Soạn Văn 8 Tập 1 Bài Cô Bé Bán Diêm / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Bài: Cô Bé Bán Diêm – Ngữ Văn 8 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả An-đéc-xen trong SGK Ngữ văn 8 Tập 1).

2. Tác phẩm

* Văn bản Cô bé bán diêm được trích trong tác phẩm truyện ngắn cùng tên của nhà văn An-đéc-xen.

* Tóm tắt

Vào đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé bán diêm mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày nay em không bán được que diêm nào nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Ngồi nép mình vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt tiếp que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba, hiện ra trước mắt em là một bàn ăn thịnh soạn. Và khi quẹt que diêm thứ tư, em nhìn thấy người bà của em. Em đã quẹt hết cả bao diêm để được gần gũi bà hơn. Và em đã chết trong đêm đông giá rét khi đang mơ cùng bà bay lên cao mãi vẫn với đôi má hồng và đôi môi mỉm cười.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Bố cục 3 phần của văn bản:

Phần 3: còn lại : Cái chết của em bé bán diêm và thái độ của mọi người.

Câu 2:

Gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm: nghèo, mồ côi mẹ, bà nội em đã qua đời, em đang sống với người bố khó tính luôn mắng nhiếc, đánh đập em.

Những hình ảnh tương phản được nhà văn sử dụng trong phần này là:

Câu 3:

Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm đều rất hợp lý với thực tế:

Lần thứ nhất, em muốn được lò sưởi (vì em đang rất lạnh).

Lần thứ hai, em mộng tưởng thấy bàn ăn thịnh soạn (vì em đang rất đói)

Lần thứ ba, em mộng tưởng thấy 

cây thông noel (vì em c

ũng ao ước có một đêm giao thừa sum họp bên gia đình như trước đây)

Lần cuối cùng, em nhìn thấy bà em (vì em đang cô đơn, khổ cực, thiếu thốn tình cảm).

Câu 4:

Những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm: Đây là một tác phẩm mang tính nhân đạo sâu sắc về những mảnh đời trẻ thơ bất hạnh.

Đoạn kết của truyện:

“đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”, đây là cái chết của sự giải thoát, em cùng bà về chầu Thượng đế, em đi vào cõi bất tử cùng người bà hiền hậu của em.

Thể hiện sự vô cảm của mọi người xung quanh khi nhìn thấy thi thể em bé vào sáng hôm sau và niềm cảm thông sâu sắc của tác giả với những em nhỏ bất hạnh trong một xã hội thiếu tình thương.

4.9

/

5

(

36

bình chọn

)

Soạn Văn 8: Cô Bé Bán Diêm

Soạn Văn 8: Cô bé bán diêm

Soạn Văn lớp 8 Cô bé bán diêm

Soạn Văn Cô bé bán diêm lớp 8

do nhà văn người Đan Mạch An-đéc-xen sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn. Soạn bài mẫu Cô bé bán diêm thuộc môn ngữ văn lớp 8 là tài liệu tham khảo giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về nội dung, nghệ thuật và giá trị nhân đạo của tác phẩm để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài: Cô bé bán diêm Tóm tắt: Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, vì em không bán được que diêm nào. Ngồi nép một góc tường, em quẹt một que diêm sưởi ấm. Quẹt que diêm đầu tiên, em tưởng như ngồi trước lò sưởi, vừa duỗi chân ra sưởi thì diêm vụt tắt. Que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn…rồi diêm vụt tắt. Que diêm thứ ba thấy cây thông Nô-en, em với tay về phía cây… diêm tắt. Que diêm thứ tư, thật kì diệu, em nhìn thấy người bà hiền hậu độc nhất với em, nhưng bà đã chết từ lâu. Rồi diêm vụt tắt, em quẹt hết cả bao diêm để níu bà. Rồi em cùng bà bay lên cao. Sáng hôm sau, người ta đã thấy một cô bé bán diêm chết vì giá rét, má hồng và đôi môi mỉm cười. Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu… cứng đờ ra): Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

– Phần 2 (tiếp… chầu thượng đế): Thực tế và mộng tưởng.

– Phần 3 (còn lại): Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Chia phần 2 của văn bản thành những đoạn nhỏ căn cứ vào từng lần quẹt diêm:

– Lần 1: Hiện lên chiếc lò sưởi.

– Lần 2: Hiện lên bàn ăn thịnh soạn.

– Lần 3: Hiện lên cây thông Nô-en.

– Lần 4: Em được gặp bà.

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Gia cảnh: Cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã qua đời, em sống với người bố khó tính luôn mắng nhiếc, đánh đập.

– Thời gian: Đêm giao thừa. Không gian: Mọi nhà sáng đèn, ngỗng quay, ngoài đường tối tăm, lạnh lẽo.

