Soạn Văn 8 Bài Viết Số 6 Đề 3 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Englishhouse.edu.vn

Soạn Văn 8: Viết Bài Tập Làm Văn Số 3

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 3 - VĂN THUYẾT MINH (Làm tại lớp) ĐỀ BÀI THAM KHẢO Để 1. Thuyết minh về kính đeo mắt. Đề 2. Thuyết minh về cây bút máy hoặc cây bút bi. Đề 3. Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến. Đề 4. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. BÀI LÀM THAM KHẢO Đề 1. Thuyết minh về kính đeo mắt "Từ khi ra đời còn chưa được ưa chuộng, trải qua nhiều thế kỉ, ngày nay, kính mắt đã trở thành phục trang quen thuộc, và phổ biến với mọi người. Cặp kính đầu tiên ra đời ở Ý vào năm 1260. Nhưng trong xã hội bấy giờ chỉ có các thầy tu và giới quý tộc biết đọc mà họ lại không thấy mặn mà với kính. Kể từ khi ra đời, cặp mắt kính luôn được cải tiến để phù hợp và tiện lợi hơn cho người sử dụng. Ban đầu, khi mới được phát minh, thiết kế của kính chỉ có độc cái mắt kính nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó, người Tây Ban Nha đã dùng dây ruy-băng buộc cặp mắt kính vào hai tai để tránh cho nó khỏi nghịch ngợm mà "nhảy dù" khỏi hai mắt của người sử dụng, nhưng cái sáng kiến ấy chẳng bao giờ được chấp nhận vì trông nó thật quá tạm bợ. Mãi đến năm 1730, Edward Scarllet - một chuyên gia quang học người Luân Đôn - mới sáng kiến ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn. Nhiều người cho rằng Tổng thống Mĩ Benjamin Franklin là người đã phát minh ra kính đa tròng nhưng thực tế, ông chỉ là người đưa ra ý tưởng. Vào năm 1780, vì mệt mỏi với việc cứ phải thay kính mắt liên tục, ông đã yêu cầu một người thợ cắt mắt kính làm hai phần để có thể nhìn -lên nhìn xuống mà không phải thay kính. Dù đã được phác thảo trước đó bởi danh họa Leonardo da Vinci nhưng phải mãi tới năm 1827, công nghệ kính áp tròng mới thực sự bắt đầu do ý tưởng mài mắt kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt. Những phát minh ấy đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nếu tìm hiểu kĩ, ta sẽ thấy được sự đa dạng của kính mắt từ chất liệu cấu thành đến các phụ kiện đi kèm. Mắt kính được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thủy tinh, nhựa, polycarbonate, polarized, propionate... Ngoài ra, mắt kính còn được áp dụng nhiều công nghệ như. xử lí tia cực tím, tráng chông xước, tráng gương, tráng phản quang, công nghệ đổi màu, mắt kính có màu nhuộm... nên khi mới ra đời mắt kính ít được biết đến và càng hiếm người sử dụng nó. Đã thế, kính mắt chẳng thuộc một tôn giáo nào và cũng chẳng là của ăn hay dùng được mà lại là một phát minh của khoa học trong khi ở thời Trung cổ mê muội thì những phát minh đa phần bị phản đọì hoặc lờ toẹt đi. Kính mắt thuộc về trường hợp thứ hai. Ngay cả những người cần kính để đọc thì cũng hiếm lúc mang nó ra ngoài. Khi khoa học thường bị coi là ma quỷ và những nhà khoa học luôn đồng nghĩa với các thầy phù thủy thì mạng sống 1'à thứ không thể đem ra thách thức hay đùa giỡn chỉ bằng một cặp kính mắt. Nhưng không phải ai cũng như người Anh và Pháp, khăng khăng rằng kính mắt chỉ nên đeo ở nhà, những người Tây Ban Nha tin rằng kính mắt khiến họ trở nên quan trọng, đáng kính hơn và biến nó thành một biểu tượng của giới học giả và thầy tu. Nhờ vậy, kính mắt ngày càng được nhiều người biết tới và dần dần trở thành phổ biến như hiện nay. Gọng kính cũng là một thế giới chất liệu rất phong phú. Nhựa là chất liệu phố biến nhất vì nó không những rẻ mà còn tạo ra những biên độ vô cùng sáng tạo. Tuy thế, cũng còn rất nhiều các chất liệu khác có thể làm thành gọng kính với những ưu điểm khác như: laminatezyl, acetate, propionate, titanium, beryllium, thép không rỉ, ticral, flexon, scandium, monel, đồng thiếc nguyên chất, bạc, vàng,... Đi theo các cặp mắt kính ấy còn có nhiều phụ kiện đa dạng như: dây đeo, nước rửa kính, khăn lau kính, kẹp kính, bao kính,... Tất cả góp phần tạo nên một thế giới kính mắt phong phú và hấp dẫn mọi người. Kính có thể được chia thành nhiều loại như kính thuốc, kính râm, ■ kính thời trang,... Kính thuốc là loại kính dùng cho người có bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị; kính lão hay để bảo vệ mắt khi đọc sách nhiều và làm việc lâu bên máy vi tính. Với từng loại và mức độ bệnh của mắt mà kính có độ dày, độ cong và cấu tạo khác nhau hay thiết kế phù hợp để điều chỉnh khoảng cách tốt nhất, tránh cho người sử dụng bị mỏi mắt, căng thẳng khi phải tập trung quá lâu vào một điểm. Trong họ nhà kính, kính râm được sử dụng phổ biến nhất nhưng lại có tuổi đời trẻ nhất, mãi đến năm ,1752 nó mới ra đời. Kính râm giúp cho mắt đỡ bị mỏi và bị chói do ánh nắng gay gắt ngoài trời. Kính thời trang luôn là mặt hàng không thể thiếu trong các hiệu kính. Các mắt kính luôn được thay đổi theo thời gian, chúng được thay đổi thành nhiềụ kiểu dáng và chất liệu khác nhau, được nhuộm màu sắc phù hợp với sở thích của mỗi người sử dụng. Tuy vậy, các kính vẫn phải đạt tiêu chuẩn là ngăn chặn được ít nhất 70% tia UVB và 60% tia UVA. Trên các khung kính đều có in các con số' chỉ cỡ của thấu kính, cỡ của cần mũi và chiều dài của-càng kính. Mỗi người có một cỡ đầu nhất định nên cũng có rất nhiều số đo khác nhau. Càng ngày, xã hội càng phát triển với các xu thế thời trang hiện đại và các cặp mắt kính vẫn là một phục trang đóng góp một phần không nhỏ vào dòng chảy ấy." (Khúc Mai Thương, lớp 8A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) (Theo Hướng dẫn Tập làm văn 8 - Vũ Nho Chủ biên) Đề 3. Thuyết minh về đôi dép lốp. Thời nay, kể cả khi tiết kiệm được đưa lên hàng đầu thì cũng không có ai có ý định sử dụng loại dép lốp xưa đã dùng. Đơn giản vì chúng cần sự thoải mái và tiện lợi. Đó cũng là một nhu cầu chính đáng. Còn những chiếc dép lốp xưa tuy tiết kiệm nhưng đi thì không dễ chịu chút nào. Thế nhưng loại dép tái chế ấy lại giúp ích rất nhiều cho nhân dân ta thời xưa. Đó là một loại dép có quai mà nhân dân ta thường sử dụng trong thời gian khó khăn, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chông ngoại xâm. Đây là một loại sản phẩm tái chế mang tính tiết kiệm cao. Quy trình làm dép khá đơn giản. Từ những chiếc lốp cao su lớn không còn sử dụng, người ta tách lấy từng lớp cao su mỏng, cắt theo hình dáng bàn chân người và theo nhiều kích cỡ lớn nhỏ. Trên lớp đế cắt được, người ta xuyên bôn lỗ nhỏ ở đầu và bốn lỗ khác lớn hơn một chút ở đuôi để xỏ dây làm quai dép. Dây quai dép được làm bằng loại cao su tốt hơn, chắc hơn đế dép. Bốn dây cao su nhỏ, chắc được xỏ bắt chéo vào dép. Hai quai đầu ôm khít lấy phần mũi chân, còn hai quai sau vòng ôm lấy phần cổ chân. Vậy là ta có một đôi dép lốp (hay còn gọi là dép cao su). Loại dép này khá tiện dụng trong thời bấy giờ. Những chiếc dép làm ra giúp ta không bỏ phí những vật dụng còn dùng được. Hơn nữa, do được làm hầu hết từ các sản phẩm phế liệu nên giá của những đôi dép lốp rất rẻ, phù hợp với mức sống thời ấy. Những đôi dép này khá bền, chắc, sử dụng được trong một thời gian dài. Sự bền chắc đó còn phù hợp với những chuyến hành quân hay sơ tán của quân và dân ta trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, những đôi dép lốp này còn là hình ảnh nhắc nhở mọi người cần tiết kiệm và sáng tạo hơn trong đời sông. Nó giúp họ thấm nhuần một đạo lí: không có gì là không còn sử dụng được mà nó chỉ là không còn được dùng cho mục đích ban đầu mà thôi. Điều ấy rất quan trọng bởi nó giúp chúng ta vừa tiết kiệm vừa sử dụng tiện lợi trong sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu. Những đôi dép này có rất nhiều công dụng tốt nhưng cũng có một số bất tiện. Ví dụ như ở phần cấu tạo, được làm bằng cao su, những dây quai dép chỉ được luồn vào trong đế rồi nhờ lực đàn hồi của cao su dính chặt vào dép. Do đó, đi vào nơi ẩm ướt, dép rất dễ bị trơn trượt và quai dễ bị tuột. Do đó mỗi người, đặc biệt là các chiến sĩ khi hành quân đều phải đem theo một que tre mỏng đế' rút lại dây dép. Tuy nhiên nhược điểm đó không lấn át được những cái tốt mà nó đem lại. Những đôi dép lốp là những sản phẩm tiết kiệm mà bộ đội và nhân dân thường dùng xưa kia. Hình ảnh những chiếc dép cao su ấy dường như đã đi kèm với hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ như khi sinh ra nó đã vốn thế. Trong lịch sử, chiến thắng lẫy lừng của chiến dịch Điện Biên Phủ, những chuyến hành quân vượt dãy Trường Sơn đánh Mĩ luôn có dấu chân những đôi dép lốp đơn sơ quen thuộc. Đôi dép ấy như trở thành hình tượng về sự giản dị, mộc mạc của người chiến sĩ. Ngay trong hành lang của vị Chủ tịch nước cũng có đôi dép cao su. Hình ảnh quen thuộc đó càng tôn thêm vẻ đẹp giản dị nhưng cao quý trong tâm hồn Bác. Ngày nay, "Đôi dép Bác Hồ" ấy đã trở thành một kỉ vật thiêng liêng, vô giá của dân tộc ta. Hàng triệu người trong và ngoài nước thuộc nhiều dân tộc, nhiều màu da, khi vào viếng Bác đã nhìn thấy đôi dép ấy được đặt trong hộp kính để dưới chân Người. Bác cùng đôi dép lốp của mình đã in dấu ấn sâu đậm trong văn và âm nhạc. Lời của một bài hát viết về đôi dép ấy thật ngọt ngào và lắng đọng: "Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ Bác đi từ ở Chiến khu Bác về Phô" phường, trận địa, nhà máy, đồng quê Đều in dấu dép Bác về, Bác ơi..." Trong lịch sử dân tộc ta, chiếc dép lôp bé nhỏ ấy đã xuất hiện một cách đầy tự hào như thế đó. Ngày nay, khi cuộc sống thay đổi, chúng ta gần như không thấy ai- đi dép lốp nữa. Thế nhưng mọi người sẽ luôn nhớ về nó như một vật dụng thân thiết và hình ảnh của một thời lịch sử gian khổ hào hùng. (Nguyễn Ngọc Thủy, lớp 8A1, Trường THCS Ngõ Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) (Theo Hướng dẫn Tập làm văn - Vũ Nho Chủ biên) Đề 4. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. "Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được, và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi cho tương lai". Đó là lời của cố học giả Nguyễn Hiến Lê mà người viết bài này muốn gửi đến các bạn trẻ và những ai quan tâm đến việc bảo vệ kho tàng văn hóa dân tộc. Khi tìm đọc "văn học sử Việt Nam", chiếc áo dài đã ghi lại rất nhiều nét đan thanh không những qua ca dao tục ngữ mà còn qua điêu khắc, hội họa, kịch nghệ, văn chương và âm nhạc. Ngược dòng thời gian tìm về nguồn cội, chiếc áo dài Việt Nam đầu tiên với hai tà áo thướt tha bay lượn đã được tiền nhân ghi khắc trên cổ vật, như trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ... từ trên ba ngàn năm trước. Áo dài Việt Nam quả đã có một quá trình đi sát với lịch sử dân tộc để lắm phen khóc cười theo mệnh nước nổi trôi. Trải qua cả mười thế kỉ bị Trung Hoa đô hộ - một Trung Hoa vĩ đại về mọi phương diện - rồi ngót một thế kỉ dưới ách thông trị của Pháp - quốc gia đứng hàng đầu về thời trang quốc tế - tà áo dài Việt Nam vẫn uyển chuyển tung bay, biểu dương tinh thần bất khuất, đặc tính thích nghi với hoàn cảnh, và khiếu thẩm mỹ của người Việt. Dưới thời kì bị Trung Hoa đô hộ, dân ta đã bao phen bị người Tàu ra lệnh dồng hóa: Đàn ông phải dóc tóc bím đuôi sam, đàn bà phải cắt tóc ngắn và mặc quần thay vì mặc váy, mọi người phải để răng tráng không được nhuộm... Nhưng những cố' 'vật tiền nhân để lại cho thấy người Việt xưa vẫn búi tóc, vẫn mặc áo dài và váy. Chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà, các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài, về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thủng. Cố' nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thay đổi và vạt con nằm dưới vạt trước là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nốì với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người theo quan niệm Nho giáo': Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Áo ngũ thân không những tôn vinh giá'trị cao quý của người nữ trong gia đình cũng như xã hội, mà còn gói ghém nhân sinh quan của dân tộc: Con người nhờ cha mẹ sinh dưỡng, khi thành nhân có cha mẹ người bạn đời cùng che chở bao bọc là tứ thân phụ mẫu, luôn tôn trọng đạo làm người và giữ lòng nhân ái, ăn ở có nhân nghĩa trên kính dưới nhường, biết nơi trọng chỗ khinh, biết suy luận tính toán và giữ vững niềm tin nơi người. Áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là Quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng màu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. [...] chiếc áo dài cách tân được hoan nghênh nhiệt liệt trong Hội chợ Nữ công Đà Nẵng năm 1934 với gian hàng phụ nữ có các bà các cô đứng bán mứt bánh và đồ thêu, đan, đoan trang hiền thục dịu dàng với áo màu quần trắng tóc búi lỏng hoặc vấn trần hay vấn khăn nhung. Tới nay, chiếc áo dài dung hòa được mới với cũ để tôn vinh những nét đẹp của người phụ nữ và tìm được nhân dáng chính xác, để đứng vững từ đó đến bây giờ. Suốt cả ba thập niên sau đó, chiếc áo dài không có gì thay đổi lớn ngoại trừ cổ áo lúc thấp, khi vuông lúc tròn, khi kín lúc hở, chiều dài cũng lên xuống khi mini lúc maxi, gấu áo cũng khi lớn lúc nhỏ, vòng eo có khi rộng lúc thắt chặt. Chiếc quần thay đổi từ kiểu cẳng què qua đáy giữa, lưng từ to bản luồn giải rút đổi sang lưng nhỏ luồn dây thun rồi đổi già nút, và sau cùng là khóa kéo kiểu Tây phương, trong khi ông quần cũng theo thời khi chân voi lúc ống túm. [...] Nữ sinh Việt Nam trước năm 1975 đến trường đều thường là "áo trắng học trò", nhưng thứ hai chào cờ phải mặc đồng phục: Áo trắng nữ sinh Đồng Khánh Huế, áo lam Hà Nội, áo xanh da trời Trưng Vương, áo hồng Gia Long... những mầu áo thơ mộng đã một thời lên hương qua thơ, nhạc. Một điều ghi nhận là sau khi không còn thể chế quân