bạn có thể chọn một đề bài bất kì trong sách giáo khoa để viết bài văn tự sự. Với bài viết này, chúng tôi mang đến cho bạn bài tham khảo Viết bài tập làm văn số 2 lớp 9 đề số 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

Bài làm

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2019

Tùng Anh thân mến!

Không biết khi nhận được bức thư này, cậu có ngạc nhiên không? Tớ, Long béo đây! Phải lâu lắm rồi tớ mới viết thư lại cho cậu nhỉ? Từ hồi cậu chuyển về quê, không còn ở Hà Nội tấp nập và ồn ào, cậu và tớ mỗi người đều có cuộc sống riêng và bao nhiêu công việc cần phải hoàn thành. Chúng mình không còn thời gian để gửi thư hỏi thăm nhau nữa. Thế nhưng hôm nay, khi bất chợt về thăm ngôi trường cũ, tớ bỗng thấy xốn xang, lấy vội cây bút và viết một chút gì đó cho cậu ngay, để cảm xúc lúc này không bị trôi tuột đi mất!

Tùng Anh ạ, thực ra tớ không có ý định về thăm trường một mình thế này đâu! Chiều hôm nay, lúc tớ đi đón con gái của tớ, Hà My ấy, cậu nhớ không? Nó năm nay đã lên lớp 7 rồi, thì tớ bất chợt muốn vào nhìn ngắm lại ngôi trường năm xưa mà chúng mình gắn bó trong suốt 4 năm trời. Cậu có tưởng tượng được không, đã hai mươi năm rồi tớ mới về thăm lại trường mình đấy! Mọi thứ bây giờ khác lắm, tất cả đều khang trang, sạch đẹp và rất tiện nghi. Cổng trường không còn là chiếc cổng sắt hoen gỉ, kêu “két, két” mỗi khi kéo ra kéo vào như trước kia mà thay vào đó là một chiếc cổng to rộng hơn cùng với lớp sơn bóng màu xanh lam bóng mịn. Phía trên là dòng chữ khắc tên ngôi trường cũng đẹp không kém.

Sau những điều tớ vừa kể, hẳn là cậu cảm thấy trường mình đã thay đổi hết cả rồi phải không? Thế nhưng tớ phát hiện có một thứ nó vẫn ở đó, theo chân tụi mình cho đến tận bây giờ. Đó là cây phượng vĩ ở giữa sân. Hai mươi năm về trước, nó mới là một cái cây nhỏ, mới lớn được các bác lao công vun trồng. Vậy mà giờ đây, cây phượng vĩ đã được 20 tuổi rồi, sừng sững ở đó che bóng mát cho các bạn học sinh vui chơi. Nhưng đây vẫn chưa phải điều làm tớ xúc động nhất, cậu có tưởng tượng được không, tớ đã gặp lại cô Thao – hiệu trưởng trường mình ngày xưa đấy! Cô vẫn làm hiệu trưởng của trường, chỉ có điều khuôn mặt nay đã già đi trông thấy. Tớ bước đến hỏi cô:

– Em chào cô, em là Long béo, học khóa K01 ngày xưa đây, hôm nay em về thăm trường cũ, cô vẫn khỏe chứ ạ?

Ban đầu, cô còn ngờ ngợ không nhận ra nhưng sau một hồi suy nghĩ, cô vui vẻ nói:

– À,em có phải là Long béo hay chơi với Tùng Anh, 2 đứa nghịch ngợm nhất khối đó không?

Tớ cười trừ, “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” đúng thật là đáng nhớ

Tớ và cô trò chuyện thêm một lúc thì tớ phải trở về nhà, vậy là cuộc gặp gỡ kết thúc.

Tớ chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc!

Bạn thân của cậu

Long

Nguyễn Minh Long

Soạn Bài Viết Bài Tập Làm Văn Số 1 Siêu Ngắn

Trả lời đề 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 9, tập 1): Cây lúa Việt Nam

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài

– Nguồn gốc cây lúa: bắt nguồn từ Đông Nam Á, được giữ gìn và phát triển ra các khu vực trên thế giới.

– Đặc điểm của cây lúa:

+ Cây lúa sống ở dưới nước.

+ Thuộc loại cây một lá mầm.

+ Là loài cây tự thụ phấn.

– Cấu tạo:

+ Rễ: Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.

+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá. Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân. Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai). Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác. Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm. Chức năng của thân: Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

– Phân loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn, lúa tẻ, lúa nếp…

– Cách trồng và chăm sóc lúa:

+ Hạt lúa ủ thành cây mạ.

+ Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa.

+ Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông.

+ Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa.

– Ý nghĩa cây lúa:

+ Ý nghĩa sâu sắc trong nền Văn Minh Lúa Nước.

+ Là nguyên liệu làm ra các món ăn ngon.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề, bày tỏ cảm nghĩ về loài cây lương thực quan trọng này.

Đề 3 Trả lời đề 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 9, tập 1): Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: thuyết minh về con trâu

2. Thân bài * Nguồn gốc của con trâu

– Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy.

– Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa. * Đặc điểm của trâu

– Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen.

– Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

– Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con. * Lợi ích của trâu

– Trong đời sống vật chất thường ngày:

+ Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa.

+ Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân.

+ Trâu có thể lấy thịt.

+ Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…

– Trong đời sống tinh thần:

+ Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam.

+ Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của trẻ em: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu…

+ Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

Đề 4 Trả lời đề 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 9, tập 1): Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

2. Thân bài

– Giới thiệu nguồn gốc của danh lam thắng cảnh.

+ Vị trí của danh lam thắng cảnh (ở địa phương nào?)

+ Nguồn gốc từ đâu, từ bao giờ và được ai khám phá?

+ Danh lam thắng cảnh đó được mở mang và phát triển như thế nào?

+ Sự kiện hay nhân vật lịch sử gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết về danh lam thắng cảnh đó.

– Giới thiệu về kiến trúc:

+ Miêu tả về những nét đặc sắc nhất của thắng cảnh.

+ Phân tích những nét đặc sắc nhất

– Vai trò quan trọng của danh lam thắng cảnh đó với đời sống tinh thần của người dân địa phương.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề