Soạn Văn 8 Tập Hai Bài Quê Hương / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài: Quê Hương – Ngữ Văn 8 Tập 2

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả ( các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Tế Hanh trong SGK Ngữ văn 8 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Quê hương được rút từ tập Nghẹn ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên, xuất bản năm 1945.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ.

* Bố cục:

Văn bản Quê hương có thể được chia làm 4 phần:

Phần 1: Hai câu thơ đầu : Giới thiệu chung về làng quê

Phần 2: 6 câu thơ tiếp : Cảnh dân làng chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.

Phần 3: 8 câu thơ tiếp : Cảnh thuyền cá trở về bến.

Phần 4: 4 câu thơ cuối : Nỗi nhớ làng quê, nhớ quê hương da diết của tác giả.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Câu 3 – câu 8 : Cảnh dân làng bơi thuyền ra khơi

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Hai câu đầu: khung cảnh đoàn thuyền ra khơi là vào một buổi sáng đẹp trời, bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm màu nắng hồng bình minh – thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển. Dân làng chài là những chàng trai căng tràn sức sống, khỏe mạnh, háo hức ra khơi.

Hai câu 5 – 6: Hình ảnh con thuyền ra khơi một cách dũng mãnh được tác giả ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh. Một loạt từ ngữ đã được tác giả sử dụng để diễn tả thế băng tới của con thuyền: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt càng tạo nên khí thế lao động hăng say, sức mạnh khỏe khoắn của người dân chài.

Hai câu 7 – 8: Là hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng sáng lên vẻ đẹp lãng mạn. Từ đó, hình ảnh cánh buồm căng gió biển quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, thơ mộng và hùng tráng.

* 8 câu thơ tiếp theo: Hình ảnh đón thuyền cá về bến

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Cảnh ồn ào, tấp nập trên bến khi đón thuyền về và niềm vui trước những thành quả lao động, gợi ra một sức sống, một nhịp sống náo nhiệt

Hình ảnh người dân chài mang vẻ đẹp khỏe khoắn, mặn mà của biển, mặc dù công việc vất vả nhưng thú vị.

Hình ảnh con thuyền: tác giả không chỉ thấy con thuyền nằm im lìm trên bến mà còn thấy con thuyền dường như “mệt mỏi” sau một ngày lao động vất vả lênh đênh trên biển.

Câu 2:

Phân tích các câu thơ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Hình ảnh cánh buồm được so sánh với “mảnh hồn làng”, cánh buồm vô tri vô giác đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Cái vô hồn, vô sắc được cụ thể hóa bằng hình ảnh có hình khối, đường nét, màu sắc. Cảnh mang hồn người, nhà thơ đã thổi vào cảnh linh hồn của làng chài. Cánh buồm vốn gắn bó, gần gũi trong cuộc sống của người dân chài bỗng trở nên bay bổng và giàu tính tượng trưng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ này là một bức tranh vẽ phác họa hình ảnh người dân làng chài. Họ là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da của họ “ngăm rám” lại và hơi thở dường như cũng mang vị xa xăm của biển cả. Hai câu thơ trên không chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà trong nó ẩn chứa những tình cảm gắn bó sâu sắc với con người nơi làng chài ven biển.

Câu 3:

Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm và sâu sắc. Mặc dù sống xa quê nhưng những hình ảnh về quê hương, về người dân nơi làng chài ven biển vẫn luôn in đậm trong tâm trí nhà thơ. Từ đó cho chúng ta thấy, tác giả phải là một người gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động của làng chài quê hương thì mới có được những vần thơ xuất thần, độc đáo như vậy.

Câu 4:

* Đặc sắc nổi bật của bài thơ:

Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm

Những hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa

Phép ẩn dụ và đảo trật tự từ trong câu

Hàng loạt động từ mạnh, tính từ và phép liệt kê

Sử dụng phương pháp biểu đạt, tự sự, đan xen lẫn miêu tả và biểu cảm.

* Bài thơ được viết theo phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm, nhưng phương thức chính vẫn là miêu tả. Chính nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ được lột tả một cách chân thực, tinh tế, vừa cho người đọc thấy được cảnh vật và cuộc sống lao động của con người miền biển, vừa thể hiện sâu sắc những rung động mãnh liệt của tâm hồn nhà thơ.

4.5

/

5

(

10

bình chọn

)

Soạn Bài Quê Hương Sbt Ngữ Văn 8 Tập 2

Giải câu 1, 2, 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Theo em, bức tranh quê hương được tác giả miêu tả trong bài thơ là bức tranh phong cảnh hay bức tranh sinh hoạt ? Từ đó, em có nhận xét gì về tình cảm quê hương của nhà thơ ?