chủ, hầu hết các cô dâu đều mặc quốc phục áo dài có khoác một áo phụng rộng may theo kiểu mệnh phụ hoặc áo hoàng hậu, và đội khăn vành xanh hoặc vàng. Ý hẳn đó là ngày nàng trở thành một bậc mệnh phụ và bước lên ngôi hoàng hậu trong cuộc đời của chàng vậy. [...] Những chiếc áo dài Việt Nam dù với màu sắc đậm chói hay dịu mát, may bằng vải thô sơ'hay tơ gấm lụa là, vạt áo có ngắn cũn cũng chỉ tiếp nhận tinh hoa mà gạn lọc cặn bã, tô bồi thêm nét đẹp mà vẫn giữ cá tính độc lập. Áo dài Việt Nam là niềm kiêu hãnh của người Việt Nam. Chính vì vậy mà người Việt Nam vẫn yêu quý tà áo Việt." (Trần Thị Lai Hồng) Đề 4. Giới thiệu về trang phục truyền thống của dân tộc. Áo dài Việt Nam. - "Dù ở đâu, Pari, Luân Đôn hay những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phô', sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi!". Đã từ lâu áo dài là hình ảnh thân quen trong cuộc sông, là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ, vẻ đẹp-Việt Nam. Cho đến nay, vẫn chưa ai biết được nguồn gốc xuất xứ của chiếc áo dài. Nhưng theo truyền miệng và một số báo chí thì lịch sử áo dài có từ thế kỉ XVIII. Thời đó chúa Nguyễn Phúc Khoát có ý định thay đổi đời sống cho người dân, bắt đầu từ trang phục. Bởi ông nghĩ rằng, trang phục là vật dụng để đánh giá thẩm mĩ, phẩm chất của. một con người. Từ nền tảng áo dài của phụ nữ Chăm, kết hợp với lại váy xẻ hai tà của Thượng Hải (Trung Quốc) và một số hoa văn, chi tiết của áo các dân tộc khác, chiếc áo dài đã ra đời. Và đến năm 1934, nhà may Cát Tường đã cho ra mắt bộ áo dài mang nhãn hiệu Le Mur. Thập niên những năm 1930, họa sĩ Lê Phó" đã cải tiến chiếc áo dài Le Mur thành chiếc áo dài có hình dáng gần giông với áo dài Việt Nam ngày nay. Đến thời vua Bảo Đại (1935), chiếc áo dài được chuyển đổi thành áo dài ngũ thân. Hình dáng như áo dài nhưng kết hợp với áo tứ thân mớ năm mớ bảy. Do không phù hộ với cuộc sông của nhân dân nên đã mất dần. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài truyền thống bị trôi nổi theo từng giai đoạn lịch sử. Cổ áo dài vẫn tồn tại và phát triển đến tận bây giờ. Nói chung, chiếc áo dài có ba thời kì lịch sử chính. Thời kì thứ nhất: áo dài truyền thống: làm từ vải trắng hay vải nhung pha màu với cách may cổ điển, lấy theo mẫu phương Tây. Tay áo phồng, áo Cổ hở tròn, tay áo hơi bó, thân áo gần như suôn, quần thì miền Bắc màu trắng còn miền Nam màu đen. Thời kì thứ hai: áo dài tân thời (gần như áo dài hiện đại): cổ cao, bó, vạt áo khá rộng, thân áo may lượn theo cơ thể, vạt áo khá dài, mặc áo rộng và thường được may bằng vải lụa trắng, the. Thời kì thứ ba: áo dài hiện đại: đó là chiếc áo ngày nay như chúng ta nhìn thấy và chất liệu là bao gồm gần như tất cả các loại vải: gấm, nhung, the, lụa, thổ cẩm với đủ màu sắc. Để may một chiếc áo dài cũng thật kì công như chính giai đoạn phát triển của nó. Đầu tiên, ta phải biết chọn loại vải đẹp, phù hợp với màu da và khuôn mặt. Ta có thể tìm đến những địa chỉ như: lụa Hà Đông, Vạn Phúc. Sau đó, ta đặt may chiếc áo phù hợp với vóc dáng của cơ thể. cổ áo phải may cao khoảng lcm bằng hồ cứng, tay áo hơi bó, suôn dần xuống bàn tay. Áo phải chia thành hai phần vạt trước và vạt sau. Để ghép nốì hai mảnh lại với nhau, phải có đường may mềm mại, uôn lượn theo thân thể. Tránh để đường may thô, tạo cảm giác cứng nhắc, khó chịu. Nách áo dài cần được may thật cẩn thận