Soạn Văn 8 Ngắn Nhất Bài Bố Cục Của Văn Bản / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8 Ngắn Nhất Bài Bố Cục Của Văn Bản

Soạn văn 8 ngắn nhất bài bố cục của văn bản

Bố cục của văn bản:

Câu 1 + 2 :(trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Soạn văn 8 ngắn nhaatf bài bố cục của văn bản

Bố cục văn bản đã cho trong SGK (3 phần):

– Phần 1 (từ đầu … danh lợi): giới thiệu khái quát nhân vật.

– Phần 2 (tiếp … không cho vào thăm): đạo cao đức trọng của thầy Chu Văn An.

– Phần 3 (còn lại): niềm tiếc thương và sự tôn kính của người đời với thầy.

Câu 3 : (trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Mối quan hệ các phần trong văn bản: Phần 1 nêu ý khái quát toàn bài; Phần 2 triển khai luận điểm; Phần 3 kết thúc luận đề.

Câu 4 :(trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Bố cục một văn bản:

– Mở bài : giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.

– Thân bài : phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.

– Kết bài : tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.

Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

Câu 1 : (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Soạn văn 8 ngắn nhaatf bài bố cục của văn bản

Phần Thân bài văn bản “Tôi đi học”, Thanh Tịnh hồi tưởng lại những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: trên đường đến trường, trên sân trường, vào lớp học. Tác giả sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian: từ nhà đến trường đến khi vào lớp học. Và trình tự không gian: con đường làng → trên sân trường → trong lớp học.

Câu 2 : (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Những diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng trong phần Thân bài :

– Khi nói chuyện với người cô: uất ức, mong nhớ, thương mẹ.

– Khi gặp mẹ: sung sướng, hạnh phúc.

Câu 3 : (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,… có thể tả theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ cao xuống thấp, ngoại hình đến nội tâm, từ khái quát đến cụ thể, chung đến riêng, hoặc ngược lại…

Câu 4 : (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Các sự việc trong phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng có hai đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một mặt của vấn đề, trước về đạo cao (thầy giáo giỏi), sau về đức trọng (không màng danh lợi)

Câu 5 : (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản:

Luyện tập

Câu 1 : (trang 26 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

a. Miêu tả từ xa đến gần rồi lại ra xa, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài.

– Cảnh đàn chim khi mới thấy (từ xa)

– Cảnh đàn chim đậu trong vườn cây khi đến gần

– Chim đậu và làm tổ trong vườn

– Cảnh đàn chim khi thuyền đã đi xa.

b. Miêu tả theo thời gian sáng-chiều-tối.

c. Sự việc sắp xếp theo mạch suy luận: nêu luận đề rồi đưa ra dẫn chứng.

Câu 2 : (trang 27 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ :

– Suy nghĩ, thái độ của Hồng trước những lời xúc xiểm nói xấu mẹ của bà cô.

– Sự sung sướng, hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ qua hành động, qua cảm xúc chân thật.

Câu 3 : (trang 27 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Cách sắp xếp chưa hợp lí. Cần phải giải thích nghĩa của câu tục ngữ trước (nghĩa đen và nghĩa bóng). Sau đó mới lấy ví dụ chứng minh → chuyển ý (b) lên trước ý (a). Trong phần ví dụ cần sắp xếp từ phạm vi nhỏ đến lớn (người chịu đi chịu học → các vị lãnh tụ → thời kì đổi mới).

Soạn Bài Bố Cục Của Văn Bản Lớp 8 Ngắn Gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Bố cục của văn bản trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 8 ngắn gọn đơn giản

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Bố cục của văn bản một cách ngắn gọn nhất.

I – BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.NGƯỜI THẦY ĐẠO CAO ĐỨC TRỌNG Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm quan to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long. (Theo Phan Huy Chú)1. Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó. 2. Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên. 3. Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên. 4. Từ việc phân tích trên, hãy cho biết một cách khái quát: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?1. Văn bản trên có thể chia làm 3 phần. – Phần 1 từ đầu đến ” không màng danh lợi”: phần này giới thiệu khái quát về Chu Văn An – Phần 2 từ tiếp theo đến ” không cho vào thăm”: phần này thể hiện đức tính cao quý của ông – Phần 3 là phần còn lại: phần này nêu lên tình cảm của tác giả và của người đời đối với Chu Văn An. 2. Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên là: – Phần 1: giới thiệu – Phần hai: nêu và giải quyết vấn đề – Phần ba: tóm lại sự yêu quý của mọi người dành cho Chu Văn An. 3. Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên là: bắn kết, liên kết chặt chẽ với nhau, và hỗ trợ nhau trong đoạn văn. 4. Ghi nhớ sách giáo khoa

Với những kiến thức và một số bài luyện tập trên, các em đã thấy được tầm quan trọng của một bố cục trong văn bản. Một bố cục đầy đủ, rành mạch sẽ giúp cho các em viết thành một bài văn hoàn chỉnh, rõ ràng, ngược lại nếu bố cục trong chặt chẽ thì bài sẽ bị giảm giá trị đi rất nhiều.

Hi vọng qua bài Soạn bài Bố cục của văn bản, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Soạn Bài Bố Cục Của Văn Bản Văn Lớp 8

Soạn bài Bố cục của văn bản văn lớp 8

Soạn bài Bố cục của văn bản văn lớp 8

1. Bố cục của văn bản:

– Trong văn bản người thầy cao đức trong: bố cục của tác phẩm chia làm 3 phần:

Phần 1: Mở đầu giới thiệu về vấn đề xuất hiện trong câu truyện.