Hai câu thơ sau, tác giả đều dùng biện pháp so sánh :

– Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã – Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau ? Hiệu quả nghệ thuật riêng của mỗi cách như thế nào ?

Trả lời:

Ở cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp so sánh. Nhưng đó là hai cách so sánh khác nhau, đem lại hiệu quả nghệ thuật cũng khác nhau.

– Câu trên (Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã) là so sánh một vật cụ thể, hữu hình này với một vật cụ thể, hữu hình khác. Con thuyền bơi trên sông hăng hái như con ngựa đẹp, khoẻ đang phi nhanh về phía trước. So sánh như vậy làm nổi bật sự hăng hái, mạnh mẽ của con thuyền ra khơi.

– Câu dưới (Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng) là so sánh một vật cụ thể, hữu hình (cánh buồm giương to) với một cái trừu tượng, vô hình mang ý nghĩa thiêng liêng (mảnh hồn làng). So sánh như vậy không làm cho hình ảnh cánh buồm được cụ thể, rõ nét hơn nhưng khiến cho cánh buồm vô tri trở nên có hồn và mang ý nghĩa lớn lao, trang trọng. Cánh buồm căng gió trở thành một biểu tượng đẹp, đầy ý nghĩa của làng chài.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;

Cách miêu tả ở hai câu đó có gì khác nhau ? Hiệu quả nghệ thuật riêng ở mỗi câu là gì ?

Trả lời:

Hai câu thơ sau đều miêu tả người dân chài:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;

Cách miêu tả ở mỗi câu mỗi khác, ở câu trên, tác giả tả lần da ngăm rám nắng của. những người lao động nơi biển cả, thường là dưới ánh nắng chói chang. Đây là câu thơ tả thực, làm nổi bật một nét ngoại hình tiêu biểu thường thấy của người dân chài. Câu thứ hai là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Tuy vẫn nói về thân hình người lao động làng chài nhưng không phải được miêu tả bằng thị giác (như câu trên) mà chủ yếu được cảm nhận bằng tâm hồn nhà thơ : vẻ đẹp khoẻ khoắn, lớn lao, đầy lãng mạn của những đứa con của biển khơi ; cả thân hình như thấm đượm “vị xa xăm” của biển khơi bao la, khoáng đạt và đầy bí ẩn. Chú ý : “thân hình nồng thở” và “vị xa xăm” đều là cách nói không có trong ngôn ngừ thông dụng, ở đây, có một hiệu quả nghệ thuật bắt ngờ, thú vị.

Theo em, bức tranh quê hương được tác giả miêu tả trong bài thơ là bức tranh phong cảnh hay bức tranh sinh hoạt ? Từ đó, em có nhận xét gì về tình cảm quê hương của nhà thơ ?

Trả lời:

Tranh phong cảnh là tranh về cảnh đẹp của thiên nhiên, tranh sinh hoạt là tranh về những cảnh sinh hoạt như lao động, vui chơi, mua bán,… của con người. Bài Quê hương mở ra trước mắt người đọc nhiều bức tranh về quê hương làng chài của tác giả. Đó vừa là tranh phong cảnh (cảnh “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” ở phần đầu, cảnh “màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” vẽ khái quát làng quê trong nỗi nhớ của tác giả ở khổ thơ cuối), vừa là những bức tranh sinh hoạt: tiếp sau hai câu mở đầu là đoạn thơ sáu câu miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá ; tám câu tiếp theo là cảnh “dân làng tấp nập đón ghe về”.

Chú ý : Bức tranh phong cảnh và bức tranh sinh hoạt không phải bao giờ cũng có thể phân biệt rõ ràng, nhiều khi một bức tranh có thể vừa là phong cảnh vừa là sinh hoạt (sáu câu tả cảnh sớm mai đoàn thuyền ra khơi vừa là tranh sinh hoạt, vừa là tranh phong cảnh).

– Những bức tranh được vẽ ra trong bài Quê hương chủ yếu là tranh sinh hoạt. Chẳng những chúng chiếm nhiều câu thơ hơn hẳn những cấu tả thiên nhiên mà còn vì trong đó, những câu hay nhất, được sáng tạo độc đáo nhất là miêu tả sinh hoạt lao động và con người lao động của quê hương làng chài. Như vậy, Tế Hanh nhớ quê hương thì trước hết là nhớ những con người và cuộc sống lao động của quê hương. Đó là một tình cảm đối với quê hương thật trong trẻo, thắm thiết và thật khoẻ khoắn, không có nhiều trong phong trào Thơ mới.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Soạn Bài Quê Hương, Ngữ Văn 8 Tập 2 Trang 18

Quê hương là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ trong đó có Tế Hanh, bài thơ Quê hương của ông đã vẽ nên một bức tranh tươi đẹp của một vùng chài ven biển bình dị mộc mạc, cùng tìm hiểu xem bức tranh quê hương của nhà thơ này như thế nào qua bài Soạn văn lớp 8 Quê hương.