đến từng chi tiết. Các khuy áo cần phải có độ chính xác, tránh lộ ra phía ngoài. Đôi khi muôn có được chiếc áo dài thêm phần lộng lẫy, người may còn đơm thêm những họa tiết trang trí. Nếu biết tuân thủ những chi tiết đó, chắc chắn ta sẽ có một chiếc áo dài tuyệt đẹp. Có rất nhiều nơi may áo và sản xuất áo dài nổi tiếng như: Hà Nội (phô' Cầu Gỗ), Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến những nơi đó, bạn có thể may cho mình một bộ áo dài đẹp. Đã từ lâu, chiếc áo dài không còn chỉ như trang phục hằng ngày. Nó đã thật sự tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ về mặt hình thể. Chiếc áo dài được may uốn lượn, làm nổi bật lên vẻ đẹp hết sức uyển chuyển của người phụ nữ. Mặc chiếc áo dài, trông người phụ nữ thật duyên dáng. Nhìn những em bé mũm mĩm mặc áo dài màu sắc, trông thật rực rẻr, đáng yêu. Những nữ sinh trong trang phục áo dài trông thật trong sáng, hồn nhiên khiến ai cũng phải ngước nhìn mà lòng xao xuyến. Đến người già' cũng có thể mặc áo dài. Mặc những chiếc áo dài màu nhung đen với hình họa nổi bật, trông họ thật đẹp lão. Chiếc áo dài thực sự dành cho mọi lứa tuổi. Áo dài được xem là trang phục truyền thống của nước ta không chỉ vì vẻ đẹp hình thức của nó mà bởi áo dài thực sự đã tôn vinh, thế' hiện vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp tinh thần của dân Việt. Phụ nữ mặc áo dài trông vừa kín đáo, duyên dáng vừa trang trọng, lịch sự. Áo dài thực sự đã tôn thêm nét nữ tính của người phụ nữ. Bởi vậy mà chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam." {Theo Lê Thị Hoa, Phạm Thị Loan, Lê Thị Tân Hảo - Sđd) - "Không những là một trang phục truyền thống được người Việt Nam tôn vinh và sử dụng rộng rãi mà áo dài còn được nhiều người nước ngoài ưa chuộng. Những người bạn phương Tây rất thích áo dài Việt Nam bởi chất liệu đẹp, hoa văn đẹp và kiểu dáng cũng thật độc đáo. Nhìn thấy các bạn nước ngoài mua áo dài Việt Nam đem về làm kỉ niệm, ta có thể biết chắc chắn rằng, chiếc áo dài chính là cầu nối của Việt Nam với các bạn nước ngoài. Đốì với họ, áo dài là kỉ niệm, là hình ảnh, là vẻ đẹp Việt Nam. Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại, người phụ nữ có thể có nhiều trang phục khác, đẹp và phụ hợp với sở thích, hoàn cảnh sử dụng nhưng chiếc áo dài vẫn rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Vào mỗi dịp lễ tết hay ngày kỉ niệm lớn phụ nữ đều mặc áo dài trong thật duyên dáng và trang trọng. Ớ nơi công sở, chị em phụ nữ cũng thường mặc áo dài tạo vẻ đẹp tự tin và lịch sự. Trong nhiều cuộc thi người đẹp, hoa hậu Việt Nam thì trình diễn áo dài luôn được chọn là phần thi quan trọng nhằm giữ gìn và tiếp tục phát huy vẻ đẹp áo dài truyền thông và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Để duy trì và tiếp tục phát triển nét đẹp truyền thống này, nhiều Việt kiều cũng hay mặc áo dài để luôn nhớ về đất nước, quê hương với tà áo dài thân thương. Quả thực, chiếc áo dài Việt nam đã trở thành biểu tượng hết sức cao quý của người phụ nữ, là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và của thế giới cần được gìn giữ. Dù mai đây chiếc áo dài có thay đổi, cách tân hay có những trang phục khác thời trang hơn thì không gì có thể sánh bằng chiếc áo dài Việt. Áo dài thật xứng đáng là nét đẹp Việt Nam!" (Sà/ làm của học sinh, có sửa chữa) {Theo Lê Thị Hoa, Phạm Thị Loan, Lê Thị Tân Hảo - Sdd)