Phần 2: Thân bài: đây là phần diễn biến của câu chuyện.

Phần 3: Kết bài.

2. Nhiệm vụ của từng phần:

Trong một văn bản bố cục là phần rất quan trọng nó đóng vai trò định hướng và xác định rõ được ý kiến mà tác giả muốn trình bày:

Mở bài: đây là phần trình bày về vấn đề, giới thiệu về nội dung định giới thiệu trong phần thân bài, có thể là khái quát.

Thân bài: triển khai vấn đề, đây là phần khai triển những vấn đề hay diễn biến câu chuyện đã được khái quát trong phần mở bài.

Kết bài: Kết luận lại vấn đề hoặc kết quả cuối cùng của câu chuyện.

3.. Mối quan hệ giữa các phần:

Mở bài có mối quan hệ với thân bài đây là phần giới thiệu những nội dung chính sẽ trình bày hoặc diễn ở ở thân bài.

Thân bài có mối quan hệ với kết luận: thường thì kết luận sẽ tổng kết lại thân bài và chốt lại vấn đề chính hoặc hệ quả của vấn đề đã được trình bày ở phần thân bài.

4. Từ việc phân tích ta thầy văn bản người thầy đức độ chia làm 3 phần:

Phần 1: giới thiệu về nhân vật định trình bày: đó là ông Chu Văn An một người thày giáo giỏi và đức độ.

Phần 2: Diễn biến quá trình dạy học của ông, những hành động chi tiết được thể hiện ông là người đức độ.

Phần 3: Do ông đức độ nên khi ông mất đi ai cũng thương tiếc, nó đánh giá và tổng hợp phần mở bài và thân bài đã nói.

II Cách sắp xếp phần nội dung của thân bài:

1. Trong tôi đi học Thanh Tịnh đã sắp xếp theo hồi kí theo trình tự thời gian xác định và tác giả đã kể lại.

2.Trong tác phẩm Trong Lòng Mẹ thường thì được diễn biến theo tâm trạng của cậu bé Hồng từ khi bà cô xuất hiện, đến những suy nghĩ của riêng tác giả và khi được gặp mẹ, đây là diễn biến theo tâm lý nhân vật.

3. Khi tả người, vật thì cần tả diễn biến trước sau đó đánh giá và lấy dẫn chứng về hành động đó…

Thân bài là phần khai triền vấn đề của mở bài: trong phần này đã nêu được diễn biến là ông đã có rất nhiều học trò theo học, nhiều người theo học và đã đỗ cao và được mời về dạy cho Thái tử…

Nội dung cơ bản của phần thân bài: là khai triển vấn đề: đánh giá và phân tích vấn đề theo một trình tự trọn vẹn và đánh giá trên mọi khía cạnh.

Luyện tập:

1. a.Trong phần này đã trình bày theo trình tự thời gian: xa gần,..

b. Ở đây khai triển theo trình tự không gian..

c. Ở đây sắp xếp theo tầm quan trọng của vấn đề,c ái nào quan trọng và chính sẽ được trình bày trước…

2. Nếu trình bày Lòng thương mẹ của Nguyên Hồng thì cần có những ý sau:

– Khi bà cô nói xấu thì cậu bé vẫn giữ vững lập trường mà không hề thay đổi thái độ với mẹ.

– Hiểu cho tấm lòng của người mẹ, hiểu lý do tại sao mẹ phải tha phương kiếm sống.

– Khi gặp gỡ vui mừng..thể hiện tình cảm với người mẹ.

– Có tấm lòng bao dung và tình yêu thương mẹ vô bờ bến.

Theo chúng tôi

Soạn Bài: Bố Cục Của Văn Bản Lớp 8

Soạn bài: Bố cục của văn bản lớp 8

Soan bai Bo cuc van ban. Soạn bài: Bố cục của văn bản lớp 8 mà chúng tôi giới thiệu sẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tìm hiểu bài học của người học.

I. Bố cục của văn bản

Câu 1: Văn bản trên được chia làm ba phần

Phần 1: Từ đầu đến học trò theo ông

Phần 2: Tiếp đó cho đến cho vào thăm

Phần 3: Đoạn còn lại (kết bài)

Câu 2: Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản

– Phần mở bài: Giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.

– Phần thân bài: Phân tích sâu, phát triển và giải quyết các vấn đề cụ thể đã nêu lên ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc

– Phần kết luận: Kết luận lại vấn đề một cách ngắn gọn.

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản

Như chúng ta đã biết, văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó là thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dụng, hoàn thiện về hình thức. Vì vậy, mối quan hệ giữa các phần trong đoạn văn phải chặt chẽ, thống nhất để người đọc dễ dang nắm bắt được nội dung mà người viết muốn gửi gắm ở trong từng tác phẩm của mình.

II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

1. Phần thân bài của văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh được sắp xếp dựa trên cở sở là hồi kí, đó là sự nhớ lại, hồi ức về cái sự việc đã xảy ra trong ngày đầu tựu trường.

2. Đối với văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng thì tác giả đã trình bày theo diễn biến tâm trạng của bé Hồng qua các sự việc. Đó là một cậu bé đáng thương, tội nghiệp và yêu thương người mẹ của mình vô bờ bến. Điểm diễn tả đặc sắc, đầy ấn tượng của nhà văn là kể lại qua trí nhớ của bé khi gặp lại người mẹ của mình

TỪ KHÓA TÌM KIẾM BỐ CỤC VĂN BẢN BO CUC VAN BAN HƯỚNG DẪN SOẠN VĂN BỐ CỤC VĂN BẢN Theo chúng tôi