HOT Soạn văn lớp 8 đầy đủ, chi tiết

Bài thơ Quê hương của Tế Hanh là tình cảm tha thiết, sâu nặng của người con xa quê dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra. Để các em hiểu rõ hơn về nội dung tư tưởng của bài thơ và dễ dàng hơn trong việc soạn bài, các em có thể tham khảo bài soạn văn lớp 8 của chúng tôi sau đây với những gợi ý chi tiết các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 trang 18. Tài liệu soạn bài quê hương, bên cạnh việc hướng dẫn trả lời câu hỏi, chúng tôi còn tóm lược các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm để các em có cái nhìn toàn diện hơn về bài học.

Câu 1: (Trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)Trả lời:a. Sáu câu thơ từ câu 3 đến câu 8: Cảnh dân chài hào hứng dong buồm ra khơi.– Mở đầu cho buổi ra khơi, là khung cảnh “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, thời tiết vô cùng thuận lợi, trời trong xanh, gió thoang thoảng, lại thêm những tia nắng hồng nhàn nhạt, ấm áp.– Những người ra khơi đều là “dân trai tráng”, khỏe khoắn, sung sức, đầy khí thế. Lòng tự tin mãnh liệt, trong tư thế sẵn sàng chinh phục biển lớn.– “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”, các động từ “hăng”, “phăng” mang một khí thế mạnh mẽ, dạt dào sức sống, lòng hăng say, đem lại cho cảnh thuyền ra khơi một vẻ đẹp đầy ấn tượng, hào hùng.b. Tám câu thơ tiếp theo: Diễn tả cảnh tượng đón thuyền về bến đỗ của dân làng chài với tâm thế vui vẻ náo nhiệt, mang theo sức sống mạnh mẽ.– Thông qua các từ “ồn ào”, “tấp nập” như thấy hiện lên một khung cảnh đông vui, rộn ràng, trước thành quả lao động sau một đêm vất vả của các trai tráng trong làng. Với lòng biết ơn vì trời cho “biển lặng cá đầy ghe”, giăng lưới thu được “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”– Những người dân chài lưới tuy vất vả cả đêm dài nhưng vẫn khỏe khoắn, mạnh mẽ với “làn da ngăm rám nắng”, thân thể mang nồng đậm “vị xa xăm”, có lẽ là vị gió, vị muối từ khơi xa theo về.– Hình ảnh con thuyền được nhân hóa với các từ “im”, “mỏi”, “nằm”, như có sức sống, có lúc mạnh mẽ ra khơi, khi trở về đã thấm mệt, muốn được im lìm nghỉ ngơi, để “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Sự liên tưởng đặc sắc này chứng tỏ tác giả phải có một thứ tình cảm nồng nàn, sâu sắc mới có thể đủ tinh tế nhìn ra được cả sự mỏi mệt của con thuyền, một sự vật vốn vô tri vô giác.Câu 2: (Trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)Trả lời:– “Cánh buồm giương to” đem so sánh với “mảnh hồn làng”, cánh buồm trắng to lớn, vững chãi, “rướn thân trắng” căng phồng đón gió nơi biển khơi, vừa gợi cảm, vừa cường tráng mạnh mẽ, vốn đã trở nên thân thuộc, gần gũi, khắc sâu vào tâm trí mỗi người dân làng chài. Tác giả lấy làm biểu tượng linh hồn thiêng liêng cho cả làng chài, đem một cái hữu hình so với một cái vô hình, sự so sánh trừu tượng này vừa diễn tả được hồn vừa diễn tả được hình ảnh của người dân làng chài một cách chính xác, lại đầy chất thi vị, bay bổng. Đây chính là cái sáng tạo độc đáo của nhà thơ.– “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng” câu này đem tả thực rõ nét đặc trưng của người dân làng chài với làn da ngăm, nhuộm nắng, nhuộm gió, nhuộm sương từ biển cả. Tác giả còn “nhìn” thấy được cái mùi nồng nàn “vị xa xăm” từ thân hình của người dân làng chài, một biện pháp ẩn dụ thật tinh tế, diễn tả cái mặn mòi, cái hơi thở nồng đượm của biển cả đã thấm đẫm vào thân thể từng người dân chài, mà chỉ cần nhìn bằng mắt thôi tác giả cũng đã thấy được. Từ đó thấy được sự gắn bó mật thiết giữa dân làng chài và biển khơi, biển chính là nguồn sống, là sức mạnh của người dân nơi đây, đồng thời cũng thấy được tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.Câu 3: (Trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)Tế Hanh mãi nhớ “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, “nhớ cái mùi nồng mặn quá”, có thể thấy hình ảnh quê nhà luôn khắc sâu trong tâm trí của tác giả. Mang nỗi lòng của người con xa xứ mà viết ra một bài thơ tươi đẹp, khỏe khoắn, hào hùng với những hình ảnh giản dị, những âm thanh náo nhiệt, sinh động. Khắc họa rõ nét và chân thực hình ảnh người dân làng chài lam lũ, vất vả nhưng vẫn căng tràn sức sống. Bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương, niềm tự hào sâu sắc, cùng với nỗi nhớ tha thiết của tác giả với miền biển đầy nắng và gió. Qua đó cũng thể hiện được tài năng và tâm hồn tinh tế, óc quan sát nhạy bén và sức sáng tạo của Tế Hanh đã tạo nên bức tranh làng chài vô cùng sinh động và đẹp đẽ.Câu 4: (Trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)Trả lời:Những đặc sắc nghệ thuật nổi bật trong bài thơ bao gồm:– Hình ảnh so sánh trừu tượng sâu sắc, so sánh cái hữu hình với vô hình, mang đến giá trị thiêng liêng, cao cả.– Phép nhân hóa đặc sắc tinh tế, giàu tính biểu cảm, thể hiện được tầm nhìn, tâm tư lãng mạn của tác giả.– Sử dụng nhiều từ ngữ mang sắc thái mạnh, khơi gợi được vẻ mạnh mẽ, hùng tráng của cả bài thơ.– Kết hợp cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm. Tác giả vừa kể lại vừa tả, trong từng câu từng chữ đều gửi gắm tâm tình của tác giả bằng một giọng thơ rất mộc mạc, thân thiết nhưng giàu cảm xúc, đem lại cho người đọc người nghe nhiều liên tưởng độc đáo.