* Những hình ảnh tương phản được sử dụng khắc hạ nỗi khổ cực của cô bé:

Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí em bé: Lạnh (lò sưởi) → đói (bàn ăn) → ao ước đêm giao thừa (cây thông Nô-en) → cô đơn, khổ cực (nhớ đến người bà hiền hậu). Trong đó, có điều thứ 4 (em gặp bà) thuần túy là mộng tưởng.

Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

– Truyện Cô bé bán diêm mang tính nhân đạo sâu sắc về những mảnh đời bất hạnh.

– Đoạn kết của truyện:

+ Là một bi kịch đau thương, cái chết một cô bé trong cô đơn giá lạnh, trong đói khát, trong đêm giao thừa, một cái chết đầy xót xa.

+ Nhìn một mặt khác, “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”, cái chết của sự giải thoát, em cùng bà về chầu Thượng đế, em đi vào cõi bất tử cùng người bà hiền hậu độc nhất với em.

Soạn Văn Cô Bé Bán Diêm Ngữ Văn 8

Soạn bài Cô bé bán diêm chương trình Ngữ Văn 8.

Tác giả An-đéc-xen và tác phẩm Cô bé bán diêm là tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới, mô tả cuộc sống hiện thực nghiệt ngã và cuộc sống còn nhiều người khổ cực. Những con người cùng đại diện cho đất nước trong thời kỳ đen tối.

I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1

Hãy xác định 3 phần của văn bản nếu lấy việc em bé quẹt diêm vào cách lần làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để chia?

– Truyện được chia làm 3 phần hcinhs

+ Từ đầu đến… đôi bàn tay đã cứng đờ ra: em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa.

+ Từ “Chà! Giá rét quẹt một que diêm… “đến” về chầu Thượng đế”: em bé quẹt một số que diêm và tưởng như trông thấy nhiều cảnh đáng thèm muốn.

+ Từ “Sáng hôm sau… đến “em đã chết trong những ảo ảnh kì diệu”.

– Nếu căn cứ vào những lần em quẹt diêm thì có thể chia phần 2 thành những đoạn nhỏ hơn:

+ Em quẹt que diêm thứ nhất: thấy vui như ngồi trước lò sưởi.

+ Em quẹt que diêm thứ hai: thấy vui như ngồi trước bữa ăn ngon.

+ Em quẹt que diêm thứ ba: thích thú như trước cây thông Nô-en rực rỡ.

+ Em quẹt que diêm thứ tư: sung sướng thấy bà đang mỉm cười với em.

+ Em quẹt que diêm thứ năm: hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn.

Câu 2 Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của em bé bán diêm và thời gian, khônggian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản đối lập được nhà văn sử dụng nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:

– Hoàn cảnh của em bé bán diêm.

+ Gia đình gặp nhiều chuyện xảy ra.

+ Ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt.

– Hình ảnh cô bé bán diêm thật tội nghiệp:

+ Đầu trần, chân đất.

+ Quần áo cũ kỉ, tạo dề đựng đầy diêm mang đi bán, tay còn cầm thêm một bao nữa.

+ Lo vì không bán được diêm, không xin được tiền, không dám về.

+ Ngồi trước góc tường tối tăm giữa phố.

+ Co ro trong đêm giao thừa gió rét căm căm.

– Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé:

+ Quá khứ – hiện tại.

+ Phố sá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.

+ Mộng tưởng vô cùng huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt.

Sự tương phản làm nổi bật hình ảnh và cảnh ngộ em bé: bị bỏ rơi trong bần cùng, bất hạnh nhưng tâm hồn luôn hướng về những cải thiện.

Câu 3 Chứng minh rằng những mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí?

Qua các lần quẹt diêm, mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé:

+ Khát khao được sưởi ấm ăn no và ngon.

+ Vui vẻ xung quanh cây thông Noel.

+ Hồi tưởng về những lần đón giao thừa khi bà nội còn sống.

+ Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.

Câu 4 Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm và đoạn kết

Cô bé bán diêm qua đời trong giấc mộng, cái chết ấy không gây ấn tượng đen tối nặng nề. Trước hết là do không khí vui tươi ngày đầu năm, của cuộc sống đang phát triển tự nhiên theo quy luật. Sau là do hình ảnh ấm áp, tươi tắn của em, nhất là những điều kì diệu mà tác giả đã gợi ra từ sự ra đi của em bé. Yếu tố kì diệu này làm câu chuyện có dáng dấp truyện cổ tích bi thương.

Câu 5 Nghệ thuật của tác phẩm

Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và nghịch cảnh của cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen.

Câu 6 Ý nghĩa

Tác giả như muốn cho thấy sự tương phản cảnh đói rét khốn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc của mọi nhà vào thời điểm đêm giao thừa. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Qua tác phẩm cho thấy ý nghĩa nhân đạo của chính tác giả với cuộc sống còn nhiều người khổ cực bên ngoài.