Bài Viết Số 6 Lớp 8 Đề 3: Suy Nghĩ Câu Nói M.go

Hướng dẫn bài viết số 6 lớp 8 đề 3

Trong cuộc sống hiện đại có rất nhiều phương tiện truyền tải kiến thức đến con người, trong đó sách là kết tinh tri thức nhân loại và cực kỳ quan trọng với con người. Cũng như M. Go-rơ-ki có câu nói “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Sách là tri thức chứa đựng bên trong là kiến thức được tổng hợp từ hàng ngàn năm qua nhiều thế hệ. Quay trở lại lịch sử xa xưa, con người đã biết vẽ trên vách các hang động,trên mặt đất, mai rùa chúng có điểm chung là ghi chép lại kiến thức cũng có thể gọi là sách. Khi con người sáng tạo ra giấy và chữ viết, các ghi chép lại cũng được gọi là sách. Tất cả đều là ghi chép tri thức với mục đích lưu trữ cho thế hệ mai sau.

M. Go-rơ-ki nói rằng sách là con đường sống bởi nguồn kiến thức trong đó rất quan trọng với chúng ta, các thành tựu từ cổ đại, trung đại và hiện đại đều ghi chép bên trong. Sách có thể đưa chúng ta đến những vùng đất xa xôi, bí ẩn. Sách giúp con người dưới mặt đất có thể khám phá các vì sao, hành tinh trong vũ trụ qua kính viễn vọng, sách giúp những con người từng bước khám phá, chinh phục thiên nhiên và sâu xa hơn là từng bước chinh phục vụ trụ rộng lớn bao la.

Sách là sản phẩm tinh thần giá trị với con người, kết tinh những tri thức tốt đẹp, vô giá. Cuốn sách tốt còn giúp kết nối những tâm hồn, bởi những cuốn sách có nhiều điểm chung với nhau.

Đọc sách vừa tiết kiệm chi phí vừa có tính hiệu quả rất cao. Không chỉ có những cuốn sách kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà còn có những cuộc truyện tranh giải trí giúp con người thư giãn đầu óc, vươn đến những ước mơ kì vĩ.

Hơn hết sách là người bạn tâm giao của mỗi chúng ta, mỗi cuốn sách gối đầu giường như người bạn thực sự giúp ta tiếp nhận tri thức vô tận từ cuộc sống, mỗi cuốn sách là một người thầy vĩ đại về mọi lĩnh vực, đọc sách cũng là cách để mở rộng tâm hồn nhiều hơn biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với người khác.

Mỗi người cần phải biết phân biệt sách tốt và xấu, một cuốn sách tốt chính là giúp ích cho ta vận dụng lý thuyết vào cuộc sống. Chúng ta phải biết trân trọng, giữ gìn những cuốn sách như những người bạn tri âm. Có sách là có tất cả kiến thức của thế giới đó là con đường dẫn đến thành công của mỗi người.

Lời giải bài viết số 6 lớp 8 đề 3 bên trên chỉ có tính chất tham khảo. Khi sao chép sang website khác phải đề lại nguồn chúng tôi Xin cảm ơn.

» Bài viết số 6 lớp 8 đề 1

» Bài viết số 6 lớp 8 đề 2

Lớp 8 –

Bài Viết Số 3 Lớp 8 Văn Thuyết Minh

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần… Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,… kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,… Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính – tròng kính – thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật… Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít… Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước… Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ…

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức – là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Bài viết số 3 lớp 8 đề 2. Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.

Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.

Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.

Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.

Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.

Ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.

Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.

Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.

Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.

Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.

Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.

Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.

Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.

Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.

Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

Bài viết số 3 lớp 8 đề 3. Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

Đôi dép cao su là vật dụng đầy sáng tạo và độc đáo, chỉ ở đất nước Việt Narn mới có. Nó đã gắn bó thân thiết với cán bộ và chiến sĩ ta qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đố quốc Mĩ xâm lăng.

Đôi dép có hình dáng giống các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân. Bề ngang mỗi quai khoảng 1,5 cm. Quai được luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp (vỏ) xe ôtô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những rãnh hình thoi để đi cho đỡ trơn.

Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi đường sẽ không bị mỏi. Người đi đường xa mang sẵn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm, đề phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, mỗi anh bộ đội được phát một đôi giày và một đôi dép cao su. Chiến sĩ ta thường sử dụng dép cao su để hành quân đánh giặc. Đi giày vừa nặng vừa nhiều cái bất tiện, nhất là lúc hành quân qua địa hình rừng núi, gặp trời mưa thì giày là cái túi nước dưới chân, là nơi trú ngụ tốt nhất của các con vắt rừng chuyên hút máu. Dẫu biết có vắt trong giày, các chiến sĩ vẫn phải cắn răng chịu đựng, không dám dừng lại để bắt nó ra vì sợ lạc đội ngũ.

Nếu dùng dép lốp để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Trời nắng thì dép nhẹ, dễ vận động. Nếu trời mưa, gặp đường sình lầy thì chỉ cần đổ ít nước trong bi đông ra rửa bớt bùn là tiếp tục đi. Vắt cắn chân thì cúi xuống nhặt, vứt sang lề đường, chẳng mất thời gian.

Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị, thuỷ chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Đôi dép cao su còn gắn liền với cuộc sống thanh cao, giản dị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ đã trở thành đề tài bài thơ của nhà thơ quân đội Tạ Hữu Yên, được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc. Bài hát đã in đậm hình ảnh đáng yêu của đôi dép cao su trong lòng công chúng: Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu Bác về. Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê, đều in dấu dép Bác về Bác ơi! Dép này Bác trải đường dài. Đã cùng Bác vượt chông gai, xây non nước nhà. Đường đi chiến đấu gần xa, dấu dép Cha già dẫn lối con đi… Bài hát đã vang lên cùng năm tháng, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hãy trân trọng thành quả và vinh quang to lớn mà ông cha ta đã tạo dựng nên từ những thứ bình thường nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Viết Bài Tập Làm Văn Số 6 (Lớp 8)

: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

: Câu nói của M. Go-rơ-ki ” Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống ” gợi cho em những suy nghĩ gì?

– Giới thiệu khái quát về lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước hào hùng của dân tộc ta.

– Trong sự nghiệp ấy, các vị anh hùng dân tộc, các vị vua anh minh có công lao rất lớn.

+ Thẳng thắn và cặn kẽ chỉ ra những hạn chế của viẹc định đô lâu ở Hoa Lư.

+ Khẳng định việc dời đô là tuân theo “mệnh trời” – đó là một cái nhìn thấu suốt lịch sử bằng tài năng và bằng tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.

+ Nhìn ra những thuận lợi mang tính dài lâu của nơi định đô mới.

– Vai trò của Trần Quốc Tuấn:

+ Phân tích mục đích viết bài hịch của Trần Quốc Tuấn.

+ Tác dụng của những lời khích lệ của người tướng quân đối với binh sĩ và với vận mệnh quốc gia.

Khẳng định lại vai trò của các vị vua anh minh, của các vị tướng soái đối với vận mệnh của dân tộc.

– Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập.

– Khẳng định ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn.

– Giải thích câu nói: Thế nào là “Học đi đôi với hành”?

– Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì?

+ Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.

+ Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học xã hội nhân văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học tự nhiên.

– Tác dụng của việc học đi đôi với hành.

+ Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn.

+ Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập.

– Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phe phán thói học vẹt, học chay, lười học,…

Khẳng định cách học đã nêu là hoàn toàn đúng đắn.

– Giới thiệu câu nói của Go-rơ-ki.

– Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: Tại sao nói sách là nguồn kiến thức?

+ Sách lưu giữ tri thức của nhân loại hàng ngàn năm nay.

+ Sách là nguồn cung cấp kiến thức về mọi lĩnh vực vượt qua thời gian và không gian.

– Tại sao nói: Chỉ có sách mới là con đường sống?

+ Cuộc sống luôn cần tri thức không chỉ để mở mang hiểu biết mà trước hết, nó giúp chúng ta có một cái nghề chân chính để tồn tại.

+ Cuộc sống càng phát triển, người ta càng cần phải học tập nhiều hơn.

+ Nêu những tác dụng của sách.

– Bài học rút ra cho bản thân:

+ Phải yêu quý và trân trọng sách.

+ Phải coi trọng sự học và lựa chọn phương pháp học cho đúng đắn và hiệu quả.

Khẳng định lại vai trò lớn lao của sách đối với nhân loại và đối với mỗi chúng ta.