Tình thái từ là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-8-que-huong-30210n.aspx

Soạn Văn 8 Vnen Bài 18: Quê Hương

Soạn văn 8 VNEN Bài 18: Quê hương A. Hoạt động khởi động

(trang 11, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt trốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ tế hanh đã đưa ta vào một thế giới rất gần gũi…

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

a. Gạch dưới những chi tiết chứng minh cho nhận định: “Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương”.

b. Hãy tưởng tượng về bức tranh quê hương được gợi lên từ những chi tiết trên.

Trả lời:

a. Gạch dưới những chi tiết chứng minh cho nhận định: “Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương”.

Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt trốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ tế hanh đã đưa ta vào một thế giới rất gần gũi…

b. Bức tranh quê hương được gợi lên từ những chi tiết trên: Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bức tranh lao động đầy sức sống và hứng khởi của người dân vùng biển.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. (trang 11, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Đọc văn bản: Quê hương

2. (trang 13, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2)

Tìm hiểu văn bản

a. Tái hiện bằng lời văn của em nội dung các đoạn của bài thơ Quê hương theo gợi ý sau:

– Đoạn 1: Giới thiệu chung về “làng tôi” (2 câu đầu).

– Đoạn 2: Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá (6 câu tiếp).

– Đoạn 3: Cảnh thuyền chài trở về bến (8 câu tiếp)

– Đoạn 4: Nỗi nhớ làng quê của tác giả (4 câu cuối).

b. Chỉ ra những điểm nổi bật của hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn 2 và đoạn 3 (qua những chi tiết về ngoại hình, tâm hồn, cuộc sống,…).

c. Tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn 2 và chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

d. Qua bài thơ, em có nhận xét gì về tình cảm của Tế Hanh đối với cuộc sống và con người quê hương ông?

Trả lời:

a. Tái hiện bằng lời văn

– Đoạn 1: Tác giả đã giới thiệu về “làng tôi” bằng những lời văn mộc mạc và giản dị. Thế nhưng, những thông tin cụ thể đó đã giúp cho người đọc hình dung được hình ảnh ngôi làng miền biển đầy thanh bình của ông.

– Đoạn 2: Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá trong buổi sớm bình minh được tác giả diễn tả trong veo, hào hứng như tâm trạng của những người ngư dân khi bắt đầu một chuyến ra khơi.