Soạn Bài Cô Bé Bán Diêm Lớp 8

Hanx Cri-xti-an An-đéc-xen sinh năm 1805 mất năm 1875 là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với những câu chuyện viết về thiếu nhi . Dựa trên những câu chuyện cổ tích có thật tác giả đã biến hóa câu chuyện của mình trở thành những câu chuyện mang triết lí nhân văn sâu sắc đồng thời nâng cao tinh thần nhân đạo sâu sắc. Những tác phẩm của ông được nhiều người đón đọc đặc biệt là các em thiếu nhi trên nhiều quốc gia trên thế giới.

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,…

Những nhân vật trong các tác phẩm của ông thường có hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện của ông luôn lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng thỏa mãn với những cái kết như vậy

Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn nhưng đoạn trích Cô bé bán diêm đã cho thấy một nghệ thuật kể chuyện rất hấp dẫn của An-đéc-xen bằng việc kết hợp các tình tiết và sự sắp xếp, miêu tả hợp lí, thủ pháp lãng mạn phát huy tối đa hiệu quả khiến cho cái chết của cô bé bán diêm tuy rất thương tâm nhưng không bi thảm, để lại nhiều dư vị, cảm xúc tốt đẹp trong lòng độc giả.

a, Trong phần thứ nhất, chúng ta có thể tưởng tượng được hoàn cảnh của cô bé bán diêm: Nhà cửa sa sút, mẹ chết, bà nội qua đời, chỉ còn người bố khó tính hay mắng nhiếc, và đánh đập em. Không những thế căn nhà của em lúc này là một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà, một nơi có lẽ phù hợp để đồ đạc hơn là để sống.Câu chuyện xảy ra vào đêm giao thừa lạnh buốt, khi mà tất cả mọi gia đình quây quần bên nhau để đón một năm mới sang nhưng lúc này chỉ có không gian đường phố lạnh lẽo làm bạn với cô bé. Và vì quá lạnh nên cô bé đã phải nép mình trong góc tường, đói rét đã khiến cô nghĩ và tưởng tượng ra đủ thứ để rồi chết trong niềm hạnh phúc của chỉ cô mới biết được

Trong truyện, nhà văn đã sử dụng các hình ảnh tương phản nhằm làm nổi bật hình ảnh của cô bé và hoàn cảnh của cô trước kia và bây giờ:

– Ngôi nhà trước đây vô cùng đẹp đẽ, xinh xắn, sống đầm ấm với một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà gió lùa lạnh lẽo và vô cùng thiếu thốn

– Cửa sổ mọi nhà sáng rực ấm áp để đối với ngoài đường phố tối ở góc tường lạnh căm , giữa hai ngôi nhà;

– Phố xá sực nức mùi ngỗng quay với cảnh em bé đói rét, ngồi co ro trong góc tường

à nổi bật tình cảnh đáng thương của em bé: người mẹ đã qua đời, người bà đã mất, chỉ còn lại người bố thì luôn luôn mắng nhiếc đánh đập cô. Chung qui lại cô phải sống tự lập và chịu bất hạnh tổn thương ngay chính cả người cha của mình cũng đối xử với cô thậm tệ

b) Những mộng tưởng của cô bé mỗi lần quẹt diêm:

– Lần thứ nhất, đang rét nên “Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Khi người ta đói rét thì điều đầu tiên người ta nghĩ tới là một chỗ rất ấm áp và được ăn những món ngon. Cho nên lần quẹt diêm thứ hai xuất hiện”Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”.

– Lần thứ ba trong không khí của giao thừa, cho nên , em ước “một cây thông Nô-en. Cây thông với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng”.

– Lần tiếp theo, sau khi tưởng tượng với những khung cảnh và không gian ấm áp em đã nhớ tới người bà của mình và em quẹt tiếp que diêm, “em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”.

– Lần quẹt diêm cuối cùng, vì muốn níu bà ở lại, “em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ càm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi”.

Trong số các mộng tưởng ấy, những điều gắn với thực tế là lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en. Nhưng cũng có những điều thuần tuý chỉ là mộng tưởng. đó là hình ảnh của ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn, thuốc sét cắm trên lưng tiến về phía em bé, bà em đang mỉm cười với em, bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi…Hình ảnh mang tính chất khơi gợi và càng làm tăng thêm sự thương tâm của hoàn cảnh cô bé. Vì quá đói rét quá buồn và nhớ tới những điều đẹp đẽ mà cô từng có cho nên cô đã quẹt hết diêm để sưởi ấm đồng thời cũng để níu giữ lại những điều tuyệt đẹp nhất mà có lẽ lần cuối cùng trong đời cô được thấy.

c. Những lần tác giả viết về đốt que diêm và những cảnh tượng mà cô bé bán diêm có thể chứng kiến là một lần tác giả để cho cô bé sống trong hanh phúc. Dù hạnh phúc đó chỉ ngắn ngủi và mất đi trong khi que diêm cháy hết thì người ta vẫn thấy một tinh thần nhân đạo cao cả. Cô bé bán diêm cuối cùng cũng chết vì đói rét nhưng cô chết trong vòng tay rộng lớn của người bà và nụ cười viên mãn.