– Đoạn 3: Cảnh thuyền chài trở về bến “tấp nập” và “ồn ào” trên bến đỗ không chỉ thể hiện được niềm vui của ngư dân với một mẻ cá bội thu, mà còn thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả với khung cảnh yên bình và những con người lao động nơi đây.

– Đoạn 4: Nỗi nhớ làng quê của tác giả được thể hiện trực tiếp qua những câu thơ cuối. Ở một nơi xa, Tế Hanh gửi nỗi nhớ “cái mùi nồng mặn” đặc trưng của quê hương một cách vô cùng tha thiết và sâu sắc.

b. Chỉ ra những điểm nổi bật của hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn 2 và đoạn 3:

+ Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng → cảnh buổi sớm mai đẹp trời, trong lành.

+ Dân trai tráng bơi thuyền → hình ảnh trung tâm khỏe khoắn, tràn đầy sức sống.

+ Đoàn thuyền như con tuấn mã (hăng, phăng, vượt) → diễn tả sức mạnh mang màu sắc huyền thoại, cổ tích.

+ Cánh buồm (rướn thân trắng) như mảnh hồn làng → ẩn dụ biểu trưng cho hồn cốt, thần thái của người dân miền biển. Vẻ đẹp mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao.

→ Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bức tranh lao động đầy sức sống và hứng khởi của người dân vùng biển.

– Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến: tươi vui, vẻ vang.

+ Không khí đón ghe về: tấp nập, ồn ào, đông vui

+ Hình ảnh người dân chài: làn da ngăm dám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm → vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển.

+ “cá đầy ghe” vui mừng, biết ơn “biển lặng” mang cho họ những thành quả ngọt ngào.

+ Hình ảnh con thuyền: im, mỏi trở về nằm / chất muối thấm dần thớ vỏ → con thuyền vô tri trở nên có hồn, trong sự mệt mỏi say sưa ( lời Hoài Thanh) vẫn lắng nghe, cảm nhận tinh tế được phong vị cuộc sống.

→ Cảnh tượng tươi vui, hào hứng của đoàn thuyền khi trở về được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế có tình cảm sâu lắng, am hiểu tường tận cuộc sống lao động vất vả đầy thi vị.

c. Những câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

+ Cánh buồm: giương to, rướn thân, góp gió – hình ảnh cánh buồm thân thuộc được tả thực trong sự quan sát tinh tế.

+ So sánh ẩn dụ: cái vô hình được gọi tên, cụ thể hóa bằng hình ảnh “cánh buồm” rõ ràng đường nét, hình khối, màu sắc.

+ “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”- sự khoáng đạt, hiên ngang mạnh mẽ như chính tính cách của người dân miền biển, sẵn sàng đương đầu với thử thách.

+ Cánh buồm mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn cốt, thần thái, tình cảm của người dân chài, nay đi vào thơ trở nên bay bổng, lãng mạn.

→ Biện pháp ẩn dụ, so sánh làm cho hình ảnh thực trở nên lãng mạn cánh buồm là linh hồn của làng biển, là niềm tự hào, tình yêu chinh phục biển cả làm chủ cuộc sống.

d. Qua bài thơ, tình cảm của Tế Hanh đối với cuộc sống và con người quê hương ông được thể hiện rất rõ nét. Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống, con người thấm đượm trong từng câu chữ, xuyên suốt chiều dài của tác phẩm:

+ Hình ảnh quê hương miền biển luôn in đậm trong tâm trí của tác giả tạo nên mạch cảm xúc dâng trào thể hiện qua những hình ảnh thân thương: con thuyền, buồm vôi, biển, cá bạc…

+ Nỗi nhớ quê tha thiết, tình cảm luôn hướng về quê hương nên từ đầu đến cuối vị mặn của biển ám ảnh khôn nguôi trong tâm trí nhà thơ.

→ Tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng.

3. (trang 13, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Tìm hiểu về câu nghi vấn (tiếp theo)

a. Đọc các ví dụ sau và thực hiện yêu cầu:

Ví dụ 1: Hoa: – Mẹ ơi, hôm nay con được điểm 10 đấy ạ. Mẹ Hoa: – Con được điểm 10 ư? Hoa: – Vâng ạ. Mẹ Hoa: – Con gái, con giỏi lắm!

(1) Gạch dưới câu nghi vấn và chỉ ra từ để hỏi.

(2) Cho biết mục đích của câu nghi vấn đó.

(3) Chuyển câu nghi vấn trên thành câu có ý nghĩa tương đương mà không dùng hình thức của câu nghi vấn.

Ví dụ 2: Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình. – Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

(1) Nêu mục đích của câu nghi vấn trong đoạn trích trên.

(2) Nhận xét về dấu kết thúc các câu nghi vấn trong đoạn trích trên.

(3) Hãy diễn đạt lại ý của câu nghi vấn trong đoạn trích trên bằng hình thức câu không phải câu nghi vấn mà vẫn đảm bảo nội dung, ý nghĩa của câu.

Ví dụ 3:

Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

– Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(1) Chỉ ra câu nghi vấn và dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn trong đoạn trích.

(2) Cho biết mục đích của câu nghi vấn đó.

b. Hãy viết một đoạn văn khoảng 3 – 5 câu trong đó có sử dụng câu nghi vấn với mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc và kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

c. Ngoài mục đích để hỏi, câu nghi vấn có thể được dùng với mục đích nào khác? Ở những trường hợp này, câu nghi vấn thường kết thúc bằng những dấu câu nào và người đối thoại có cần phải trả lời không?

Trả lời:

a. Đọc các ví dụ sau và thực hiện yêu cầu:

(1) Câu nghi vấn: Con được điểm 10 ư?

Từ để hỏi: ư

(2) Mục đích của câu nghi vấn là để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ.

(3) Chuyển thành: Ôi, con gái tôi được điểm 10 này.

b. Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn với mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc và kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng (viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh):

Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Bác là nhà cách mạng lỗi lạc, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Người sinh ra tại quê ngoại Kim Liên, Nghệ An trong một gia đình có truyền thống Nho học. Năm 1911 với bí danh là Văn Ba, Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài Người đã tìm kiếm, học hỏi và nghiên cứu con đường cứu nước. Sau khi trở về Việt Nam, Người trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi tới thắng lợi. Phải chăng, Người sinh ra là để dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, hạnh phúc của nhân dân…

c. Ngoài mục đích để hỏi, câu nghi vấn có thể được dùng với mục đích:

– Diễn đạt hành động khẳng định.

– Diễn đạt hành động cầu khiến.

– Diễn đạt hành động phủ định.

– Diễn đạt hành động đe dọa.

– Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Ở những trường hợp này, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm lửng (…) và người đối thoại không cần phải trả lời.

4. (trang 14, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Tìm hiểu và thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

a. Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Cách xào rau cần với thịt bò

1/ Nguyên liệu (dành cho 4 người ăn)

– Rau cần: 400g;

– Thịt bò: 200g;

– Hành tươi, tỏi, tiêu, ớt;

– Nước mắm, hạt nêm, bột canh, dầu ăn.

2/ Cách làm

– Sơ chế nguyên liệu:

+ Rau cần nhặt bỏ phần lá sâu, lá úa, rửa sạch, thái khúc khoảng 3cm.

+ Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng, ướp với tỏi, nửa thìa nước mắm, một ít tiêu, nửa thìa dầu ăn trong khoảng 15 phút.

+ Ớt thái miếng, tỏi đập nhỏ, hành tươi thái nhỏ.

– Tiến hành:

+ Bắc chảo lên bếp, đun sôi dầu, đổ thịt bò vào chảo, đun to lửa, đảo nhanh tay trong khoảng 2 phút rồi đổ ra bát.

+ Tiếp tục bắc chảo lên bếp, đun sôi dầu, cho tỏi vào phi thơm, cho rau cần vào đảo đều và nhanh tay trong khoảng 1 phút, cho hạt nêm hoặc bột canh vào. Khi rau cần chín tới, đổ thịt bò đã xào, hành tươi vào, đảo nhanh tay, nêm gia vị vừa ăn, cho thêm ớt thái miếng (nếu ăn cay), bắc chảo xuống, múc ra đĩa.

3/ Yêu cầu thành phẩm

– Rau cần chín tới, có màu xanh bắt mắt.

– Thịt bò mềm, ngấm gia vị.

– Món ăn có mùi thơm đặc trưng của thịt bò, rau cần.

(1) Lập dàn ý ngắn gọn cho văn bản “Cách xào rau cần với thịt bò”.

(2) Dựa vào dàn ý vừa lập, em hãy chỉ ra:

– Các nội dung chính trong văn bản.

– Trình tự trình bày của văn bản.

b. Đọc thông tin trong bảng sau:

– Trả lời các câu hỏi trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập hai;

– Tham khảo sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập hai;

– Trao đổi với bạn bè;

– Đọc văn bản và chú thích.

Em hãy:

(1) Bổ sung thêm những ý còn thiếu để đáp ứng tốt hơn yêu cầu đọc hiểu văn bản Quê hương.

(2) Sắp xếp lại trình tự các ý cho hợp lí.

Trả lời:

a. Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

(1) Lập dàn ý ngắn gọn cho văn bản “Cách xào rau cần với thịt bò”:

1/ Giới thiệu ngắn gọn về “Cách xào rau cần với thịt bò”

2/ Trình bày cách làm:

+ Nguyên liệu (dành cho 4 người ăn)

+ Cách làm

+ Yêu cầu thành phẩm

3/ Khái quát về món ăn và những lưu ý cần thiết.

(2) Dựa vào dàn ý vừa lập, ta có:

– Các nội dung chính trong văn bản:

+ Nguyên liệu (dành cho 4 người ăn) của món “Rau cần xào với thịt bò”

+ Cách làm món “Rau cần xào với thịt bò”

+ Yêu cầu thành phẩm đối với món “Rau cần xào với thịt bò”

– Trình tự trình bày của văn bản tương ứng với các bước thực hiện món ăn ở thực tế.

b. Đọc thông tin trong bảng và thực hiện các yêu cầu:

(1) Bổ sung:

– Lắng nghe kĩ bài giảng hướng dẫn của thầy/cô giáo.

– Phân tích, tổng kết lại nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

(2) Sắp xếp:

– Đọc văn bản và chú thích.

– Tham khảo sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập hai;

– Tham khảo sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập hai;

– Trao đổi với bạn bè;

– Trả lời các câu hỏi trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập hai;

– Phân tích, tổng kết lại nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 16, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu

a. Hãy chỉ ra những chi tiết miêu tả bức tranh mùa hè (âm thanh, màu sắc, hương vị, không gian,…) trong bài thơ. Nêu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ.

b. Tâm trạng của nhà thơ thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? Theo em, tiếng chim tu hú trong bài thơ có ý nghĩa gì?

c. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

Trả lời:

a. Những chi tiết miêu tả bức tranh mùa hè (âm thanh, màu sắc, hương vị, không gian,…) trong bài thơ:

+ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.

+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.

+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.

→ Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.

b. Tâm trạng của nhà thơ thể hiện trong 4 câu thơ cuối:

+ Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ; 3/3

+ Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất → nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.

+ Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao → sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.

– Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú- âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ.

+ Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do.

c. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

+ Sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi, bình dị, thân thuộc.

+ Sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, giản dị dễ đi vào lòng người.

+ Cái tôi được thể hiện chân thực, trong sáng, hồn nhiên.

2. (trang 16, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2)Luyện tập về câu nghi vấn.

a. Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như : “Anh ăn cơm chưa?”. “Cậu đọc sách đấy à?”. “Em đi đâu đấy?” không nhằm mục đích để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn được dùng để làm gì? Mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây như thế nào?

b. Cho tình huống:

A là một học sinh lười biếng. Kết thúc học kì I, giáo viên chủ nhiệm của bạn ấy hẹn riêng phụ huynh để thông báo tình hình và bàn biện pháp động viên, giúp đỡ A. Nhận biết được khuyết điểm của mình, A đã cố gắng và kết quả học tập học lì II của bạn ấy làm cho cô giáo rất vui.

Em hãy tạo lập một cuộc hội thoại khoảng 3 – 5 câu trong đó có sử dụng câu nghi vấn với mục đích không phải để hỏi giữa một trong những cặp nhân vật sau (khi biết kết quả học tập kì II của A đã tiến bố hơn học kì I rất nhiều):

– A và mẹ của A;

– A và cô giáo chủ nhiệm;

– Mẹ của A và cô giáo chủ nhiệm.

Trả lời:

a. Trong những trường hợp trên thì các câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”. “Cậu đọc sách đấy à?”. “Em đi đâu đấy?” được dùng với mục đích chào hỏi.

Mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây là mối quan hệ quen biết, gần gũi, thân mật.

b. Tạo đoạn hội thoại giữa A và cô giáo chủ nhiệm:

A: – Dạ vâng, em chào cô ạ ! Có chuyện gì vui thế ạ ?

Cô giáo : – Kết quả học kì II của em đã tăng 3 bậc so với học kì I rồi đấy.

A : Ui ! Thật vậy ạ ? Mấy hôm rồi em lo lắng quá ! Em cảm ơn cô nhiều lắm ạ ! Em phải báo ngay cho mẹ em mừng cô ạ !

⇒ Câu nghi vấn ở đây được sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc bất ngờ, vui mừng, chưa thể tin ngay được vào thông tin.

3. (trang 17, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Luyện tập thuyết minh về một phương pháp (cách làm) Trả lời:

Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về phương pháp làm một đồ dùng mà em yêu thích.

Lập dàn ý thuyết minh về cách làm đèn lồng giấy đón Trung thu:

a, Nguyên liệu:

+ Giấy màu cứng, keo dán, chỉ, kéo

+ Băng dính trong, bút chì, thước kẻ, que gỗ

b, Cách thực hiện

Bước 1: Gập đôi tờ giấy màu hình chữ nhật lại

Bước 2: Dùng thước kẻ và vẽ các đường thẳng song song trên mặt giấy, mỗi đường thẳng cách nhau 2 cm và để chừa lại phần mép giấy phần chiều dài và chiều rộng 3 cm. Sau đó dùng kéo cắt theo những đường thẳng đã vẽ.

Bước 3: Dùng bút trang trí thêm lên thân đèn.

Bước 4: Cuộn giấy hình tròn và dán hai mép giấy, sau đó dán thêm phần quai và buộc chỉ vào quai đèn nối lên que gỗ.

Yêu cầu thành phẩm: Các nang đèn đều đặn, đèn không được méo mó, màu sắc bắt mắt.

D. Hoạt động vận dụng

Trả lời: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể”

1. (trang 17, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2)Tham khảo các thể hiện tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh để viết đoạn văn nói về tình yêu quê hương của em.

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Đó là những cảm nhận về đất nước của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhưng tôi tin chắc rằng, mỗi chúng ta, ai cũng tự có cho mình một định nghĩa về đất nước. Đối với tôi, đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất: là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân yêu, là nơi có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vô cùng gắn bó …. Và như thế, tình yêu đất nước nói ra cũng thật giản đơn, yêu đất nước chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín…Tình yêu đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị thân quen như thế và biểu hiện ra trong đời sống hằng ngày. Với những người lính tình yêu đất nước là sẵn sàng hi sinh, xả thân vì Tổ quốc. Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội. Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương…Tình yêu đất nước lúc nào cũng thường trực trong mỗi con người. Chúng ta ai ai cũng phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh…. Tình yêu đất nước là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng ca ngợi: “Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”.

Trả lời: TH1: Bạn A đi học về, mẹ bảo với A:

2. (trang 17, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Đặt 3 câu nghi vấn không nhằm mục đích để hỏi trong 3 tình huống khác nhau và giải thích mục đích sử dụng những câu nghi vấn đó.

Mẹ: Con đã đi học về rồi đấy à?

TH2 : A được điểm tốt và cô giáo khen ngợi. Mẹ A rất vui vì điều đó:

(Mục đích để chào hỏi).

– Sao con trai tôi lại xuất sắc vậy nhỉ?

TH3: Mẹ nhờ A mở cửa giúp:

(Mục đích nhằm để than thở)

– Con có thể mở giúp mẹ của sổ ra cho thoáng không?

3. (trang 17, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Trả lời: Dựa vào dàn ý đã lập về phương pháp làm một đồ dùng mà em yêu thích (mục 3, Hoạt động luyện tập), hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh khoảng 300 chữ.

(Mục đích cầu khiến).

(Học sinh tự thực hiện, dựa vào dàn ý chi tiết của mục 3, Hoạt động luyện tập).

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

(trang 18, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Sưu tầm thơ, bài hát hoặc vẽ tranh, làm phóng sự giới thiệu quê hương.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2 chương trình mới.

Soạn Văn 8 Siêu Ngắn Bài: Quê Hương

Trả lời

Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống của người làng chài chinh phục sông nước. Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng.

Khổ 3 là cảnh dân làng chài đón thuyền cá trở về, một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống: toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon thân bạc trắng thật thích mắt, cả từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên “biển lặng” che chở người đi chài trở về an toàn với “cá đầy ghe”…

Hình ảnh người dân làng chài và cuộc sống làng chài hiện lên trong hai cảnh này: đó là những hình ảnh tươi vui, khỏe khoắn của người dân làng chài. Cảnh sum họp đông vui đầm ấm, hừng hực khí thế lại vô cùng lãng mạn.

Trả lời

ánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướm thân trắng bao ba thâu góp gió

Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Sự so sánh ở đây không chỉ làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển.

Trả lời

Thấm đượm trong bài thơ là nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả

Những đồ vật ông chỉ cần nhớ đến đều gợi lên từng kỉ niệm tại quê nhà. Mỗi hình ảnh ông đều miêu tả với tâm thế nâng niu, lưu luyến.Con người trong bài thơ được nhắc đến với tình cảm yêu mến, gần gũi, sự kính trọng của một người con xa xứ luôn hướng tới quê nhà.

Cuộc sống bình dị, yên ả trôi qua trên mảnh đất chài lưới thân yêu của tác giả.

Trả lời

Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.

Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.